SKKN Sử dụng phương pháp tìm kiếm tranh ảnh trên mạng Internet và ứng dụng phần mềm Corel Draw X5 (Phần mềm đồ họa) trong thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử ở trường THPT
Có lẽ trong mỗi người dân Việt Nam, không ai không biết đến câu nói của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Câu nói của Bác là lời đúc kết về vai trò của Lịch sử đối với dân
tộc Việt Nam, đối với mỗi thế hệ người dân Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng những giá trị văn
hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm
nay. Đó là hồn cốt, truyền tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch sử
thì không hiểu được vị trí của hiện tại, với ý nghĩa đó thì lịch sử còn văn hóa còn,
và văn hóa còn thì dân tộc còn.
Sử học (nói rộng ra là KHLS) là một trong những ngành tri thức sớm nhất của
con người và luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, sử học đáp ứng nhu
cầu tự nhiên và ngày càng cao của con người vì ai cũng cần biết nguồn gốc của
mình. Nếu lịch sử bị lãng quên, nó sẽ sinh ra một một thế hệ con người “vô thức”.
Hiện nay, xu thế Toàn cầu hóa là một xu thế không thể đảo ngược, và đang
diễn ra như cơn bão táp, đã đưa các nước trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau
hơn, biên giới của mỗi quốc gia chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị. Vì thế, chúng ta
muốn hội nhập cần phải nói rõ lịch sử dân tộc mình với thế giới để họ biết và hiểu
đúng.
Việt Nam là nước đang phát triển, cần phải học hỏi kinh nghiệm. Vì vậy, việc
tìm hiểu lịch sử thế giới, nhất là lịch sử của các nước láng giềng trong khu vực, các
nước lớn có mối quan hệ mật thiết với chúng ta để hiểu họ, học hỏi tinh hoa văn
hóa của họ là điều không thể thiếu, để đất nước phát triển trong hoàn cảnh hiện nay
thì chúng ta phải hiểu sâu sắc các bài học kinh nghiệm của quá khứ và phải biết
vận dụng những hiểu biết về lịch sử vào thực tiễn sinh động của cuộc sống.
Tầm quan trọng của lịch sử đối với cuộc sống thì có lẽ chúng ta đều biết, tuy
nhiên, việc dạy và học lịch sử ở trường học đặc biệt là các trường THPT đang có
vấn đề, chưa thật sự xứng tầm với vai trò và ý nghĩa của môn học này mang lại cho
cho cuộc sống. Nhiều người sau khi ra trường được hỏi, môn học nào ấn tượng
nhất? thì có rất nhiều người trả lời là môn lịch sử vì:
Thứ nhất, ấn tượng về những trận đánh lịch sử của dân tộc và thế giới, những
chiến tích kì diệu của con người
Tuy nhiên, rất nhiều người lại có ấn tượng vì đó là môn học khó học nhất vì có
quá nhiều sự kiện và nội dung làm cho họ sợ.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, đặc biệt là mạng Internet thì
việc dạy và học môn lịch sử ở trường THPT phải đối mặt với nhiều thách thức:2
Thứ nhất: Phần lớn học sinh – chủ thể của quá trình nhận thức thì gần như thờ ơ
với môn lịch sử, các em cho rằng học lịch sử không để làm gì, không phục vụ gì
cho cuộc sống, còn một bộ phận có quan tâm nhưng cũng chỉ để đối phó với những
kỳ thi, còn thật sự yêu thích môn học này thì quả thật là rất ít. Đặc biệt hiện nay
với tác động của sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội đã lôi cuốn học sinh vào
các trang mạng xã hội khiến các em không có thời gian để học.
Thứ hai: Chương trình sách giáo khoa chậm đổi mới cho phù hợp với thực tiễn.
Hiện nay cuộc cách mạng KHCN phát triển rất mạnh nhưng hầu như chương trình
SGK vẫn như hàng chục năm trước đây làm giảm hiệu quả dạy học.
Thứ ba: Các cơ quan giáo dục có thẩm quyền, cũng đã đưa ra nhiều chính sách
nhằm đổi mới giáo dục nhưng hiệu quả chưa thật sự cao, cơ sở vật chất của nhiều
trường chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học, đặc biệt là việc áp dụng CNTT vào
dạy học.
Thứ tư: Do tác động của nền kinh tế thị trường, phụ huynh học sinh cũng không
thật sự quan tâm việc học tập của học sinh, đặc biệt là môn lịch sử.
Và cuối cùng là giáo viên – cầu nối giữa chương trình giáo dục và học sinh thì
đang gặp nhiều áp lực, đời sống gặp nhiều khó khăn nên cũng chưa thật sự tâm
huyết với nghề, phần lớn giáo viên vẫn còn giữ nguyên phương pháp cũ “đọc –
chép”, khi có những tiết dự giờ, thao giảng thì mới thật sự đầu tư và áp dụng
CNTT vào bài giảng, những bài giảng đó có chất lượng cao được đầu tư, tuy nhiên
những bài giảng đó là quá ít trong một năm, còn thường ngày thì vẫn là những
phương pháp truyền thống.
sinh động, những hình ảnh không hấp dẫn, đặc biệt không có các Sile thiết kế theo hướng cung cấp kiến thức cho học sinh. Qua quan sát thực tế, đánh giá trên, chúng tôi kết luận: Việc thiết kế bài giảng lịch sử ở trường THPT có sử dụng phương pháp tìm kiếm tranh ảnh, ứng dụng những chức năng của phần mền Corel Draw X5, thực sự có hiệu quả trong việc tạo hứng thú, tạo ra kỹ năng quan sát, tư duy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên trong quá trình học tập, đặc biệt rèn luyện kỹ năng quan sát, đánh giá các sự kiện lịch sử thông qua những hình ảnh đã được xử lý với sự hỗ trợ của phần mền đồ họa. 3.4.2. Kết quả điều tra học sinh sau khi vận dụng phương pháp tìm kiếm tranh ảnh trên mạng Internet và ứng dụng phần mền Corel Draw X5 (phần mềm đồ họa) trong thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử ở trường THPT. 45 Kết quả bài kiểm tra Bảng phân phối tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra Điểm xi Số HS đạt điểm xi %Số HS đạt điểm xi %HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.00 0,00 0,00 0,00 1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 2 0 1 0,00 1,21 0,00 1,21 3 0 3 00 4,87 0,00 4,87 4 3 25 3,61 30,48 3,61 35,36 5 7 20 8,43 24,39 12,04 59,75 6 20 23 24,09 28,04 36,14 87,80 7 25 7 30,12 8,53 66,26 96,34 8 15 2 18,07 2,43 84,33 98,78 9 10 1 12,04 1,21 96,38 100 10 3 0 3,61 0,00 100 100 Tổng 83 82 - - - - Bảng phân phối theo học lực bài kiểm tra Đối tượng % Số HS Yếu, Kém Trung bình Khá Giỏi (0 - 4) (5 - 6) (7 - 8) (9 - 10) TN 3,61 32,52 48,19 15,65 ĐC 30,48 52,43 10,96 1,21 46 Biểu đồ học lực học sinh qua bài kiểm tra 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm Dựa trên các kết quả TN sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu TN sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở lớp TN cao hơn các lớp ĐC. Điều này được thể hiện: - Qua bảng phân phối tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra, chúng ta thấy số HS có điểm xi trở xuống của lớp TN luôn ít hơn các lớp ĐC. Nói cách khác, số HS có điểm kiểm tra cao hơn thường hiện diện nhiều hơn trong các lớp TN. Đây có thể cho thấy tác động của phương pháp mới được áp dụng. - Tỷ lệ HS yếu kém, trung bình, khá và giỏi: Tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp TN cao hơn tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp ĐC. Ngược lại, tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp TN thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp ĐC (Biểu đồ trên). - Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ HS các lớp thực nghiệm nắm vững, vận dụng và liên hệ kiến thức tốt hơn so với lớp ĐC, đặc biệt là số học sinh biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. Từ đó ta thấy, phương án thực nghiệm đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục khi vận dụng những phương pháp tìm kiếm hình ảnh trên mạng Internet và phần mềm Corel Draw X5 47 C - KẾT LUẬN 1. Một số lưu ý khi vận dụng phương pháp tìm kiếm tranh ảnh trên mạng Internet và ứng dụng phần mền Corel Draw X5 (phần mềm đồ họa) trong thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử ở trường THPT. Thứ nhất: Việc thiết kế và sử dụng tranh ảnh phải dựa vào mục tiêu bài học và chuẩn kiến thức kĩ năng. Thứ hai: Khi thiết kế và sử dụng tranh ảnh không nên lạm dụng, có quá nhiều tranh ảnh, hay nhiều chi tiết sẽ làm rối bài học và làm cho học sinh chú ý vào những chi tiết thiết kế của chúng ta, cần thiết kế sử dụng tranh ảnh phù hợp. Thứ ba: Kết hợp nhiều phương pháp khác như: ghi bảng, phân tích, đánh giá, các phương pháp dạy học nêu vấn đề và quan trọng là từ những thiết kế đó để khơi dậy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Thứ tư: Sự thành công của bài học phụ thuộc vào ý tưởng của giáo viên nên việc tìm ra ý tưởng phù hợp sáng tạo, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư, tập trung suy nghĩ. Thứ năm: Khi tiến hành bài học, giáo viên quan sát khuyến khích tất cả học sinh vào nhiệm vụ học tập, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức chứa đựng trong hình ảnh. Thứ sáu: Vì sử dụng công nghệ và phần mềm mới nên đòi hỏi giáo viên phải kiên trì học hỏi thì mới có thể thực hiện tốt phương pháp này. Thứ bảy: Để phương pháp này có hiệu quả, các cơ sở giáo dục, nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống máy chiếu để có thể áp dụng phương pháp này một cách phổ biến, liên tục trong quá trình dạy học. 2. Ý nghĩa của sáng kiến Do chưa có nhiều thời gian nghiên cứu và ứng dụng, thế nên những điều đúc kết được ở trên đây mang tính chất kinh nghiệm bước đầu, bản thân xem đây là cơ sở, là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu, thiết kế và giảng dạy theo phương pháp này cho thời gian tiếp theo với tham vọng sẽ xây dựng toàn bộ các bài học lịch sử trong sách giáo khoa ở trường THPT bằng việc áp dụng phương pháp tìm kiếm hình ảnh trên mạng Internet và ứng dụng chức năng của phần mềm đồ họa Corel Draw X5 để phục vụ cho công việc giảng dạy lâu dài. Việc vận dụng phương pháp trên giúp giáo viên thiết kế bài giảng một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất. Nếu Giáo viên tâm huyết và thật sự đầu tư vào phương pháp này thì chắc chắn hiệu quả dạy học sẽ được nâng cao. Học sinh sẽ thích thú với những bài học lịch sử, khắc phục nỗi ám ảnh về môn lịch sử là khó học và khô khan. 48 Giáo viên sẽ phát huy được những khả năng sáng tạo của mình, những kiến thức trong sách giáo khoa được giáo viên thiết kế một cách sinh động thông qua các hình ảnh cụ thể, giáo viên làm chủ tiến trình bày học vì mọi hoạt động đều dựa trên ý tưởng của giáo viên. Giúp cán bộ quản lý đánh giá giáo viên một cách linh hoạt, khuyến khích các phương pháp đổi mới dạy học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc dạy học. Phương Pháp này không chỉ giáo viên dạy lịch sử có thể áp dụng mà giáo viên của các môn khác, các cấp học khác đều có thể áp dụng trong việc thiết kế bài học. Hiện nay, đã có các phần mềm cung cấp các bài giảng có chất lượng cao theo phương pháp này như nhưng kinh phí để mua bản quyền là rất lớn. Ví dụ: Một bộ giáo án lịch sử ở trường trung học phổ thông có giá khoảng 30 triệu đồng/ năm. Vì vậy, sáng kiến này ở một góc độ nào đó nó còn có giá trị về mặt kinh tế giúp giáo viên, nhà trường tiết kiệm được kinh phí, mà hoạt động dạy học vẫn đạt kết quả cao. Nếu giáo viên tập trung đầu tư, học tập thì sẽ làm chủ được công nghệ và tay nghề của giáo viên ngày càng được nâng cao. Sáng kiến này phù hợp với xu thế khách quan hiện nay của thế giới với sự bùng nổ của công nghệ thông tin nhất là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nó góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục của đất nước hiện nay. 3. Kiến nghị, đề xuất Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi cảm thấy có một số khó khăn, do đó tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất như sau: Thứ nhất: Giáo viên cần mạnh dạn tìm tòi, học tập để nâng cao trình độ công nghệ thông tin đặc biệt là việc sử dụng phần mềm Corel Draw vào việc thiết kế bài học. Thứ hai: Khi thiết kế bài giảng, giáo viên cần lên ý tưởng thiết kế đây là điểm mấu chốt quyết định việc thành công của bài giảng. Thứ ba: Việc thiết kế phải hướng vào người học và phải hướng dẫn học sinh cách khai thác kiến thức thông qua các hình ảnh. Thứ tư: Nhà trường cần đầu tư thêm cơ sở vật chất: phương tiện dạy học đặc biệt là hệ thống máy chiếu để phục vụ cho việc học tập ở trên lớp. Thứ năm: Ngoài ra nhà trường và các cơ sở giáo dục cần tổ chức nhiều cuộc thi về ứng dụng công nghệ thông tin để sáng tạo trong việc thiết kế bài giảng điện tử. Hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ hội nhập, môn lịch sử ở nhà trường trung học phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng, do đó để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử cần phải đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đổi mới để phù hợp với xu thế của thế giới là một điều tất yếu. Thực hiện đề tài này, tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ về mặt lý luận cũng như thực tiễn vào công cuộc đổi mới giáo dục 49 theo định hướng ứng dụng công nghệ thông tin và những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong việc dạy và học môn lịch sử ở trường phổ thông. Vì điều kiện chủ quan và khách quan, nên đề tài này không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, rất mong được sự góp ý bổ sung của các đồng nghiệp, của tất cả mọi người để phương pháp này ngày càng phát huy ưu điểm của nó. 50 Thiết kế giáo án minh họa PHẦN BA LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI CHƯƠNG 1 CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII) TiÕt PPCT: 37 BÀI 29 CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Qua bài học, giúp học sinh nắm được: - Cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Lan lật đổ vương triều Tây Ban Nha từ giữa thế kỷ XVI là một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thời lịch sử cận đại thế giới. - Cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVIII) là sự tiếp tục cuộc tấn công vào chế độ phong kiến châu Âu, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản phát triển. 2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ Cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc loại bỏ chế độ phong kiến ở một số quốc gia châu Âu, song chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột khác mà thôi. Một chế độ bóc lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành. 3. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện. II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Máy chiếu, máy tính - Bản đồ thế giới; Bản đồ các vùng Tây Âu. - Ảnh Ô-li-vơ Crôm-oen. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra) 51 3. Giới thiệu bài mới (Trình chiếu Sile 1) GV khái quát: giai đoạn hậu kì trung đại (thế kỷ XV - XVII), chế độ phong kiến khủng hoảng, suy vong. Giai cấp tư sản tuy mới ra đời nhưng đã nhanh chóng khẳng định thể lực kinh tế ngày càng lớn mạnh của mình. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến thể hiện trước hết trên lĩnh vực tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật... là bước dọn đường cho những cuộc cách mạng tư sản, không thể tránh khỏi ở Tây Âu. Nhưng vì sao, những những cuộc cách mạng tư sản sớm nổ ra ở "vùng đất thấp" và xứ sở "sương mù"? Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với tiến trình của lịch sử nhân loại ra sao? Chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay (GV ghi tiêu đề bài học), 4. Tổ chức các hoạt động dạy học Các hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản *Hoạt động 1: Cá nhân * Giáo viên: Tuy mục này giảm tải nhưng đây là cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, nó được xem là sự kiện mở đầu cho thời kỳ lịch sử thế giới cận đại, nên giáo viên hướng dẫn hoc sinh đọc thêm, tìm hiểu một số nét chính: - Nguyên nhân - Diễn biến - Kết quả, ý nghĩa và tính chất * Đồng thời giáo viên trình chiếu hình ảnh về đất nước Hà Lan đã được thiết kế bằng phần mền Corel và sử dụng phương pháp tìm kiếm hình ảnh trên Internet để minh họa (Sile 2) * Qua đó nhấn mạnh, đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, dưới hình thức Chiến tranh giải phóng dân tộc. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng nó đã mở ra một thời kỳ mới của lịch sử thế giới. *Hoạt động 2: Cá nhân 1. Cách mạng Hà Lan (Giảm tải) 52 GV: Sau Cách mạng Hà Lan, ở nước Anh - xứ sở “sương mù”, những chú “Sư tử trắng” đã gầm những tiếng đầu tiên xóa bỏ chế độ phong kiến mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển. Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta cùng sang mục 2. *Hoạt động 1: Cá nhân – tập thể - Giáo viên: Trình chiếu Sile 3, đặt câu hỏi Căn cứ vào biểu đồ hãy cho biết vị trí của nền kinh tế Anh vào đầu thế kỷ XVII? - Học sinh: Dựa vào biểu đồ trả lời - Giáo viên: Chốt ý - Giáo viên: Trình chiếu Sile 4 – Sile 5, hỏi học sinh: biểu hiện của sự phát triển kinh tế Anh? - GV hướng dẫn HS vừa quan sát hình ảnh kết hợp SGK để nhận thức nội dung cơ bản theo lôgic sau: - Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen. *Hoạt động 2: Cá nhân – tập thể - Giáo viên: Thông qua những hình ảnh trong Sile 6, hướng dẫn học sinh những biến đổi trong xã hội nước Anh trước cách mạng. - Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng TBCN, trở thành quí tộc mới. 2. Cách mạnh tư sản Anh a. Tình hình nước Anh trước cách mạng - Kinh tế: Đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu. 53 *Hoạt động 3: Cá nhân - Giáo viên sử dụng Sile 7 miêu tả cảnh "Rào đất cướp ruộng" (Hình ảnh "Cừu ăn thịt người" của nhà văn Tomat Morơ), sau đó hướng dẫn học sinh lí giải vì sao tư sản, quí tộc mới ở Anh giàu lên nhanh chóng như vậy. *Hoạt động 4: Cá nhân – tập thể - Giáo viên sử dụng Sile 8, nêu câu hỏi: Tình hình chính trị nước Anh trước Cách mạng? - Học sinh: quan sát hình ảnh, kết hợp SGK trả lời - Giáo viên: cũng cố, chốt ý, nhấn mạnh, giải thích tại sao chế độ phong kiến lại kìm hãm sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản - Giáo viên sử dụng Sile 9 tiếp tục dẫn dắt HS giải quyết: Mâu thuẫn trong lòng xã hội Anh biểu hiện như thế nào? Hướng giải quyết mâu thuẫn đó? - Giáo viên: Từ đó rút ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến cách mạng bùng nổ *Hoạt động 5: Cá nhân – tập thể - Giáo viên sử dụng Sile 10, trình bày nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng? - Học sinh: Quan sát Sile 10, kết hợp SGK trình bày - Giáo viên sử dụng Sile 11 chốt ý, nhấn mạnh lực lượng tham gia là ai? - Xã hội: Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng - Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm sự lực lượng sản xuất TBCN => Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất TBCN với chế độ phong kiến b. Diễn biến của cách mạng * Nguyên nhân trực tiếp 54 *Hoạt động 5: Cá nhân – tập thể - Giáo viên sử dụng Sile 12: Khái quát về nhân vật Crôm oen => Giai cấp lãnh đạo. - Giáo viên sử dụng Sile 13: Nêu câu hỏi: Tóm tắt diễn biến của cách mạng? Học sinh: Quan sát Sile 13, kết hợp SGK trình bày - Giáo viên chốt ý - Giáo viên: Sử dụng Sile 14 làm rõ các vấn đề sau: + Việc xử tử vua thể hiện điều gì của cách mạng => mục đích của cách mạng. + Liên hệ với phương Đông. + Làm rõ thế nào là chế độ Quân chủ Lập hiến? + Vì sao cách mạng Anh có sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ? + Vì sao nói cách mạng Anh là cuộc cách mạng bảo thủ? *Hoạt động 6: Cá nhân – tập thể - 4/1640: Sác lơ I triệu tập quốc hội, tăng thuế => Cách mạng bùng nổ * Sự kiện chính + Năm 1642 - 1648: Nội chiến ác liệt (Vua - Quốc hội) + Năm 1449: Xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao. + 1653: Nền độc tài được thiết lập (một bước tụt lùi) + Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập. c. Tính chất, ý nghĩa 55 - Giáo viên: Sau khi trình bày xong phần diễn biến, sử dụng Sile 15, Yêu cầu học sinh làm bài tập - Sử dụng Sile 16, từ đó rút ra tính chất của cuộc cách mạng này, thông qua đó giúp học sinh hiểu về khái niệm cách mạng tư sản - Giáo viên: Tiếp tục sử dụng Sile 17, làm rõ những hạn chế của cuộc cách mạng này. Cuối cùng chốt lại - Điểm quan trọng mà Giáo viên cần khắc họa để HS nhận thức sâu sắc về thái độ hai mặt của giai cấp tư sản Anh. Khi chưa đủ mạnh, vì lợi ích của giai cấp mình, chúng không chỉ lừa phỉnh quần chúng đứng lên tranh đấu chống chế độ phong kiến, mà còn lôi kéo cả một bộ phận quí tộc mới (từng là kẻ thù của mình trước đó) tạo nên một liên minh chính trị mới. Khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản phản bội lại quần chúng cách mạng , đồng thời củng cố liên minh quí tộc – tư sản bằng việc thiết lập một thể chế chính trị Quân chủ lập hiến. Nhà vua “trị vì” mà không “cai trị” vì không có thực quyền. Quyền lực chính trị tập trung trong tay quốc hội lập hiến của giai cấp tư sản. Dù còn có những hạn chế nhất định song cách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử thể giới. * Tính chất: Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. * Ý nghĩa: - Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho CNTB ở Anh phát triển. - Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ PK sang chế độ tư bản. 56 5. Cũng cố - Như vậy qua bài này chúng ta biết, lịch sử thế giới cận đại bắt đầu từ giữa thế kỷ XVI bằng cuộc cách mạng Hà Lan và tiếp sau đó là cuộc cách mạng tư sản Anh. - Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cách mạng tư sản là do mâu thuẫn giữa một bên là lực lượng sản xuất ngày càng phát triển với chế độ phong kiến đã lỗi thời. - Khái niệm của cách mạng tư sản, ý nghĩa của nó đối với lịch sử thế giới. - Trình chiếu Sile 18 , học sinh làm bài tập để cũng cố lại kiến thức đã học. 6. Bài tập về nhà - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK - Đọc trước Bài 30 - Sưu tầm một số tranh ảnh về Bài 30 57 Các Sile minh họa Slide 1 Slide 2 58 Slide 3 NIUCATXƠN LIVƠPULL MANSETXTƠ BÔNXTƠN NOOCVICH KEMBRIT ĐÔVƠ NOTTINHAM POOCLENPLIMUT BƠCMINHAM XCÔTLEN BIỂN MĂNG SƠ BIỂN AILEN PHAÙP LUÂN ĐÔN Vùng nông nghiệp Vùng công thương nghiệp phát triển Xưởng cơ khí Xưởng dệt Hải cảng Slide 4 Các mặt hàng khác Len dạ 59 Slide 5 Những hình ảnh sau thể hiện nội dung gì? Quý tộc Phong kiến Quý tộc mới Slide 6 CỪU ĂN THỊT NGƯỜI Những hình ảnh trên thể hiện quá trình gì? 60 Slide 7 Slide 8 Rút ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến cách mạng? Tại sao chế độ phong kiến lại kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế TBCN? i i l i ì i i t 61 Slide 9 1640 QUỐC HỘI TRÌNH BÀY SỰ KIỆN NÀY? Slide 10 62 Slide 11 Ô-li-vơ Crôm Oen (1599- 1658)- là nhân vật chủ chốt của Cách mạng tư sản Anh (1640-1658). Người có nhiều công lao đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi và đã nắm chính quyền độc tài quân sự 1653- 1658. Ông vốn là một địa chủ, đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, có tinh thần cách mạng, khả năng tổ chức và chỉ huy quân sự.Ô-LI-VƠ CRÔM-OEN (1599 - 1658) NGƯỜI LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG Slide 12 MANSETXTƠ BÔNXTƠN NOTTINHAM POOCLENPLIMUT BƠCMINHAM BIEÅN MAÊNG SÔ LUÂN ĐÔN TÓM TẮT DIỄN BIẾN CỦA CÁCH MẠNG? 63 Slide 13 ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ KIỆN NÀY? LIÊN HỆ VUA Ở PHƯƠNG ĐÔNG LÚC BẤY GIỜ? Slide 14 HOÀN THIỆN BẢNG SAU BÀI TẬP 64 Slide 15 ĐÁP ÁN LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TƯ SẢN, QUÝ TỘC MỚI QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN LAO ĐỘNG PHÁT TRIỂN TBCN NỘI CHIẾN CÁCH MẠNG TƯ SẢN Slide 16 HẠN CHẾ CỦA CMTS ANH? QUỐC HỘI QCLH = + LÀ MỘT CUỘC CMTS CHƯA TRIỆT ĐỂ? 65 Slide 17 TRÒ CHƠI Ô CHỮ Q Ú Y T Ộ C M Ớ I N Ô N G D Â N R À O Đ Ấ T C Ư Ớ P R U Ộ N G V U A Q U Ố C H Ộ I T Ư S Ả N C Á C H M Ạ N G T Ư S Ả N A N H Người đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế? Kẻ hung hăng nhất trong quá trình rào đất cướp ruộng?Ai bị cướp mất r ộ g đất?Lực lượng lãnh đạo cách mạng tư sản? Kinh tế TBCN xâm nhập vào nông nghiệp dưới hình thức nào?Vua Sác-lơ I tuyên iến với ai? Đây là cuộc cách tư sả có ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành CNTB trên phạm vi t à châu Âu và thế giới? 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Một số Website cung cấp hính ảnh lịch sử *Trang 1: PNG img.com *Trang 2: All-free-download.com *Trang 3: istockphoto.com *Trang 4: GIF.com 2. Các File video hướng dẫn ứng dụng phần mềm Corel Draw X5 vào thiết kế bài giảng. 3. Một số hình ảnh sưu tầm làm công cụ trong việc thiết kế. 4.Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị - NXBGD-2004 5. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa Giáo Dục phổ thông sau năm 2015 – Bộ GD –ĐT (2013). 6. Luật giáo dục 2005. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 38. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2014), chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2012. 8. Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo – Xuân Trung 2013.
File đính kèm:
- video_31.pdf