SKKN Sử dụng phương pháp "Phân tích sơ đồ đi lên" để nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 5

Cơ sở lí luận của vấn đề:

Môn Toán là một môn học có vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục nó gắn liền với nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, đồng thời cũng là công cụ cần thiết cho học sinh học các môn học khác và để giúp cho học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực.

Việc giảng dạy tốt môn Toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng nó giúp học sinh phát triển tư duy, trí tuệ và đồng thời góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tính suy luận, tính khoa học toàn diện, chính xác, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt, góp phần giáo dục tính nhẫn nại, ý chí vượt khó.

Xuất phát từ vị trí vô cùng quan trọng của môn Toán và làm thế nào để dạy môn Toán có hiệu quả và làm thế nào để giờ dạy – học toán thu hút được học sinh tính tích cực tham gia vào giờ học từ đó giúp các em chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Theo tôi việc vận dụng các phương pháp dạy học trong dạy học môn Toán một cách linh hoạt bao giờ cũng là một công việc hết sức cần thiết. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến thức, cách giải toán đơn thuần mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài Sử dụng phương pháp " Phân tích sơ đồ đi lên" để nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 5 với mong muốn đưa ra giải pháp nhằm giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất, nâng cao chất lượng học toán, học sinh có kỹ năng giải bài toán có lời văn đạt hiệu quả cao hơn.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp "Phân tích sơ đồ đi lên" để nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 liên tiếp là 24 cm và tổng của chúng là 92 cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đã cho.
* Dạng 2: Cho biết tổng nhưng dấu hiệu.
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 120 m. Nếu tăng chiều rộng thêm 5m và bớt chiều dài đi 5 m thì mảnh đất hình chữ nhật đó trở thành một mảnh đất hình vuông. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật trên.
* Nhận xét: Bài toán ở dạng 1 nếu học sinh hiểu được lý thuyết về tìm hai số 
khi biết tổng và hiệu thì các em có thể thực hiện tương đối dễ dàng đó là:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
Nhưng với bài tập ở dạng 2 thì học sinh phải có khả năng phân tích các đại lượng trong bài toán: Cụ thể như sau:
Diện tích của mảnh đất
Chiều dài x Chiều rộng
Tổng độ dài hai cạnh
Hiệu độ dài hai cạnh
Chu vi : 2
Chiều dài – 5 = Chiều rộng + 5
Chiều dài hơn chiều rộng 10m
 Khi học sinh biết cách phân tích và giải bài tập trên giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm các bài tập sau theo tư duy phân tích như trên:
* Bài tập 1: Hai ông cháu hiện nay có tổng số tuổi là 68, biết rằng cách đây 5 năm cháu kém ông 52 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người.
* Bài tập 2:Hùng và Dũng có tất cả 45 viên bi. Nếu Hùng có thêm 5 viên bi thì Hùng có nhiều hơn Dũng 14 viên. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi. 
* Bài tập 3: Lớp 4A có 32 học sinh. Hôm nay có 3 bạn nữ nghỉ học nên số nam nhiều hơn số nữ là 5 bạn. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam ?
* Bài tập 4:Hùng và Dũng có tất cả 46 viên bi. Nếu Hùng cho Dũng 5 viên bi thì số bi của hai bạn bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi. 
* Bài tập 5: Hai thùng dầu có tất cả 116 lít. Nếu chuyển 6 lít từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì lượng dầu ở hai thùng bằng nhau. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?
4.2.3. Toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó:
* Dạng1: Cho biết cả tổng lẫn tỉ số của hai số.
VD: Hai thùng dầu chứa tổng cộng 126 lít. Biết số dầu ở thùng thứ nhất bằng 5/2 số dầu ở thùng thứ hai. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?
* Dạng2: Cho biết tổng nhưng dấu tỉ số của chúng.
VD: Khối 5 có tổng cộng 147 học sinh, tính ra cứ 4 học sinh nam thì có 3 học 
sinh nữ. Hỏi khối lớp 5 có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ ?
Nhận xét: 
Bài toán ở dạng I là một bài toán cơ bản có thể sử dụng ngay sau khi vừa dạy song phần lý thuyết về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số. Còn bài toán dạng 2 là một bài toán mà ở đây tỉ số của học sinh nam và học sinh nữ được dấu đi dưới dạng cứ 4 học sinh nam thì có ba học sinh nữ như vậy mấu chốt của bài toán là giáo viên cần cho học sinh hiểu rằng thực chất ở đây tỉ số giữa học sinh nam và nữ là 4 và 3.
Số học sinh nam và số học sinh nữ
Tổng số HS nam và nữ
Tỉ số của học sinh nam và nữ
Cứ 4 học sinh nam có 3 học sinh nữ nên 
Các bài tập học sinh có thể vận dụng theo cách phân tích tương tự:
* Bài tập 1: Dũng chia 64 viên bi cho Hùng và Mạnh. Cứ mỗi lần chia cho Hùng 3 viên thì lại chia cho Mạnh 5 viên bi. Hỏi Dũng đã chia cho Hùng bao nhiêu vien bi, cho Mạnh bao nhiêu viên bi?
* Bài tập 2: Hồng và Loan mua tất cả 40 quyển vở. Biết rằng 3 lần số vở của Hồng thì bằng 2 lần số vở của Loan. Hỏi mỗi bạn mua bao nhiêu quyển vở?
* Bài tập 3:Tổng số tuổi hiện nay của hai ông cháu là 65 tuổi. Biết tuổi cháu bao nhiêu tháng thì tuổi ông bấy nhiêu năm. Tính số tuổi hiện nay của 
mỗi người.
* Bài tập 4:Tìm hai số có tổng là 480. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì 
được thương là 5.
* Bài tập 5: Tìm hai số có tổng là 900. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 3 và số dư là 4.
* Bài tập 6: Tìm hai số có tổng là 129. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 6 và số dư là 3.
* Bài tập 7: Tìm hai số có tổng là 295. Biết nếu lấy số lớn chia cho số bé thì 
được thương là 8 và số dư là 7.
* Bài tập 8: Tìm hai số a, b biết rằng khi chia a cho b thì được thương là 5 dư 
2 và tổng của chúng là 44.
* Bài tập 9: Tìm hai số có tổng là 715. Biết rằng nếu thêm một chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn. 
* Bài tập 10: Tìm hai số có tổng là 177. Nếu bớt số thứ nhất đi 17 đơn vị và thêm vào số thứ hai 25 đơn vị thì số thứ nhất sẽ bằng 2/3 số thứ hai.
4.3. Dạy học sinh biết quan sát các mô hình, sơ đồ, từ đó cũng dễ dàng tìm ra cách giải:
4.3.1. Phương pháp phân tích bài toán bằng sơ đồ:
Ta xét ví dụ sau:
Lớp học có 40 học sinh, số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 8 em. Hỏi có bao nhiêu học sinh nam? Bao nhiêu học sinh nữ ? 
 Ta có thể diễn đạt bằng sơ đồ sau :
 Nam 
 8 40 học sinh 
 Nữ 
 ?
- Khi hướng dẫn học sinh phân tích bái toán theo sơ đồ ta đã rèn cho học sinh các kỹ năng sau: 
+ Tập cho học sinh có năng lực ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ máy móc để học thuộc và nắm vững các quy tắc, công thức, chẳng hạn như : muốn so sánh hai số thập phân hay muốn cộng (trừ, nhân, chia) một số thập phân với một số thập phân, . . . công thức tính chu vi, diện tích, thể tích các hình đã học, . . .
+ Phát triển trí tưởng tượng của học sinh qua các bài toán có lời văn: Ví dụ ở bài toán về chuyển động đều cùng chiều, khi 2 đối tượng chuyển động đuổi kịp nhau thì học sinh phải biết được là đối tượng có vận tốc lớn hơn đã đi hơn đối tượng có vận tốc nhỏ một khoảng cách đúng bằng khoảng cách ban đầu của hai đối tượng chuyển động.
+ Tập cho học sinh quen với các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái hóa, cụ thể hóa. 
+ Học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ, hình vẽ là dịp để kết hợp các thao tác trừu tượng hoá và cụ thể hoá. Trong quá trình giải bài tập, học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp nhiều thao tác tư duy và đây chính là mặt mạnh của việc dạy toán qua giải các bài toán có lời văn.
Bài toán 1: Một ô tô đi được quãng đường dài 150km hết 3 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu kí-lô-mét ? ( Toán 5 – trang 138 )
Tóm tắt
 ? km
 170 km
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là :
150 : 3 = 50 ( km )
Đáp số : 50 km
Bài toán 2 : Hình tam giác ABC có ba cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Hỏi chu vi của hình tam giác đó bằng bao nhiêu mét ?(Toán5 trang 155 )
1,2 m
1,2 m
1,2 m
Tóm tắt
Bài giải
Chu vi hình tam giác :
1,2 x 3 = 3,6 ( m )
Đáp số : 3,6 m
 4.3.2. Một số phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài toán chuyển động bằng phương pháp sơ đồ
Ví dụ : Một xe máy đi qua chiếc cầu dài 1250m hết 2 phút. Tính vận tốc của xe máy với đơn vị km/giờ ( Toán 5 trang 144 )
GV: Yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán:
Câu hỏi hướng dẫn của giáo viên
Câu trả lời của học sinh
- Chỉ ra các đại lượng đã cho của bài toán?
- Bài toán yêu cầu ta phải tính đại lượng nào?
- Nhận xét đơn vị giữa đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm?
- Có thể trình bài toán bằng cách cách nào?
- Quãng đường: 1250m và thời gian 2 phút
- Tính vận tốc của xe máy
- Hai đơn vị đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm khác nhau.
- Học sinh có thể trình bày các cách giải khác nhau.
Cách giải
- Cách 1 : Vận tốc của xe máy là :
 1250 : 2 = 625 m/phút
 625 m/phút = 0,625 km/phút
 Vận tốc của xe máy tính ra km/giờ là:
 0,625 x 60 = 37,5 ( km/giờ )
 Đáp số : 37,5 km/giờ
- Cách 2 : 1250 m = 1,25 km
 2 phút = giờ
 Vận tốc của xe máy là :
 1,25 x = 37,5 ( km/giờ )
 Đáp số : 37,5 km/giờ
Thông qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi trên, người giáo viên có thể hình thành cho học sinh thói quen phân tích bài toán để từ đó tìm ra phương pháp giải phù hợp qua đó hạn chế được cách thức hướng dẫn học sinh một cách dập khuôn theo một trình tự đã được lập sẵn làm học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động.Việc sử dụng phương pháp phân tích trên chúng ta có thể giúp học sinh giải được nhiều dạng toán tương tự như các bài toán sau:
Ví dụ 1 : Một ca nô có vận tốc khi nước lặng là 20km/giờ. Nếu dòng nước có vận tốc là 4 km/giờ. Hãy tính :
 - Vận tốc khi ca nô xuôi dòng .
 - Vận tốc của ca nô khi ngược dòng .
* Hướng dẫn cách giải
GV: Cần lưu ý học sinh quan hệ của vận tốc dòng nước và vận tốc của ca nô khi đi xuôi dòng và ngược dòng.
	Giải 
Vận tốc khi ca nô xuôi dòng :
20 + 4 = 24 km/giờ
Vận tốc của ca nô khi ngược dòng :
20 - 4 = 16 km/giờ
 Đáp số : Xuôi dòng: 24 km/giờ 
 Ngược dòng: 16 km/giờ
* Bài tập 1: Một người đi xe đạp quãng đường 18,3 km hết 1,5 giờ. Hỏi cứ đi với vận tốc như vậy thì người đi quãng đường 30,5 km hết bao nhiêu thời gian?
* Bài tập 2: Một xe máy chạy qua chiếc cầu dài 250m hết 20 giây. Hỏi với vận tốc đó xe máy đi quãng đường dài 120 km hết bao nhiêu thời gian? 
* Bài tập 3: Một  xe máy đi từ A với vận tốc 30 km/giờ và sau 1,5  giờ thì đến B. Hỏi một người đi xe đạp với vận tốc bằng  vận tốc của xe máy thì phải mất mấy giờ thì mới đi được quãng đường AB?
* Bài tập 4: Một người dự định đi từ A đến B trong thời gian 4 giờ. Nhưng khi đi người đó đi với vận tốc gấp 3 lần so với vận tốc dự định. Hỏi người đó đã đi từ A đến B hết bao nhiêu thời gian?
* Bài tập 5: Một ô tô đi quãng đường dài 225 km. Lúc đầu xe đi với vận tốc 60 km/h. Sau đó vì đường xấu và dốc nên vận tốc giảm xuống chỉ còn 35 km/h. Và vì vậy xe đi quãng đường đó hết 5 giờ. Tính thời gian xe đi với vận tốc 60km/h?
* Bài tập 6: Toàn dự định đi từ nhà về quê hết 3 giờ. Nhưng vì gặp ngày gió mùa đông bắc quá mạnh nên vận tốc của Toàn chỉ đạt 1/2 vận tốc dự định. Hỏi 
Toàn đi từ nhà về quê hết bao nhiêu thời gian?
* Bài tập 7: Hai thành phố cách nhau 208,5 km, một xe máy đi từ Thành phố A 
đến Thành phố B với vận tốc là 38,6 km/h. Một ô tô khởi hành cùng một lúc với xe máy đi từ Thành phố B đến Thành phố A với vận tốc 44,8km/h. Hỏi sau mấy giờ xe máy và ô tô gặp nhau?
* Bài tập 8: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54 km/h cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/h. Sau 2 giờ ô tô và xe máy gặp nhau. Tính quãng đường AB?
* Bài tập 9: Một ô tô đi từ thị xã A đến thị xã B với vận tốc là 48 km/h. Cùng lúc đó một ô tô đi từ thị xã B đến thị xã A với vận tốc là 54 km/h. Sau 2 giờ hai ô tô gặp nhau. Tính quãng đường từ thị xã A đến thị xã B?
* Bài tập 10: Một ô tô và một xe máy đi  cùng một lúc ở hai đầu của  quãng đường và đi ngược chiều nhau. Sau 2 giờ 15 phút  ô tô và xe máy gặp nhau. Ô tô đi với vận tốc 54km/h, xe máy đi với vận tốc 38km/h. Tính quãng đường trên?
5. Kết quả đạt được: 
5.1. Đối với giáo viên:
Trong những năm học qua với việc vận dụng các giải pháp trên vào hướng dẫn học sinh giải các bài toán có lời văn trong chương trình Toán học lớp 5, tôi nhận thấy ngoài việc nâng cao được phương pháp giảng dạy trong dạy học môn Toán nói chung ngoài ra còn giúp bản thân tôi có thêm những giải pháp hữu hiệu cho những môn học khác .
Việc vận dụng phương pháp suy luận theo sơ đồ đi lên còn giúp cá nhân tôi có cái nhìn tổng quan về mục tiêu của từng bài tập để có những lựa chọn một cách thích hợp các dạng bài tập với từng đối tượng học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất đồng thời cũng tiếp cận được với chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
5.2. Đối với học sinh : 
Các em đã được phát triển năng lực học toán: hiểu đề bài, nắm chắc được từng dạng bài, biết cách tóm tắt, biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải, một số em trước kia có tâm lý ngại môn Toán được thì nay đã hứng thú hơn trong việc học toán.
Quan trọng hơn hết qua việc giải các bài toán có lời văn học sinh thấy được toán học cũng được bắt nguồn từ thực tế cuộc sống hàng ngày của các em 
từ đó giúp các em thêm yêu thích hơn môn học này, ham mê học toán, tích cực tham gia các cuộc thi, các cuộc giao lưu do nhà trường, Phòng Giáo dục tổ chức cũng như các cuộc thi trên mạng Internet.
 Sau khi dạy thực nghiệm theo phương pháp đổi mới trên, tôi tiến hành khảo sát nắm bắt thực trạng kết quả thu được như sau:
ĐỀ KHẢO SÁT – Thời gian : 20 phút
Bài 1: ( 3 điểm): Cuối năm học vừa qua, trường M có tất cả 366 em đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc và Học sinh Hoàn thành tốt. Số Học sinh Hoàn thành tốt nhiều hơn số Học sinh Xuất sắc là 92 em. Tính số Học sinh Xuất sắc, số Học sinh Hoàn thành tốt.
Bìa 2: (3 điểm): Một lớp học hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4,5m và chiều cao 4m. Người ta quét vôi trần và bốn bức tường phía trong. Biết rằng diện tích các cửa bằng 10,5m2. Hãy tính diện tích cần quét vôi.
B
A
Bài 3: (4 điểm): Cho hình thang ABCD ( như hình vẽ), 
đáy lớn bằng 3,6cm, đáy nhỏ bằng đáy lớn,
 chiều cao AH = 2cm.
Tính diện tích hình thang ABCD.
D
C
H
Tính độ dài DH, biết diện tích tam
 giác ADH bằng 25% diện tích tam giác AHC.
 Kết quả đạt được như sau:
LỚP
SĨ SỐ
HS đạt điểm 
9 - 10
HS đạt điểm 
7 - 8
HS đạt điểm
5 - 6
HS đạt điểm
dưới 5 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5A(Thực nghiệm)
34
16
47,1
13
38,2
5
14,7
0
0
5B (Đối chứng)
34
15
44,2
13
38,2
5 
14,7
1
2,9
Nhìn vào bản tổng hợp trên cho thấy chất lượng lớp 5A cao hơn hẳn so với lớp 5B mặc dù đầu năm học chất lượng lớp 5B có phần trội hơn lớp 5A. Hầu hết các em lớp 5A đều biết vận dụng giải toán có lời văn theo phương pháp: “ Phân tích theo sơ đồ đi lên”. Các em nắm được kiến thức cơ bản và các bước giải với từng dạng bài, đặc biệt học sinh hứng thú với việc giải toán có lời văn, tham gia giải toán trên mạng và tham gia các cuộc giao lưu. Năm học 2019 – 2020, lớp tôi đã có 5 em đạt giải cấp Quốc gia cuộc thi Violympic Toán trên mạng Internet với 2 Huy chương Vàng và 3 giải Khuyến khích, 11 em đạt giải trong cuộc giao lưu Toán Tuổi thơ cấp huyện với 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 5 giải Khuyến khích.
Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng: 
	Qua nghiên cứu đề tài và dạy thực nghiệm tôi nghĩ cần phải có những điều kiện sau để sáng kiến được nhân rộng:
- Về nhân lực:
 Mỗi giáo viên cần tích cực tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Luôn tận tâm với nghề, có trách nhiệm với học sinh.
 Tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm, dự giờ học hỏi, góp ý đồng nghiệp.
 Đưa sáng kiến ra hội đồng chuyên môn trường để mọi người góp ý xây dựng cho hoàn thiện hơn và học tập lẫn nhau từ những cái mới, cái tốt của sáng kiến.
- Về trang thiết bị kĩ thuật: 
 Cần đầu tư thêm máy chiếu, tài liệu tham khảo,
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề cần thiết không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà nó luôn luôn được đề ra trong ngành giáo dục và luôn là vấn đề được mọi giáo viên, các nhà quản lý cũng như toàn xã hội quan tâm. Bản thân tôi là giáo viên, tôi luôn quan tâm tới điều đó. Chính vì vậy qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 5 tôi đã suy nghĩ để tìm biện pháp Sử dụng phương pháp " Phân tích sơ đồ đi lên" để nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 5. Qua tìm hiểu và thực tế giảng dạy ở lớp 5A tôi thấy: 
 - Học sinh hứng thú với giờ học
 - Học sinh ham thích giải toán có lời văn, không ngại học phần này, thích tự mình khám phá, tìm hiểu nội dung của dạng toán này.
 - Học sinh biết đánh giá, nhận xét bài làm của bạn từ câu lời giải đến phép tính.
 - Học sinh rất hào hứng, sôi nổi trong giờ học, đặc biệt rất thích thú khi làm bài kiểm tra có phần tự luận, làm vở bài tập. Những em có năng khiếu về Toán say sưa tìm hiểu và tích cực tham gia các cuộc thi, cuộc giao lưu về Toán và đạt được kết quả đáng kể.
2. Khuyến nghị:
Là giáo viên được phân công dạy lớp 5, tôi nhận thấy việc truyền đạt kiến thức cho các em học sinh là một nhiệm vụ chính nó quyết định đến việc phát triển trí thức của các em, tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy việc phát triển nhân cách, tri thức của học sinh để tiếp tục học lên các lớp trên và hỗ trợ các môn học khác. Để có kết quả như mong muốn đòi hỏi phải có sự đầu tư về trang thiết bị dạy học, thời gian học hỏi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ vì vậy tôi có một số đề xuất khuyến nghị như sau:
2.1. Đối với nhà trường:
Nhà trường cần quan tâm đầu tư cho phòng thư viện và thiết bị dạy học để giáo viên thuận lợi trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy.
 Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề các cuộc toạ đàm để các đồng chí GV có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để áp dụng vào giảng dạy.
Các cuộc họp tổ chuyên môn cần có những trao đổi về những phương pháp dạy đối với các đồng chí trong tổ, sau đó đi đến thống nhất.
Tạo điều kiện về thời gian để giáo viên có điều kiện được học hỏi tự bồi dưỡng chuyên môn.
2.2. Đối với phụ huynh:
	Quan tâm hơn nữa tới việc học tập của con em mình.
	Tăng cường phối hợp với BGH; giáo viên chủ nhiệm trong công tác học tập và rèn luyện của con em mình.
 Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc Sử dụng phương pháp " Phân tích sơ đồ đi lên" để nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 5. Áp dụng vào lớp tôi giảng dạy, kết quả cho thấy chất lượng của lớp được nâng lên rõ rệt. Song vì trình độ lí luận và thời gian dành cho nghiên cứu có hạn nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài của tôi được đầy đủ, trọn vẹn hơn, góp phần nhỏ vào việc đưa chất lượng môn Toán ngày một nâng cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN MINH HOẠ
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU:
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. Tối thiểu làm được bài tập 1.
- Giáo dục HS có ý thức tuyên truyền về việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 5’)
- Nêu các dạng toán đã học ?
- Nêu các bước giải dạng toán Tổng – Tỉ, Hiệu – Tỉ ?
- HS trình bày. Lớp nhận xét, đánh giá.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Giới thiệu tỉ lệ dẫn đến quan hệ tỉ lệ: (5')
- GV nêu VD trong SGK.
- GV kẻ bảng: 
t
1 giờ
2giờ
3 giờ
s
- Em có nhận xét gì về thời gian đi trong bảng thống kê?
- Khi thời gian đi tăng lên 2 lần (3 lần) thì quãng đường đi như thế nào?
- Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa t và s.
- GV kết luận.
3. Giới thiệu bài toán và nêu cách giải (7')
- GV nêu bài toán.
- GV theo dõi, gợi ý để HS tìm ra nhiều cách giải.
- GV nhận xét, chốt ý.
- Gọi HS nhắc lại các cách giải dạng toán.
4. Thực hành (20')
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề và làm bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS chữa bài.
* Rèn kĩ năng giải toán về tìm tỉ lệ.
- HS đọc VD tự tìm quãng đường đi được trong 1giờ, 2giờ, 3giờ.
- HS nêu.
- Lớp nhận xét kết quả bạn vừa nêu.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày. Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại.
- HS nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi cách giải bài toán. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.
- HS nhắc lại các cách giải dạng toán.
- HS đọc đề bài sau làm bài cá nhân. 
- HS chữa bài – lớp nhận xét.
- HS nêu các bước giải.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài và phân tích đề, lập sơ đồ đi lên.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề( Nếu HS còn lúng túng).
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV nhận xét bài. 
- Gọi HS chữa bài.
* Rèn kĩ năng giải toán về tìm tỉ lệ.
Bài 3: Yêu cầu HS tự đọc đề và làm bài.
- Liên hệ giáo dục kế hoạch hoá GĐ. 
5. Củng cố, dặn dò (2') 
- Nêu các bước giải các dạng toán vừa ôn.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài: “ Luyện tập”
- HS đọc đề và phân tích đề, lập 
sơ đồ đi lên.
- Lớp nhận xét, sửa sai( nếu có).
- HS làm bài. Khuyến kích HS 
làm nhiều cách.
- HS lên bảng chữa bài.
- HS tự đọc đề và làm bài.
- HS nghe.
- HS nhắc lại các bước giải dạng
 toán
- HS lắng nghe.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
Mô tả sáng kiến
5
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
5
2. Cơ sở lí luận của vấn đề
6
3. Thực trạng giải toán có lời văn ở lớp 5
7
3.1.Ví dụ
7
3.2.Tiến hành khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến
9
3. 3. Một số dạng toán giải toán có lời văn đã được áp dụng trong sáng kiến
10
4. Các giải pháp thực hiện
10
4.1. Những giải pháp chung 
10
4.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng toán trên
13
4.3. Dạy học sinh biết quan sát các mô hình, sơ đồ, từ đó cũng dễ dàng tìm ra cách giải.
17
5. Kết quả đạt được
22
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
24
Kết luận và khuyến nghị
25
1. Kết luận
25
2. Khuyến nghị
25
Giáo án minh họa
27

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_phan_tich_so_do_di_len_de_nang_cao.doc
Sáng Kiến Liên Quan