SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong Bài 12: Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein – Hóa học 12 nhằm phát huy năng lực học sinh

Một số biện pháp tích cực hóa học tập

 Biện pháp tích cực hóa học tập là các hình thức dạy học tập trung vào hoạt động học của người học nhằm hình thành và phát triển hoạt động học tập, khi đó người học trở thành chủ thể của quá trình đó.

Một số biện pháp cụ thể tích cực hóa hoạt động học tập

- Sử dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp với nội dung học sinh cần tìm hiểu, sử dụng đa dạng các phương pháp kĩ thuật để kích thích quá trình học tập của học sinh.

 - Tổ chức học tập thông qua các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn để học sinh thấy được ý nghĩa của khoa học.

 - Đa dạng hóa môi trường học tập, tạo các hình thức dạy học mới.

 - Phân hóa dạy học vi mô, giảm các hình thức truyền đạt kiến thức kiểu khoa học hàn lâm, chia nhỏ nhiệm vụ học tập.

 - Đưa ra các tình huống, các câu hỏi để huy động kinh nghiệm sống, kinh nghiệm học tập của người học.

- Tổ chức quá trình dạy học không cứng nhắc, yêu cầu học sinh thực hiện tương tác, tham gia và chủ động suy nghĩ trong hoạt động học tập.

 - Sử dụng trò chơi học tập để tạo môi trường học tập thoải mái, vui vẻ giảm bớt căng thẳng về sức nặng tri thức, tạo tâm lí hào hứng trong người học. - Đánh giá người học công bằng, cụ thể, khách quan, khuyết điểm một cách kịp thời. Bên cạnh đó khuyến khích người học tự nhận xét, đánh giá kết quả học tập của mình và đánh giá kết quả học tập của các bạn.

 

docx30 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong Bài 12: Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein – Hóa học 12 nhằm phát huy năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng.
5. Năng lực: 
5.1. Khái niệm:
Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm, cũng như sự sẵn sàng hành động.
Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là sự hội tụ của các yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sắn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức. 
	“Năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội...và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” ( Weinert 2001)
	“Năng lực là biết sử dụng các kiến thức và kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa ”(Rogiers, 1996)
“Năng lực là khả năng đáp ứng thích hợp và đầy đủ các yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động (Từ Điển Webster's New 20th Century, 1965). 
	Như vậy, thực tế năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất. Đó là một tổng thể của nhiều yếu tố có liên hệ tác động qua lại và hai đặc điểm phân biệt cơ bản của năng lực là: Tính vận dụng và tính sáng tạo. Đó cũng chính là mục tiêu quan trọng mà dạy học tích cực muốn hướng tới.
5.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5.3. Năng lực đặc thù môn học:
- Năng lực tìm tòi và khám phá môn Hóa học.
- Năng lực nhận thức kiến thức khoa học môn Hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực nghiệm hóa học.
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài 12 : LUYỆN TẬP CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN
I. NỘI DUNG BÀI HỌC
1.Kiến thức:
* Học sinh ôn tập được hệ thống kiến thức về:
- Khái niệm, Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học Amin.
- Khái niệm, Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học Amino axit.
- Khái niệm, Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học Peptit.
- Khái niệm, Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học Protein.
* Học sinh hiểu được các ứng dụng của amino axit, protein, cách gọi tên amin, amino axit, peptit.
* Học sinh vận dụng được: 
- So sánh tính chất của amin,amini axit, peptit.
- Viết được phương trình hóa học thể hiện được tính chất hóa học.
2. Kĩ năng:
- Viết phương trình hóa học.
- Rèn kĩ năng giải bài toán hóa học cơ bản, bài tập xác định công thức.
- Kĩ năng viết công thức cấu tạo, gọi tên các amin,amino axit, peptit.
3. Thái độ:
- Trung thực, chăm chỉ, yêu thích bộ môn, đam mê nghiên cứu khoa học.
- Học sinh hiểu biết về tác hại của thuốc lá và tuyên truyền trong cộng đồng.
- Học sinh hiểu biết về protein, amino axit để có chế độ ăn uống hợp lí cân bằng.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn Hóa học.
- Năng lực làm việc theo nhóm. 
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
5. Thời gian: 
Số tiết học trên lớp: 1 tiết.
Thời gian học sinh chuẩn bị nội dung: 1 ngày.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Dự kiến thời gian cho các hoạt động:
Có thể mô tả chuỗi hoạt động và dự kiến thời gian theo bảng:
 Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời gian dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Mở đầu
3 phút
Hình thành kiến thức
Luyện tập
Vận dụng
(thông qua tổ chức trò chơi)
Hoạt động 2
Hệ thống kiến thức
5 phút
Hoạt động 3
Đừng để điểm rơi
7 phút
Hoạt động 4
Vượt chứng ngại vật
8 phút
Hoạt động 5
Tăng tốc
7 phút
Hoạt động 6
Về đích
6 phút
Hoạt động 7
Hoàn thành phiếu học tập
6 phút
Vận dụng
Hoạt động 8
Hướng dẫn về nhà
3 phút
Tìm tòi, mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động 
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu hoạt động:
- Tạo không khí sôi động, tâm lý hưng phấn cho học sinh khi bắt đầu bài học.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
- Cả lớp cùng chơi trò chơi cá gì?
Luật chơi: Giáo viên đặt câu hỏi cá gì? 
	 Yêu cầu học sinh trả lời tên 1 loài cá bắt đầu từ vị trí bất kì.
	Bạn nào không trả lời được hoặc trả lời trùng sẽ thua cuộc và các bạn thua cuộc sẽ cùng hát 1 bài vào tiết sau.
c) Sản phẩm của hoạt động:
Học sinh vui vẻ, thoải mái trước giờ học.
Hoạt động 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC
a) Mục tiêu hoạt động:
- Hệ thống lại nội dung kiến thức học sinh đã được học về amin, amino axit, peptit, protein. 
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
- Nội dung cần ôn tập: 
+ Bài 9 : Amin
+ Bài 10 : Amino axit
+ Bài 11: Peptit và protein
- Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà từ buổi trước cho học sinh.
- Chuẩn bị: Lớp được chia làm 4 đội.
 Các đội có nhiệm vụ vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các loại hợp chất và tính chất tương ứng của chương.
	Vẽ trên giấy A0, tô màu và trình bày sáng tạo.
- Thang điểm của sơ đồ tư duy:
Nội dung: 30 điểm.
Trình bày: 10 điểm.
Sáng tạo: 10 điểm.
c) Sản phẩm của hoạt động: 
- Sơ đồ tư duy của các nhóm.
- Giáo viên phân công các đội chấm chéo theo thang điểm quy định.
- Thư kí tổng hợp điểm cho từng đội.
Hoạt động 3: ĐỪNG ĐỂ ĐIỂM RƠI
a) Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh ôn lại các kiến thức của chương dưới dạng câu hỏi ngắn.
- Học sinh biết đưa hiểu biết thực tế của mình gắn với lí thuyết bài học.
- Học sinh giải được một số dạng bài tập cơ bản của chương.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
- Giáo viên: thiết kế bộ câu hỏi và đáp án liên quan đến nội dung của chương.
- Thể lệ: Lớp được chia làm 4 đội, mỗi đội sẽ nhận được 5 câu hỏi về amin, amino axit, peptit, protein. Mỗi câu hỏi có 10 s để trả lời. Với mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm.
Đội 1: 
Câu 1: Amin là hợp chất hữu cơ gồm những nguyên tố nào?
Đáp án: C,H,N
Câu 2: CH3N(CH2CH3)2 là amin bậc mấy ?
Đáp án: Bậc 3	
Câu 3: Tên thay thế của CH3CH2CH2NH2
Đáp án: Propan -1 – amin
Câu 4: Cho quỳ tím vào dung dịch alanin quỳ tím chuyển sang màu gì? 
Đáp án: Không đổi màu
Câu 5: Phân tử đipeptit có  liên kết peptit
Đáp án: 1
Đội 2: 
Câu 1: Tên gốc chức của CH3CH2NH2
Đáp án: Etyl amin
Câu 2: Thuốc thử để phân biệt 2 dung dịch anilin và glyxin là?
Đáp án: dung dịch brom	
Câu 3: Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là
Đáp án: Glyxin
Câu 4: Cho tripeptit Gly-Ala-Gly tác dụng với Cu(OH)2 thu được hợp chất màu. 
Đáp án: Tím
Câu 5: Dung dịch Lysin có pH 7
Đáp án: >
Đội 3: 
Câu 1: anilin không làm đổi màu quỳ tím. Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng
Câu 2: Đốt cháy 1 mol proryl amin thu được..mol N2 ?
Đáp án: 0,5 mol	
Câu 3: Tên thường của NH2CH2COOH
Đáp án: Glyxin
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn các peptit thu được các
Đáp án: anpha amino axit
Câu 5: Sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazo: (1)C6H5NH2, (2)CH3NH2, (3)NH3 
Đáp án: 1<2<3
Đội 4: 
Câu 1: Để phân biệt Glyxin và axit Glutamic có thể dùng .
Đáp án: Quỳ tím
Câu 2: Etylamin ở trạng thái..có mùi..ở điều kiện thường.
Đáp án: Khí, khai	
Câu 3: Tên thường của NH2CH(CH3)COOH
Đáp án: Alanin
Câu 4: Khi sản xuất Đậu phụ, người ta thêm nước chua để.protein.
Đáp án: Đông tụ
Câu 5: Hợp chất H2NCH2CH2CONHCH2COOH là đipeptit đúng hay sai?
Đáp án: sai
c) Sản phẩm hoạt động: 
Mỗi đội sẽ có điểm cụ thể sau khi trải qua phần khởi động.
Hoạt động 4: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT
a) Mục tiêu hoạt động: 
Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức về amin và các hợp chất hữu cơ.
Thấy được ảnh hưởng của các amin tới sức khỏe con người.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
Giáo viên đưa ra nội dung câu hỏi:
- Đội nào giơ biển trước sẽ được quyền trả lời
- Nếu trả lời đúng được 20 điểm. Nếu trả lời sai bị trừ 10 điểm và cơ hội dành cho các đội khác. Đội khác trả lời đúng sẽ được 10 điểm.
- Mỗi câu trả lời đúng là 1 gợi ý để các đội tìm ra thông điệp. Đội nào tìm được thông điệp sau ≤ 3 gợi ý dành được 60 điểm. ( Thêm 1 gợi ý sẽ trừ 10 điểm).Đội tìm thông điệp sai dừng cuộc chơi.
CÂU HỎI 1: Tính bazơ của cácyếu hơn NH3 ?
A. NaOH	B.Amin thơm
C.KOH	D. Akyl amin
Đáp án: B
CÂU HỎI 2: Al,Cr, Fe bị ..với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nguội?
	A. Khử	B. oxi hóa
	C. Thụ động	D. tác dụng
	Đáp án: C
CÂU HỎI 3: Bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở Nam giới tại Việt Nam?
	A. Ung thư phổi	B. Ung thư máu
	C. Ung thư dạ dày	D. Ung thư thực quản
	Đáp án: A
CÂU HỎI 4: Hiện tượng quan sát được khi nhúng đũa thủy tinh vào bình đựng HCl đặc và để lên miệng bình đựng CH3NH2 đặc?
	A.Khói nâu 	B.Khói đỏ
	C.Khói đen	D.Khói trắng
	Đáp án: D
CÂU HỎI 5: Khối lượng của 0,204 mol Glyxin là m gam. Tính m?	
	A. 16,3 gam	B. 15,3 gam
	C.13,3 g	D. 14,3 gam
CÂU HỎI 6: Số đồng phân amin ứng với CTPT: C2H7N là..
	A.1	B.2
	C.4	D.3
	Đáp án: B
+ Thông điệp của phần chơi:
+ Giáo viên đưa ra các số liệu liên quan của phần chơi:
* Trong khói thuốc lá chứa hơn 7000 chất. Trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc: nicotin, CO, .
* Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá.
Một nghiên cứu tại BV K cho thấy, 90% ca ung thư phổi có hút thuốc lá. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Tỉ lệ hút thuốc ở nam giới ở mức 45,3%, nữ 1,1%. Trong năm 2015, người Việt đã chi hơn 31.000 tỉ đồng để mua thuốc lá.
c) Sản phẩm của hoạt động:
- Mỗi đội có một số điểm nhất định.
- Thư kí tổng hợp điểm sau phần thi của các đội.
Hoạt động 5: TĂNG TỐC
a) Mục tiêu hoạt động:
Rèn kỹ năng tính toán, giải bài tập hóa học.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi, đáp án.
- Luật chơi: 3 đội sẽ cùng trả lời 3 câu hỏi
Mỗi câu hỏi có 3 gợi ý
Trả lời đúng ở: Gợi ý thứ 1 được 30 điểm.
	 Gợi ý thứ 2 được 20 điểm.
	 Gợi ý thứ 3 được 10 điểm.
Câu 1: Tìm tên của chất X?
Gợi ý 1.Nếu cho 5,9 gam amin đơn chức mạch hở, X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ sau phản ứng thu được 8,55 gam muối.
Gợi ý 2. X là nguyên nhân chính gây mùi tanh cho cá ( đặc biệt là cá mè), X là chất khí điều kiện thường?
Gợi ý 3. X là amin bậc 3
Đáp án: 
+ Amin đơn chức phản ứng với HCl theo tỉ lệ 1:1, 
+ Ta có: mamin + mHCl = mmuối. Nên mHCl = 8,55-5,9 = 3,65 gam, namin = nHCl = 0,1 mol; Mamin = 59. 
+ CT của amin là: C3H9N
+ X là trimetyl amin
Mùi tanh của cá ( đặc biệt là cá mè) là do trimetyl amin gây nên.
Câu 2: Ứng dụng của chất A là gì?
Gợi ý 1. A là muối natri của α-amino axit B. Trong B : 
% mC = 40,8%; %mH = 6,12%; 
%mN= 9,52%; %mO = 43,53%. 
B có CTPT trùng với CTĐG nhất?
Gợi ý 2. B tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 2, tác dụng với HCl theo tỉ lệ 1: 1. B không phân nhánh.
 Khi B tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 1 tạo thành A?
Gợi ý 3. Tên của A là: mono natri Glutamat.
Đáp án: A được dùng làm gia vị: mì chính hay bột ngọt.
Gọi CTPT của B là: CxHyOzNt
Ta có: x:y:z:t = 5:9:4:1. B có CTpt là: C5H9O4N
2. B là α- amino axit mạch không nhánh, B + NaOH tỉ lệ 1: 2, nên B có 2 nhóm COOH, Tác dụng với HCl theo tỉ lệ 1: 1 nên có 1 nhóm NH2 . 
B là axit glutamic
A có công thức là:
NaOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH
Câu 3: Tên của Y là gì?
Gợi ý 1. Y là một loại protein hình cầu, có màu?
Gợi ý 2. Y có tên gọi khác là protein vận chuyển oxi?
Gợi ý 3. Y có trong hồng cầu của động vật bậc cao?
Đáp án: Y là hemoglobin
c) Sản phẩm của hoạt động:
- Câu trả lời của các nhóm ở từng gợi ý.
- Các nhóm có điểm theo phần trả lời của mình.
Hoạt động 6: VỀ ĐÍCH
a) Mục tiêu hoạt động
-Học sinh hiểu về dinh dưỡng, và biết công thức dinh dưỡng cân bằng hợp lí cho cơ thể.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm tài liệu trên internet.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
- Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà từ buổi trước cho học sinh.
- Chuẩn bị: Lớp được chia làm 4 đội.
	Các đội vẽ tháp dinh dưỡng cân đối phù hợp với lứa tuổi học đường.
	Vẽ trên giấy A1 tô màu và trình bày sáng tạo.
- Giáo viên đưa ra tháp dinh dưỡng chuẩn để học sinh chám điểm cho đội bạn.
- Thang điểm: Nội dung chính xác, khoa học: 20 điểm
	 Sáng tạo: 10 điểm
c) Sản phẩm của hoạt động:
- Tháp dinh dưỡng của các đội.
- Giáo viên phân công các đội chấm chéo theo thang điểm quy định.
- Thư kí tổng hợp điểm.
TỔNG KẾT: Giáo viên cộng điểm của 5 phần thi, công bố điểm và xếp giải cho các đội.
Hoạt động 7: HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP
a) Mục tiêu hoạt động:
- Kiểm tra kết quả cá nhân đạt được qua tiết học.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
- Yêu cầu cá nhân hoàn thành phiếu học tập của mình trong thời gian 5 phút.
- Giáo viên đưa ra đáp án, hướng dẫn học sinh chấm chéo lẫn nhau theo thang điểm 10 ( 1 câu đúng = 2 điểm).
- Học sinh tự đánh giá điểm và đánh giá điểm của bạn.
- Giáo viên: Tổng kết và nhận xét về kết quả của học sinh.
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên ..................................................................lớp 12............
Điểm số:
Câu 1: Axit amino axetic (NH2-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào ?
	A. NaNO3. 	B. NaCl. 	
C. HCl. 	D.Na2SO4.
Câu 2: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
	A. NaOH. 	B. H2NCH2COOH. 	
C. HCl. 	D.CH3NH2.
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?
	A. Protein bị thủy phân cho ra sản phẩm cuối cùng là các α-amino axit.
	B. Phân tử các protit gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.
	C. Protit rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.
	D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu xanh tím.
Câu 4: Tên gọi các amin nào sau đây là không đúng?
A. CH3 -NH-CH3 đimetylamin	
B. CH3-CH3 –CH2 -NH2 n-propylamin
C. CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin	
D. C6H5NH2 alanin
Câu 5: Cho 11,8 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 19,1 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 3	B. 4	
C. 5	D. 6
Đáp án: 1.C 2.B 3.C 4.D 5.B
c) Sản phẩm cuả học sinh: 
- Phiếu học tập đã hoàn thành.
- Điểm số của từng cá nhân sau khi hoàn thành phiếu học tập.
Hoạt động 8: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Mục tiêu hoạt động:
Giúp học sinh tự tìm tòi, mở rộng các kiến thức trong bài và học hỏi ở thực tế cuộc sống. Tùy vào khả năng của mình các em thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
- Giáo viên hướng dẫn các đội về nhà tìm hiểu thực tế, qua sách báo, internet để đưa ra cách tuyên truyền với cộng động các vấn đề sau:
+ Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, đặc biệt là hút thuốc thụ động.
+ Sử dụng bột ngọt/ mì chính an toàn.
+ Chế độ ăn uống để có cơ thể khỏe mạnh, cân đối. 
c) Sản phẩm hoạt động:
- Bài viết của các nhóm được trình bày bằng bản powerpoint.
- Học sinh báo cáo vào đầu buổi học sau.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Đối tượng:
Học sinh khối 12 trường PT cấp 2,3 DTNT Tỉnh Vĩnh Phúc
Nhóm 1 gồm: 44 học sinh lớp 12A và 12D là nhóm thực nghiệm được áp dụng theo phương pháp dạy học tích cực.
Nhóm 2 gồm 42 học sinh lớp 12B và 12E là nhóm đối chứng sử dụng phương pháp dạy học thông thường.
Hai nhóm đồng đều về lứa tuổi, giới tính, khả năng nhận thức.
2. Nội dung kiểm tra:
Được thể hiện qua việc hoàn thành phiếu học tập.
3. Kết quả:
Bảng 1. Điểm số của học sinh qua phiếu học tập
Nhóm 
Điểm số
0
2
4
6
8
10
Nhóm 1
0
0
5
20
16
3
Tỉ lệ %
0
0
11,36%
45,45%
36,36%
6,82%
Nhóm 2
0
2
8
26
6
0
Tỉ lệ %
0
4,76%
19,04%
61,9%
14,28%
0
Qua bảng điểm 1 tôi nhận thấy chất lượng của nhóm 1 cao hơn nhóm 2, không có điểm dưới 4 chủ yếu là 6 ÷ 8 ( điểm 6: chiếm 45,45%, điểm 8: chiếm 36,36%) còn có cả điểm 10, trong khi đó nhóm 2 có cả điểm dưới 4 chủ yếu là điểm 4÷ 6 ( điểm 4: chiếm 19,04%; điểm 6: Chiếm 61,9%), không có điểm trên 10, mức điểm phổ biến là điểm 6.
	Như vậy có thể thấy phương pháp dạy học tích cực thông qua dạy học hợp tác và tổ chức trò chơi học tập mang lại kết quả cao hơn hẳn so với các phương pháp dạy học thông thường.
	Bên cạnh đó trong quá trình dạy học bản thân tôi nhận thấy khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực thực sự đã đem lại hứng thú chủ động cho học sinh ( không còn thấy hiện tượng học sinh ngủ gật, uể oải, phân tán, làm việc riêng), phương pháp này không chỉ giúp học sinh khá giỏi có cơ hội bộc lộ mà những học sinh trung bình, yếu kém cũng rất tích cực hào hứng trong giờ học. Mặt khác phương pháp này cũng phát triển được phẩm chất, năng lực của học sinh.
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
	Sáng kiến khi được áp dụng sẽ mang lại hiệu quả sau:
Về mặt lí luận: Tăng cường bổ sung góp phần làm phong phú các phương pháp dạy học mới trong quá trình giảng dạy môn Hóa học 12.
Về mặt thực tiễn: Phát huy được khả năng tự học của học sinh, vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn, cụ thể. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học và góp phần phát triển năng lúc học sinh.
Tăng cường khả năng tự học của học sinh , phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
8. Những thông tin cần bảo mật:
	Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
9.1. Đối với các cấp lãnh đạo:
	Cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.
	Tăng cường trang bị các thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học như: máy quay phim, chụp ảnh, các phòng chức năng, máy móc, mua các phần mềm, bản quyền về dạy học tương tác, có chính sách động viên cho cán bộ, giáo viên thiết kế các phương tiện dạy học mới để phục vụ tốt cho giảng dạy.
9.2. Đối với giáo viên:
	Không những trau dồi chuyên môn nghiệp vụ làm chủ các phương pháp dạy học, áp dụng linh hoạt để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh từ đó phát huy năng lực cho học sinh.
	Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, công sức trong công tác chuẩn bị lên lớp, cần nghiên cứu dự kiến các loại trò chơi các yêu cầu cũng như kịch bản dạy học trên lớp. Trong quá trình dạy học, giáo viên yêu cầu học sinh nghiêm túc trong học tập và thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của học sinh ở nhà, phải chuẩn bị các phiếu theo dõi quá trình học tập của học sinh làm cơ sở cho quá trình kiểm tra đánh giá được khách quan hơn, tạo động cơ cho học sinh.
9.3. Đối với học sinh:
	Cần tích cực chủ động trong việc lĩnh hội và làm chủ kiến thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
10.1. Theo ý kiến tác giả:
	Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao không chỉ về điểm số mà còn làm thay đổi nhận thức học tập phát huy năng lực của học sinh.
10.2.Theo ý kiến của tổ chuyên:
	Sáng kiến thực hiện tốt được mục tiêu đổi mới của giáo dục, bên cạnh việc trang bị kiến thức sáng kiến còn giúp học sinh phát triển toàn diện, có khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, có ích cho xã hội.
	Câng phát huy và xây dựng nhiều tiết học bằng phương pháp dạy học bằng trò chơi học tập.
11. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến:
STT
Tên tổ chức
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng
 1
Trường PT DTNT cấp 2, Tỉnh Vĩnh Phúc
Phường Đồng Tâm – Tp Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc
Khối 12 - Đổi mới phương pháp dạy học.
Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2020 Vĩnh Yên, ngày 26 tháng 2 năm 2020
	Thủ trưởng đơn vị	 Tác giả sáng kiến
 Khổng Thị Xuân Thu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chuẩn kiến thức kĩ năng môn hóa học cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dự án Việt – Bỉ Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Bích Hồng (2014), Tạp chí khoa học ĐHSP Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) – Đỗ Hương Trà (2017), Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm.
5. Tài liệu tập huấn sinh hoạt chuyên môn của Bộ giáo dục và đào tạo.
6. Tạp san giáo dục thời đại số 1208.
7. Tài liệu hướng dẫn viết SKKN theo bố cụ mới.
8. Tài liệu chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
9. Sách giáo khoa và sách bài tập Hóa học cơ bản 12 – Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên)
10. Web: 
Phụ lục 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG TIẾT HỌC

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_bai_12_luyen.docx
Sáng Kiến Liên Quan