SKKN Sử dụng một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm để cảm hóa học sinh chưa tích cực Lớp 12 Trung học Phổ thông

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm:

Là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục học sinh, là người thực hiện

sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường,

giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Giáo dục đạo đức học sinh là một công việc đòi

hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết với nghề; có phương pháp chủ nhiệm tốt với

một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình,

năng lực từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến việc xử lý tình5

huống. Đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người thầy đồng thời phải có tấm lòng

yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha, thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi

buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em

những lời khuyên bảo chân tình, tạo được niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu

hoàn thiện. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy

giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải

thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang

phục, lời nói, cách ứng xử như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng

lượng với học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học

sinh, phụ huynh học sinh và các tổ chức đoàn thể nhằm giáo dục đạo đức lối sống

cho học sinh đặc biệt là giáo dục học sinh có các hành vi đạo đức thiếu chuẩn

mực.

Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của từng gia

đình học sinh chưa tích cực. Để từ đó cảm thông, tránh sự xúc phạm vô tình đến

các em và đồng thời tạo nhiều điều kiện hơn để các em phát huy học tập và rèn

luyện.

Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu, khai thác những điểm tốt và điểm yếu cơ

bản nhất của học sinh để tác động làm thay đổi tính cách của học sinh chưa tích

cực.

Giáo viên chủ nhiệm phải hiểu những suy nghĩ và những điều học sinh muốn.

Có như vậy mới giúp các em tháo gỡ được những điểm yếu của mình để đạt được

điều mình mong muốn chính đáng.

pdf48 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm để cảm hóa học sinh chưa tích cực Lớp 12 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên chủ nhiệm phải gia công 
nhiều hơn. Thành công trước mắt là học sinh ra trường với tấm bằng tốt nghiệp và 
hạnh kiểm tốt. Nhưng lâu dài, năm năm, mười năm, hai mươi năm sau học sinh 
gặp mình còn biết gật đầu, biết nói một lời hỏi thăm, lời biết ơn, biết nhắc lại 
những sai phạm xưa kia như những gì nông nổi của một thời tuổi trẻ. Tôi nghĩ 
niềm vui thật sự của người giáo viên chủ nhiệm là lúc đó. Khi người học sinh chưa 
ngoan của mình biết nhận lỗi một cách thành khẩn thì có nghĩa là biện pháp giáo 
dục của mình phần nào đó đã thành công. 
Qua việc áp dụng một số biện pháp giáo dục học sinh chưa tích cực, với tâm 
huyết của người làm nhiệm vụ “trồng người” cho đất nước, tôi nhận thấy đây là 
nhiệm vụ rất khó khăn và không dễ thành công. Tuy vậy, tôi cũng có một vài thành 
công nho nhỏ đủ để giúp tôi không nản chí, đó là mức độ vi phạm của các em học 
sinh chưa tích cực giảm nhiều so với đầu năm học. Tình yêu thương, sự vị tha và 
kiên nhẫn của tôi đã khai sáng tư duy của các em, đã làm tan chảy sự bướng bỉnh, 
sức ì và sự lì lợm của một số học sinh chưa tích cực. Đối với những học sinh chưa 
tích cực mà tôi đã chủ nhiệm, nay các em đã ra trường để đi tiếp con đường mà các 
em lựa chọn. Nhìn chung các em đó đều có những tình cảm thân thiện với cô giáo 
cũ, các em thường gọi tôi là mẹ. Qua những cuộc điện thoại thăm hỏi, qua những 
lời mời họp gặp mặt cô trò hoặc những thiệp chúc mừng và những câu chuyện 
phiếm qua trang mạng xã hội mà nhóm lớp lập ra giúp cô trò chúng tôi ngày càng 
hiểu nhau hơn. Đó chính là phần thưởng quí giá nhất đối với tôi . 
Đối với lớp 12 mà tôi chủ nhiệm năm học 2018 - 2019, công tác giáo dục học 
sinh chưa tích cực cũng đạt được một vài tiến triển tích cực: Đầu năm lớp có một 
số em chưa tích cực chia bè phái gây mất đoàn kết trong lớp, sau một thời gian 
ngắn tìm hiểu nguyên nhân, thăm dò và phân tích, các em đã hiểu và trở nên thân 
thiết, tập thể lớp đoàn kết, và lớp không có vụ việc nghiêm trọng, mức độ vi phạm 
36 
của các học sinh chưa tích cực cuối năm giảm nhiều so với đầu năm. Các em đã 
chuyên tâm vào học dù năng lực học của các em còn hạn chế. Đậu tốt nghiệp 
chiếm 98%. 
Năm học 2019 - 2020 lớp 12 tôi chủ chiệm cuối năm đậu tốt nghiệp 100%. 
Một số em chưa ngoan, lời nói, cách cư xử chưa thực sự lễ phép đã dần thay đổi. 
Các em học chưa tốt, chưa chăm học dần dần đã chuyên tâm vào việc học của 
mình. Những cuộc gọi điện cảm ơn cô giáo đã cảm hóa được các em của phụ 
huynh đã tiếp thêm động lực cho tôi trong công việc trồng người. Còn gì hạnh 
phúc hơn khi từng đứa con mà ngày ngày bên cạnh tôi báo: “Mẹ ơi, con đậu tốt 
nghiệp rồi!”. Các con đã thành công bước đầu trên con đường chinh phục tương 
lai. 
Tóm lại, góp phần hình thành nhân cách học sinh - đặc biệt là học sinh chưa 
tích cực là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm; đó không chỉ là 
nhiệm vụ trong năm học, một cấp học mà là thiên chức đối với một đời người-một 
thế hệ. 
Kết quả rèn luyện của một số học sinh chưa tích cực trong 2 năm học tôi 
áp dụng khi làm công tác chủ nhiệm: 
Năm học 2018 - 2019 
Thứ Họ và Đặc điểm gia Biểu hiện Đầu năm Cuối năm 
37 
tự Tên đình chưa tích cực 
1. Hồ 
Trọng 
Khánh 
Gia đình 
nghèo, bố mẹ 
làm nông, 
không quan 
tâm đến việc 
học và các 
mối quan hệ 
bạn bè của 
con. Bản thân 
em phải tự lập 
kiếm tiền học. 
Lời nói, cách 
cư xử thiếu lễ 
phép. Em kết 
bạn với nhiều 
bạn xấu, hay 
uống rượu, bỏ 
học và lực 
học yếu. 
- Có thái độ 
chống đối, hay 
bỏ học và kéo 
theo một số em 
khác trong lớp 
bỏ tiết. 
- Trong giờ học 
hay ngủ hoặc 
nói chuyện với 
bạn làm mất 
trật tự giờ học. 
- Lễ phép với 
thầy cô, không 
bỏ tiết nữa. Em 
đã chăm học 
hơn và ít giao 
du với bạn xấu. 
Tuy nhiên em 
không đậu tốt 
nghiệp. 
2. Hồ Bá 
Quân 
Gia đình bố 
mẹ làm nông, 
quan tâm con. 
- Tính tình 
ngang bướng, 
lì lợm, luôn 
làm theo ý 
mình và tỏ 
thái độ không 
lễ phép. Có 
thái độ không 
tốt khi bị thầy 
cô phê bình. 
Lực học trung 
bình. 
-Vô lễ với một 
số thầy cô, 
không hòa 
đồng với các 
bạn trong lớp. 
Hay sử dụng 
điện thoại chơi 
games. Thỉnh 
thoảng bỏ tiết. 
- Em đã sống 
cởi mở hơn, 
hòa đồng với 
bạn bè. Lễ phép 
trong lời nói và 
cách cư xử. Em 
chăm học hơn 
và đã đậu tốt 
nghiệp 
3. Hồ Thị 
Hồng 
Nhung 
Gia đình khá 
giả. Bố mẹ 
buôn bán và 
hay dùng bạo 
lực với con. 
- Ham chơi, 
hay bỏ tiết, 
thường sử 
dụng điện 
thoại hay ngủ 
trong giờ học. 
- Thường 
xuyên đi học 
muộn và kết 
bạn với nhiều 
bạn xấu. 
- Em không tập 
trung cho việc 
học, hay theo 
bạn bè xấu bỏ 
tiết đi chơi. 
- Luôn bị thầy 
cô bộ môn 
nhắc nhở. 
- Em đã không 
bỏ tiết đi chơi 
nữa. Trong giờ 
học không còn 
vi phạm nũa. 
- Em đã cố 
gắng học và đã 
thi đậu tốt 
nghiệp. 
4. Hồ Thị 
Linh 
Gia đình 
nghèo, bố mẹ 
làm nông, 
không quan 
- Sống khép 
kín, có một 
chút tự kỷ. 
- Không nói 
chuyện với ai, 
không tham gia 
bất kỳ một hoạt 
- Đã hòa đồng 
với các bạn, 
tham gia các 
hoạt động cùng 
38 
tâm đến con 
nhiều. 
- Học lực yếu. động nào. 
- Trong giờ học 
luôn tập trung 
ghi chép nhưng 
lại không tiếp 
thu được gì. 
tập thể lớp. 
- Tuy nhiên em 
không thi đậu 
tốt nghiệp. 
Năm học 2019 - 2020 
Thứ 
tự 
Họ và 
Tên 
Đặc điểm gia 
đình 
Biểu hiện 
chưa tích cực 
Đầu năm Cuối năm 
1 Hồ 
Trọng 
Tường 
Gia đình khá 
giả, bố mẹ 
buôn bán. Họ 
rất chiều con 
và hay cho 
con tiền. 
- Luôn có thái 
độ vô lễ với 
thầy cô. Em 
có nhiều mối 
quan hệ bạn 
bè phức tạp, 
uống rượu, 
hút thuốc, bỏ 
giờ, rủ bạn bỏ 
học đi chơi, 
luôn tỏ vẻ 
mình là người 
lớn, từng trải. 
Lực học yếu. 
- Lời nói, cách 
cư xử với thầy 
cô thiếu sự tôn 
trọng, lễ phép. 
- Luôn luôn sử 
dụng điện thoại 
chơi games 
trong giờ học 
hoặc ngủ chứ 
không chịu học 
bài. Luôn rủ 
một số bạn 
nam trong lớp 
tụ tập hút thuốc 
vào giờ ra chơi 
hoặc rủ bạn bỏ 
tiết đi chơi 
games. 
- Em đã lễ phép 
với thầy cô, 
không còn bỏ 
tiết nữa. 
- Đã hạn chế 
giao du với bạn 
xấu và đã chăm 
học hơn. Em đã 
đậu tốt nghiệp. 
2. Phạm 
Thanh 
Phong 
Gia đình làm 
nông, bố mẹ 
quan tâm em, 
tạo điều kiện 
cho em học. 
- Tính hay 
nói, luôn nói 
chuyện trong 
giờ học, 
không chú ý 
học và gây rối 
trong giờ, 
thỉnh thoảng 
theo bạn bỏ 
giờ đi chơi. 
- Luôn nói 
chuyện và kéo 
theo các bạn 
ngồi cạnh nói 
chuyện gây 
mât trật tự 
trong giờ. Em 
chơi thân với 
em Hồ Trọng 
T- học sinh vi 
phạm nhiều nội 
quy của lớp, 
- Em đã hạn 
chế được việc 
nói chuyện, 
tính trầm hơn 
và không bỏ 
tiết nữa. Cuối 
năm em thi đậu 
tốt nghiệp. 
39 
của trường. 
không chú ý 
học. 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
1. Kết luận: 
Bằng trách nhiệm và lòng yêu nghề thương trẻ của nhà giáo, mỗi thầy cô giáo 
chúng ta phải ra sức giáo dục các em trở thành người tốt. Việc giáo dục học sinh 
chưa tích cực tuy khó khăn vất vả nhưng không phải không làm được. Có thể liên 
tưởng hình ảnh thầy cô giáo dục học sinh chưa tích cực giống như một chiến binh 
kỵ mã chinh phục những con ngựa bất kham; khi đã chinh phục được rồi thì đây là 
những con ngựa hay. Niềm vui lớn nhất, hạnh phúc khó tả của người thầy là thấy 
các em trưởng thành trong cuộc sống. Trên thực tế nhiều giáo viên còn tỏ ra ngại 
tiếp xúc, ít đầu tư giáo dục học sinh chưa tích cực. Thậm chí còn thờ ơ, giải quyết 
sự việc qua loa lấy lệ, không đến nơi đến chốn. Mỗi khi các em có vi phạm điều gì 
thì tỏ ra cáu giận, la mắng, gắt gỏng hoặc đánh vài roi cho xong sự việc... có khi 
nói quá nặng lời. Tất cả những điều ấy chỉ làm tăng thêm cá tính bướng bỉnh của 
các em mà thôi!. Trong thực tiễn qua nhiều năm công tác bản thân tôi rút được 
nhiều điều. Nhưng điều quan trọng nhất là lấy tình yêu thương của mình để cảm 
hoá các em. Phải thực sự yêu thương các em, xem các em như là con là em của 
mình. Khi các em có thiện cảm với mình, tôn trọng và tin tưởng ở mình thì lúc đó 
mình giáo dục các em rất dễ. “Tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm” luôn 
luôn là phương châm sống và làm việc của nhà giáo chúng ta. Giáo dục học sinh 
chưa tích cực bằng tình cảm là phương pháp hữu hiệu nhất. Chúng ta mỗi người 
giáo viên hãy nhớ rằng: “Bạn có thể thay đổi cách cư xử của người khác bằng 
tình yêu thương của mình” và “cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đến trái tim”. 
Tôi thiết nghĩ rằng những học sinh chưa tích cực tính cách có sự sàng lọc tình cảm 
rất kỹ; gieo vào lòng các em tình yêu thương quý trọng là rất khó nhưng chính các 
em là người cất giữ tình cảm lâu nhất, bền chặt nhất... cũng từ đây giá trị, vị thế 
nhà giáo được nâng cao, được tôn vinh trong cuộc sống nhân dân. 
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang có chủ trương chỉ đạo ngành giáo dục 
tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; “ xây dựng trường học thân 
thiện, học sinh tích cực”. Đây là chủ trương đúng, cần thiết và khẩn trương. Hãy 
nhớ từ lâu ông cha ta đã dạy: “ Tiên học lễ, hậu học văn.” Điều đầu tiên người học 
phải học lễ phép, đạo lí, cách làm người; sau đó mới học hỏi, tìm tòi kiến thức, mở 
rộng tri thức. Hình như, ngày nay người dạy chỉ lo dạy chữ mà quên đầu tư dạy 
người; người học cũng chỉ lo học chữ, tìm thầy học cho đầy túi kiến thức chứ ít 
đầu tư học ăn, học nói, học lễ nghĩa, học đạo lí. Đâu còn có cảnh “ Tầm sư học 
đạo” như xưa. 
Đã đến lúc cần khẩn trương chấn chỉnh nền giáo dục nước nhà. Tôi nghĩ rằng 
giáo dục đạo đức học sinh đâu chỉ riêng trong ngành giáo dục, trong trường học mà 
40 
đòi hỏi cả một hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Từ bậc làm cha 
mẹ đến thầy cô, từ gia đình đến nhà trường - xã hội và tất cả mọi người. 
Hãy tạo cho các em sống - học tập trong một môi trường thật tốt. Hãy quan 
tâm giáo dục đạo đức các em thật nhiều, mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực. Để các em 
khôn lớn trưởng thành, để số lượng học sinh chưa tích cực ngày càng giảm đi, để 
đất nước có một thế hệ tương lai tốt đẹp “Tài - Đức vẹn toàn” 
2. Đề xuất: 
Tôi nghĩ rằng việc giáo dục học sinh chưa tích cực là cần thiết. Mỗi trường 
cần phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể để giáo dục các em một cách có hiệu quả 
nhất. Giáo dục tốt học sinh chưa tích cực thì nề nếp trường học kỷ cương hơn, 
phong trào học tập càng tốt hơn. 
Đối với nhà trường và các đoàn thể: Cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động vui 
chơi, giải trí cho học sinh để các em có được sân chơi lành mạnh, bổ ích. 
Cần tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em, để các em hiểu 
thêm về vai trò, trách nhiệm của lứa tuổi học đường. 
Giáo viên chủ nhiệm cần tăng cường công tác phối hợp với cha mẹ học sinh 
để kịp thời giáo dục những học sinh cá biệt có hiệu quả. 
Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Nên tổ chức phối kết hợp thường xuyên 
với các lực lượng giáo dục, đặc biệt là Hội cha mẹ học sinh để phụ huynh không 
coi việc giáo dục các em là việc riêng của nhà trường. 
Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các hội thảo về công tác 
chủ nhiệm lớp để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 
Có hình thức khen thưởng các giáo viên làm công tác chủ nhiệm tốt nhằm 
động viên khuyến khích họ thực hiện tốt hơn. 
Mở lớp hướng dẫn, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để giáo viên có 
cơ hội chia sẻ, học tập những bài học hay, những kinh nghiệm tốt áp dụng vào thực 
tế, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. 
Cần mở những lớp tập huấn kỹ năng giáo dục học sinh chưa tích cực cho giáo 
viên chủ nhiệm cấp trung học phổ thông. 
Để giáo dục tốt học sinh cá biệt đòi hỏi mối quan hệ giữa Đoàn trường - Giáo 
viên chủ nhiệm - Giáo viên bộ môn - Các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường 
học càng thắt chặt hơn. 
 Để hạn chế “Đất ” vui chơi của học sinh chưa tích cực và ngăn ngừa học 
sinh tốt trở thành học sinh chưa ngoan; Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương 
cần phải có sự quản lí chặt chẽ các dịch vụ vui chơi giải trí nhất là Internet, Game, 
Chát... không thể cái cảnh trong giờ hành chính học tập mà các quán đầy rẫy bóng 
dáng của các em học sinh. 
41 
Mỗi giáo viên đều có trách nhiệm trong công tác giáo dục học sinh chưa tích 
cực (dẫu là học sinh đó mình không dạy) bằng cái tâm và tinh thần trách nhiệm của 
mình để cùng với nhà trường tích cực giáo dục các em. 
Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực và kiên trì của mỗi giáo viên, 
cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng 
học sinh. Bằng lòng yêu mến nghề, mến trẻ, bằng sự vị tha, lòng bao dung, độ 
lượngchắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ thành công trong công tác giáo dục học 
sinh lớp mình đặc biệt là cảm hóa những học sinh chưa tích cực. Nói cách khác, 
nhà giáo là một con người trí tuệ, đức độ và giàu lòng nhân ái khoan dung, có vai 
trò là người cha, người mẹ đúng như câu nói “Cha mẹ cho hình hài vóc dáng, 
còn thầy cô cho các em kiến thức, nhân nghĩa để các em có thể vững bước trên 
con đường đời đầy chông gai, thử thách.”. 
Bản thân rất tâm huyết với đề tài này, mong rằng những điều trao đổi trong 
nội dung đề tài có thể áp dụng rộng rãi vào thực tiễn. Chúng ta cùng bắt tay nhau 
lập lại kỷ cương trong giáo dục; xây dựng nhân cách tốt cho học sinh, để ngoài xã 
hội bớt đi gánh nặng không còn xảy ra những điều thương tâm nữa. 
 Người thực hiện 
 xxx 
42 
PHỤ LỤC: 
Phụ lục 1: Phiếu lấy ý kiến giáo viên chủ nhiệm. 
Họ và tên: ........... 
Đơn vị công tác: . 
Chủ nhiệm lớp: 
Căn cứ vào thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về ban hành Điều lệ Trường trung 
học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và 
thông tư 08 - Hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các 
trường phổ thông. Để có cơ sở cho việc giáo dục học sinh chưa tích cực có hiệu 
quả, tôi muốn các thầy cô làm công tác chủ nhiệm trả lời các câu hỏi một cách 
trung thực và thẳng thắn. Ý kiến của các thầy cô giáo rất quan trọng trong việc 
thúc đẩy ý tưởng làm đề tài cảm hóa các em học sinh chưa tích cực. Để đảm bảo 
tính khách quan, ý kiến các thầy cô sẽ được giữ bí mật. 
Câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn thầy cô hãy chọn theo phương pháp mà 
thầy cô từng áp dụng trong thực tế nhé. 
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô. 
Các thầy cô lựa chọn theo các giải pháp sau: 
1. Báo cáo với phụ huynh. 
2. Báo cáo với Ban giám hiệu và Đoàn trường. 
3. Giáo viên chủ nhiệm tự giải quyết hoặc kết hợp với giáo viên bộ môn. 
4. Giáo viên chủ nhiệm không làm gì và bỏ qua. 
Phụ lục 2: Các biểu mẫu trong quá trình thực hiện đề tài 
Mẫu 1: Phiếu thông tin học sinh 
Họ tên học sinh: .... 
Sinh ngày..tháng .năm.... 
Nơi sinh: .Dân tộc:..... 
Địa chỉ thường trú:.... 
Thuộc diện ưu tiên, chính sách: (Thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, dân tộc, nghèo, 
mồ côi) .. 
Họ tên cha:tuổi, nghề nghiệp., số điện thoại....... 
43 
Họ tên mẹ: tuổi , nghề nghiệp, số điện thoại .. . 
Gia đình có bao nhiêu anh chị em, nghề nghiệp của anh chị em: 
Đường từ nhà đến trường dài khoảng:.mét. 
Sống với ai?................................................................................................................ 
Nguồn thu nhập chính của bố mẹ hay người nuôi dưỡng:  
đồng/tháng. 
Ước mơ sau này của em là gì? 
.................................................................................................................................... 
Ngoài giờ học em thường làm gì để giúp đỡ gia đình? 
.................................................................................................................................... 
Trong học tập và cuộc sống em gặp phải khó khăn gì? 
.................................................................................................................................... 
Em chơi thân với bạn nào? Bạn đó học lớp mấy? 
............................................................ 
Kết quả học tập và rèn luyện năm học trước của em 
Ghi chú Học lực Hạnh kiểm Thi lại 
môn Điểm KTCN Xếp loại Xếp loại 
Mẫu 2: Phiếu tìm hiểu học sinh chưa tích cực 
NĂM HỌC: 20..... – 20... 
TT Họ và tên 
Học sinh 
Lớp Hoàn 
cảnh 
sống 
hiện tại 
Tính 
cách, 
năng lực 
học tập 
Nhận 
xét của 
GVCN 
Nhận xét 
của BT 
Đoàn thôn 
Ý kiến 
của Phụ 
huynh 
01 Nguyễn A... ..... 
... 
............ 
.. 
............. 
.. 
.............. 
.. 
.............. 
. 
.............. 
.. 
44 
Mẫu 3: Phiếu theo dõi học sinh chưa tích cực 
(Dành cho giáo viên chủ nhiệm và lớp) 
Lớp:.......................... Giáo viên chủ nhiệm:................................................... 
TT Họ và Tên 
Học sinh 
Phân 
công 
HS 
giúp đỡ 
Nhận xét, đánh giá của GVCN – Lớp 
Tháng 
9 + 10 
Tháng 
11 +12 
Tháng 
1 + 2 
Tháng 
3 + 4 
Tháng 
5 
01 Nguyễn A ....... 
.. 
........ 
.. 
........ 
...... 
. 
..... 
.. 
....... 
........ 
 GVCN 
 (Kí, ghi rõ họ tên) 
Mẫu 4: (Dành cho việc kết hợp với cán bộ Đoàn thôn) 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
********** 
PHIẾU ĐỀ NGHỊ THEO DÕI HỌC SINH CHƯA TÍCH CỰC 
Kính gửi Đ/C: ..................................................................................................... 
Chức vụ: Bí thư Chi Đoàn thôn:......................................... 
Tôi tên là:............................................................................................................ 
Chức vụ:.............................................................................................................. 
Đơn vị công tác: Trường THPT X 
Nay đề nghị đồng chí:........................................ cộng tác cùng nhà trường để 
quản lý giáo dục em:................................................. 
Hiện đang học lớp:............ Trường THPT X 
Con ông:.............................................. và bà............................... 
Cư trú tại:................................................................................................ 
Lý do: .................................................................................................... 
Rất mong sự kết hợp của đồng chí để giáo dục em....................... ngày càng 
tiến bộ hơn. 
 X, ngày tháng năm 202.... 
 T/M BGH nhà trường 
 TPT 
45 
Mẫu 5: (Dành cho cán bộ Đoàn thôn): Bảng đánh giá nhận xét 
của cán bộ đoàn thôn về học sinh chưa tích cực tại nơi cư trú 
TT Họ và Tên 
HS cá biệt 
Con 
ông bà 
Nhận xét, đánh giá của Cán bộ Đoàn thôn 
Tháng 
9 + 10 
Tháng 
11 + 12 
Tháng 
1 + 2 
Tháng 
3 + 4 
Tháng 
5 
01 Nguyễn A ....... ........ ........ ...... ...... ....... 
Mẫu 6: Bảng tổng hợp các nhận xét của giáo viên chủ nhiệm 
và cán bộ đoàn thôn 
TT Họ và Tên 
HS cá biệt 
Lớp Tổng hợp các nhận xét của GVCN + CB Đoàn 
Tháng 
9 + 10 
Tháng 
11 + 12 
Tháng 
1 + 2 
Tháng 
3 + 4 
Tháng 
5 
01 Nguyễn A ....... ........ ........ ...... ...... ....... 
Mẫu 7: Bảng theo dõi quá trình sinh hoạt - học tập 
của học sinh chưa tích cực năm học 20.. - 20.. 
TT Họ và Tên 
HS cá biệt 
Lớp Nhận xét, đánh giá của Tổng phụ trách 
Tháng 
9 + 10 
Tháng 
11 + 12 
Tháng 
1 + 2 
Tháng 
3 + 4 
Tháng 
5 
01 Nguyễn A ....... ........ ........ ...... ...... ....... 
46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về ban hành Điều lệ Trường trung học cơ 
sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 
2. Thông tư 08 - Hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh 
các trường phổ thông. 
3. Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy 
chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông 
ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐTngày 12 tháng 12 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
4. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm PGS Lê Văn Hông NXB Giáo 
dục 1995 
5. Tâm lý học sư phạm Trường ĐHSP Hà Nội,1994. 
6.Tổ chức hoạt động giáo dục PGS Hồ Nhất Thăng, PGS Lê Tiến Hùng, Hà 
Nội 1996 
7. Sách “Đánh thức con người phi thường trong con người bạn”-AWAKEN 
THE GIANTWITHIN. 
Tác giả: Anithony Robbins 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nhiem_de_ca.pdf
Sáng Kiến Liên Quan