SKKN Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII” (Lịch sử Lớp 10)

Khi thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát và tìm hiểu đối với các

giáo viên một số trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành và một số địa

phương lân cận; tìm hiểu qua khảo sát các em học sinh lớp 10 của trường THPT

Yên Thành 2. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy:

- Đối với giáo viên:

+ Về phương pháp, hình thức dạy học: Phần lớn giáo viên chưa từng áp

dụng các phương pháp, hình thức dạy học mới vào giảng dạy mà hoàn toàn chỉ sử

dụng cách dạy học truyền thống. Còn lại, có một số ít giáo viên đã từng áp dụng

các phương pháp, hình thức dạy học mới. Tuy nhiên trong số ít giáo viên đã từng

áp dụng phương pháp và hình thức dạy học mới lại không thường xuyên, chủ yếu

sử dụng trong các buổi thao giảng, dự giờ

+ Về vai trò, ý nghĩa của các phương pháp, hình thức dạy học theo hướng

phát triển năng lực và lấy học sinh làm trung tâm: 100% giáo viên đều cho rằng rất

có hiệu quả.

+ Với mô hình lớp học đảo ngược thì phần lớn giáo viên đều chưa từng nghe

nói đến, còn số ít thì đã tìm hiểu qua nhưng chưa thực sự hiểu về mô hình này.

Trong đó, có một vài giáo viên đã hiểu về mô hình này là sự thay đổi về mục tiêu,

mục đích học tập hướng tới thực hành bên ngoài thực tế nhiều hơn, một vài giáo

viên hiểu là sự thay đổi về vai trò của giáo viên và học sinh, là sự thay đổi về địa

điểm học tập. Mặc dù vây, tất cả giáo viên đều cho rằng vai trò của mô hình này rất

quan trọng và muốn được áp dụng vào việc giảng dạy nếu có thể. Họ đã đề xuất

mong muốn nhà trường sẽ tạo điều kiện hơn nữa để có thể áp dụng mô hình này

vào trong giảng dạy.

- Đối với học sinh: Các em có hứng thú cao với các phương pháp dạy học

mới và hầu hết các em đều cho rằng nó phù hợp để ứng dụng vào môn Lịch sử ở

trường THPT. Trong học tập, các vấn đề liên hệ thực tiễn địa phương luôn thu hút

học sinh. Khi được giáo viên hướng dẫn và giao nhiệm vụ cụ thể đồng thời có

những động viên khích lệ, học sinh sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập.

+ Phần lớn học sinh mong muốn thầy cô thay đổi phương pháp dạy học

truyền thống trước đây. Các em đều mong muốn được thầy cô dạy theo các

phương pháp, hình thức dạy học mới. Trong đó, phương pháp, hình thức mà học12

sinh thích nhất là tổ chức các trò chơi và các buổi trải nghiệm sáng tạo. Riêng với

hình thức học trực tuyến, mặc dù rất ít thầy cô áp dụng và chưa hiểu hết về cách

dạy học này, nhưng đa số học sinh vẫn mong muốn được học.

+ Tuy nhiên, để áp dụng mô hình này có hiệu quả, học sinh khẳng định sẽ

gặp phải những khó khăn như: áp lực từ bài tập của các môn học khác, khả năng tự

học của bản thân còn hạn chế. Ngoài ra, còn những khó khăn như: gia đình không

có đủ điều kiện về kinh tế, ở nhà thời gian dành cho học tập và vui chơi bị hạn chế,

thời gian cho một tiết học trên lớp bị hạn chế, cơ sở vật chất của nhà trường chưa

đủ để đáp ứng việc học,

pdf74 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII” (Lịch sử Lớp 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng khác đặc biệt là kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, kĩ năng sử dụng CNTT vào 
học tập, kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm 
Thông qua hoạt động học tập trong mô hình lớp học đảo ngược, học sinh sẽ 
được rèn luyện tính tự giác, tích cực, đúng kế hoạch, tự đặt câu hỏi khi tự học ở 
nhà Khi học với bạn, học sinh được rèn luyện các kỹ năng trao đổi làm việc 
nhóm; Khi học thầy, học sinh hỏi thầy, lắng nghe, ghi chép, học hỏi phong thái 
giao tiếp của thầy. Học sinh còn được học và rèn luyện các kỹ năng viết, nói, 
thuyết trình, Mô hình lớp học đảo ngược đã tạo điều kiện phát triển kỹ năng này. 
Trên lớp học sinh được tham gia hoạt động nhóm, rèn luyện các kỹ năng hợp tác, 
giao tiếp, trình bày... Muốn vậy, học sinh phải có những kiến thức nền tảng nhất 
định. Chính tự học ở nhà là chìa khóa giúp học sinh thực hiện tốt hoạt động trên 
lớp của mình, có thể hiểu sâu hơn chủ đề được học so với khi học tập độc lập, đồng 
thời các kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự học cũng được nâng 
cao hơn. Đặc biệt, mô hình được áp dụng ở chủ đề học sinh khó hình dung, nhưng 
chính tự học ở nhà, với sự gợi ý của giáo viên, kết hợp CNTT, truyền thông đã 
giúp học sinh tiếp thu nhanh ở trên lớp. 
Ngoài ra, chủ đề còn góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng 
phân luồng cung cấp nhân lực trực tiếp cho địa phương; góp phần thực hiện việc 
“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn 
diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực 
tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” theo 
quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW. 
Về mặt định lượng, tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược có ứng 
dụng CNTT, truyền thông, giải đáp được nhiều thắc mắc của học sinh trong các 
chủ đề này. 
Đối chiếu với nhiệm vụ của đề tài đặt ra, nội dung nghiên cứu đã giải quyết 
trọn vẹn các nhiệm vụ của đề tài. 
Có thể mở rộng phạm vi đề tài: không phải một chủ đề mà nhiều chủ đề, đặc 
biệt các chủ đề dài và học sinh khó hình dung thuộc lĩnh vực văn hóa hoặc các bài 
ôn tập, sơ kết, tổng kết 
 59 
Tuy nhiên hạn chế đề tài là khó kiểm soát việc học sinh sử dụng điện thoại, 
máy tính của học sinh. Một số học sinh còn sử dụng để làm việc khác như chơi 
game, xem phim. Ngoài ra một khó khăn lớn là không phải học sinh nào cũng có 
điện thoại, máy tính để làm theo sự gợi ý của giáo viên. 
2. Kiến nghị 
Thứ nhất: Mô hình lớp học đảo ngược có thể sử dụng để giảng dạy nhiều nội 
dung chương trình Lịch sử ở trường phổ thông, vì vậy nên tiếp tục triển khai mô 
hình ở những nội dung kiến thức Lịch sử khác ở các khối lớp 10, 11 và 12. 
Thứ hai: Cần xây dựng nền tảng CNTT và triển khai bồi dưỡng, nâng cao 
trình độ CNTT cho GV, tạo điều kiện để đáp ứng tốt hơn cho quá trình dạy học 
theo định hướng phát triển năng lực như hiện nay. Bên cạnh đó, tự bản thân mỗi 
giáo viên cũng không ngừng nâng cao trình độ CNTT của mình. 
Thứ ba: Việc tổ chức dạy học để bồi dưỡng năng lực tự học và đánh giá sự 
phát triển NLTH của HS cần được tiếp tục triển khai nghiên cứu. 
Thứ tư: Mô hình lớp học đảo ngược không chỉ có hiệu quả trong dạy học mà 
còn có ý nghĩa trong việc dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn học sinh 
nghiên cứu các vấn đề lịch sử Do đó, giáo viên có thể vận dụng để bồi dưỡng 
học sinh giỏi, nghiên cứu để phát huy năng lực tự học. 
Thứ năm: Đối với các nhà trường cần trang bị máy móc, CNTT, phòng học 
chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học. 
Thứ sáu: Đối với các tổ chuyên môn ở các nhà trường cần thường xuyên trao 
đổi chuyên môn trên tinh thần cầu thị, học hỏi và truyền đạt kinh nghiệm, thảo luận 
các vấn đề chuyên môn đảm bảo tất cả các thành viên trong tổ, nhóm đều nắm 
vững và thực hiện được việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học. 
Thứ bảy: Đối với học sinh, cần rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong học tập 
theo hướng đổi mới như: năng lực hợp tác theo nhóm, năng lực sử dụng công nghệ 
thông tin, năng lực thuyết trình, sáng tạo. Rút ra kinh nghiệm qua các giờ học để 
thực hiện tốt hơn khi được tiếp cận với mô hình dạy học mới như mô hình lớp học 
đảo ngược. 
Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra sau khi thực hiện đề tài. Dù đã 
cố gắng rất nhiều nhưng đề tài vẫn còn nhiều những hạn chế, thiếu sót, rất mong 
nhận được sự đóng góp ý kiến góp ý, bổ sung của các đồng nghiệp để đề tài được 
hoàn thiện hơn. 
Yên Thành, ngày 07 tháng 3 năm 2021 
Tác giả 
Hoàng Danh Hùng 
 60 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Giang Quỳnh Anh (2014), Làm thế nào để đảo ngược lớp học. Tạp chí 
công nghệ giáo dục, chuyên đề Học tập Thời đại số. Đại học FPT, tháng 9, 
tr.50-53. 
2. Đinh Quang Báo (1998), Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược trong phát 
triển giáo dục Việt Nam (Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của tự học 
trong đào tạo ở bậc đại học), NXB Giáo dục, Hà Nôi, tr. 160-166. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử lớp 10 Cơ 
bản, NXB Giáo dục. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo Lịch sử lớp 10 Nâng cao, NXB Giáo dục. 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chuẩn kiến thức kỹ năng Lịch sử 11, NXB Giáo 
dục. 
6. Rubakin N.A (1982), Tự học như thế nào? (Nguyễn Đình Côi dịch), NXB 
Thanh niên, Hà Nội. 
7. Nguyễn Đình Thúc (2013), “Dạy học tương tác trên nền IT- Một môi trường 
triển khai minh họa”, Kỷ yếu Hội thảo về kiến trúc và công nghệ e-Learning - 
Lần thứ 5, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 
8. Đặng Thị Thu Thùy (2014), Xu hướng phát triển giáo dục E-Learning trong 
Kỷ nguyên Online tại Viêt Nam và các xu thế E-Learning trên thế giới 
(Topica), Hội thảo “Internet Day 2014: Kỷ nguyên Online”, Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
9. Tuyển tập đề thi Olympic các năm. 
10.  
11.  
12.  
 PHẦN PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC 
CỦA HỌC SINH VÀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 
(Dành cho học sinh các trường THPT) 
(Đánh dấu X vào ô được chọn) 
Xin các em vui lòng điền các thông tin sau: 
Họ và tên: . 
Học sinh lớp:  Trường THPT  
1. Theo em, học tập Lịch sử như thế nào là hiệu quả? 
 Chỉ học trên lớp là đủ. 
 Chỉ có hiệu quả khi tự nghiên cứu SGK. 
 Phải nghiên cứu và tìm thêm tài liệu ngoài SGK. 
 Phải nghiên cứu SGK, tìm thêm tài liệu tham khảo, có GV hướng dẫn. 
2. Em tự đánh giá kỹ năng nghe giảng và ghi chép của bản thân ở mức độ: 
 Tốt  Khá  Chưa tốt 
3. Em tự đánh giá kỹ năng hoạt động nhóm của bản thân ở mức độ: 
 Tốt  Khá  Chưa tốt 
4. Em tự đánh giá kỹ năng trình bày, phát biểu ý kiến trước lớp của bản thân ở 
mức độ: 
 Tốt  Khá  Chưa tốt 
5. Em tự đánh giá kỹ năng sử dụng CNTT trao đổi với bạn bè và giáo viên của 
bản thân ở mức độ: 
 Tốt  Khá  Chưa tốt 
6. Em tự đánh giá kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá trong học tập của bản thân ở mức độ: 
 Tốt  Khá  Chưa tốt 
7. Em tự đánh giá kỹ năng khai thác tài liệu học tập bằng phương tiện CNTT và 
truyền thông của bản thân ở mức độ: 
 Tốt  Khá  Chưa tốt 
 8. Em tự đánh giá kỹ năng lập kế hoạch học tập của bản thân ở mức độ: 
 Tốt  Khá  Chưa tốt 
9. Em sử dụng internet để 
 Phụ lục 2 
PHIẾU TRẢ LỜI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ SỐ 1 
Trường THPT Lớp. Tổ: 
*Nhóm câu hỏi về Nội dung 1 (Tình hình tư tưởng và tôn giáo trong các thế 
kỷ X - XVIII) 
Câu 1: Trình bày sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta trong 
các thế kỷ X - XVIII. 
Hướng dẫn trả lời 
Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo vốn được du nhập vào nước ta từ thời bắc 
thuộc; sang thời kì độc lập, càng có điều kiện phát triển. Nho giáo dần dần trở 
thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị và là tư tưởng chi phối nội dung 
giáo dục, thi cử. Mặc dù vậy, từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, trong nhân dân ảnh 
hưởng của Nho giáo còn ít. Trong khi đó, Phật giáo lại giữ vị trí quan trọng và 
phổ biến. Từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, các nhà sư được triều đình 
coi trọng. Đạo giáo tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo. Một số đạo quán 
được xây dựng. 
Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy giảm. Trong khi đó, ở thế kỉ 
XV, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của 
nhà nước phong kiến thời Lê sơ. Sự phát triển của giáo dục nho học cũng góp 
phần củng cố vị trí của Nho giáo. 
Từ thế kỉ XVI, Nho giáo từng bước suy thoái, thi cử không còn nghiêm túc 
như trước. Tôn ti trật tự phong kiến cũng không còn được như thời Lê sơ. Phật 
giáo, Đạo giáo có điều kiện phục hồi. Nhiều chùa, quán được xây dựng thêm, một 
số chùa được trùng tu lại. Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, từ thế kỉ 
XVI, một số giáo sĩ đạo Thiên chúa phương Tây theo các thuyền buôn nước 
ngoài vào Đại Việt truyền đạo Thiên chúa ở cả hai đàng. Do nhu cầu của việc 
truyền đạo, chữ quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng ra đời ở thế kỉ XVII. 
Các tín ngưỡng truyền thống trong dân gian vẫn được duy trì và phát huy 
như tục thờ cúng tổ tiên, thờ những người anh hùng có công với nước, với làng. 
Câu 2. Vì sao Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý - Trần nhưng đến thời Lê sơ 
lại không phát triển? 
Hướng dẫn trả lời 
Phật giáo phát triển mạnh thời Lý - Trần vì: Giáo lý Phật giáo rất phù hợp 
với phong tục tập quán và tâm lí người Việt nên được truyền bá sâu rộng đi sâu 
vào cuộc sống tinh thần của nhân dân, được giai cấp thống trị tôn sùng và nhân 
dân tôn trọng. Mặt khác, ở thời kỳ này, Nho giáo chưa có điều kiện để trở thành 
 hệ tư tưởng thống trị xã hội. 
Đến thời Lê sơ, Phật giáo không phát triển vì: Nhà nước phong kiến thời 
Lê sơ bước vào thời kì phát triển cao. Tư tưởng Phật giáo bộc lộ những hạn chế. 
Tư tưởng Nho giáo chi phối giáo dục, thi cử và các mối quan hệ xã hội. Nho giáo 
được nâng lên địa vị độc tôn, lấn át sự phát triển của Phật giáo. Nhà nước Lê sơ 
có những chính sách hạn chế sự phát triển của Phật giáo (hạn chế xây dựng chùa 
chiền, bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục). Phật giáo lui về trở thành 
tôn giáo của nhân dân. 
Câu 3. Lý giải sự phát triển thăng trầm của hệ tư tưởng Nho giáo ở nước ta trong 
các thế kỷ X - XVIII? 
Hướng dẫn trả lời 
Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và được truyền bá vào nước ta thời 
Bắc thuộc. Thời Lý, Trần, Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp 
phong kiến thống trị, chi phối đến giáo dục, thi cử. Sang thời Lê sơ, Nho giáo 
chiếm vị trí độc tôn. Từ thế kỷ XVI - XVIII, Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự 
phong kiến bị đảo lộn. 
Nguyên nhân: 
+ Cùng với sự phát triển của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập 
quyền, giai cấp thống trị lấy Nho giáo làm công cụ thống trị và duy trì trật tự xã 
hội vì Nho giáo đề cao đạo đức xã hội, duy trì trật tự phong kiến và bảo vệ quyền 
lợi cho giai cấp thống trị 
+ Sang thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn vì lúc này nhà nước quân 
chủ chuyên chế đạt đến độ hoàn thiện, tính tập quyền trung ương cao nhất. 
+ Từ thế kỷ XV - XVIII, do sự suy yếu và bất lực của nhà nước phong kiến 
cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã khiến cho Nho giáo suy thoái và 
mất địa vị độc tôn. 
Câu 4. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc 
ta? 
Hướng dẫn trả lời 
Chữ Quốc ngữ ra đời với mục đích ban đầu là giúp các giáo sỹ phương Tây 
ghi âm tiếng Việt để truyền đạo 
Sự ra đời chữ Quốc ngữ đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử 
ngôn ngữ Việt Nam. Chữ Quốc ngữ góp phần quan trọng trong việc đưa nền văn 
hóa Việt Nam bước đầu tiếp cận với văn hóa thế giới. 
 *Nhóm câu hỏi về Nội dung 2 và Nội dung 3 (Tình hình giáo dục và văn học 
trong các thế kỷ X - XVIII) 
Câu 1: Trình bày sự phát triển của giáo dục Đại Việt trong các thế kỷ X - XVIII. 
Hướng dẫn trả lời 
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện 
và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu. Năm 1070, vua Lý Thánh 
Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở 
kinh thành. Sang thời Trần, giáo dục, thi cử được quy định chặt chẽ hơn. Thời Lê 
sơ, nhà nước quy định: cứ 3 năm có một kì thi hội để chọn tiến sĩ. Trong dân 
gian, số người đi học ngày càng đông và số người đỗ đạt cũng tăng thêm nhiều. 
Riêng thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức được 12 khoa thi hội, có 501 
người đỗ tiến sĩ. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia ghi tên tiến sĩ. Nhiều 
trí thức tài giỏi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển đất 
nước. 
Nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi để chọn lựa 
nhân tài. Thời kì nhà Mạc đã tổ chức được 22 kì thi hội lấy được 485 tiến sĩ. Nhà 
nước Lê - Trịnh được khôi phục, giáo dục nho học tiếp tục được duy trì. Nhiều 
khoa thi được tổ chức nhưng số người đỗ đạt và đi thi không nhiều như trước. Ở 
Đàng Trong, năm 1646 chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên. Việc học hành ở Đàng 
Trong cũng không câu nệ sách vở khuôn sáo. Các chúa Nguyễn coi trọng khả 
năng thực tế và thi cử không phải là con đường duy nhất để tuyển quan lại. 
Ở triều đại Tây Sơn, với chính sách chăm lo giáo dục của Quang Trung, 
chữ Nôm được dùng trong công việc hành chính, thi cử. Mặc dù vậy, nội dung 
giáo dục vẫn là kinh sử. Các bộ môn khoa học tự nhiên ít được chú ý. 
Câu 2. Tình hình văn học nước ta trong các thế kỷ X - XVIII. 
Hướng dẫn trả lời 
- Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo 
- Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển: hàng loạt bài thơ, 
hịch, bài phú nổi tiếng cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời toát lên niềm tự hào 
dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. 
- Thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển, tiêu biểu là 
Nguyễn Trãi 
- Từ thế kỷ XVI - XVIII: văn học chữ Hán mất dần vị thế, văn học chữ 
Nôm có điều kiện phát triển 
- Tuy nhiên, văn học chính thống có phần suy thoái thì văn học dân gian 
phát triển khá rầm rộ, tạo điều kiện cho thơ ca chữ Nôm phát triển rực rỡ. 
 Câu 3. Việc dựng Bia Tiến sỹ ở thế kỷ XV thời Lê sơ có tác dụng gì? 
Hướng dẫn trả lời 
Việc dựng Bia Tiến sỹ có tác dụng: 
- Tôn trọng việc học hành, đỗ đạt 
- Khuyến khích việc học hành trong tầng lớp quý tộc và trong nhân dân 
- Tôn vinh những nhân tài của đất nước 
- Nhắc nhở những người đỗ đạt phải có trách nhiệm với dân, với nước 
Câu 4. Giáo dục nước ta thời phong kiến có những mặt tích cực và hạn chế gì? 
Hướng dẫn trả lời 
- Mặt tích cực: 
+ Đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước 
+ Góp phần nâng cao dân trí, mở mang hiểu biết cho nhân dân 
+ Góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay 
- Mặt hạn chế: 
+ Chưa phát triển được mạng lưới giáo dục rộng khắp để nhân dân theo 
học, người học chủ yếu là con em quan lại, quý tộc 
+ Nội dung học tập chủ yếu là Kinh sử, không tạo điều kiện cho phát triển 
kinh tế 
+ Các môn khoa học tự nhiên, khoa học - kĩ thuật chưa được chú trọng 
 Phụ lục 3 
PHIẾU TRẢ LỜI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ SỐ 2 
Trường THPT Lớp Tổ: 
Trắc nghiệm 
Câu 1. Trong các thế kỉ X - XIV, xuất hiện hàng loạt những công trình nghệ thuật 
kiến trúc liên quan đến Phật giáo là 
A. Chùa, tháp . Đền C. Đạo, quán D. Văn miếu 
Hướng dẫn trả lời: Đáp án A 
Câu 2. Nghệ thuật chèo, tuồng, múa rối nước ở nước ta phát triển từ thời 
A. Đinh - Tiền Lê B. Lý C. Trần D. Lê sơ 
Hướng dẫn trả lời: Đáp án B 
Câu 3. Nghệ thuật dân gian ở các thế kỉ XVI - XVIII chủ yếu phản ánh điều gì 
A. Mâu thuẫn trong xã hội 
B. Sự sao chép của nghệ thuật cung đình 
C. Cuộc sống ấm no của nhân dân 
D. Những hoạt động thường ngày của nhân dân 
Hướng dẫn trả lời: Đáp án D 
Câu 4. Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta là 
A. Đại Việt sử kí B. Lam Sơn thực lục 
C. Đại Việt sử kí toàn thư D. Đại Việt sử lược 
Hướng dẫn trả lời: Đáp án A 
Câu 5. Người đã chỉ đạo các thợ quan xưởng chế tạo thành công súng thần cơ và 
đóng được thuyền chiến có lầu là 
A. Hồ Nguyên Trừng B. Trần Hưng Đạo 
C. Hồ Quý Ly D. Hồ Hán Thương 
Hướng dẫn trả lời: Đáp án A 
Câu 6. Nét nổi bật về tình hình kĩ thuật Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII là 
A. Nhiều thành tựu kĩ thuật được du nhập từ phương Tây 
 B. Tiếp cận được với sự phát triển của kĩ thuật thế giới 
C. Được du nhập từ phương Tây nhưng vì nhiều lí do nên không có điều 
kiện phát triển 
D. Quá lạc hậu so với sự phát triển chung của các nước trong khu vực và thế 
giới 
Hướng dẫn trả lời: Đáp án C 
Tự luận 
Câu 1: Những thành tựu nổi bật về các loại hình nghệ thuật tiêu biểu ở nước ta 
trong các thế kỷ X - XV. 
Hướng dẫn trả lời 
Từ thế kỉ X, nghệ thuật kiến trúc bắt đầu phát triển, các chùa, tháp được 
xây dựng như chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ 
Minh, kinh đô Thăng Long được xây dựng từ thời Lý. Thành nhà Hồ được xây 
dựng ở cuối thế kỉ XIV là những công trình nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc của 
Việt Nam. Ngoài ra, các đền tháp chăm cũng được xây dựng. Nghệ thuật điêu 
khắc cũng có những nét đặc sắc như: rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột 
hình hoa sen nở, các bức phù điêu có các cô tiên, vũ nữ vừa múa, vừa đánh đàn... 
nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ngày càng phát triển. múa rối nước là một 
loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời lý. 
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát 
triển, thể hiện ở các chùa mới được xây dựng như chùa Thiên Mụ (Huế), tượng 
phật ở các chùa... đặc sắc nhất vẫn là các ngôi đình như Đình Thạch Lỗi, Đình 
Bảng,... lối kiến trúc vô-băng của Pháp cũng bắt đầu được du nhập ở Nam Bộ. 
Thế kỉ XIX, kinh đô Huế được xây dựng và hoàn thiện với hệ thống cung điện, 
lăng tẩm thể hiện trình độ phát triển cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. 
Âm nhạc dân tộc phát triển với các nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn 
cầm, đàn tranh. Sử sách cũ còn ca ngợi nhiều về bản bình ngô phá trân nhạc. 
Câu 2. Lập bảng thống kê về các thành tựu khoa học kĩ thuật nổi bật của nước ta 
trong các thế kỷ X - XVIII. 
Hướng dẫn trả lời 
Nội dung 
Triều Lí - Trần - 
Hồ 
Triều Lê sơ 
Triều Lê Trịnh, chúa 
Nguyễn 
Khoa học - Sử học: Đại Việt sử 
ký 
- Quân sự: Binh thư 
- Sử học: Lam 
Sơn thực lục, 
Đại Việt sử ký 
- Sử học: Ô châu cận 
lục, Đại Việt thông sử, 
Phủ biên tạp lục, Đại 
 yếu lược 
- Toán học: Đại thành 
toán pháp, Lập thành 
toán pháp 
toàn thư 
- Địa lý: Dư địa 
chí, Hồng Đức 
bản đồ 
- Thiết chế chính 
trị: Thiên Nam 
dư hạ 
việt sử ký tiền biên, 
Thiên Nam ngữ lục 
- Địa lý: Thiên Nam tứ 
chí lộ đồ thư 
- Quân sự: Hổ trướng 
khu cơ 
- Triết học: các tập 
sách của Nguyễn Bỉnh 
Khiêm 
- Y học: Hải Thượng 
Lãn Ông và nhiều tác 
phẩm về nông học, 
văn hóa Việt Nam 
Kĩ thuật - Hồ Nguyên Trừng 
chế tạo súng thần cơ 
và thuyền chiến có 
lầu 
- Kĩ thuật xây thành: 
Thành Nhà Hồ 
 - Đúc súng đại bác 
theo kiểu phương Tây 
- Đóng thuyền chiến, 
xây thành lũy 
 Phụ lục 4 
ĐỀ KIỂM TRA SAU GIỜ HỌC THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG 
MÔN LỊCH SỬ LỚP 10. NĂM HỌC 2020 - 2021 
Thời gian làm bài: 15 phút 
Họ và tên:.. 
Lớp. 
Câu 1 (1,0 điểm): Điền từ còn thiếu vào dấu.để hoàn thiện câu sau: 
“Từ cuối thế kỷ XIV, ... và ... suy dần. Thời Lê sơ,  được chính thức 
nâng lên địa vị độc tôn và vị trí đó được duy trì cho đến cuối thế kỷ XIX” 
Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung giáo dục ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII 
chủ yếu là 
A. Các môn khoa học B. Các môn khoa học tự nhiên 
C. Giáo lí Nho giáo D. Giáo lí Phật giáo 
Câu 3 (3,0 điểm). Hoàn thiện bảng thống kê sau: 
Nội dung Thành tựu về khoa học 
nước ta trong các thế kỷ X 
- XV 
Thành tựu về khoa học 
nước ta trong các thế kỷ 
XVI - XVIII 
Sử học 
Địa lý 
Thiết chế chính 
trị 
Quân sự 
Triết học 
Y học 
Câu 4 (1,0 điểm): Trong các thế kỉ X - XIV, xuất hiện hàng loạt những công 
trình nghệ thuật kiến trúc liên quan đến Phật giáo là 
A. Chùa, tháp B. Đền C. Đạo, quán D. Văn miếu 
Câu 5 (4,0 điểm): Liên hệ đến các loại hình nghệ thuật ở địa phương em hiện 
nay. Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn, duy trì và phát triển giá 
trị của nghệ thuật truyền thống dân tộc. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_trong_day_hoc_chu_de.pdf
Sáng Kiến Liên Quan