SKKN Sử dụng hình ảnh và sơ đồ động vào giảng dạy phần Nguyên lí làm việc của động cơ, bài Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát ở môn Công nghệ 11
2.1.Cơ sở lí luận của đề tài:
Đề tài này một tài liệu hữu ích cho các giáo viên trong việc truyền đạt kiến
thức dễ dàng về phần nguyên lí làm việc của một số cơ cấu và hệ thống Động Cơ
Đốt Trong, đồng thời sẽ giúp học sinh hệ thống hóa từng bước trong nguyên lí làm
việc nhằm giảm độ phức tạp, trừu tượng của phần nguyên lí làm việc.
Việc sử dụng hình ảnh và sơ đồ động trong dạy học môn Công Nghệ nhằm
nâng cao hứng thú học tập của học sinh, phát huy tính tích cực trong học tập môn
Công Nghệ ở trường THPT đặc biệt trong các các hoạt động nhóm, giúp các em có
sự yêu thích, hứng thú hơn với môn học khô khan này.
2.2 Thực trạng của đề tài: Phương pháp dạy phần nguyên lí của Động cơ
và một số hệ thống trong động cơ đốt trong hiện nay.
Phương pháp dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động
cơ đốt trong hiện nay là: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc bằng cách thông
qua một số câu hỏi gợi mở, học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát sơ đồ cấu
tạo rồi tiến hành tư duy, hình dung, tưởng tượng và rút ra nguyên lí làm việc của hệ
thống dưới dạng lí thuyết. Kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong
động cơ đốt trong là những lí thuyết trừu tượng, khó hiểu, khó nhớ và các em chưa
được tiếp cận nên chúng thường mờ nhạt và trừu tượng. Do đó học sinh rất khó
khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức vừa nghiên cứu.
ma sát Bơm Bầu lọc Két Làm mát Đường hồi dầu cặn Đường dầu chính Van 6 Van 4 Đường hồi dầu 25 - Áp suất dầu bôi trơn quá cao sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hệ thống? làm thế nào để giảm áp suất? -HS quan sát hình ảnh động, đọc sgk và trả lời câu hỏi. -HS quan sát hình ảnh động, đọc sgk *Trường hợp 2: Khi áp suất dầu bôi trơn vượt quá giá trị cho phép - Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo hình ảnh động như sau: “Khi áp suất của dầu bôi trơn vượt quá giơi hạn cho phép thì van an toàn mở đề một phần dầu từ sau bơm chảy ngược vệ trước bơm làm giảm áp suất của dầu xuống. Khi đó hệ thống làm việc theo trường hợp bình thường. *, Trường hợp 3: Khi nhiệt độ của dầu cao quá giới hạn định trươc - Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo hình ảnh động như sau: Giải thích nguyên lí theo sơ đồ: Khi nhiệt độ của dâu bôi trơn vượt quá giới hạn định 16 Cácte dầu Bề mặt ma sát Bơm Bầu lọc Két Làm mát Đường hồi dầu cặn Đường dầu chính Van 6 Van 4 Đường hồi dầu 13 Cácte dầu Các mặt ma sát Bơm Bầu lọc Két Làm mát Đường hồi dầu cặn Đường dầu chính Van 6 Van 4 Đường hồi dầu 26 IV. Tổng kết: Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau: - Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là gì? - Vì sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức ? - Hệ thống bôi trơn có mấy loại ? Dựa vào đâu để phân loại ? Đó là những loại nào ? - So sánh hệ thống bôi trơn cưỡng bức với các hệ thống bôi trơn khác? V. Dặn dò: - Các em về nhà học bài cũ, đọc và nghiên cứu phần thông tin bổ sung trang 115 sgk và xem qua nội dung bài mới bài 26 “hệ thống làm mát”. Giáo án 3: Bài 26: HỆ THỐNG LÀM MÁT A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài giảng HS cần biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát. 2. Kĩ năng: Đọc được sơ đồ HTLM bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức. B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: 1. Chuẩn bị của GV: - Nhiệt độ dầu quá cao thì ảnh hưởng như thế nào tới hệ thống và động cơ? Làm thế nào để giảm nhiệt độ? và trả lời câu hỏi. trước thì van không chê đóng lại đề toàn bộ lượng dầu qua két làm mát dầu, làm nhiệt độ của dâu giảm xuống. Khi đó dâu bôi trơn được bơm dâu hút từ cacte đưa qua lưới lọc dầu và bầu lọc dầu để lọc sạch rồi đưa qua két làm mát đên đường dầu chinh, theo các đường ống đến bôi trơn các bề mặt ma sắt của động cơ, sau đó trở vê lại cacte. 27 - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 26 SGK, tham khảo sách giáo viên và lập kế hoạch bài dạy. - Tham khảo tài liệu có liên quan đến hệ thống làm mát, đọc giáo trình ĐCĐT dùng trong trường đại học. - Sử dụng hình ảnh và sơ đồ động minh hoạ. 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc SGK bài 26, tìm hiểu các nội dung trọng tâm. - Sưu tầm các mẫu vật của hệ thống làm mát như: bơm nước, van hằng nhiệt, 3. Phương pháp dạy học: - Dạy học trực quan kết hợp với dạy học nêu vấn đề. - Phương pháp dạy học tích cực, học tập theo nhóm. 4. Đồ dùng dạy học: - Tranh giáo khoa trong bộ thiết bị dạy học tối thiểu: Cấu tạo và nguyên lí làm việc của HTLM; khai thác tranh hệ thống làm mát đã có. - Mẫu vật là các chi tiết thật trong hệ thống làm mát - Máy chiếu (hình ảnh và sơ đồ động hệ thống làm mát trên máy tính). C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: I. Phân bố bài giảng: Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết gồm các nội dung: + Nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát + Hệ thống làm mát bằng nước. + Hệ thống làm mát bằng không khí. Trọng tâm của bài này là cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước. II. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ(5 phút) - So sánh hệ thống bôi trơn cưỡng bức với các phương pháp bôi trơn khác ? - Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì ? - Căn cứ vào đâu để phân loại phương pháp bôi trơn ? - Tại sao lại gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức ? Hãy khoanh vào chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng trong các câu trả lời sau: A. Dầu được vung té để bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ. B. Dầu được bơm dầu đẩy đi bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ. C. Dầu được pha vào nhiên liệu để đến bôi trơn động cơ khi làm việc. 28 D. Tất cả các đáp án trên. 2. Đặt vấn đề vào bài mới(3 phút): Trong ĐCĐT mỗi cơ cấu, hệ thống đều đóng vai trò rất quan trọng để động cơ hoạt động được. hệ thống làm mát có nhiệm vụ rất quan trọng để động cơ làm việc bình thường và kéo dài tuổi thọ của các chi tiết. Để hiểu rõ nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát , học bài 26. 3. Nội dung bài mới: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1(7 phút): Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát 1. Nhiệm vụ: GV ghi câu hỏi lên bảng và yêu cầu HS thảo luận nhóm (2HS/nhóm): - Liên hệ với thực tế cho biết nước trong hệ thống làm mát có tác dụng gì khi động cơ làm việc ? - Vì sao trong ĐCĐT phải có hệ thống làm mát ? GV lấy ví dụ và giải thích: + Khi động cơ làm việc, do buồng cháy có nhiệt độ rất cao làm các chi tiết nóng lên. + Đồng thời trong động cơ có rất nhiều chi tiết chuyển động tương đối với nhau gây ma sát làm các chi tiết nóng lên. - Nếu không được làm mát động cơ xảy ra hiện tượng gì ? (Các chi tiết nở ra, động cơ bị bó kẹt không làm việc được, nhanh hỏng). GV giảng sự cần thiết phải làm mát động cơ khi làm việc. GV nhận xét và kết luận: Nhiệm vụ của hệ thống làm mát là giữ cho nhiệt độ các chi tiết trong động cơ không vượt quá giới hạn cho trước. HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời. HS thảo luận trả lời. HS đọc nhiệm vụ trong SGK 2. Phân loại: Theo chất làm mát có 2 loại sau: + Hệ thống làm mát bằng không khí. 29 + Hệ thống làm mát bằng nước. - Trong thực tế các em thấy động cơ nào sử dụng phương pháp làm mát bằng không khí ? (động cơ xe máy 2 kì, động cơ dùng ở các vùng sa mạc). HS liên hệ thực tế trả lời. Hoạt động 2: (5 phút)Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước GV treo tranh và hướng dẫn HS tìm hiểu hệ thống làm mát bằng nước. - Quan sát tranh em hãy cho biết hệ thống làm mát có những chi tiết nào ? GV kết hợp trả lời câu hỏi của học sinh và giải thích để học sinh biết được tên và vị trí của các chi tiết trong sơ đồ hệ thống làm mát . HS quan sát tranh hoặc quan sát hình 26.1 thảo luận để trả lời. Ghi bài. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhiệm vụ các chi tiết trong hệ thống. Sử dụng các câu hỏi sau: - Bơm nước có tác dụng gì ? - Quạt gió có tác dụng gì ? Cấu tạo có gì khác quạt máy thông thường ? - Tại sao quạt gió đặt ở phía sau két làm mát? - Két làm mát có tác dụng gì khi động cơ làm việc ? - Tại sao phải dùng van hằng nhiệt ? Chú ý: Gíao viên vừa chỉ vị trí các chi tiết và giảng về cấu tạo của hệ thống làm mát. Có thể cho thảo luận nhóm tùy theo câu hỏi khó, dễ. HS đọc sách giáo khoa, nghe giảng trả lời. Ghi kết luận của giáo viên Hoạt động 3: (12 phút)Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước a, Khi động cơ mới làm việc: GV yêu cầu HS quan sát tranh và hướng dẫn quan sát để tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống. HS quan sát tranh. 30 - Khi động cơ làm việc, nhiệt độ của nước làm mát như thế nào ? GV giải thích (như trong SGK); có thể sử dụng sơ đồ đường đi của nước sau: Nước chứa đầy Trong áo nước (t0nlm < t 0 quy định) Nước quay trở lại bơm nước (t0nlm tăng nhanh đến t0 quy định) Van (4) đóng cửa sang két nước Nước tiếp tục đi làm mát b, Khi nhiệt độ nước làm mát đạt mức quy định: Van (4) mở cả hai đường thông sang két làm mát và bơm nước. Nước qua két làm mát nhiệt độ giảm xuống được bơm nước hút, đẩy sang áo nước đi làm mát cho động cơ. HS nghe giảng và ghi chép nội dung cần thiết. c, Khi nhiệt độ của nước làm mát quá giới hạn cho phép: - Hãy chỉ đường đi của nước làm mát trong trường hợp nhiệt độ của nước làm mát quá giới hạn cho phép ? GV kết luận: Van (4) mở hoàn toàn, toàn bộ nước được đưa sang két làm mát (5), được làm mát sau đó được bơm (10) hút đưa lại áo nước để đi làm mát cho các chi tiết của động cơ. HS liên hệ trường hợp trên để trả lời. HS ghi kết luận của GV. Hoạt động 4:(5 phút) TÌm hiểu cấu tạo của hệ thống làm mát bằng không khí a, Đối với dộng cơ có di chuyển: GV yêu cầu HS quan sát hình 26.2 (SGK) và hỏi: - Hãy kể tên các loại động cơ làm mát bằng gió ? (Động cơ xe máy, động cơ kéo máy phát điện nhỏ, động cơ ô tô, ) - Động cơ làm mát bằng gió chủ yếu nhờ bộ phận nào ? (Cánh tản nhiệt) - Quan sát hình 26.2 hãy cho biết đặc điểm HS quan sát, liên hệ thực tế để trả lời. HS quan sát trả lời. TH2: nhiệt độ nước xấp xỉ giới hạn đã định 31 của động cơ làm mát bằng gió ? (Cánh tản nhiệt được đúc liền, bao ngoài xilanh của động cơ) GV giảng: Để truyền nhiệt nhanh thì cánh tản nhiệt thường to để tăng diện tích tiếp xúc với không khí. HS ghi vở các nội dung GV giảng. b, Đối với động cơ tĩnh tại, nhiều xilanh: Quan sát hình 26.3 cho biết đặc điểm của động cơ làm mát đặt tĩnh tại ? (Có quạt gió) GV yêu cầu HS quan sát hình 26.3 SGK và giảng về cấu tạo của các chi tiết trong hệ thống, kết hợp với hỏi: - Quạt gió có tác dụng gì ? - Tấm hướng gió có tác dụng gì và cấu tạo như thế nào ? - Đối với động cơ làm mát bằng gió có nên tháo tấm hướng gió ra (hoặc xe máy có nên tháo yếm ra) không ? GV nhận xét và kết luận. HS quan sát hính 22.2, 26.3 tìm hiểu cấu tạo và trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động 5(6 phút): Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí Động cơ làm việc, nhiệt độ các chi tiết tăng cao do tiếp xúc với xilanh của động cơ → truyền ra cánh tản nhiệt → tản ra không khí. Đối với động cơ đặt tĩnh tại: Khi động cơ làm việc, nhiệt độ các chi tiêt tăng cao do tiếp xúc với xilanh động cơ → quạt gió thổi gió vào các chi tiết của động cơ → các chi tiết được làm mát. - So sánh ưu nhược điểm của hai loại hệ thống làm mát ? (Gợi ý: về kết cấu, hiệu quả, sử dụng, ) GV kết luận HS vận dụng trả lời. Ghi kết luận của GV. Hoạt động 6: (2 phút) Tổng kết, đánh giá Do nội dung bài tương đối dài, GV nhận xét về ý thức chuẩn bị và thái độ học tập của HS. Dặn dò HS chuẩn bị bài mới. 32 2.6 Biên soạn các câu hỏi kiểm tra đánh giá phát triển năng lực học sinh thông qua sử dụng sơ đồ khối và hình ảnh động vào nguyên lý làm việc của Động cơ 4 kì ( thời gian 10 phút). Câu 1: Động cơ 4 kì, sinh công ở kì nào? - Kì nạp - Kì nén - Kì cháy-giãn nở - Kì thải Đáp án: kì cháy -giãn nở Câu 2: Chi tiết nào sau đây không thuộc cấu tạo của động cơ Điê zen 4 kì - Bugi - Pittong - Trục khuỷu - Vòi phun Đáp án: bugi Câu 4: Ở động cơ Điêzen 4 kì,xupap nạp mở ở kì nào? - Kì nạp - Kì nén - Kì cháy-giãn nở - Kì thải Đáp án: kì nạp Câu 5: Chu trình làm việc của động cơ gồm - Nạp,nén,giãn nở,thải - Nạp,nén,thải - Nạp,nén,cháy giãn nở,thải Đáp án: Nạp,nén,cháy giãn nở,thải Câu 6: Ở động cơ Điêzen 4 kì,xupap thải mở ở kì nào? - Kì nạp - Kì nén - Kì cháy-giãn nở - Kì thải Đáp án:: Kì thải 33 Câu 7: Ở kì nạp động cơ Điêzen 4 kì,pittong đi từ đâu? - ĐCT xuống ĐCD - ĐCD lên ĐCT - Đáp án khác Đáp án: ĐCT xuống ĐCD Câu 8:Ở cuối kì nén động cơ Điêzen diễn ra quá trình gì? - Nạp không khí - Phun nhiên liệu - Nạp hòa khí Đáp án: Phun nhiên liệu Câu 9: Để nạp được nhiều thải được sạch, xupap cần như thế nào? - Mở sớm,đóng muộn - Mở sớm đóng sớm - Đóng sớm mở sớm Đáp án: Mở sớm,đóng muộn Câu 10: Động cơ 4 kì có mấy lần sinh công? - 1 -2-3- 4 Đáp án: 1. 2.7 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG GIẢI PHÁP Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Trong đề tài này chúng tôi đã trình bày các nội dung sau: - Mạnh dạn đã đưa ra được một số hình ảnh và sơ đồ động tư duy để dạy phần nguyên lí làm việc của động cơ và 1 số hệ thống của một số bài trong chương 5, chương 6. - Lấy ví dụ hình thức tổ chức cụ thể cho các bài giảng trong môn Công nghệ 11. - Giúp học sinh có hứng thú hơn khi học tập môn Công Nghệ góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay. - Là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học môn Công Nghệ 11. Giải pháp có thể áp dụng trong dạy học môn Công Nghệ và là tài liệu tham khảo cho các giáo viên trong dạy học. - Từ đó có thể tìm ra các hình ảnh và sơ đồ động theo hướng tư duy logic 34 cho các bài học khác, nhằm tạo được tính hiệu quả và sự thích thú ở Học sinh. 35 HIỆU QUẢ THU ĐƯỢC: Để khẳng định tính khả thi của giải pháp, tôi tiến hành vận dụng hướng dẫn học phần nguyên lí làm việc của Động Cơ Đốt Trong bằng "hình ảnh và sơ đồ động" vào các bài 21 chương đại cương của động cơ đốt trong.” - Lớp 11A1,11D1 (lớp thực nghiệm): vận dụng hình ảnh và sơ đồ khối tư duy trong dạy phần nguyên lí làm việc của của động cơ 4 kì. - Lớp 11A2, 11D2 (lớp đối chứng): Không vận dụng giải pháp, chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại. Sau đó dùng câu hỏi để kiểm tra sự nắm vững kiến thức ở 2 lớp bằng bài kiểm tra 10 phút với 10 câu trắc nghiệm . Để hoàn thành được bài kiểm tra: 10 câu trắc nghiệm /10 phút , yêu cầu học sinh phải làm thật nhanh và chính xác. Do vậy, ở lớp thực nghiệm (11A1) đa số học sinh trong lớp nắm vững kiến thức, học sinh vận dụng được những kiến thức qua sơ đồ tư duy nhanh hơn và hiệu quả hơn, kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Loại giỏi Khá Trung bình 11A1 45 38/45 =84,45% 7 /45 =15,55% 0 11A2 45 10/45=22.2% 5/45=33.3% 20/45=44.4% 36 Cũng thực hiện tương tự cho 2 lớp 11D1, 11D2 có bảng số liệu sau: Để hoàn thành được bài kiểm tra: 10 câu trắc nghiệm / 10 phút , yêu cầu học sinh phải làm thật nhanh và chính xác. Do vậy, ở lớp thực nghiệm (11A1,11D1) đa số học sinh trong lớp nắm vững kiến thức, học sinh vận dụng được những kiến thức qua sơ đồ tư duy nhanh hơn và hiệu quả hơn. Từ những nhận xét trên, cho phép ta khẳng định tính khả thi của nội dung giải pháp này. Sau đó chúng tôi đã áp dụng giải pháp trong hầu hết các bài còn lại cho các lớp tôi dạy ở khối 11 và nhận thấy các giờ học phần nguyên lí làm việc học sinh ít ghi và khắc sâu kiến thức hơn. Giáo viên và học sinh đều cảm thấy tiết học trôi qua nhẹ nhàng hơn, đồng thời góp phần rèn luyện học sinh kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kỹ năng phán đoán, kỹ năng tự quản. Lớp Sĩ số Loại giỏi Khá Trung bình 11D1 45 25/45 =55.6% 20 /45 =44.4% 0 11D2 45 5/45=11.1% 10/45=22.2% 30/45=66.7% 37 PHẦN III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sử dụng sơ đồ khối và hình ảnh động để dạy phần nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì, bài hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát , hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ xăng và động cơ điêzn, hệ thống đánh lửa là cách làm phù hợp với thực tiễn của quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ trong nhà trường phố thông, phù hợp với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn công nghệ hiện nay. Cách làm này thực chất là biến những gì thuộc về lí thuyết,trừu tượng thành cái cụ thể, quan sát được. Đồng thời cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh. Chúng ta đã và đang tìm kiếm con đường nâng cao hiệu quả học tập , phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì đây là cách làm có thể coi là hiệu quả. Trong mấy năm gần đây, khi sử dụng cách làm này vào thực tế giảng dạy bản thân tôi thấy rất có hiệu quả. Đây là một phương pháp đúng đắn. Những vấn đề lí thuyết không còn trừu tượng, mờ nhạt và khó nhớ nữa. Cách làm này khá thực tế và rất dễ vận dụng. Thú vị hơn tôi còn thấy cũng với cách làm như thế nhưng có thêm sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thì hiệu quả giờ học còn cao hơn nhiều. Còn có nhiều vẫn để phải rút kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học. Song bản thân tôi cho rằng trong những giờ học như thế này thì sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là tốt nhất, phù hợp nhất. 2. Kiến nghị, đề xuất. 2.1. Đối với giáo viên - Trước hết đề phục vụ tốt cho các giờ học nội dung này, người giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt ở nhà. Giáo viên phải chịu khó suy nghĩ, nghiên cứu, chuẩn bị giáo án và xây dựng hệ thống câu hỏi một cách cẩ`n thận, chu đáo, phù hợp và chính xác. - Giáo viên cần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Chú ý khai thác vốn kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh, giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. - Nghiên cứu xây dựng các hình thức tổ chức hoạt động củng cố, luyện tập có chất lượng nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho học sinh, kích thích tư duy của các em, phát huy tính năng động, nâng cao hứng thú học tập cho bộ môn. - Trong quá trình dạy học, giáo viên cần yêu cầu học sinh nghiêm túc trong học tập và thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của học sinh ở nhà, 38 phải theo dõi quá trình học tập của các em để làm cơ sở cho quá trình kiểm tra đánh giá được khách quan hơn, tạo động cơ học tập tốt cho học sinh. 2.2. Đối với học sinh Để lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng và khắc sâu vấn đề cần nghiên cứu cũng đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị tốt ở nhà, nghiên cứu bài học trước khi đến lớp. Học sinh phải nhiệt tình tích cực, chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức, nghiêm túc thực hiện các qui định của lớp học, thế hiện tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc. - Phải có tinh thần học hỏi từ thầy cô, sách vở, bạn bè và môi trường xung quanh. - Phải có kế hoạch học tập khoa học và linh hoạt. - Phải học một cách chủ động, hợp tác. Chúng tôi nhận thấy rằng kết quả bước đầu cho thấy hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào nhược điểm học tập thụ động ở học sinh, giúp các em hứng thú, chủ động, giáo viên cũng có thể phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng là kết quả học tập của học sinh được nâng lên. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng vì điều kiện và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Hy vọng rằng giải pháp này sẽ góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học môn Công Nghệ ở các trường trung học phổ thông. 2.3. Đối với các cấp lãnh đạo Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện hơn nữa cho môn học trong việc mua sắm thiết bị cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học bộ môn Công nghệ. Cần có biện pháp hỗ trợ để các giáo viên tích cực biên soạn, thiết kế các tài liệu dạy học đặc biệt là hoạt động củng cố bài học, luyện tập hay ôn tập nhằm giúp cho học sinh học tập tốt hơn, hiệu quả hơn. - Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy học, có chính sách động viên cho giáo viên thiết kế các phương tiện dạy học mới để phục vụ tốt cho giảng dạy Đồi mới phương pháp dạy học đã trở thành pháp lệnh, chỉ có đổi mới phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới trong giáo dục. Trên đây là đề tài nghiên cứu và đã được tôi áp dụng vào thực tế giảng dạy tại trường trung học phổ thông. Qua thời gian thực hiện và rút kinh nghiệm tôi muốn đóng góp với đồng nghiệp những kính nghiệm của mình, dù còn rất ít ỏi. Mong muốn việc giảng dạy môn Công nghệ ở trường trung học phố thông sẽ hấp dẫn, nhẹ nhàng và thực tế hơn. Các em học tập say mê, hứng thú và đạt được nhiêu kết 39 quả tốt. Do thời gian thực hiện chưa nhiều, chắc chắn bài viết còn nhiêu thiêu sót. Vì thế tôi rât mong được sự góp ý chân tình của quí thầy cô và anh chị đồng nghiệp để đề tài hoàn chỉnh hơn, ứng dụng thực tiễn hiệu quả hơn. Nghệ An, ngày 15 tháng 3 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
File đính kèm:
- skkn_su_dung_hinh_anh_va_so_do_dong_vao_giang_day_phan_nguye.pdf