SKKN Sử dụng hệ thống bài tập tích hợp các môn Khoa học tự nhiên trong dạy học Hóa học Lớp 12 Trung học Phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Quy trình thiết kế hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực HS
2.2.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức
Cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về đơn thuần về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân và cộng đồng (như: mưa axit, ăn mòn kim loại, ô nhiễm môi trường không khí.), phát huy được năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,. của HS nhưng không quá khó, quá trừu tượng, làm mất đi bản chất hóa học,.
2.2.2. Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức để đánh giá năng lực học tập của HS qua bài tập tích hợp
Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hướng gắn với các môn khoa học tự nhiên khác cần thực hiện được mục tiêu giáo dục là định hướng phát triển năng lực bao gồm (kiến thức, kĩ năng, thái độ - tình cảm) của môn hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trường THPT nói chung.
- Hệ thống các kiến thức khoa học gồm cả phương pháp nhận thức.
- Hệ thống kĩ năng, kĩ xảo.
- Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Thái độ, tình cảm đối với nghề nghiệp, đối với xã hội.
2.2.3. Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu
• Xây dựng các bài tập tương tự các bài tập đã có
Khi một bài tập có nhiều tác dụng đối với HS, ta có thể dựa vào bài tập đó để tạo ra những bài tập khác tương tự theo các cách như:
- Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lượng chất
- Giữ nguyên hiện tượng và thay đổi chất tham gia phản ứng.
- Thay đổi các hiện tượng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng PTHH cơ bản.
- Từ một bài toán ban đầu, ta có thể đảo cách hỏi giá trị của các đại lượng đã cho như: khối lượng, số mol, thể tích, nồng độ,.
- Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng tổng quát
- Chọn những chi tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới.
• Xây dựng bài tập hoàn toàn mới
Thông thường, có hai cách xây dựng bài tập mới là:
- Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tương tác giữa các chất để đặt ra bài tập mới
- Lấy những ý tưởng, nội dung, những tình huống hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu,.để phối hợp lại thành bài mới.
2.2.4. Kiểm tra thử
Thử nghiệm áp dụng bài tập hóa học đã thiết kế trên đối tượng HS thực nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức hóa học, toán học cũng như độ khó, độ phân biệt,.cũng như tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập.
2.2.5. Chỉnh sửa
Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống . trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế, và phù hợp với đối tượng HS, với mục tiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn hóa học ở trường THPT.
2.2.6. Hoàn thiện hệ thống bài tập
Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống bài tập một cách khoa học.
phép. Loại nước thải ở bãi chôn lấp rác: 160.5% = 8 (mg/l) > 1,0 (mg/l) : chưa đạt tiêu chuẩn cho phép Bài 9. Cho hỗn hợp Fe, Cu vào bình chứa 200ml dung dịch H2SO4 loãng dư thu 2,24 lít khí (đktc), dung dịch A và một chất không tan B. Để oxi hoá hỗn hợp các sản phẩm còn lại trong bình, người ta phải thêm vào đó vừa đủ 10,1 gam KNO3. Sau khi phản ứng xảy ra, người ta thu được một khí không màu hoá nâu ngoài không khí và một dung dịch C. Để trung hoà lượng axit dư trong dung dịch C cần thêm vào 200ml dung dịch NaOH 1M. a) Tính khối lượng hỗn hợp kim loại và thể tích khí không màu (đktc). b) Tính nồng độ mol/l của dung dịch axit H2SO4 đã dùng. c) Trong các phản ứng trên phản ứng nào tạo ra sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, làm thế nào để tiến hành thí nghiệm tránh được ảnh hưởng đó? Hướng dẫn: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 ® Chất rắn không tan B: 3Cu + 2NO3- + 8H+ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O Phản ứng trung hoà: 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O n= 2,24/22,4 = 0,1 (mol); n= 10,1/101= 0,1 (mol) ® n= 0,15 (mol) a) Khối lượng hỗn hợp kim loại: m+ m = 0,1 x 56 + 0,15 x 64 =15,2 (g) VNO = 0,1 x 22,4 =2,24 (lít). b) CM của H2SO4 đã dùng: 0,1 + 0,1 = 0,2 mol CM = 0,2/0,2= 1M c) Phản ứng oxi hoá các chất còn lại sau phản ứng của hỗn hợp kim loại vì tạo khí NO theo phương trình: 3Cu + 2NO3- + 8H+ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O Phân tích những kiến thức tích hợp và năng lực học sinh đạt được qua bài tập: Thông qua những bài tập này HS được tìm hiểu đầy đủ về môi trường, tìm hiểu thành phần hoá học của đất, nước, không khí và vai trò của chúng đối với con người, một số chu trình trong tự nhiên (chu trình của nước, cacbon, nitơ,), thành phần của khí quyển, nắm vững ý nghĩa có tính chất sống còn về mặt hoá học, sinh học, địa lí của đất, nước, không khí đối với đời sống con người nói riêng và sinh vật nói chung. Từ đó giải thích được các hiện tượng hoá học thường gặp trong cuộc sống ở các môi trường đất, nước, không khí,tạo nhu cầu học hỏi, tìm hiểu về hoá học của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, hình thành thói quen khoa học trong cuộc sống, giữ gìn và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 2.4. Sử dụng bài tập có liên quan đến nội dung tích hợp trong giảng dạy 2.4.1. Sử dụng bài tập khi khởi động bài dạy Bài tập tích hợp được sử dụng trong nghiên cứu kiến thức mới thường là những bài tập sử dụng các tình huống có vấn đề. Với những kiến thức củ của môn học và của một môn học, người học thường chưa giải được hoặc mới chỉ giải được một phần của bài tập. Tuy nhiên, khi sử dụng, GV cần chọn lựa một số bài tập tích hợp chủ yếu ở mức 2, giới hạn ở mức 3 và có nội dung gần gũi với kinh nghiệm sống của HS thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Một thí nghiệm có thể được sử dụng như một bài tập tích hợp để HS nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức mới. Ví dụ: Vì sao không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn? Trái cây có loại đường đơn là monosaccarit và một số loại axit sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra axit tactaric, axit xitric làm cho dạ dày đầy hơi. Một số loại hoa quả có hàm lượng tanin và pectin cao, chúng sẽ kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ tạo thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này hình thành sỏi ở dạ dày, ruột. Nên ăn hoa quả sau bữa ăn khoảng 1−3 giờ. 2.4.2. Sử dụng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới Tiết nghiên cứu tài liệu mới là tiết học trong đó HS tiếp thu được cái mà họ chưa biết từ trước hoặc chưa biết một cách rõ ràng, chính xác. Ở những tiết học này HS tiếp thu nội dung kiến thức mới về khái niệm, định luật, tính chất lí hoá, ứng dụng của các chất, các phản ứng hoá học,... hoặc có cách hiểu biết mới về kiến thức đã học, hoặc thấy rõ phạm vi giới hạn áp dụng kiến thức đã biết. Sử dụng bài tập hoá học nêu và giải quyết vấn đề Hiện nay dạy học nêu vấn đề là một phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả rất cao trong việc hoạt động hoá người học, phát triển con người tự chủ sáng tạo, để giải quyết tốt các tình huống có vấn đề thì một trong những phương pháp tối ưu nhất là sử dụng bài tập. Ví dụ 1: Khi quan sát sơ đồ thiết bị tổng hợp NH3, HS có các câu hỏi: Tại sao các ống dẫn khí lại có cấu tạo vòng vèo quanh tháp phản ứng mà không đi thẳng. Chu trình sản xuất khép kín có ý nghĩa đối với môi trường không? Tại sao phải nén các khí N2, H2 và NH3 để tạo ra NH3 ở thể lỏng. Như vậy bài tập này có tính chất nêu vấn đề: làm cho HS phải vận dụng những tính chất của các chất đã học để giải quyết vấn đề đó. Những vấn đề nêu ra như vậy nhằm kích thích tính tò mò, tư duy tích cực của HS. Để giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên, thông thường người ta đưa ra các bài tập để HS tự giải quyết vấn đề. Sau khi đưa vấn đề dưới dạng những câu hỏi thực tiễn, HS tự giải quyết vấn đề và rút ra cho mình những nhận xét. Sử dụng bài tập hoá học trong việc củng cố kiến thức và kĩ năng Đối với tiết nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức và kĩ năng mới được hình thành sẽ chưa vững chắc nếu không được củng cố ngay. Ví dụ 1: Khi dạy bài hóa học và các vấn đề môi trường, sau khi học xong về các loại phân bón, thành phần hoá học của phân bón GVcó thể đưa ra bài tập để HS hiểu thêm ảnh hưởng của phân bón đối với pH của đất, bón phân cũng cần phải lựa chọn sự phù hợp với môi trường đất. Khi bón phân hoá học cho đất người ta chú ý đến sự ảnh hưởng đến pH của đất, làm cho đất kiềm hay chua sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Khi bón phân hoá học cho đất, loại nào sau đây không ảnh hưởng đến pH của đất? A. NH4NO3 B. (NH2)2CO C. NH4Cl D. Cả A, B, C. GV hướng dẫn cách làm: GV: Thang pH phân chia theo những môi trường nào? Không ảnh hưởng đến pH thì phải ở nấc thang nào? HS: pH = 7, pH > 7, pH < 7; pH = 7 là môi trường trung tính, bình thường. GV: Các muối trên là những muối có thành phần của những loại muối nào? Xét môi trường của các muối bằng các phương trình điện li và chọn câu trả lời đúng. Câu trả lời đúng: B Ví dụ 2: Khi GV dạy bài “Các bon và các hợp chất của các bon”. Sau khi GV dạy xong phần điều chế khí CO. GV có thể đưa ra bài tập sau: Vì sao khí than ướt, khí lò gas có chứa CO độc nhưng người ta điều chế nó từ than để làm nhiên liệu khí? GV hướng dẫn cách làm như sau: GV: Khi đốt than thì có những phản ứng nào xảy ra? Tạo thành sản phẩm nào? HS: C + O2 CO2 ; CO2 + C 2CO GV: Đối với nhiên liệu khí thì có phản ứng nào xảy ra? So sánh sản phẩm của 2 nhiên liệu trên và nhận xét? HS: 2CO + O2 CO2 ; H2 + O2 H2O Như vậy khi đốt than có thêm lượng khí CO sinh ra độc hại còn khi sử dụng nhiên liệu khí thì các phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn không có CO. GV: Với ý nghĩa đó, tuy nhiên nếu rò rỉ lượng nhiên liệu khí lại nguy hại với môi trường vì thế phải có ý thức sử dụng nguồn khí đốt này cẩn thận và thường xuyên kiểm tra độ kín của các bình chứa khí. Như vậy qua bài tập trên, không những HS nắm vững phương pháp điều chế CO và tính chất của C và hợp chất của C mà còn hiểu và biết thêm ý nghĩa sử dụng các nguồn nhiên liệu đốt, những tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu trong đời sống, sinh hoạt. 2.4.3. Sử dụng bài tập khi luyện tập và ôn tập Các bài tập được sử dụng trong tiết học này, phần lớn là những bài tập có tính chất tổng hợp nhằm mục đích củng cố và giúp HS nắm chắc kiến thức và kĩ năng đã học. Bài tập tích hợp được sử dụng cho kiểu bài này không giới hạn mức độ nhận thức của HS. Bài tập tích hợp đủ các mức từ 1 đến 4 nhưng cần sử dụng nhiều bài tập tích hợp ở mức 3 và 4. Các bài tập tích hợp không chỉ nhằm tái hiện kiến thức cho HS mà quan trọng hơn là cần giúp cho HS biết sử dụng linh hoạt, phối hợp các kiến thức với nhau một cách nhuần nhuyễn khi giải một bài tập tích hợp . Từ việc giải các bài tập tích hợp HS sẽ nhớ, hiểu các kiến thức đã học và bước đầu biết vận dụng kiến thức được học để giải quyết tình huống thực tiễn. Bài tập tích hợp rất thích hợp cho kiểu bài này nhất là khi làm bài tập ở nhà. HS có nhiều thời gian để suy ngẫm, trao đổi với nhau hoặc với người có kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề được nêu trong bài tập. Bài tập tích hợp không phải là quá khó nhưng vì HS của chúng ta phần lớn chưa quen sử dụng kiến thức hoá học để xử lí một vấn đề trong thực tiễn. Vì vậy chúng ta cần đưa dần các bài tập tích hợp vào trong dạy học theo sự tăng dần tăng dần cả về số lượng bài tập, mức độ khó của bài tập và sự đa dạng của nội dung bài tập. Ví dụ 1: Làng đá Non Nước trong khu du lịch Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng là một địa điểm thăm quan nổi tiếng đã và đang thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Khi đến đây, du khách được xem tất cả các giai đoạn (cưa, xẻ, đục, đẽo đá, mài giũa, đánh bóng tượng) để làm ra một sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ đá (tượng Phật, hươu nai, mỹ nhân ngư). Trong quá trình mài giũa, đánh bóng tượng, những người thợ ở đây đã hoà axit sunfuric vào nước rồi đổ trực tiếp lên tượng, như vậy đã rút ngắn được thời gian và công sức một cách đáng kể. Nước axit tràn xuống sân rồi chảy ra ngoài đường. a) Theo em, việc sử dụng axit như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? b) Em hãy đề nghị cách làm giảm lượng axit sunfuric thải ra môi trường cho từng hộ dân trong làng nghề đó? Ví dụ 2: Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp chất như, ,,,...Làm cho muối có vị đắng chát và dễ bị chảy nước gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng muối nên cần loại bỏ. Một trong những phương pháp loại bỏ tạp chất ở muối ăn là dùng hỗn hợp , , tác dụng với dung dịch nước muối để loại tạp chất dưới dạng các chất kết tủa:, Mg(OH)2, . Một mẫu muối thô thu được bằng phương pháp bay hơi nước biển vùng Bà Nà - Ninh Thuận có thành phần khối lượng như sau: 96,525%; 0,190% ; 1,224% ; 0,010% ; 0,951%. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi dùng hỗn hợp A gồm , , để loại bỏ tạp chất ở mẫu muối trên. b) Tính lượng khối lượng hỗn hợp A cần dùng để loại bỏ hết các tạp chất có trong 3 tấn muối có thành phần như trên. Ví dụ 3: Sau khi học bài 45 - Hóa học và vấn đề môi trường. GV có thể đưa những bài tập có tính chất tổng hợp mà nội dung liên quan với thực tiễn, môi trường đất. a) Các muối nào sau đây được sử dụng làm phân bón? NH4Cl, NH4H2PO4, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3, (NH4)2HPO4, NH4NO3, KCl, KNO3, K2SO4, NaNO3, Ca(NO3)2, AgNO3, CaSO4, Ca(H2PO4)2, K2CO3, Ca3(PO4)2 GV gợi ý làm bài như sau: GV: Những muối được sử dụng làm phân bón phải có nguyên tố nào? HS: Chứa các nguyên tố N, P, K GV: Điều kiện đủ để các muối này làm phân bón là gì? HS: Các muối này phải tan khi bón cho cây, và không độc hại cho cây trồng hoặc chứa các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố không cần thiết GV: Vậy những muối nào trong số các muối trên được sử dụng làm phân bón hoá học. HS: NH4Cl, NH4H2PO4, (NH4)2SO4, (NH4)2HPO4, NH4NO3, KCl, KNO3, Ca(H2PO4)2, NaNO3. b) Khi bón các loại phân đạm NH4NO3, (NH4)2SO4, độ chua của đất tăng lên vì: A. NO3-, SO42- , là gốc của axit mạnh. B. Ion NH4+ bị thuỷ phân cho H+ hoặc H3O+. C. Ion NH4+ rất dễ phản ứng với kiềm cho NH3. D. Lượng đạm trong các loại phân này cao nhất. GV gợi ý: Thành phần muối được tạo bởi bazơ và axit nào? HS: các muối này tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh nên tham gia phản ứng thuỷ phân làm cho môi trường có tính axit. Phương án đúng là câu B Ví dụ 4: Những loại hợp chất của nitơ được dùng làm phân bón, ảnh hưởng đến môi trường đất? GV gợi ý làm bài này như sau: GV: Cây trồng hấp thụ nitơ dưới dạng nào? HS: NO3-, NH4+ GV: Như vậy những muối nào của nitơ có thể làm phân bón? HS: Muối amoni và muối nitrat GV: Ngoài ra còn cần có những điều kiện gì nữa? HS: Các thành phần của muối không gây độc hại cho cây trồng (các nguyên tố kim loại nặng, hoặc các nhóm nguyên tố không cần thiết cho cây trồng), bón phù hợp với môi trường đất, hoặc nếu đất chua phải khử chua trước. GV: Hãy cho một số ví dụ về hợp chất của nitơ được dùng làm phân bón? HS: NH4NO3, NH4Cl, KNO3 Như vậy: những bài tập này có tính chất tổng hợp, không những củng cố lại kiến thức cho HS mà còn có tác dụng hệ thống hoá kiến thức, giúp HS nắm chắc kiến thức của một bài hoặc một chương. 2.4.4. Sử dụng bài tập trong tiết thực hành Tiết thực hành thường ở trường trung học phổ thông là những tiết GV làm thí nghiệm cho HS quan sát, hoặc HS tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV bộ môn. Sử dụng những bài tập có nội dung liên quan với môi trường không những HS được kiểm chứng lại lí thuyết mà còn rèn luyện cho HS các thao tác kĩ năng tiến hành thí nghiệm an toàn, hiệu quả, biết phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường tác động đến sức khoẻ từ đó lựa chọn biện pháp xử lí. Ví dụ 1: Đối với bài thực hành về tính chất hoá học của axit nitric đặc và loãng GVcó thể lồng ghép nội dung liên quan đến ý thức giữ gìn môi trường trong cách tiến hành thí nghiệm như sau: Khi làm các thí nghiệm giữa HNO3 đặc nóng, loãng Cu cần tiến hành như thế nào để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến môi trường? Viết phương trình phản ứng xảy ra. GV hướng dẫn thao tác tiến hành: Hướng dẫn: Khi làm các thí nghiệm trên cần lấy lượng hoá chất cần thiết không quá 1/3 ống nghiệm, phản ứng có khí độc thoát ra cần làm ở trong tủ hút hoặc nơi thoáng khí, trên miệng ống nghiệm cần nút bông tẩm dung dịch kiềm NaOH. Phương trình phản ứng: Fe + 6HNO3 đặc Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O Cu + 4HNO3 đặc Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O P + 5HNO3 đặc H3PO4 + 5NO2 + H2O S + 4HNO3 đặcSO2 + 4NO2 + 2H2O Khí sinh ra bị hấp thụ bởi dung dịch kiềm theo phương trình: 2NO2 + 2NaOH NaNO2 + NaNO3 + H2O SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O Ví dụ 2: Đối với bài thực hành về phân bón hoá học, GV có thể lồng ghép nội dung bài thí nghiệm với ứng dụng thực tiễn, môi trường như sau: Các loại phân bón sau, cây trồng hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng dưới dạng nào, những loại phân bón nào ảnh hưởng đến pH của đất: NH4NO3, NH4Cl, (NH2)2CO, KNO3? Hãy làm các thí nghiệm để chứng minh? GV hướng dẫn cách thực hiện sau: GV: Thực chất nội dung của bài tập này là gì? HS: Xác định sự tồn tại của các ion trong dung dịch, môi trường của dung dịch. GV: Để xác định sự có mặt của ion trong dung dịch NH4NO3 ta phải dùng những loại hoá chất nào? HS: Dung dịch NaOH, Cu và H2SO4đ GV: Em hãy tiến hành thí nghiệm và viết phương trình phản ứng xảy ra? GV: Để xác định sự có mặt của các ion trong dung dịch NH4Cl ta dùng những loại hoá chất gì? HS: Dung dịch NaOH, Dung dịch AgNO3 GV: Hãy tiến hành thí nghiệm để chứng minh? GV: Để chứng minh sự có mặt của các ion trong dung dịch (NH2)2CO ta phải lựa chọn những loại hoá chất gì? HS: Dung dịch NaOH, BaCl2 GV: Thực hiện phản ứng và viết các phương trình hoá học xảy ra. GV: Để chứng minh sự có mặt của các ion trong dung dịch KNO3 ta phải lựa chọn hoá chất gì? HS: Cu và H2SO4đ GV: Thực hiện phản ứng và viết phương trình xảy ra. GV: Để xác định môi trường của các muối trên ta cần tiến hành như thế nào? HS: Pha một ít muối trên bằng nước cất sau đó dùng giấy đo pH để xác định môi trường của dung dịch. GV: Thực hiện thao tác và cho biết môi trường của các dung dịch đó 2.3.5. Kiểm tra đánh giá Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá là kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của môn học. Đánh giá phải đối chiếu với mục tiêu của lớp, chương, bài nhằm thu được thông tin phản hồi giúp đánh giá kết quả học tập của HS đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa. Từ kết quả của kiểm tra, đánh giá, GV sẽ có hướng điều chỉnh thích hợp về nội dung, phương pháp dạy học nhằm thu được kết quả tốt hơn, HS cũng sẽ có những điều chỉnh thích hợp về phương pháp học tập để có kết quả cao hơn tức là nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức tốt hơn. Vì thời gian kiểm tra là hữu hạn nên các GV cần chọn số lượng bài tập thực tiễn cũng như độ khó phù hợp với trình độ, năng lực của HS lớp đó. Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã sử dụng bài tập có nội dung liên quan đến môi trường trong tiết kiểm tra đánh giá, sau đây là một số ví dụ. Ví dụ: Khi học xong phần kim loại 1. Người ta có thể dùng thùng nhôm để đựng axit nào sau đây? A. HNO3 loãng, nóng C. HNO3 đặc, nguội. B. HNO3 loãng, nguội D. HNO3 đặc nóng. 2. Axit HNO3 không màu, để lâu trong chuyển sang màu vàng nâu là do HNO3 có tính axit mạnh. B. HNO3 có tính oxi hoá mạnh. C. HNO3 tác dụng với H2S có mặt trong không khí tạo ra S và NO2. D. HNO3 kém bền, tự phân huỷ tạo ra NO2 tan trong axit. 3. Khi cho đồng kim loại tác dụng với axit nitric đặc, có thể dùng bông tẩm chất nào sau đây để khử nitơđioxit? A. HCl B. NaOH C. Cu(OH)2 D. Fe(OH)3 4. Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh Cu vào dung dịch NaNO3 và HCl loãng A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Dung dịch có màu xanh, khí hiđro không màu bay ra C. Dung dịch có màu xanh, khí màu nâu đỏ bay ra. D. Dung dịch có màu xanh, có khí không màu hoá nâu trong không khí bay ra. Trong ví dụ trên, bài số 1 chỉ yêu cầu HS nhớ và hiểu kiến thức đã học (mức 1-2). Bài số 2 yêu cầu mức độ nhận cao hơn (mức 2-3). Bài số 3 có nhiều mức độ: từ mức 1-4. Đối với một đề kiểm tra như trên có thể đánh giá tốt kiến thức HS đã có và khả năng vận dụng kiến thức khi gặp các tình huống trong thực tiễn. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Những kết quả đạt được Biên soạn và sử dụng hệ thống bài tập tích hơp các môn khoa học tự nhiên trong dạy học hóa học lớp 12 đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu: - Giúp HS nắm chắc kiến thức lí thuyết, phân loại, xây dựng phương pháp giải nhằm phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tạo cho HS. - Góp phần nâng cao tính hứng thú trong học tập, khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của HS. - Đã được các GV dạy hoá học ở các trường hưởng ứng nhiệt tình. - Phát triển tính tích cực – chủ động – sáng tạo của người học. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học ở trường THPT. Với những kết quả đã đạt được ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng giả thiết khoa học của đề tài là chấp nhận được. 2. Một số đề xuất + Các nhà nghiên cứu và biên soạn SGK cần đưa ra một số chủ đề tích hợp liên môn cốt lõi đồng thời cần tiến hành rà soát và phân tích chương trình SGK hiện hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí nhằm giúp GV nhận thấy những điểm tương đồng và mối quan hệ mật thiết về mặt kiến thức giữa các lĩnh vực nói trên. + Cần có một kế hoạch đồng bộ về đào tạo và bồi dưỡng cho GV các cấp học về dạy học tích hợp đồng thời tiến hành triển khai tập huấn, rèn luyện kĩ năng, tổ chức thực hành soạn giáo án và dạy học thử nghiệm các chủ đề đó. + Cần tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm thực hành, phòng nghe nhìn cho các trường THPT, để phục vụ cho công tác giảng dạy có hiệu quả nhất. + Đưa vấn đề dạy học tích hợp vào các buổi sinh hoạt chuyên môn để tạo điều kiện cho GV được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm dạy học, tìm điểm chung giữa các lĩnh vực kiến thức để thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học một cách cụ thể và đúng hướng. Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của tôi về đề tài này, do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót ngoài ý muốn. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được phát triển và ứng dụng tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số 4188/BGDĐT-GDTrH ngày 7/8/2014 về việc hướng dẫn cuộc thi Vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tự chọn 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới GD THPT môn Hóa học. NXB Giáo dục, tr.72-73 3. Nguyễn Phúc Chỉnh. (2013), Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ở trường Trung học Phổ thông. Tạp chí Giáo dục số 296, tr.51-52 4. Lê Thông (2006), Sách giáo khoa Địa lí 10, 11, 12 Cơ bản. NXB Giáo dục 5. Lê Thông (2006), Sách giáo khoa Địa lí 10, 11, 12 Nâng cao. NXB Giáo dục 6. Lê Xuân Trọng (2006), Sách giáo khoa Hóa Học 10, 11, 12 Cơ bản. NXB Giáo dục 7. Lê Xuân Trọng (2006), Sách giáo khoa Hóa Học 10, 11, 12 Nâng cao. NXB Giáo dục 8. Vũ Văn Vụ (2006), Sách giáo khoa Sinh Học 10, 11, 12 Cơ bản. NXB Giáo dục 9. Vũ Văn Vụ (2006), Sách giáo khoa Sinh Học 10, 11, 12 Nâng cao. NXB Giáo dục 10. Website www.dayhoahoc.com www.hoahoc.org www.hoahocngaynay.com www.hochoaonline.com www.tuyensinhdaihoc.edu.vn
File đính kèm:
- skkn_su_dung_he_thong_bai_tap_tich_hop_cac_mon_khoa_hoc_tu_n.docx