SKKN Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm từ rác thải tái chế kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để dạy một số nội dung trong các bài về cấu tạo và chức năng của cơ thể thực vật Sinh Học 11 - THPT

Cơ sở lí luận

Đồ dùng dạy học tự làm là những hình ảnh, dụng cụ, đồ vật phục vụ cho việc

dạy và học mà học sinh có thể quan sát, khám phá để nhận thức sự vật hiện tượng

và các quá trình, đặc biệt nếu được sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học

tích cực thì sẽ mang lại hiệu quả to lớn trong học tập.

Đồ dùng dạy học đối với bộ môn sinh học là để mô tả về cấu tạo và cơ chế

của quá trình, giúp phát huy tính năng động, sáng tạo trong tư duy của học sinh.

Người giáo viên đứng trên bục giảng phải thể hiện hết khả năng của mình về lối

diễn đạt nội dung bài, có nghệ thuật thu hút học sinh đặc biệt là phải tạo sự hấp

dẫn, lôi cuốn học sinh bằng một phương pháp thủ thuật riêng của chuyên môn

trong việc tổ chức các hoạt động dạy học vì vậy đồ dùng dạy học không thể thiếu

đối với người thầy khi lên lớp và đối với học sinh khi tìm hiểu vấn đề, đồ dùng dạy

học chính là điều kiện, phương tiện để dạy học và học bộ môn sinh học.

Ngoài ra đồ dùng dạy học là đối tượng tri giác thật hấp dẫn buộc các em phải

động não, suy nghĩ giải đáp thắc mắc mà bản thân các em đặt ra, đồ dùng dạy học

đã dẫn các em vào hoạt động học tập với sự tập trung cao độ, làm việc liên tục,

căng thẳng mà các em không hề hay biết. Như vậy các em đã đáp ứng được yêu

cầu của giáo viên đặt ra đối với việc tiếp thu bài.

Rõ ràng qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy được tầm quan trọng của đồ

dùng dạy học, nhất là trong việc hình thành cho các em thao tác thực hành, đem

hình ảnh sống động thực tế vào bài giảng và giúp học sinh cảm thất gần gũi và yêu

thích bộ môn hơn, hoạt động học tập có hiệu quả cao hơn. Nội dung kiến thức của

bộ môn sinh học bao giờ cũng đặt quan sát, phân tích và tiến hành thí nghiệm lên

hàng đầu, do đó đồ dùng dạy học là một dụng cụ không thể thiếu trong giảng dạy

môn sinh học ở trường THPT nói chung và môn sinh học lớp 11 nói riêng.

pdf52 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm từ rác thải tái chế kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để dạy một số nội dung trong các bài về cấu tạo và chức năng của cơ thể thực vật Sinh Học 11 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hảo luận
Sau khi thảo luận các nhóm cử đại diện trình bày, yêu cầu đúng trọng tâm,
ngắn gọn tập trung vào thực hiện chức năng quang hợp.
- Giáo viên đánh giá kết quả thảo luận và chuẩn hóa kiến thức.
1.3. Trò chơi kết hợp với thảo luận nhóm: 
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
- giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
Nhóm 1, 2: Thảo luận và hoàn thành phần chú thích cấu tạo giải phẫu của lá.
29
Nhóm 3, 4: Thảo luận cấu tạo của lục lạp. Sau đó đưa hình vẽ của các nhóm
học sinh đã chuẩn bị ở nhà, nhóm vẽ giải phẫu lá sẽ thảo luận cấu tạo của lục lạp
và ngược lại.
Cho học sinh quan sát mô về hình thái, giải phẫu lá và cấu tạo lục lạp, chưa
ghi chú thích mỗi nhóm thảo luận thống nhất sau đó có thời gian 1 phút để ghi chú
thích.
- Báo cáo kết quả các nhóm: Giáo viên gọi 2 nhóm hoàn thành trước lên ghi
chú thích vào các phần để trống, còn 2 nhóm bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
(Ảnh mẫu để học sinh về nhà vẽ và nghiên cứu)
30
31
Hoạt động của học sinh và củng cố kiến thức bằng đồ dùng dạy 
học
Sau khi học sinh chú thích xong, giáo viên cho học sinh quan sát mô hình để
học sinh bổ sung chỉnh sửa.
Giáo viên kết luận hình thành kiến thức.
BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
1.1. Sử dụng bài tập tình huống
Bài tập tình huống 1: (Dạy phần Sinh trưởng sơ cấp) 
Sự sinh trưởng sơ cấp của cây và nguồn gốc của sự sinh trưởng sơ cấp có thể
được minh họa bằng hình vẽ như sau: 
 Miền chồi đỉnh Quá trình sinh trưởng của cành
Hình. Sự sinh trưởng sơ cấp của thân 
 Qua phân tích hình trên một bạn học sinh cho rằng: sinh trưởng sơ cấp là
quá trình làm cho cây dài ra và nguyên nhân là do số lượng tế bào tăng lên. Em
nhận định như thế nào về kết luận của bạn học sinh đó? 
Bài tập tình huống 2: (Dạy phần Sinh trưởng thứ cấp)
 Cắt ngang phần ngọn và thân của cây Hai lá mầm nhiều năm tuổi người ta thấy
cấu tạo của 2 phần trên như hình sau: 
32
Hình. Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cây thân gỗ
 Từ quan sát hình trên mà có một số bạn đưa ra một số quan điểm khác nhau
về khái niệm sinh trưởng thứ cấp cũng như nguồn ngốc của lớp tế bào ngoài cùng
của vỏ cây thân gỗ. Theo em, sinh trưởng thứ cấp là gì? Lớp tế bào ngoài cùng của
vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu? 
 Có bạn lại cho rằng chỉ có cây Hai lá mầm mới có sinh trưởng thứ cấp. Em có
đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? 
- Bài tập tình huống 3: (Dạy phần Sinh trưởng thứ cấp)
 Mặt cắt ngang của một khúc gỗ có cấu tạo như hình sau: 
33
Tại sao các vòng gỗ lại có màu sáng, tối khác nhau? 
Có ý kiến cho rằng gỗ dác mới thực sự là mô mạch vận chuyển nước và
muối khoáng. Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao? Vòng năm có ý nghĩa gì
trong ngành lâm nghiệp? 
- Bài tập tình huống 4: (Dạy phần Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng). 
Một bạn học sinh đã làm thí nghiệm như sau: Trồng 2 giống cây khác nhau
trong 2 chậu có thành phần dinh dưỡng và chế độ chăm sóc như nhau. Sau một
thời gian quan sát thấy sự sinh trưởng của 2 cây ở 2 chậu có sự khác nhau. 
Theo em, bạn học sinh đó làm thí nghiệm nhằm mục đích chứng minh điều
gì? 
Để chứng minh các nhân tố khác ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây em
có thể thiết kế một số thí nghiệm như thế nào? 
1.2. Thảo luận nhóm nghiên cứu mô hình
- Giáo viên chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận
Nhóm 1: Thảo luận các loại mô phân sinh và vai trò của mô phân sinh.
- Có những loại mô phân sinh nào?
- Vai trò của các loại mô phân sinh?
- Các loại MPS có ở cây 2 lá mầm và 1 lá mầm?
- Chú thích vào hình ảnh về các loại MPS
34
Mẫu tranh để học sinh về chuẩn bị ở nhà
- Khái niệm sinh trưởng sơ cấp?
- Vị trí, kết quả của sinh trưởng sơ cấp?
- Có ở cây 2 lá mầm hay 1 lá mầm?
- Chú thích vào hình ảnh Sinh trưởng sơ cấp của thân cây
Nhóm 3: Thảo luận sinh trưởng thứ cấp.
- Khái niệm sinh trưởng thứ cấp?
- Vị trí, kết quả của sinh trưởng thứ cấp?
- Có ở loài cây nào (cây 2 lá mầm hay 1 lá mầm)?
- Chú thích vào hình ảnh Sinh trưởng thứ cấp của thân cây
- Báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
35
Sau khi học sinh hoàn thành các nhiệm vụ, giáo viên cho học sinh quan sát lại
mô hình để học sinh nắm được kiến thức.
- Dùng mô hình củng cố và chuẩn hóa kiến thức cho học sinh.
36
Học sinh thảo luận nhóm
Một số hình ảnh về kết quả các hoạt động của học sinh
37
38
39
Củng cố bài 34: Sinh trưởng ở thực vật. 
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống – xác định vấn đề cần giải quyết: 
Một bạn đã phân tích các loại mô phân sinh ở cây Hai lá mầm và chức năng
của các mô phân sinh đó nhưng chưa hoàn chỉnh như sơ đồ sau: 
Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh sơ đồ trên.
Bước 2: Tổ chức các hình thức giải quyết bài tập tình huống: 
Tình huống này nhằm củng cố lại kiến thức và cũng nhằm rèn luyện kỹ
năng phân tích – tổng hợp cho học sinh. Bài tập tình huống ở mức đơn giản
nên giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc độc lập. 
Bước 3: Giải quyết bài tập tình huống: 
Học sinh độc lập vận dụng kỹ năng phân tích – tổng hợp của bản thân nhằm
hoàn thành bài tập tình huống. 
Bước 4: Thảo luận toàn lớp, kết luận, hoàn thiện kỹ năng: Giáo viên
điều khiển học sinh thảo luận toàn lớp, thông báo kết luận: 
40
Câu hỏi củng cố
Câu 1: Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào? Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào? 
Hướng dẫn trả lời;
- Vỏ cây to ra nhờ sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ.
- Trụ giữa to ra nhờ sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh trụ.
- Thân cây to ra nhờ sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng
sinh trụ.
Câu 2. Tại sao một số cây một lá mầm khi ngắt ngọn thì cây ngừng sinh
trưởng, còn ở cây hai lá mầm thì vẫn tiếp tục sinh trưởng?
Hướng dẫn trả lời;
Một số thực vật một lá mầm sinh trưởng nhờ mô phân sinh đỉnh => khi cắt
ngọn => ngừng sinh trưởng
Thực vật hai lá mầm sinh trưởng nhờ mô phân sinh đỉnh ngọn, đỉnh chồi và
mô phân sinh bên => cắt ngọn => vẫn tiếp tục sinh trưởng
Câu 3. Vì sao gỗ cây có nét văn hoa? Thực vật nào có vòng gỗ? Vì sao các
vòng gỗ có màu sắc khác nhau? Làm sao để biết được độ tuổi của cây có vòng gỗ?
Vì sao các vòng gỗ lại không đều nhau?
Hướng dẫn trả lời;
Gỗ cây có nét văn hoa vì do các vòng gỗ có màu sắc khác nhau.
Phần lớn cây 2 lá mầm đều có vòng gỗ hàng năm vào mùa xuân, cây gỗ sinh
trưởng mạnh tạo ra lớp gỗ dày, màu nhạt. Vào các mùa khác, gỗ sinh trưởng chận,
lớp gỗ mỏng, màu sẫm. Hai lớp gỗ có màu sẫm nhạt khác nhau tạo ra một tuổi gỗ.
41
Phần lớn cây có vòng gỗ thì một vòng là 1 năm tuổi, đếm số vòng ta biết tuổi
của cây. Các vòng gỗ lại không đều nhau vì tốc độ sinh trưởng các năm, các mùa
trong năm không giống nhau.
Câu 4. Chọn 1 cây lâu năm có chiều cao 1,55 cm. Người ta dùng một cái
đinh đóng vào thân cây ở vị trí xác định so với gốc sát mặt đất là 40cm. Giả sử
trong điều kiện thích hợp, mỗi năm cây tăng trưởng về chiều cao trung bình 35cm.
Sau 3 năm khoảng cách của đinh bị đóng so với gốc sát mặt đất là bao nhiêu cm?
Hướng dẫn trả lời;
Vẫn giữ nguyên khoảng cách, vì khi cây sinh trưởng sơ cấp, phần ngọn sẽ
mọc dài ra, phần gốc sẽ tiếp tục quá trình sinh trưởng thứ cấp với cái đinh bị gắn
vào.
Câu 5. Vì sao đa số cây 1 lá mầm có kích thước bé, cây 2 lá mầm có kích
thước lớn hơn?
Hướng dẫn trả lời;
- Cây 1 lá mầm thân thường có kích thước bé vì sinh trưởng sơ cấp, các bó
mạch trong thân xếp lộn xộn, không có sinh trưởng thứ cấp.
- Cây 2 lá mầm có kích thước lớn vì có sinh trưởng thứ cấp. Tầng sinh vỏ
cho tế bào vỏ phía ngoài, cho thịt vỏ phía trong và tầng sinh mạch (trụ), tầng sinh
mạch giữa nằm giữa mạch gỗ bên trong và mạch rây bên ngoài.
. - Dùng mô hình đồ dùng củng cố kiến thức cho học sinh về sinh trưởng
sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, các mô phân sinh. 
42
BÀI 22: ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Giáo viên dùng mô hình dạy học tự làm (cây trưởng thành) để ôn tập
phần cơ thể thực vật để học sinh nhận thức một cách khái quát về cơ thể thực
vật và các quá trình sinh lý của cơ thể thực vật.
I. Mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật
Giới thiệu mô hình thể hiện một số quá trình xảy ra trong cây. 
Giáo viên giúp học sinh hiểu được quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa quá
trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rẽ với quá trình vận chuyển theo mạch gỗ.
- Hấp thụ nước và ion khoáng: Rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng từ đất
vào đến mạch gỗ ở trung tâm rễ, tạo khởi đầu cho dòng vận chuyển mạch gỗ. Dòng
mạch gỗ thông suốt làm giảm hàm lượng nước trong các tế bào rễ là nguyên nhân
chủ yếu tạo ra dòng nước cùng các ion xâm nhập vào rễ. Rễ hút nước cùng các
chất tan và đẩy chúng lên lá và các cơ quan khác trên mặt đất, tạo độ trương nước
cần thiết cho các tế bào và mô cây, đặc biệt cho tế bào khí khổng để hơi nước thoát
ra khỏi lá.
- Thoát hơi nước ở lá: là "động lực đầu trên" hút dòng vận chuyển mạch gỗ.
Thoát hơi nước gây ra sự thiếu hụt nước, hàm lượng nước trong các tế bào lá giảm
xuống kéo theo sự thiếu nước trong các tế bào rễ. Nghĩa là, hàm lượng nước giảm
trong các tế bào rễ thấp hơn so với nước ngoài đất, từ đó nước được chuyển từ đất
vào rễ và đến mạch gỗ.
- Quang hợp: xảy ra ở lá, tại các bào quan lục lạp. Tổng hợp các chất hữu
cơ từ các chất vô cơ. Sản phẩm của quang hợp ở lá theo mạch rân xuống các phần
khác nhau của cây.
Quá trình trao đổi chất, hấp thụ nước và các ion khoáng với quang hợp, hô
hấp cũng có môi liên quan với nhau: Sự hấp thụ nước cùng các ion khoáng ở rễ và
vận chuyển chúng đến tận các tế bào của cơ thể cung cấp nguồn nguyên liệu cho
quang hợp và hô hấp, thoát hơi nước tăng độ mở khí khổng để cho khí cacbonic
khuếch tán vào bên trong lá đến các tế bào quang hợp và để cho oxi thoát ra.
Ngược lại quá trình quang hợp cung cấp nguyên liệu cho rễ cây hô hấp tạo ra sản
phẩm cho quá trình tổng hợp các thành phần của tế bào rễ trong đó có lông hút là
cấu trúc có chức năng đặc hiệu hấp thụ nước và các ion khoáng.
Hãy chỉ rõ quá trình xảy ra trong cấu trúc đặc hiệu nào và ở đâu Gợi ý:
→ a) CO2 khuếch tán vào lá qua khí khổng.
→ b) Quang hợp trong lục lạp ở lá.
→ c) Dòng vận chuyển đường từ lá xuống rễ theo mạch rây.
→ d) Dòng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá theo mạch gỗ.
43
→ e) Thoát hơi nước ở lá: Dòng vận chuyển nước, ion khoáng và đường sẽ
cung cấp nguồn nguyên liệu cho quang hợp và hô hấp. Thoát hơi nước ở lá làm
tăng độ mở khí khổng, giúp CO2 khuếch tán vào lá và O2 khuếch tán ra môi
trường được dễ dàng.
Sau đó giáo viên dùng mô hình dạy học tự làm (cây trưởng thành) khái
quát lại cấu tạo, chức ăng và các quá trình sinh lý của cơ thể thực vật.
44
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
1. Đối với học sinh
1.1. Phạm vi triển khai thực hiện
- Áp dụng tại trường THPT Qùy Hợp 2: 
Từ năm học 2018 - 2019 đến nay năm học 2020 - 2021: 
- Với trường THPT Quỳ Hợp 1 và trường THPT Qùy Hợp 3 đề tài áp dụng từ
năm học 2019 – 2020 và năm học 2020 – 2021.
1.2. Hiệu quả đạt được
 Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài: “Sử dụng
đồ dùng dạy học tự làm từ rác thải tái chế kết hợp với các phương pháp, kỹ
thuật dạy học tích cực để dạy một số nội dung trong các bài về cấu tạo và chức
năng của cơ thể thực vật Sinh Học 11- THPT”
Cụ thể giúp trả lời được các câu hỏi:
- Có giúp học sinh tích cực, hứng thú hơn xây dựng bài hay không?
- Có giúp học sinh phát triển các kĩ năng; nhận xét, quan sát, kĩ năng trình bày và
tranh luận. 
- Việc thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học từ rác thải có giúp Có góp phần
nâng cao kết quả học tập không?
- Việc thiết kế đồ dùng dạy học từ rác thải có giúp các em nâng cao ý thức
trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường không?
Việc trả lời được các câu hỏi trên đây sẽ giúp tôi bổ sung và rút kinh nghiệm
và kịp thời chỉnh lí, để hiệu quả dạy học đạt kết quả cao nhất.
1.2.1. Nội dung thực nghiệm sự phạm: chương trình sinh học 11.
1.2.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm: học sinh lớp 11.
1.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm: thể hiện qua số liệu thống kê thực
nghiệm sư phạm tại các trường THPT.
* Đánh giá định tính (theo phiếu điều tra) dành cho học sinh.
Lớp thực nghiệm:
Lớp 1: 11 B6 Trường THPT Quỳ Hợp 2, tổng số học sinh 41.
Lớp 2: 11 A3 Trường THPT Quỳ Hợp 1, tổng số học sinh 25
Lớp 3: 11 A4 Trường THPT Quỳ Hợp 3, tổng số học sinh 36
Tổng số học sinh của 3 lớp thực nghiệm là 102 học sinh.
Lớp đối chứng:
Lớp 1: 11 B1 Trường THPT Quỳ Hợp 2, tổng số học sinh 38
Lớp 2: 11 A1 Trường THPT Quỳ Hợp 1, tổng số học sinh 40
Lớp 3: 11 A1 Trường THPT Quỳ Hợp 3, tổng số học sinh 34
45
Tổng số học sinh của 3 lớp đối chứng là 112 học sinh.
Bảng 1. Kết quả khảo sát giao nhiệm vụ cho học sinh thiết kế đồ dùng dạy học
Nhóm học sinh
THPT Quỳ Hợp 1 THPT Quỳ Hợp 2 THPT Quỳ Hợp 3
Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC
Số lượng nhóm
được giao làm 6 6 5 5 4 4
Số lượng nhóm
Làm được 5 4 5 5 3 4
Tỷ lệ làm được 83.3% 66.7% 100% 80% 75% 100%
Qua bảng thống kê cho thấy tỷ lệ các nhóm học hoàn thành nhiệm vụ được 
giao về làm đò dùng dạy học các mô hình về bộ phận thực vật, thấp nhất là 66.7%, 
cao nhất là 100%.
Bảng 2: So sánh tỷ lệ học sinh tham gia vào hoạt động học tập
Tham gia hoạt động học tập
Trước áp dụng Sau áp dụng
Lớp thí
nghiệm
(102 HS)
Lớp đối
chứng
(112
HS)
Lớp thí
nghiệm
(102
HS)
Lớp đối
chứng
(112 HS)
Tham gia thảo luận nhóm 81,81% 80% 86,36% 79.13%
Có ý kiến phát biểu trong nhóm 72,73% 67,83% 92,73% 67,83%
Tham gia nhận xét kết quả 69,09% 67,83% 90.91% 66,09%
Trình bày được mô hình 60,91% 51,17% 93.64% 52,13%
46
(Biểu đồ 2.1)
Qua bảng 2 và và biểu đồ 2.1 cho thấy, kết quả tác động được thể hiện ở số
phần trăm học sinh tham gia tích cực vào hoạt động học tập tăng sau khi áp dụng.
Như vậy có thể kết luận việc hướng dẫn cho học sinh tự làm đồ dung dạy học có ý
nghĩa quan trọng giúp học sinh tham gia tích cực hơn vào hoạt động học tập.
Bảng 3: So sánh phát triển các kỹ năng cho học sinh
Phát triển các kỹ năng
Trước áp dụng Sau áp dụng
Lớp thí
nghiệm
(102 HS)
Lớp đối
chứng
(112 HS)
Lớp thí
nghiệm
(102 HS)
Lớp đối
chứng
(112 HS)
Kỹ năng quan sát 75,81% 79% 83,46% 80.24%
Kỹ năng thảo luận nhóm 72,73% 65,56% 91,24% 67,53%
Kỹ năng thuyết trình 68,05% 67,21% 89.57% 68,09%
Kỹ năng hợp tác 63,09% 57,27% 89.64% 58,13%
(Biểu đồ 3.1)
Qua bảng 3 và biểu đồ 3.1 cho thấy, kết quả tác động được thể hiện tỷ lệ học
sinh phát triển các kỹ năng tăng sau khi áp dụng. Như vậy có thể kết luận việc
hướng dẫn cho học sinh tự làm đồ dung dạy học có ý nghĩa quan trọng giúp học
sinh phát triển thêm các kỹ năng học tập.
47
 Bảng 4: Chất lượng kiểm tra 15 phút 
Lớp Khi chưa áp dụng Khi áp dụng
Thí nghiệm Điểm khá, giỏi: 70% Điểm khá, giỏi: 85%
Đối chứng Điểm khá, giỏi: 65% Điểm khá, giỏi: 70%
 Như vậy qua bảng so sánh trên ta thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học kết hợp
với phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn sinh học số
lượng học sinh phát huy tính tích cực tăng, mức độ nhận thức của học sinh tăng, kết
quả kiểm tra số điểm khá, giỏi tăng so với khi chưa áp dụng khá giỏi tăng 15%.
Bảng 5: Kết quả điểm TB môn sinh học 11:
Lớp TSHS
XL Giỏi XL Khá XL TB XL Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL
Lớp TN 102 58 56.8 37 36.3 14 13.7 0 0
Lớp đối chứng 112 43 38.4 50 44.6 19 16.9 0 0
Vậy qua bảng 5 và biểu đồ 5.1 cho thấy với những lớp được áp dụng đã có sự
tiến bộ về kết quả học tập tỷ lệ điểm loại giỏi tăng với khoảng cách so với lớp đối
chứng là 18.4% trong đó giảm tỷ lệ loại khá và trung bình. 
Vậy qua kết quả áp dụng cho thấy việc hướng dẫn học sinh làm đồ dùng học tập từ
rác thải tái chế kết hợp với sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã thu
được hiệu quả nhất ddunhj;
- Học sinh mạnh dạn phát biểu hơn, chủ động tham gia vào hoạt động học tập.
- Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, trình bày vấn đề giúp học sinh học tập
có hiệu quả Học sinh rất vui vẻ sau tiết học .
48
Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình
0
10
20
30
40
50
60
Biểu đồ 5.1
tỷ lệ điểm trung bình môn sinh học cuối năm
Lớp áp dụng Lớp đối chứng
- Rèn luyện cho các em các kĩ năng tốt hơn: kĩ năng nhận xét, kĩ năng quan sát, kĩ
năng sử dụng đồ dùng dạy học, kĩ năng trình bày tranh luận.
- Giúp học sinh tư duy sáng tạo, đạt hiệu quả cao hơn trong hình thành kiến thức.
- Cải thiện thái độ và kết quả học tập bộ môn.
49
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 
Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng đồ
dùng dạy học tự làm kết hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học dạy học tích
cực và kiểm tra, đánh giá kiến thức trong thực tiễn để giảng dạy.
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về các kỹ năng nhận thức của học sinh bằng hình
thức trực quan, tham gia hoạt động học tập tích cực trong nhận thức. 
Nghiên cứu thực trạng sử dụng các đồ dùng dạy học và phương pháp dạy học
tích cực trong học sinh trong dạy học Sinh học lớp 11 của giáo viên ở trường
THPT trên địa bàn. 
Quá trình dạy thực nghiệm cho thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học có thể kết
hợp với nhiều phương pháp dạy và kỹ thuật học tích cực có hiệu quả trong việc
nâng cao chất lượng dạy học. Có thể sử dụng đồ dùng để tạo tình huống có vấn đề
với học sinh; để khám phá, hình thành kiến thức mới và củng cố kiến thức sau các
chương và các bài học.
2. Kiến nghị 
Mô hình cây trưởng thành và các quá trình sinh lý của cây bước đầu mới áp
dụng cho dạy một số nội dung liên quan đến cấu tạo, các quá trình sinh lý của cơ
thể thực vật: môn Sinh học Khối: 11, có thể cải tiến thêm để giảng dạy tất cả các
bài liên quan đến cơ thể thực vật. 
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải phối hợp linh hoạt việc sử dụng
đồ dùng với các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực khác để có hiệu quả cao
hơn.
Để có một tiết dạy thành công, người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung
bài dạy, bám chuẩn kiến thức, kỹ năng. Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công
việc: cần dạy những gì, sử dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử
dụng đồ dùng cần thiết nào, ước lượng thời gian tổ chức dạy học.
Việc tự làm đồ dùng dạy học để giảng dạy, kết hợp với các phương pháp, kỹ
thuật dạy học tích cực nên được các trường THPT và Sở GD&ĐT Nghệ An quan
tâm, nhân rộng bằng nhiều hình thức khác nhau.
50
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo
khoa sau 2015.
2. Sách giáo khoa sinh học 11, NXB Bộ Giáo dục và đào tạo.
3. Sách giáo giáo viên sinh học 11, Bộ Giáo dục và đào tạo.
4. Lê Đình Trung – Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng
hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thuý Hằng, (2011), một số cách sử dụng đồ dùng dạy học 
trong giảng dạy môn sinh học.
6. Phan Thanh Hội, Trần Thị Gái (2016), Dạy học phát triển năng lực môn 
sinh học THPT, NXB Đại học Sư phạm.
7. Phan Khắc Nghệ (2014), Bài giảng và lời giải chi tiết sinh học 11, NXB 
Đại học Quốc gia Hà Nội.
51
TÊN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
“Mô hình cây trưởng thành và các quá trình sinh lý của cây”
Môn: Sinh học lớp 11, dạy một số nội dung liên quan đến cấu tạo và các quá
trình sinh lý của cơ thể thực vật: 
+ Tính mới và sáng tạo: 
Thiết bị dạy học tự làm, mô phỏng lại cấu tạo và các quá trình sinh lý của cơ
thể thực vật trưởng thành. 
Giáo viên có thể sử dụng mô hình để giảng dạy kết hợp với các phương pháp,
kỹ thuật dạy học tích cực và củng cố, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng học
sinh. 
Học sinh sử dụng đồ dùng để khám phá, tìm tòi quá trình liên quan đến
+ Tính khả thi: 
- Thời gian thực hiện: Từ 20/9/2019 – 22/12/2019 - Đưa vào sử dụng từ năm
học 2018 – 2019 đến nay năm học 2020-2021. 
+ Hiệu quả của thiết bị dạy học tự làm: 
- Nguyên vật liệu dễ kiếm: Hộp trà sữa, vòi hút, chai nhựa, ngòi bút bi, tấm
xốp, bút màu, đề can dán, meca, khung nhôm, foc trắng.
- Mô hình có hiệu quả trực quan rất cao, giúp học sinh có cái nhìn tổng quan
về cấu tạo và các quá trình sinh lý của cơ thể thực vật. Giúp học sinh hoạt động
tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. Học sinh hình thành những năng
lực, kỹ năng sử dụng mô hình rút ra được kiến thức của bài, nhớ bài ngay tại lớp
học. 
 Tác giả
Phan Huy Tĩnh
52

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_do_dung_day_hoc_tu_lam_tu_rac_thai_tai_che_ket.pdf
Sáng Kiến Liên Quan