SKKN Sử dụng bài tập tình huống vào dạy học phần sóng cơ Vật lí 12 Trung học Phổ thông nhắm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Năng lực giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một quá trình mà cá nhân vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ
xảo đã được học để đáp ứng yêu cầu của những tình huống không quen thuộc.
Giải quyết vấn đề có thể gồm các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu vấn đề
+ Tạo tình huống gợi vấn đề.
+ Giải thích để hiểu đúng tình huống.
+ Phát biểu và đặt mục đích giải quyết vấn đề.
Bước 2: Giải quyết vấn đề5
+ Phân tích làm rõ những mối quan hệ giữa cái chưa biết và cái đã biết.
+ Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề. Ở đây thường vận dụng quy tắc tìm
đoán, quy lạ về quen, đặc biệt hóa, khái quát hóa, xét tính tương tự, suy ngược suy
xuôi
+ Trình bày cách giải quyết vấn đề.
Bước 3: Nghiên cứu và kiểm tra lời giải
+ Kiểm tra sự đúng đắn của lời giải.
+ Kiểm tra tính tối ưu, tính hợp lí của lời giải.
+ Đề xuất những vấn đề mới có liên quan và giải quyết vấn đề nếu có.
Năng lực giải quyết vấn đề được hiểu là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả
các quá trình nhận thức, hành động, thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những
tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, giải pháp thông thường.
Như vậy, năng lực giải quyết vấn đề đối với học sinh THPT được hiểu: Là
khả năng cá nhân giải quyết tình huống có vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình,
giải pháp thông thường, hoặc học sinh có thể giải quyết một cách thành thạo với
những nét độc đáo riêng, theo chiều hướng luôn đổi mới phù hợp với thực tế.
Theo dự thảo CT GDPT tổng thể, những biểu hiện của năng lực giải quyết
vấn đề được thể hiện như sau:
- Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống học tập, tình huống
trong cuộc sống, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập và trong
cuộc sống.
- Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan
đến vấn đề, đề xuất và phân tích được các giải pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ). Lựa
chọn được giải pháp phù hợp nhất.
- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện và đánh giá
giải pháp GQVĐ. Suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ để điều chỉnh và vận
dụng trong bối cảnh mới.
- Nhận ra ý tưởng mới: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp
từ các nguồn thông tin khác nhau. Phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy
được khuynh hướng và độ tin cậy trong ý tưởng mới.
- Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong
học tập và cuộc sống. Suy nghĩ không theo lối mòn. Tạo ra yếu tố mới dựa trên
những ý tưởng khác nhau. Hình thành và kết nối các ý tưởng. Nghiên cứu để thay
đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh. Đánh giá rủi ro và có dự phòng.6
- Tư duy độc lập: Đặt được nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận
thông tin một chiều. Không thành kiến khi xem xét, đánh giá một vấn đề. Quan tâm
tới lập luận và minh chứng thuyết phục. Sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.
Đề tài này sử dụng bài tập tình huống trong dạy học để bồi dưỡng năng lực
giải quyết vấn đề cho HS thông qua dạy học chương Sóng cơ. Vậy tình huống là gì?
Bài tập tình huống là gì?
tình huống này thì giáo viên có thể cho học sinh hoạt động cá nhân hoặc tổ chức từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 học sinh để cho các em thảo luận. Học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm để giải quyết vấn đề đưa ra. Nếu trong quá trình hoạt động nếu thấy học sinh gặp khó khăn giáo viên có thể đưa ra một vài gợi ý, hướng dẫn như sau: - Tại sao ta nghe được âm trầm, bổng khác nhau? - Độ cao của âm liên quan đến đặc trưng nào của âm? - Để thay đổi độ cao của âm ta làm như thế nào? Bước 3: Thảo luận toàn lớp, xác định hướng giải quyết hợp lí Đại diện một số nhóm trình bày phương án của nhóm, nếu giữa các nhóm có sự khác nhau về phương án thì giáo viên điều khiển cho lớp thảo luận. Bước 4: Kết luận, chính xác hóa kiến thức, học sinh tự hoàn thiện kỹ năng nhận thức 38 Sau thảo luận toàn lớp giáo viên nhận xét kết quả của cá nhân hoặc nhóm và đưa ra kết luận chính xác của bài tập. Học sinh đối chiếu kết luận của giáo viên với phương án giải quyết của mình để xác định những gì mình đã đạt và chưa đạt để hoàn thiện kỹ năng, năng lực nhận thức của mình. 39 Nội dung 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm - Triển khai trong thực tiễn dạy học để kiểm chứng hướng đi đúng đắn, cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn. - Trên cơ sở thực nghiệm đánh giá khả năng áp dụng phương pháp sử dụng bài tập tình huống vào dạy học phần Sóng cơ trong chương trình Vật lý 12 THPT. 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm Tổ chức dạy học phần Sóng cơ cho lớp đối chứng và thực nghiệm. Với lớp thực nghiệm: sử dụng các tình huống dạy học đã thiết kế nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Với lớp đối chứng: sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. - So sánh đối chiếu kết quả học tập và xử lí kết quả thu được của các lớp thực nghiệm và đối chứng để sơ bộ đánh giá hiệu quả của tiến trình dạy học. - Áp dụng các đánh giá về năng lực giải quyết vấn đề ở lớp thực nghiệm trước và các đánh giá sau khi tiến hành tổ chức dạy học sử dụng bài tập tình huống. Từ đó thu thập các số liệu rồi dùng thống kê Toán học xử lý các số liệu để rút ra các kết luận về hiệu quả của việc dạy học sử dụng bài tập tình huống. 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm Năm học 2019 – 2020 Trường Lớp thực nghiệm (TN) Lớp đối chứng (ĐC) Lớp Số HS Lớp Số HS THPT Nghi lộc 3 12C2 34 12C3 34 Lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) được chọn là lớp có các học sinh đều tương đương nhau về trình độ và khả năng học tập. Học lực khá và trung bình là chủ yếu. 40 Năm học 2020 – 2021 Trường Lớp thực nghiệm (TN) Lớp đối chứng (ĐC) Lớp Số HS Lớp Số HS THPT Nghi lộc 3 12A2 42 12A1 41 Lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) được chọn là lớp có các học sinh đều tương đương nhau về trình độ và khả năng học tập. Học lực khá và trung bình là chủ yếu. 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Để so sánh hiệu quả sư phạm của việc sử dụng bài tập tình huống vào dạy học với dạy học truyền thống hoặc bẳng phương pháp khác chúng tôi lựa chọn phương pháp thực nghiệm có đối chứng: trên cùng một đối tượng là lớp thực nghiệm và trên hai đối tượng, đó là lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Sau khi dạy học theo phân phối chương trình Vật lý lớp 12 THPT giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút là các bài tập tình huống của phần kiến thức về dao động điều hòa để kiểm tra học sinh về mức độ năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Sau đó giáo viên triển khai thực nghiệm sư phạm. Giáo viên tiếp tục cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút sau khi đã tiến hành thực nghiệm để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh cũng như tính khả thi của đề tài. 3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với các bài học có nội dung liên quan đến chương “Sóng cơ và sóng âm” trong chương trình Vật lí 12 THPT. Ở lớp thực nghiệm tiến hành sử dụng bài tập tình huống vào dạy học các bài theo phân phối chương trình và nội dung của sách giáo khoa Vật lý 12: Chủ đề “Sóng cơ” gồm các bài: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ; Giao thoa sóng; Sóng dừng. Chủ đề “Các đặc trưng của sóng âm” gồm các bài: Đặc trưng Vật lí của âm; Đặc trưng sinh lí của âm. 41 3.5. Tiêu chí đánh giá thực nghiệm sư phạm Đánh giá thực nghiệm sư phạm là đánh giá hiệu quả thực hiện đề tài. Việc đánh giá đó căn cứ tiêu mục tiêu đưa ra của đề tài và thông qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trên ba lĩnh vực: nhận thức, kỹ năng, thái độ. Lĩnh vực nhận thức thể hiện khả năng suy nghĩ, lập luận bao gồm các sự kiện, khái niệm, nguyên lí, quy trình, quá trình, cấu trúc...yêu cầu học sinh phải thông hiểu, tái hiện được, sử dụng được vào thực tiễn ở những mức độ khác nhau. B.S Bloom đã chia lĩnh vực này thành 6 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Lĩnh vực kĩ năng biểu hiện ở những hoạt động quan sát được và những phản ứng thực hiện theo mục đích bao gồm: kĩ năng nhận thức ( Giải quyết vấn đề, ra quyết định, tư duy logic, tư duy phê phán, sáng tạo,...) và kĩ năng tâm vận (Những dấu hiệu cụ thể, quan sát được, có quy trình riêng, có thể chia thành hai hay nhiều bước, có thể thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn, ...). Lĩnh vực thái độ là cảm nhận của con người và ứng xử của học đối với một công việc. Những thái độ thể hiện có thể có tính chất cá nhân hoặc hành vi cá nhân. Trong thực nghiệm, chúng tôi đánh giá hiệu quả của phương pháp thông qua khả năng nhận thức của học sinh dưới 2 tiêu chí: mức độ nắm vững kiến thức và mức độ hệ thống hóa kiến thức dưới hình thức làm bài kiểm tra và trên cơ sở thang bậc nhận thức của Bloom. Việc đánh giá kĩ năng, thái độ thông qua quá trình học tập của học sinh. 3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm 3.6.1. Đánh giá định tính Qua quan sát diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm và so sánh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy dạy học sử dụng bài tập tình huống có hiệu quả hơn hẳn, cụ thể là: - Về thái độ: Học sinh tỏ ra thích thú hứng thú hơn trước những tình huống đưa ra, nhất là các tình huống liên quan đến thực tế nên hoạt động tích cực, chịu suy nghĩ hơn khi được giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ. Khắc phục được tình trạng thụ động, lười suy nghĩ, ỉ lại, trông chờ vào người khác. 42 - Về năng lực giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề của cuộc sống : Đa số HS đã biết suy luận, biết đưa ra các giả thuyết, các tiên đoán cho sự vật, hiện tượng, tình huống mới; biết vận dụng các kiến thức mà bản thân lĩnh hội được để trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề học tập. 3.6.2. Đánh giá định lượng Để đánh giá mức độ năng lực giải quyết vấn đề sau khi được thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã tiến hành đối chiếu kết quả kiểm tra ở hai thời điểm trước và sau khi tiến hành dự án. Sau đó GV tiến hành nhập điểm vào bảng thống kê số điểm và thực hiện các công việc tính toán để phân tích các kết quả thực nghiệm. Bảng thống kê điểm số. Năm học 2019 -2020 Bảng kết quả phân phối thực nghiệm đối với lớp thực nghiệm 12C2 Đối tượng thực nghiệm Số học sinh Số học sinh đạt điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Kiểm tra trước thực nghiệm 34 0 0 3 5 8 10 6 2 0 0 0 4,5 Kiểm tra sau thực nghiệm 34 0 0 0 1 4 14 7 5 3 0 0 5,6 Bảng kết quả phân phối thực nghiệm đối với lớp 12C2 và lớp đối chứng 12C3 Đối tượng thực nghiệm Số học sinh Số học sinh đạt điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp 12C3 34 0 0 2 4 7 11 7 3 0 0 0 4,7 Lớp 12C2 34 0 0 0 1 4 14 7 5 3 0 0 5,6 43 Năm học 2020 -2021 Bảng kết quả phân phối thực nghiệm đối với lớp thực nghiệm 12A2 Đối tượng thực nghiệm Số học sinh Số học sinh đạt điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Kiểm tra trước thực nghiệm 42 0 0 2 3 8 16 8 3 2 0 0 4.92 Kiểm tra sau thực nghiệm 42 0 0 0 1 4 10 10 9 5 3 0 6,17 Bảng kết quả phân phối thực nghiệm đối với lớp 12A2 và lớp đối chứng 12A1 Đối tượng thực nghiệm Số học sinh Số học sinh đạt điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp 12A1 41 0 0 0 4 6 17 7 3 3 1 0 5.29 Lớp 12A2 42 0 0 0 1 4 10 10 9 5 3 0 6,17 Dựa vào các kết quả thu được sau 2 năm thực hiện áp dụng đề tài, chúng tôi có nhận xét như sau: - Số học sinh đạt điểm bé hơn 5 ở lần kiểm tra sau khi thực nghiệm ít hơn ở lần trước khi tiến hành thực nghiệm. Số học sinh đạt điểm cao nhiều hơn so với trước khi tiến hành thực nghiệm. - Số học sinh đạt điểm dưới 5 ở lớp thực nghiệm ít hơn so với lớp đối chứng, số học sinh đạt điểm cao ở lớp thực nghiệm cũng nhiều hơn so với lớp đối chứng. - Điểm trung bình bài kiểm tra của đối tượng thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm cao hơn so với trước khi tiến hành thực nghiệm. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. 44 Kết quả đó cho thấy chất lượng học tập của lớp khi tiến hành thực nghiệm tốt hơn so với trước khi tiến hành thực nghiệm chứng tỏ việc sử dụng bài tập tình huống vào dạy học bước đầu đã có hiệu quả. 45 PHẦN III. KẾT LUẬN Theo mục đích, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài “Sử dụng bài tập tình huống vào dạy học phần Sóng cơ Vật lí 12 THPT nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh” tôi đã thu được các kết quả như sau: Một là làm rõ được cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học tình huống, sử dụng bài tập tình huống. Hai là sưu tầm và thiết kế được 22 bài tập tình huống về sóng cơ, sóng âm trong đó có nhiều bài tập tình huống liên quan đến thực tế và đưa ra 9 ví dụ minh họa việc áp dụng bài tập phù hợp với các hoạt động học tập như hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động củng cố. Và cũng đưa ra được tiến trình về việc sử dụng bài tập tình huống vào dạy học Ba là chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học tích hợp theo chủ đề bằng dạy học dự án thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm. Quá trình thực nghiệm cho thấy phương pháp dạy học này rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề, rèn luyện tư duy độc lập. Khi đứng trước các câu hỏi, nhất là các câu hỏi yêu cầu tư duy sáng tạo hay những lập luận logic đòi hỏi học sinh phải biết cách phân tích bài toán một cách sâu sắc, hiểu được bản chất và hiện tượng Vật lí nêu trong bài. Phương pháp này phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, gây cho học sinh sự hứng thú học tập, niềm yêu thích được khám phá, tạo cơ hội cho các em thể hiện được khả năng của bản thân cũng như khám phá khả năng của bản thân mình, phát huy được năng lực giải quyết vấn đề cho các em. Như vậy, việc sử dụng hợp lí bài tập tình huống vào trong từng giai đoạn quá trình dạy học làm cho HS nhận thấy được khả năng của bản thân, từng bước phát triển tư duy và hình thành năng lực giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, biết cách xây dựng các biện pháp nâng cao ứng dụng thực tiễn, giảm được việc truyền thụ kiến thức hàn lâm trên lý thuyết. Mặc dù mới chỉ áp dụng vào một vài lớp nhưng dựa vào kết quả đạt được khi nghiên cứu đề tài tôi khẳng định có thể áp dụng phương pháp dạy học tình huống, sử 46 dụng bài tập tình huống vào dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Vật lí nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung cho học sinh. Kiến nghị và đề xuất: - Đối với giáo viên: Cần tìm hiểu và tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển tư duy và năng lực cho HS mà trong đó dạy học sử dụng bài tập tình huống là một phương pháp cần được áp dụng rộng rãi để nâng cao chất lượng dạy và học. Khi tiến hành phương pháp dạy học này đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi và thiết kế được các bài tập tình huống phù hợp. - Đối với học sinh: Cần rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập như kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm,... để phát triển một cách toàn diện. - Đối với cơ sở giáo dục: Cần tăng cường đầu tư trang thiết bị đầy đủ cho phòng học. - Có thể nhân rộng mô hình dạy học này ở nhiều chủ đề khác và hoàn toàn có thể áp dụng cho các tổ hợp môn học khác. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. [2]. Bộ giáo dục đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí. [3]. Bộ giáo dục đào tạo (2014), Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh cấp trung học phổ thông, Tài liệu tập huấn đổi mới. [4]. Bộ giáo dục đào tạo (2009), SGK Vật lý lớp12, Nhà xuất bản giáo dục. [5]. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên, Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học của giáo viên, NXB Giáo dục Việt Nam. [6]. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên, Tăng cường năng lực dạy học của giáo viên, NXB Giáo dục Việt Nam. [7]. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao, NXB Giáo dục. [8]. Chu Văn Lanh, Đinh Xuân Hoàng, Trần Nguyên Vũ, Nguyễn Văn Phúc, Phạm Phúc Phương, Trần Đình Đạt, Đặng Quốc Dũng (2013), Tuyển tập các bài tập trắc nghiệm Vật lí hay và khó, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. [9]. Nguyễn Thanh Hải (2005), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế Vật lí 12, NXB Giáo dục. [10]. Nguyễn Thị Nhị (2016), Đo lường và đánh giá trong dạy học Vật lý, NXB Đại học Vinh . [11]. Phạm Thị Phú, Đinh Xuân Khoa (2015), Phương pháp luận nghiên cứu Vật lý, NXB Đại học Vinh. [12]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm. 48 [13]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. [14]. Nguyễn Đình Thước (2013), Những vấn đề hiện đại về dạy học vật lý, Giáo trình dành cho cao học, NXB Đại học Vinh. [15]. IA.I.PÊ - REN - MAN (2001), Vật lí vui ( bản dịch của Thế Trường, Trần Văn Ba, Lê Nguyên Long), Nhà xuất bản giáo dục [16]. Địa chỉ các website: http//google.com.vn http//vi.wikipedia.org/wiki PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra thực trạng dạy học Vật lí ở trường THPT Xin thầy (cô) vui lòng cho ý kiến về các vấn đề dưới đây. Nếu đồng ý với ý kiến nào thầy (cô) hãy đánh dấu X vào ô tương ứng bên cạnh hoặc điền vào chỗ trống. 1. Phương pháp dạy học mà các thầy cô sử dụng hiện nay a. Dạy học theo truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập. b. Vận dụng dạy học nêu vấn đề. c. Vận dụng dạy học tình huống d. Dạy học sử dụng bài tập tình huống. e. Dạy học dự án. f. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học. g. Ý kiến khác. 2. Trong quá trình dạy học thầy (cô) thường chú trọng a. Tập trung dạy kiến thức b. Tập trung phát triển kĩ năng c. Tập trung vào phát triển các năng lực 3. Trong quá trình dạy học theo thầy (cô) có cần phát triển năng lực cho học sinh không? a. Có b. Không Thầy cô hãy kể tên các năng lực cần phát triển cho học sinh trong dạy học hiện nay Thầy (cô) chú trọng phát triển năng lực nào nhất? Vì sao? 4. Theo thầy (cô) khó khăn trong việc bồi dưỡng và phát triển năng lực cho học sinh hiện nay là Đối với học sinh Đối với giáo viên Trình độ chưa cao, không đồng đều Không hứng thú môn học Chưa tích cực hoạt động Năng lực tiếp thu còn hạn chế Chưa làm quen với các phương pháp mới Chưa có kinh nghiệm khi áp dụng các phương pháp Chưa có tài liệu hướng dẫn Nội dung chương trình Nặng về kiến thức Chưa gắn liền với thực tiễn Không gây hứng thú Thời gian cho tiết học còn ít 5. Theo thầy (cô) để phát triển năng lực cho học sinh cần sử dụng các phương pháp nào? Dạy học truyền thống (Thuyết trình, đàm thoại, giảng giải) Dạy học dự án Dạy học giải quyết vấn đề Dạy học tình huống Dạy học phân hóa 6. Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng bài tập tình huống trong các bài dạy không? Thường xuyên Không thường xuyên Không khi nào Chân thành cảm ơn sự hợp tác của thầy (cô)! Phụ lục 2. Các đề kiểm tra đánh giá Đề kiểm tra 15 phút (trước khi tiến hành thực nghiệm) Câu 1: (4 điểm). Một vật thực hiện hai dao động thành phần có biên độ bằng nhau. Dao động tổng hợp của vật có biên độ A = 16 cm. Một học sinh đã khẳng định biên độ của mỗi dao động thành phần là a = 8 cm. Điều khẳng định trên có chính xác không? Tại sao? Câu 2: (3 điểm). Vào mùa hè, khi để quạt máy trên giường, lúc quạt chạy có một số vị trí giường bị rung lên rất mạnh. Những lúc như vậy, chỉ cần xê dịch quạt đến một vị trí khác là hết ngay. Hãy giải thích tại sao lại như vậy? Câu 3: (3 điểm). Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần là có lợi, trường hợp nào có hại? Tại sao? a. Quả lắc đồng hồ. b. Khung xe ô tô sau khi qua chỗ đường gồ ghề. c. Con lắc lò xo trong phòng thí nghiệm. d. Sự rung của cầu khi xe ô tô chạy qua. Hướng dẫn chấm Câu 1: Do hai dao động có cùng biên độ nên biên độ của dao động tổng hợp được tính bởi: A = 2acos 𝜑 2 ⇒ a = 𝐴 cos 𝜑 2 trong đó φ là độ lệch pha giữa hai dao động. Như vậy a = 8 cm chỉ ứng với trường hợp φ = 0 tức là hai dao động thành phần cũng pha. Câu 2: Khi quạt chạy, giường sẽ bị rung nhẹ. Sự rung của giường là dao động cưỡng bức. Nếu tần số của quạt (gây ra lực cưỡng bức) bằng đúng tần số dao động riêng của giường (xảy ra cộng hưởng) thì lúc đó giường sẽ rung mạnh nhất. Việc xê dịch quạt đi một chút sẽ làm cho tần số dao động riêng của giường khác biệt với tần số của lực cưỡng bức do quạt gây ra tránh được hiện tượng cộng hưởng xảy ra. Câu 3: a. Có hại. Sự tắt dần sẽ làm cho đồng hồ chạy sai. b. Có lợi. Xe chạy êm hơn ngay sau khi qua chỗ đường gồ ghề. c. Có hại. Sự khảo sát thí nghiệm không chính xác. d. Có hại. Cầu sẽ nhanh bị hỏng. Đề kiểm tra 15 phút (sau khi tiến hành thực nghiệm) Câu 1: (4 điểm). Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy ước lượng thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 1 m và đo được thời gian 10 ngọn sóng đi qua trước mặt là 9 s. Người đó ước định tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1m/s. Theo em người đó xác định như vậy đã đúng chưa? Làm thế nào để xác định được tốc độ truyền sóng trong trường hợp đó? Câu 2: (3 điểm). Người chơi đàn ghi ta thường có động tác lên dây đàn (làm cho dây đàn căng thêm). Khi lên dây đàn độ cao của âm do nó phát ra có gì thay đổi? Độ cao của âm do dây đàn phát ra phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 3:(4 điểm). Đặc điểm nào sau đây không phải của hạ âm? A. Có khả năng xuyên thấu kém. B. Những trận động đất, gió bão có thể phát ra hạ âm. C. Những chú voi cảm nhận được hạ âm. D. Có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Hướng dẫn chấm Câu 1: Có 10 ngọn sóng đi qua trước mặt trong 9 s, do đó chu kì sóng T = 1 s. Khoảng cách giữa hai ngọn sóng chính là quãng đường đi được trong một chu kì: 𝜆 = 1 m. Vận tốc truyền sóng: v = 𝜆 𝑇 = 1 (m/s) Câu 2: Độ cao của dây đàn phát ra phụ thuộc vào lực căng của dây và phụ thuộc vào khối lượng của một độ dài của dây. Khi lên dây đàn làm cho dây căng thêm, lực kéo các phần tử dây đàn tăng làm cho tần số dây đàn tăng. Kết quả là độ cao của âm do nó phát ra cũng tăng. Câu 3: Chọn A. Sóng hạ âm có khả năng xuyên thấu cực mạnh, khi ở trong không khí có thể đi với tốc độ 1200km/h. Sóng hạ âm thường có trong các trận thiên tai như động đất, gió bão và nó đến trước cả những thiên tai này, như dấu hiệu nhận biết trước. Một số loài động vật thường giao tiếp với nhau bằng sóng hạ âm như cá voi, voi, hươu cao cổ, chim bồ câu... Phụ lục 3. Các hình ảnh minh chứng thực nghiệm Phụ lục 4. Một số hình ảnh có thể dùng minh họa cho bài giảng
File đính kèm:
- skkn_su_dung_bai_tap_tinh_huong_vao_day_hoc_phan_song_co_vat.pdf