SKKN Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11 THPT
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, tham khảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số GV, dùng phiếu thăm dò ý kiến của GV một số trường THPT của tỉnh Nghệ An nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng dạy - học Sinh học ở trường THPT hiện nay.
Qua các số liệu điều tra chúng tôi nhận thấy:
Hầu hết GV đều nhận thức được sự cần thiết của việc rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn cho HS. Tuy nhiên, đa số GV còn lúng túng vì chưa nắm vững cơ sở lí luận cũng như chưa tìm ra các biện pháp cụ thể.
Hiểu biết của đa số GV về việc rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn còn chưa đầy đủ. Phần lớn GV gặp khó khăn trong việc thiết kế các công cụ dạy học và tiêu chí đánh giá việc rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn. Nhiều GV còn lúng túng trong việc thiết kế câu hỏi, bài tập; tình huống, bài tập thực nghiệm sử dụng để rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn ở mức vận dụng/vận dụng cao. Đa số GV chưa có những hiểu biết đầy đủ và còn lúng túng trong việc tổ chức dạy học dự án cũng như thiết kế các chủ đề dạy học STEM.
Đa số GV đánh giá NL VDKT vào thực tiễn của HS ở mức trung bình. Vì vậy, chúng tôi lần nữa khẳng định rằng việc rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn cho HS là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
sân thượng. - Các nhóm trả lời các câu hỏi được đặt ra. - Nhận xét đánh giá của GV và HS về sản phẩm và quá trình làm ra sản phảm của các nhóm. - Thống nhất cho điểm đối với từng nhóm. C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt - Sản phẩm hộp xốp trồng rau sân thượng đạt theo các tiêu chí đã thống nhất. - Bản báo cáo quy trình làm làm hộp xốp trồng rau sân thượng sau khi đã có các nội dung cải tiến. D. Tiến trình dạy học cụ thể Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS Công cụ hỗ trợ Báo cáo sản phẩm của các nhóm - GV tổ chức cuộc thi “Hộp rau sân thượng” - Ban giám khảo quan sát chấm điểm cho các nhóm theo các tiêu chí đề ra. - Đặt các câu hỏi liên quan đến chủ đề, đặc biệt khả năng vận dụng kiến thức qua chủ đề STEM vừa thực hiện. - MC giới thiệu và tổ chức cuộc thi. - Các đội trưng bày sản phẩm. - Đại diện các nhóm trình bày về sản phẩm và qui trình làm sản phẩm cũng như các kinh nghiệm rút ra trong quá trình làm sản phẩm. - Các nhóm lắng nghe phần nhận xét từ nhóm khác và ban Giám khảo. - Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của nhóm bạn và ban Giám khảo, đặt câu hỏi về phần thi của đội bạn. Câu hỏi kiểm tra kiến thức, kĩ năng sau chủ đề. Tổng kết, đánh giá dự án của lớp - Nhận xét về quá trình thực hiện chủ đề: ý thức, kế hoạch thực hiện, kết quả thực hiện chủ đề STEM. - Tổng kết kiến thức về vai trò các thành phần trong đất đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. - Lắng nghe nhận xét của GV. - Tổng kết lại nội dung kiến thức. - Suy nghĩ, cải tiến, phát triển, mở rộng mô hình vừa thực hiện. Tổng kết kiến thức cần học và ứng dụng. * Bảng 4. Tiêu chí đánh giá sản phẩm STT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được 1 Hộp có các tiêu chí đảm bảo độ bền, đẹp 10 2 Kích thước hộp phù hợp với loại cây trồng 5 3 Số lượng, khoảng cách và cách sắp xếp các lỗ đục trên thành hộp 15 4 Rau trồng trong hộp phát triển tốt 15 5 Thực hiện đúng thời gian 5 Tổng điểm 50 4.2.4.2. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề STEM, chủ đề: “Bánh thạch đa sắc màu - từ sắc màu TV” ( Xem phụ lục 2) 4.3. Xây dựng các tiêu chí đánh giá NL VDKT vào thực tiễn 4.3.1. Các tiêu chí đánh giá NL VDKT vào thực tiễn của HS Qua tham khảo 1 số tác giả, chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá NL VDKT vào thực tiễn và những yêu cầu cần đạt được khi thực hiện các kĩ năng liên quan như sau: Bảng 8. Bảng tiêu chí đánh giá NL VDKT vào thực tiễn TT Các tiêu chí Các mức độ (M1 < M2 < M3) Mức thấp (M1) Mức trung bình (M2) Mức cao (M3) 1 Nhận biết được vấn đề thực tiễn - HS chưa trình bày được rõ ràng vấn đề thực tiễn. Chỉ mới nhắc lại được vấn đề. - HS trình bày được bản chất của vấn đề thực tiễn. - HS nhận diện một cách chính xác các vấn đề thực tiễn; phân tích rõ ràng, chính xác bản chất của vấn đề đó. Chỉ ra được mâu thuẫn trong vấn đề. 2 Xác định được các kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn - HS chưa xác định được các kiến thức liên quan đến vấn đề. Chưa hiểu rõ vấn đề cần tham khảo hay huy động những kiến thức nào. - HS đã xác định được một số kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn. Nêu tên được các vấn đề. - HS đã xác định được các kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn. - HS liệt kê được các kiến thức đó và phân tích, thiết lập được mối quan hệ giữa các kiến thức liên quan. 3 Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn. - HS không biết đặt câu hỏi trước một vấn đề nào đó nảy sinh do đó HS không biết cách tìm câu trả lời cho vấn đề. - HS đã biết lựa chọn các câu hỏi và có thể đề xuất các câu hỏi mới, biết tìm kiếm kiến thức để trả lời một phần vấn đề còn thắc mắc. - HS biết cách chủ động thu thập, tìm kiếm các bằng chứng khoa học, nghiên cứu cơ sở khoa học của các vấn đề thực tiễn để tìm câu trả lời cho vấn đề mình nghiên cứu. 4 Giải thích, phân tích, đánh giá vấn đề thực tiễn - HS chưa giải thích được cơ sở khoa học, bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thực tiễn có liên quan đến bài học hoặc phát sinh trong cuộc sống. - HS có thể giải thích, hoặc phân tích một phần vấn đề, qua đó có thể đưa ra một số ý tưởng để giải quyết các vấn đề liên quan. - HS giải thích chính xác, rõ ràng cơ sở khoa học của các sự vật hiện tượng và các ứng dụng khoa học trong tự nhiên và trong cuộc sống, sản xuất. 5 Đề xuất biện pháp; thực hiện giải quyết vấn đề thực tiễn và đề xuất vấn đề mới. - HS chưa đề xuất được biện pháp hoặc đề xuất của HS không mang tính khả thi và xa rời thực tiễn. - HS đã đưa ra một số đề xuất mang tính khả thi, đề ra các biện pháp kiểm chứng giả thuyết nhưng chưa thực hiện giải quyết vấn đề. - HS đề xuất được các biện pháp hợp lí; thực hiện giải quyết vấn đề thực tiễn hiệu quả và đề xuất được vấn đề mới. 4.3.2. Thiết kế các bài tập đánh giá rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn của HS Để đánh giá NL VDKT vào thực tiễn của HS, chúng tôi chủ yếu sử dụng câu hỏi, tình huống có vấn đề. Sau đó đặt các câu hỏi tìm tòi với các mức độ khác nhau để HS bộc lộ sự hiểu biết về kiến thức và NL VDKT vào thực tiễn thông qua việc trả lời các câu hỏi. Dựa mức độ đạt được của các câu trả lời, tiến hành phân loại kĩ năng theo các mức độ. Ví dụ 1: Sau khi dạy xong bài “Thoát hơi nước”, GV có thể kiểm tra kiến thức và các tiêu chí của NL VDKT vào thực tiễn của HS bằng tình huống sau đây: Tình huống: Có ý kiến cho rằng: “Thoát hơi nước ở TV là một sự thiệt hại nhưng là sự thiệt hại cần thiết” Câu hỏi đánh giá kiến thức và NL VDKT vào thực tiễn. Theo em, có sự mâu thuẫn trong câu nói này không? Giải thích tại sao? GV có thể gợi ý bằng một số câu hỏi nhỏ: - Thoát hơi nước gây thiệt hại đối với cây như thế nào? Hướng dẫn Thoát hơi nước làm mất đi khoảng 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ - lượng nước này hệ rễ phải len lỏi trong đất ở các tầng nước, từ nước mặt đất, nước mao dẫn và cả nước ngầm mới lấy được. - Thoát hơi nước có vai trò gì đối với cây? Hướng dẫn + Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, có vai trò giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây, nhờ đó nước và ion khoáng được cung cấp đến từng tế bào của cây. Có thoát hơi nước cây mới hút và vận chuyển được nước và các ion khoáng. + Thoát hơi nước giúp dòng nước từ dưới đi lên, tạo sự liên kết giữa các bộ phận của cây, tạo độ cứng cho thực vật thân thảo. + Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá, đặc biệt trong những ngày nắng nóng. + Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp. - Qua đó, em có đánh giá gì về hoạt động thoát hơi nước của cây? Hướng dẫn Thoát hơi nước tuy gây mất lượng nước lớn, nhưng nếu không có quá trình này cây không thể sống được → không có sự mâu thuẫn. - Cân bằng nước trong cây xảy ra khi nào? Khi nào cây mất cân bằng nước? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đối với cây? Hướng dẫn Cân bằng nước xảy ra khi lượng nước do rễ hút vào ≥ lượng nước thoát ra và khi đó cây phát triển bình thường. Khi lượng nước do rễ hút vào < lượng nước thoát ra, cây mất cân bằng nước làm lá bị héo, nếu để lâu cây bị hư hại, sinh trưởng phát triển giảm, năng suất giảm thậm chí cây bị chết. - Em hãy cho biết, dựa vào đâu để thực hiện tưới tiêu hợp lí? Hướng dẫn Dựa vào đặc điểm di truyền, pha sinh trưởng, phát triển của giống cây, đặc điểm kết cấu của đất, thời tiết - Khi chuyển cây lớn để trồng chỗ khác người ta thường cắt bớt lá. Vì sao? Hướng dẫn Khi chuyển cây lớn, rễ non chưa phát triển, hệ lông hút chưa nhiều nên khả năng hút nước vào từ rễ kém nên cần phải giảm sự thoát hơi nước bằng cách cắt bớt lá đảm bảo cân bằng nước trong cây. Ví dụ 2: Sau khi học xong chủ đề “Dinh dưỡng nitơ ở thực vật” GV có thể kiểm tra kiến thức và kĩ năng của HS bằng tình huống sau: Tình huống: Cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, nhưng khả năng cung cấp của đất có hạn, việc thâm canh qua nhiều năm khiến đất đai bị suy kiệt, giảm độ phì nhiêu, đất bạc màu, dần dần mất đi khả năng sản xuất, mất đi khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng. Sử dụng phân bón cân đối hợp lý sẽ thúc đẩy các quá trình sinh trưởng của cây, đẻ nhánh, cành lá phát triển, thúc đẩy cây ra hoa nhiều và đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao. Tạo điều kiện rễ phát triển, rễ ăn sâu, rộng giúp hạn chế đổ ngã. Tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu của cây trồng. Từ đó tăng năng suất cây trồng. Khi lượng phân bón vượt quá mức tối ưu, cây sẽ không hấp thụ hết. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu tính chất lí hóa của đất. Dư lượng phân bón sẽ bị nước mưa cuốn xuống các thủy vực gây ô nhiễm môi trường nước. Câu hỏi đánh giá kiến thức và NL VDKT vào thực tiễn. Câu 1: Hãy đặt câu hỏi để làm rõ nội dung tình huống. Các câu hỏi HS có thể đặt ra và trả lời: - Tại sao cần thiết phải bón phân cho cây? Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV phân tích, đánh giá và chốt vấn đề Cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, nhưng khả năng cung cấp của đất có hạn, việc thâm canh qua nhiều năm khiến đất đai bị suy kiệt, giảm độ phì nhiêu, đất bạc màu, dần dần mất đi khả năng sản xuất, mất đi khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng vì vậy cần bổ sung dinh dưỡng cho cây từ phân bón. - Thế nào là bón phân hợp lí và bón phân hợp lí có tác dụng như thế nào đến năng suất cây trồng và môi trường? Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV phân tích, đánh giá và chốt vấn đề Bón phân hợp lí là bón đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các chất dinh dưỡng; đúng nhu cầu, phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây; cũng như điều kiện đất đai và thời tiết mùa vụ. Bón phân hợp lí sẽ thúc đẩy các quá trình sinh trưởng của cây, đẻ nhánh, cành lá phát triển, thúc đẩy cây ra hoa nhiều và đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao. Tạo điều kiện rễ phát triển, rễ ăn sâu, rộng giúp hạn chế đổ ngã. Tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu, tăng năng suất cây trồng. Bón phân hợp lí không gây dư lượng phân bón ảnh hưởng đến chất lượng nông sản (dư lượng các chất độc hại); đến tính chất đất; đến môi trường sống. GV có thể đặt thêm câu hỏi: - Cơ sở sinh học của việc bón phân qua rễ và bón phân qua lá là gì? Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV phân tích, đánh giá và chốt vấn đề Cơ sở sinh học của việc bón phân qua rễ là dựa vào khả năng rễ có thể hấp thụ các ion khoáng từ đất. Cơ sở sinh học của việc bón phân qua lá là sự hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng. - Vườn nhà chị Hải đất cằn cỗi, cứng và bị chua, em hãy đề xuất các biện pháp giúp chị ấy cải tạo mảnh vườn đó. Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV phân tích, đánh giá và chốt vấn đề Các biện pháp: - Cày xới xáo nhiều lần. - Bón nhiều hàm lượng phân hữu cơ để tăng lượng mùn và chất dinh dưỡng. - Bón vôi để khử chua. - Hạn chế các loại phân hóa học gây chua. - Tránh trồng các loại cây gây chua cho đất. 5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 5.1. Mục đích thực nghiệm Nhằm đánh giá hiệu quả, xác định tính khả thi của việc sử dụng câu hỏi, bài tập; tình huống, BTTN, chủ đề STEM cùng qui trình rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học phần CHVC và NL ở thực vật, Sinh học 11. 5.2. Nội dung thực nghiệm Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cùng đồng nghiệp đã tiến hành giảng dạy một số bài lí thuyết thuộc phần CHVC và NL ở thực vật, Sinh học 11. Bảng 9. Các bài dạy thực nghiệm phần CHVC và NL ở thực vật TT Tên bài/chủ đề Số tiết Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ 1 Bài 2 Chủ đề STEM: “Thiết kế hộp xốp trồng rau sân thượng” 3 Bài 3 Chủ đề STEM: “Bánh thạch đa sắc màu - từ sắc màu TV” 3 5.3. Phương pháp thực nghiệm Chúng tôi tiến hành TN theo mục tiêu (không có lớp đối chứng), trên 6 lớp (ở 3 trường) với số lượng 259 HS. Các lớp sĩ số gần bằng nhau, có chất lượng học tập tương đương nhau. - Trong quá trình TN, chúng tôi kết hợp với các GV bộ môn ở các trường thảo luận thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy, KTĐG. Bảng 10. Các trường thực nghiệm Lớp Sĩ số Trường 11T1 40 THPT Anh Sơn 1 11T2 43 THPT Anh Sơn 1 11T1 45 THPT Hà Huy Tập 11T2 47 THPT Hà Huy Tập 11A1 42 Trường THPT Nghi Lộc 4 11A2 42 Trường THPT Nghi Lộc 4 - Ở giai đoạn trước TN, trong TN và sau TN chúng tôi đều cho HS làm bài kiểm tra với các câu hỏi, bài tập/tình huống/BTTN rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn. Bảng 11. Các bài sử dụng kiểm tra thực nghiệm Trước TN Trong TN Sau TN Trước bài: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ Trong bài: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ Sau phần: CHVC và NL ở thực vật, Sinh học 11 - Ở các bài kiểm tra chúng tôi không chấm điểm mà chủ yếu xem xét 5 tiêu chí đánh giá NL VDKT vào thực tiễn của HS đạt đến mức độ nào bằng cách đối chiếu giữa bài làm của học sinh với các mức độ ở mỗi tiêu chí. - Các đề kiểm tra ở các lớp, các trường được thực hiện cùng thời điểm, cùng đề và cùng tiêu chí đánh giá. - Sau đó tiến hành đánh giá và so sánh kết quả (theo tiêu chí ở bảng 8 - bảng tiêu chí đánh giá NL VDKT vào thực tiễn) bài làm của học sinh trước trong và sau khi được rèn luyện về các kĩ năng. 5.4. Kết quả thực nghiệm Sau khi kiểm tra, tiến hành đối chiếu kết quả bài làm của HS với các tiêu chí đã đề ra. So sánh với kết quả kiểm tra trước thực nghiệm, kết quả thu được theo các bảng sau: Bảng 12. Kết quả đánh giá định lượng các tiêu chí của NL VDKT vào thực tiễn trong dạy học phần CHVC và NL ở thực vật – Sinh học 11 Tiêu chí Mức độ Kết quả đạt được Đầu TN Giữa TN Cuối TN SL % SL % SL % 1. Nhận biết được vấn đề thực tiễn 3 48 18.55 97 37.45 130 50.2 2 146 56.37 126 48.65 104 40.15 1 65 25.08 36 13.9 25 9.65 2. Xác định được các kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn 3 62 23.94 97 37.45 113 43.63 2 130 50.2 136 52.5 136 52.5 1 67 25.86 26 10.05 10 3.87 3. Tìm tòi, khám phá kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn (nếu cần thiết) 3 48 18.55 65 25.1 97 37.45 2 130 50.2 130 50.2 130 50.2 1 81 31.25 64 24.7 32 12.35 4. Giải thích, phân tích, đánh giá vấn đề thực tiễn 3 48 18.55 68 26.25 81 31.35 2 136 52.5 130 50.2 131 50.5 1 75 28.95 61 23.55 47 18.15 5. Đề xuất biện pháp, thực hiện giải quyết vấn đề thực tiễn và đề xuất vấn đề mới. 3 33 12.74 52 20.1 65 25.1 2 113 43.63 117 45.2 124 47.9 1 113 43.63 90 34.7 70 27.0 Phân tích kết quả thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng các tiêu chí của NL VDKT vào thực tiễn có sự tăng lên rõ rệt, thể hiện sự tiến bộ của các em trong quá trình học tập và rèn luyện. Ở giai đoạn đầu của quá trình TN thì HS chủ yếu đạt nhiều ở mức 1 và mức 2 còn ở mức 3 thì ít hơn rất nhiều. Tuy nhiên, ở các giai giai đoạn sau thì tỷ lệ HS đạt được mức 2 và 3 có tăng lên đáng kể. Ví dụ xét ở tiêu chí 1 ở giai đoạn đầu TN thì tỷ lệ đạt mức 3 là 18.55% thì đến cuối giai đoạn TN là 50.2% Ở tiêu chí 5 là một tiêu chí rất khó tuy nhiên ở giai đoạn đầu TN thì HS chủ yếu đạt nhiều ở mức 1 và 2 còn mức 3 chỉ 12.74%, còn đến giai đoạn cuối TN thì tỷ lệ HS đạt mức 3 tăng lên còn mức 1 giảm xuống rõ rệt (từ 43.63% xuống còn 27.0%) Qua đây chúng tôi cũng nhận thấy rằng sự tăng giảm của các tiêu chí là không đều nhau. Cụ thể ở tiêu chí 1, 2, 3 thì thấy rằng HS đạt mức 3 có tỷ lệ tăng rất nhanh còn ở các tiêu chí 4, 5 thì sự tăng này diễn ra không mạnh mẽ bằng. Lý giải điều này chúng tôi cho rằng các tiêu chí 4, 5 là các tiêu chí khó do đó, để đạt được mức 3 thì đòi hỏi HS phải nỗ lực rèn luyện rất nhiều. Dựa trên những kết quả thu được qua các giai đoạn thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng: - Việc áp dụng các PPDH tích cực trong quá trình dạy học sẽ góp phần nâng cao kết quả dạy học. Tuy nhiên, để thực hiện tốt được các mục tiêu dạy học thì nó đòi hỏi sự cố gắng không ngừng của nhà trường, của GV và HS. - Đối với việc rèn luyện các năng lực học tập cho HS thì việc áp dụng quy trình rèn luyện cụ thể, khoa học và hợp lý sẽ mang lại hiệu quả dạy học thực sự. NL VDKT vào thực tiễn là một trong những năng lực căn bản mà bất cứ HS nào cũng phải có, việc hoàn thiện hay mức độ đạt được năng lực này như thế nào phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. - HS có nhiều hứng thú khi được GV sử dụng các PPDH tích cực và được rèn luyện trong thực tế gắn liền với đời sống của các em. - Qua thực nghiệm chúng tôi thấy rằng việc rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn cho HS là có tính khả thi và sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc giáo dục toàn diện đối với HS. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi đã thu được những kết quả sau: 1.1. Thiết kế được hệ thống 61 câu hỏi, bài tập ở mức thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao; xây dựng được 28 tình huống và BTTN; thiết kế được 2 chủ đề dạy học STEM sử dụng trong dạy học phần CHVC và NL ở thực vật để rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn cho HS. Tất cả các câu hỏi, bài tập; tình huống và BTTN đều được chúng tôi xây dựng phần hướng dẫn giải. 1.2. Đề xuất được quy trình rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học nói riêng và dạy học nói chung. 1. 3. Xây dựng được các tiêu chí để đánh giá NL VDKT vào thực tiễn cho HS (3 mức độ cho mỗi tiêu chí của NL VDKT vào thực tiễn) (Bảng 8). 1.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ở 3 trường: THPT Nghi lộc 4 (Huyện Nghi Lộc), THPT Hà Huy Tập (Thành phố Vinh); THPT Anh Sơn 1 (Huyện Anh Sơn) bước đầu chứng tỏ hiệu quả của quy trình và các biện pháp nhằm rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học phần CHVC và NL ở thực vật. Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn cho HS là rất cần thiết và có tính khả thi. 2. KIẾN NGHỊ Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi có một số kiến nghị sau: 2.1. Tiếp tục mở rộng nghiên cứu, thực nghiệm quy trình rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn vào hoạt động dạy học phần CHVC và NL ở thực vật và các phần khác của chương trình Sinh học THPT . 2.2. Mở rộng nghiên cứu việc rèn luyện NL VDKT vào thực tiễn cho HS bằng nhiều loại công cụ khác nhau, ở các phần khác nhau của bộ môn Sinh học. 2.3. HS cần chủ động tích cực hơn trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện tốt các kĩ năng học tập cần thiết. Trên đây là một số kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được các góp ý từ các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) (2019), SGK Sinh học 11 Cơ bản, Nxb Giáo dục. 2. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) (2019), Sách GV Sinh học 11, Nxb Giáo dục. 3. Trần Thị Thúy- GV trường chuyên Quảng Bình, Chuyên đề dạy học bằng tình huống. 4. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên) (2020), Hướng dẫn thực hiện một số kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM ở trường THCS và THPT, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 5. Phạm Thanh Cường, Kĩ năng đặt câu hỏi trong dạy học, bộ môn PPL-PPDH, khoa Sư phạm kĩ thuật, trường Đại học Thái Nguyên. 6. Trần Thị Hiền (2018) Thực trạng sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực thực nghiệm cho HS trong dạy học Sinh học ở trường THPT, Tạp chí Giáo dục, số 436, trang 55-59. 7. Trương Xuân Cảnh (2015) Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho HS trong dạy học Sinh học Cơ thể TV, Sinh học 11 THPT, khoa Giáo dục, trường đại học Sư phạm Hà Nội. 8. Đinh Quang Báo (chủ biên) (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học THPT, Nxb Đại học Sư phạm. 9. Đinh Quang Báo(1981), Phát triển hoạt động nhận thức của HS trong các bài Sinh học ở nhà trường Việt Nam, luận án PTS. 10. Nguyễn Ngọc Bảo(1995), Phát triển tính tự lực, tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì 1993-1996, Bộ Giáo dục-Đào tạo. 11. Trần Bá Hoành, Bùi Phương Nga, Trần Hồng Tâm, Trịnh Thị Bích Ngọc ( 2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Sinh học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội 12. Phan Đức Duy (1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng dạy - học sinh học, Luận văn tiến sĩ giáo dục, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 13. Campbell.Reece (2014) Sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam 14. Một số đề thi Olympic Sinh học. 15. Một số nguồn tư liệu trên internet.
File đính kèm:
- skkn_ren_luyen_nang_luc_van_dung_kien_thuc_vao_thuc_tien_cho.doc