SKKN Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh Trung học Phổ thông

1.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến

7.1.1. Giải pháp 1

a. Tên giải pháp: Hệ thống cơ sơ lí luận và cơ sở thực tiễn về bác bỏ, thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận.

b. Nội dung: Thao tác lập luận bác bỏ là một hoạt động tư duy nhằm giúp cho con người trên cơ sở nhận thức được cái đúng mà biết phê phán cái sai, cái lệch lạc, phiến diện. Tuy nhiên đây là thao tác khá mới trong dạy học Làm văn, song cũng vì mới nên những công trình nhiên cứu về thao tác và dạy học thao tác này chưa nhiều. Vì vậy trong giải pháp này, nhóm tác giả cung cấp kiến thức về:

* Cơ sở lí luận:

- Thao tác lập luận với tư cách là một hoạt động tư duy.

- Bác bỏ với tư cách là một thao tác lập luận.

- Bác bỏ với tư cách là một thao tác bộ phận trong kĩ năng làm văn nghị luận.

- Kỹ năng và sự hình thành kỹ năng qua hệ thống bài tập.

 

docx57 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lần gặp gỡ với Tràng:
- Ton ton chạy ra đẩy xe cho Tràng; liếc mắt cười tít (lần gặp thứ nhất)
- Sầm sập chạy đến, sưng sỉa mắng Tràng là điêu (lần gặp thứ hai)
- Tràng giữ phép lịch sự mời ăn trầu, cô gái trắng trợn từ chối và gợi ý ăn một cái gì khác: Ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
- Cách ăn bánh đúc (ăn liền một chặp 4 bát)
- Chỉ một lời rủ rê đùa “Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về, lập tức theo Tràng về.
* Nhưng nếu chỉ nhìn vào những hành động ấy và vội vàng kết luận Cô vợ nhặt là một người đàn bà dạn dĩ, trơ trẽn, chẳng có gì đáng trọng, đáng thương, đáng cảm thông thì có thỏa đáng không?
- Nếu kết luận cô gái ấy là một người phụ nữ xấu xa như vậy thì lí giải thế nào về diễn biến tâm trạng của cô trên đường theo Tràng về (những rón rén, e thẹn, xấu hổ, ngượng ngùng khi bắt gặp ánh mắt của những người dân xóm ngụ cư)
- Cũng như vậy, sẽ giải thích thế nào về những tư lự, lo âu, nỗi thất vọng khi tận mắt chứng kiến gia cảnh của người đàn ông mà cô theo về? Sẽ giải thích thế nào về thái độ và những hành động của cô vào buổi sáng ngày hôm sau khi cô cùng người mẹ chồng thu dọn quét tước nhà cửaĐặc biệt là thái độ của cô khi đón bát cháo cám từ tay người mẹ chồng?
Những thái độ, tâm trạng ấy là gì nếu không xuất phát từ niềm khát khao hạnh phúc, khát khao thoát khỏi lưỡi hái tử thần do nạn đói? Và sự dạn dĩ trơ trẽn (do sự trỗi dậy của bản năng sống mà bất kì ai cũng có) đó có đáng cảm thông? Khát vọng sống đó có đáng trân trọng?
c.2.2.4. Đề 4: Về cái kết của Vợ chồng Aphủ (Tô Hoài), có ý kiến cho rằng: Kết thúc như vậy là quá bất ngờ.
Quan điểm của anh/chị trước ý kiến trên?
GỢI Ý:
Đây là một ý kiến đúng nhưng phiến diện.
* Đúng: Hành động cắt dây trói giải thoát A Phủ và tự giải thoát mình của Mị là một hành động hoàn toàn mang tính bột phát, không hề được chuẩn bị từ trước. Có hai bằng chứng để chứng minh điều này:
- Sau khi cắt dây trói giải thoát A Phủ, Mị lần gỡ những vòng dây tróiNhưng gỡ đến vòng dây cuối cùng, Mị đột nhiên hốt hoảng(Nếu hành động này đã được chuẩn bị từ trước, đã được lên kế hoạch thì khi kế hoạch thành công, thay vì sợ hãi hốt hoảng, Mị phải vô cùng vui sướng)
- Khi A Phủ quật sức vùng lên chạy thì Mị đứng lặng trong bóng tốiNhưng khi A Phủ chạy xuống tới lưng dốc thì Mị lao theo và nói trong hơi gió thổi lạnh buốt: A Phủ cho tôi đi./ Ở đây thì chết mất
Như vậy cả hành động giải thoát A Phủ và tự giải thoát của Mị đều là bột phát. Nó không chỉ bất ngờ với người đọc (một con rùa câm lặng, một người đã rơi vào trạng thái bị tê liệt như Mị lại có thể có những hành động như vậy) mà còn bất ngờ với chính Mị - người đã làm ra sự việc.
*. Nhưng phiến diện
- Ở chỗ người nêu ý kiến mới chỉ nhìn vào bản thân sự việc đó mà không đặt sự việc trong sự vận động tâm lí và tính cách của nhân vật
- Nhìn bề ngoài, Mị là một cô gái có vẻ cam chịu, nhẫn nhục. Từ khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra, cuộc sống địa ngục trần gian của nhà thống lí dường như đã dập tắt ngọn lửa của khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc, làm thui chột ý thức phản kháng của Mị.
- Nhưng từ trong bản chất, Mị vẫn là một cô gái tiềm tàng một sức sống, một ý thức phản kháng giai cấp thống trị. Sự trỗi dậy khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc trong đêm tình mùa xuân và hành động cắt dây trói giải thoát A Phủ và tự giải thoát là những bằng chứng hiển nhiên và có mối liên hệ mật thiết với nhau (Sự trỗi dậy của khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc trong đêm tình mùa xuân là tiền đề dẫn đến hành động cắt dây trói) Kể cả khi hành động đó là bột phát thì nó vẫn chịu sự chi phối của tâm lí, tính cách của Mị.
Vậy nên, thay vì kết luận cái kết của tác phẩm như vậy là bất ngờ, phải thêm nhưng bất ngờ mà tất yếu. Tất yếu bởi hành động của Mị phản ánh đúng qui luật cuộc sống; có áp bức có đấu tranh. Mặt khác, hành động đó hoàn toàn phù hợp với sự vận động tâm lí và tính cách của Mị.
c.2.2.5. Đề 5: Rừng xà nu (tác phẩm Rừng Xà nu – Nguyễn Trung Thành) chỉ giữ vai trò là phông, nền, tạo khung nghệ thuật cho tác phẩm.
Quan điểm của anh/chị trước ý kiến trên? Làm rõ bằng việc phân tích hình tượng.
GỢI Ý:
* Có thể khẳng định ngay rằng ý kiến trên là phiến diện, phản ánh một nhận thức không đầy đủ về giá trị của một hình tượng, do đó không nhận thức hết giá trị to lớn của tác phẩm.
Nếu bỏ đi chữ chỉ (chỉ giữ vai trò) có thể xem ý kiến là nhận xét ban đầu về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của hình tượng.
 Có hai cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của nhận xét:
+ Thứ nhất, trong một tác phẩm văn học, thiên nhiên luôn giữ vai trò là phông, nền, có tác dụng tạo dựng không gian nghệ thuật cho tác phẩm.
+ Thứ hai, trong tác phẩm này, hình ảnh xà nu không chỉ được tập trung miêu tả trong phần đầu và phần cuối, nó còn hiện diện trong suốt thiên truyện (không dưới 20 lần, tác giả nhắc đến xà nu ở những cụm từ, những cách nói: rừng xà nu, đồi xà nu, cây xà nu, khói xà nu, nhựa xà nu, đuốc xà nu).
Cho nên, xét về vai trò, ý nghĩa, rừng xà nu đúng như ý kiến trên, trước hết giữ vai trò là phông, nền, có tác dụng tạo dựng không gian nghệ thuật cho tác phẩm.
* Tuy nhiên, nếu chỉ giữ vai trò là phông, nền thì 
- Những chi tiết miêu tả:
+ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương
+ Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.
+ Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi raNăm, mười hôm thì cây chết.
+ Cạnh một cây mới ngã gục, đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.
+ Có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng.
+ Cứ thế, hai, ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng
- Cách miêu tả:
+ Tả cây xà nu, Nguyễn Trung Thành dùng toàn những từ để nói về con người: bị thương, vết thương, máu
+ Và ngược lại, khi tả người, lại luôn so sánh, liên tưởng đến cây (tả cây trong sự chiếu ứng với người)
Chẳng hạn, tả cụ Mết, tác giả viết: Ông cụ ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn hay tả cảnh Tnú bị kẻ thù dùng dao chém vào lưng: Ở chỗ vết thương, máu ứa ra từng giọt lớn, đến chiều thì đen, đặc quyện lại như nhựa xà nu.
có dụng ý gì nếu không phải để xây dựng xà nu trở thành một biểu tượng về số phận và phẩm chất của con người. 
Mặt khác, cách miêu tả như vậy (tập trung ở trang đầu và trang cuối) còn phản ánh kết cấu nghệ thuật của tác phẩm: kết cấu đầu cuối tương ứng (vòng tròn) phải chăng là để tô đậm sức sống mãnh liệt của xà nu, cũng là sức sống mãnh liệt của đất nước và con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ (theo lời tác giả thì chính là sức sống mãnh liệt của xà nu đã gợi ý tưởng sáng tác cho tác phẩm)
Thêm nữa, nếu xà nu chỉ giữ vai trò là phông, nền, các hình tượng Tnú, cụ Mết, Dít, Heng mới là quan trọng thì nhan đề Rừng xà nu thiết nghĩ cũng phải thay đổi.
Tóm lại, với những căn cứ từ tác phẩm (và ngoài tác phẩm – ý tưởng sáng tác), có thể khẳng định ý kiến Rừng xà nu chỉ giữ vai trò là phông, nền, tạo khung nghệ thuật cho tác phẩm là một nhận thức phiến diện, không đầy đủ về hình tượng nghệ thuật đẹp nhất, quan trọng và giàu ý nghĩa nhất của tác phẩm.
d. Kết quả khi thực hiện giải pháp: 
+ Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp (Tên, khối lượng, số lượng, thông số của sản phẩm): 
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số tt
Họ và tên
Nơi công tác
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc hỗ trợ
1
Lớp Văn K23, Pháp K23, Toán K23
THPT Chuyên Bắc Giang
Lớp 11,12
- Bài: thao tác lập luận bác bỏ
- Bài: luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- Các giờ trả bài
2
Lớp Văn K28
THPT Chuyên Bắc Giang
Lớp 11,12
- Bài: thao tác lập luận bác bỏ
- Bài: luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- Các giờ trả bài
- Chuyên đề Làm văn
3
Lớp Anh K26, Tin K26
THPT Chuyên Bắc Giang
Lớp 11, 12
- Bài: thao tác lập luận bác bỏ
- Bài: luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- Các giờ trả bài
4
Lớp Anh K29, Lý k29
THPT Chuyên Bắc Giang
Lớp 11
- Bài: thao tác lập luận bác bỏ
- Bài: luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- Các giờ trả bài
5
-Đội tuyển HSGQG năm 2014
THPT Chuyên Bắc Giang
- Lớp 11,12
- Trả bài bài viết số 5
6
-Đội tuyển HSGQG năm 2015
-Đội tuyển HSG thi Duyên hải, Hùng vương 2015
THPT Chuyên Bắc Giang
-Lớp 11,12
- Lớp 11
- Trả bài bài viết số 5
- HS học chuyên đề Làm văn
7
Đội tuyển HSGQG năm 2016
THPT Chuyên Bắc Giang
Lớp 11,12
Trả bài bài viết số 4
8
Đội tuyển HSGQG năm 2017
THPT Chuyên Bắc Giang
Lớp 11,12
 Trả bài bài viết số 3
9
Đội tuyển HSGQG năm 2018
THPT Chuyên Bắc Giang
Lớp 11,12
 - Trả bài bài viết số 3
 -HS học chuyên đề Làm văn
10
-Đội tuyển HSGQG năm 2019
- Đội tuyển HSG thi Duyên hải, Hùng vương 2019
THPT Chuyên Bắc Giang
Lớp 11,12
- Lớp 10
 - Trả bài bài viết số 3
- HS học chuyên đề Làm văn
11
-Đội tuyển HSGQG năm 2020
- Đội tuyển HSG thi Duyên hải, Hùng vương 2020
THPT Chuyên Bắc Giang
- Lớp 11,12
- Lớp 11
- Trả bài bài viết số 4
- HS học chuyên đề Làm văn
12
-Đội tuyển HSGQG năm 2021
-Đội tuyển HSG cấp tỉnh năm 2021
THPT Chuyên Bắc Giang
Lớp 11,12
 Lớp 12
- Trả bài bài viết số 3
- HS học chuyên đề Làm văn
- Trả bài bài viết số 2
+ Các bảng số liệu, biểu đồ so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp:
So sánh hứng thú, sự tích cực của HS trước và sau khi áp dụng giải pháp (kết quả đo lường bằng việc phỏng vấn HS của 5 lớp: Văn K23, Pháp K23, Anh K26, Văn K28, Anh K29 và HS đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực, quốc gia các năm từ 2014-2021 với tổng số 250 HS):
Thái độ, hứng thú và sự tích cực với nội dung bài học 
Trước khi áp dụng giải pháp
Sau khi áp dụng giải pháp
Rất hứng thú
12%
20%
Có hứng thú một chút
35%
60%
Không hứng thú
38%
20%
Rất không hứng thú
15%
0%
Có thể thấy, các giải pháp đưa ra đã có hiệu quả rất tốt trong việc làm thay đổi hứng thú, sự tích cực, chủ động của HS trong giờ học: Thao tác lập luận bác bỏ; Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ; các giờ trả bài kiểm tra, các giờ dạy chuyên đề Làm văn.
Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
a. Đối tượng áp dụng của sáng kiến: Giáo viên và học sinh bậc trung học phổ thông.
b. Phạm vi áp dụng của sáng kiến: trong dạy học và kiểm tra các kiểu bài văn nghị luận.
Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến (Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến lợi ích có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn kể cả áp dụng thử tại cơ sở):
7.3.1. Hiệu quả kinh tế
Khi thực hiện áp dụng sáng kiến trên đây vào thực tiễn dạy học Ngữ văn
THPT, có thể nhìn thấy ngay một số lợi ích về mặt kinh tế mà nó mang lại. Đó chính là những giải pháp kỹ năng dùng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận. Ngoài hiệu quả tác động tích cực đến hứng thú học tập môn Ngữ văn của HS đặc biệt là Làm văn, làm thay đổi thái độ học tập với kiểu bài sử dụng thao tác lập luận của HS, khi các em nắm chắc kiến thức về kiểu bài, nắm chắc những yêu cầu cụ thể về kiến thức và nội dung đối với kiểu bài, các em được sửa những lỗi sai của mình Từ đó giúp học sinh tự tin, vững vàng trước bất kì một vấn đề văn nghị luận nào mà các em gặp phải trong học tập cũng như trong các kì thi, trong cuộc sống. Hơn nữa còn tác động trực tiếp đến nhận thức, ý thức và năng lực của GV, góp phần quan trọng vào việc đổi mới giáo dục hiện nay. Thực hiện sáng kiến này chính là một điều kiện, một cơ hội để GV tự tìm hiểu tài liệu, cập nhật thông tin tri thức mới, củng cố kiến thức chuyên môn từ đó nâng cao năng lực, phẩm chất cá nhân. Với những yêu cầu cao trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, người GV phải tự ý thức không ngừng học hỏi, nghiên cứu, trau dồi nâng cao trình độ và bản lĩnh. Sự cập nhật tri thức phải luôn đi đôi với nâng cao trình độ sư phạm. Khi đã quán triệt tinh thần coi HS là trung tâm hoạt động học tập, khi đã trao quyền chủ động cho HS, tất yếu GV sẽ phải đối diện với sự đa dạng, phức tạp trong tư duy, trong cách phát ngôn, trong bày tỏ quan điểm ý kiến của các em. Do vậy, GV buộc phải tự nâng cao trình độ năng lực của mình. Việc GV không ngừng tự trau dồi nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ ở một khía cạnh nào đó cũng có thể xem là tiết kiệm kinh phí cho công tác tập huấn, đào tạo lại. Với học sinh, tiết kiệm thời gian tìm hiểu bài, có một phương pháp khoa học, hiệu quả đối với từng dạng bài, từng môn họcĐó chính là mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ cho xã hội.
7.3.2. Hiệu quả xã hội
Những giải pháp mà chúng tôi đã thực hiện trên đây trong bảy năm học liên tiếp tại trường THPT Chuyên Bắc Giang rất có hiệu quả trong việc kích thích hứng thú học tập của HS, giúp HS không còn tâm lí “lúng túng, sợ sệt” khi bắt gặp dạng đề sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. Học sinh tự tin và có phương pháp khoa học khi tham gia tranh luận trong các hoạt động nhóm của tất cả các môn học hoặc tranh luận về các vấn đề trong cuộc sống. Nhờ có kiến thức và kỹ năng trong việc sử dụng thao tác lập luận bác bỏ nên các em đã biết biến những cuộc tranh luận thành những cuộc trao đổi thú vị và có tinh thần xây dựng, bày tỏ được quan điểm cá nhânđạt hiệu quả cao. Kết quả thử nghiệm cho thấy, hứng thú học tập của HS đã có sự chuyển biến tích cực, có sự thay đổi đáng kể sau khi được giáo viên đưa ra kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận và cách vận dụng trong giao tiếp, đời sống thực tế. Chính vì vậy mà công tác giảng dạy và giáo dục học sinh luôn đạt chất lượng tốt, các lớp chuyên, nâng cao, cơ bản do tôi phụ trách hàng năm đạt 100% xếp loại học lực khá, giỏi trong đó loại giỏi chiếm từ 50% trở lên; học sinh đỗ tốt nghiệp 100% trong đó loại giỏi chiếm trên 50%; tỷ lệ học sinh đỗ đại học nguyện vọng một đều trên 90%, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm học 2016 - 2017: có 01 học sinh là thủ khoa tốt nghiệp toàn tỉnh: em Nguyễn Thanh Vân (12 Pháp); năm học 2018 – 2019, 01 học sinh là thủ khoa khối D1 toàn tỉnh: em Nguyễn Thị Trang (12 Anh)
Trong năm năm tham gia và dạy chính thức đội tuyển Quốc gia môn Ngữ Văn của tỉnh thì số lượng và chất lượng giải HSG quốc gia ngày càng được tăng cao: So với giai đoạn trước thì số giải tăng lên đáng kể, trong đó số giải nhất, giải Nhì, giải Ba tăng lên, HSG tỉnh duy trì đều đặn. Kết quả cụ thể như sau:
+ Kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ Văn: 49 giải (01 Nhất, 07 Nhì, 29 Ba, 012 Khuyến Khích). 
+ Bồi dưỡng học sinh thi HSG các tỉnh phía bắc (trại hè Hùng Vương) và Duyên hải Đồng bằng Bắc Bộ: 20 huy chương (04 Vàng, 06 Bạc, 10 Đồng)
+ Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh: 43 giải (05 Nhất, 10 Nhì, 13 Ba, 15 Khuyến Khích).
Công tác bồi dưỡng HSG luôn đứng đầu khối các trường THPT trong toàn tỉnh và là một trong những trường THPT Chuyên trên cả nước có kết quả giải HSG Quốc gia ổn định hàng năm. 
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
* Về lí luận
+ Hệ thống hóa những tiền đề về thao tác lập luận bác bỏ.
+ Góp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy và học Làm văn.
* Về thực tiễn: Đề xuất các cách thức rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT thông qua một hệ thống bài tập nhằm giúp giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong quá trình dạy và học văn nghị luận.
* Với giáo viên:
+ Nắm được hệ thống kiến thức, kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để tiến hành giảng dạy và bồi dưỡng học sinh theo quy định của chương trình ở bậc THPT.
+ Sáng kiến giúp giáo viên Ngữ văn được tiếp cận với nhiều bài viết, nhiều quan điểm, ý kiến của học sinh cùng nhiều gợi ý đối với từng dạng bài văn nghị luận.. từ đó tích cực ứng dụng vào công tác giảng dạy, nâng cao hiệu quả dạy học. Phát huy được các năng lực của từng học sinh.
+ Giáo viên kịp thời phát hiện những lỗi sai của HS để từ đó có biện pháp điều chỉnh phương pháp dạy và học cho phù hợp. GV có khả năng và điều kiện phát triển các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. 
* Với học sinh:
+ Học sinh nắm chắc và rèn luyện các kỹ năng, cách tổ chức thực hiện và giải quyết những vấn đề trong thực tế bài học, thực tế từng dạng đề, thực tế cuộc sống một cách linh hoạt và khoa học.
+ Học sinh có khả năng nhanh chóng thích ứng với công việc, hoàn thành các công việc được giao với hiệu quả cao ngay sau khi học xong.
+ Nội dung của sáng kiến không chỉ rèn cho các em nắm chắc kiến thức, kỹ năng nhận diện đề, kỹ năng làm bài tốt mà còn rèn cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức khi tranh biện các hiện tượng thực tiễn gắn với đời sống, qua đó đã hình thành và phát triển các năng lực chung, năng lực chuyên biệt với các em học sinh. Học sinh có khả năng suy luận diễn dịch từ các luận điểm lý thuyết; suy luận quy nạp từ các kết quả quan sát; phân tích và tổng hợp; phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế. 
+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập luận bác bỏ thông qua việc tạo lập đoạn văn bản ở cả hai dạng nói và viết.
+ Dạy học theo sáng kiến khuyến khích được tinh thần tự học của học sinh, học sinh có hứng thú trong học tập, tự giác và hoàn thiện tốt nhiệm vụ được giao.
Chọn sáng kiến Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT, chúng tôi mong muốn giúp học sinh bước đầu hình thành kỹ năng và biết cách vận dụng vào trong những bài viết của mình, đem đến cho bài viết những màu sắc mới, trên cơ sở đó phát triển hơn năng lực nhận biết, năng lực tư duy, năng lực tạo lập văn bản, năng lực giao tiếp. Đó là những hành trang cần thiết giúp các em vững bước trên con đường đời.
 * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
 (Chữ ký dấu)
Tác giả sáng kiến
 (Chữ ký và họ tên)
 Đào Thị Hoài Bắc 
 Trần Thị Liên
PHỤ LỤC
	I. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
 GV
Giáo viên
2
THPT
Trung học phổ thông
3
HS
Học sinh
4
SGK
Sách giáo khoa
5
SGV
Sách giáo viên
	II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (chủ biên), Phạm Thị Huệ, Trần Văn Toàn, Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Văn Vụ,(2009), Thực hành Làm văn lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Lê A, Đình Cao (1992), Làm văn tập 1, 2, NXB Giáo dục.
3. Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn (2006), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, NXB Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Dân, (1998), Lôgic và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Triệu Truyền Đống, (1999), Phương pháp biện luận, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy, Hà Thị Đức, (1991), Giáo dục học đại cương 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Văn Hồng (chủ biên), (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội.
9. Phan Trọng Luận (chủ biên), (2006), Thiết kế Ngữ văn lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), (2006), Sách giáo khoa Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), (2006), Sách Bài tập Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
14. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phòng (2000), Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh THPT, NXB ĐHQG Hà Nội.
15. Trần Đăng Suyền (1984), Từ điển văn học (tập 2), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Trần Đình Sử (2001), Bàn về vấn đề dạy làm văn trong chương trình SGK ở THPT, Tạp trí ngôn ngữ.
17. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Nguyễn Thanh Huyền (2001), Dạy và học nghị luận xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Lê Thánh Tông, Nguyễn Lệ Thu, Phương pháp làm bài văn nghị luận, NXB Đà Nẵng.

File đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_ky_nang_su_dung_thao_tac_lap_luan_bac_bo_tron.docx
Sáng Kiến Liên Quan