SKKN Phát triển năng phản biện cho học sinh Trung học Phổ thông qua dạy học văn bản văn xuôi hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11

Văn bản văn xuôi trong chương trình và SGK Ngữ văn 11 THPT hiện hành

Trong chương trình và sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 11 THPT hiện hành có nhiều loại văn bản xét về phong cách ngôn ngữ chức năng. Trong đó, văn bản văn xuôi chiếm một số lượng lớn. Việc rèn luyện năng lực phản biện cho học sinh qua dạy học Ngữ văn là một ưu thế đã được khẳng định. Trong giới hạn nghiên cứu này, chúng tôi xin xem xét ở đối tượng cụ thể là văn bản văn xuôi hiện đại trongchương trình Ngữ văn 11.

Văn bản nghệ thuật nói chung đựơc hiểu về cơ bản là sáng tạo ngôn từ, trong đó, nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ một cách tinh luyện, giàu hình tượng, có tính thẩm mĩ cao, phản ánh bức tranh đời sống nhiều mặt của con người. Văn xuôi hiện đại bao giờ cũng là sự kí thác những tư tưởng tình cảm tốt đẹp, nhân văn của tác giả về những vấn đề cuộc sống, con người, thiên nhiên. Nó vừa là sự “hội tụ” những tình cảm tốt đẹp của nhà văn, vừa thể hiện giá trị văn hóa dân tộc, thời đại. Nó vừa là một thể thống nhất về nội dung và hoàn chỉnh về nghệ thuật, nhưng lại là một cấu trúc “mở” cho người tiếp nhận cơ hội đồng sáng tạo.

Văn bản nghệ thuật nói chung, văn bản văn xuôi nói riêng được phân biệt với văn bản thông tin (văn bản phi nghệ thuật) chủ yếu ở chức năng thẩm mĩ của nó. Chức năng này chính là nhờ đặc thù của tư duy hình tượng. Nó gợi lên bức tranh đời sống qua số phận và cuộc đời nhân vật. Truyện không bị gò bó về không gian và thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể như trong Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chí Phèo ( Nam Cao).Đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn xuôi là ở kết cấu, hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật.

Hiện nay sách giáo khoa Ngữ văn 11 hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nxb Giáo dục Việt Nam) có số lượng văn bản văn xuôi hiện đại (khảo sát văn bản đọc hiểu chính, văn bản đọc thêm,không khảo sát văn bản nước ngoài) gồm 07 văn bản, tập trung ở chương trình Ngữ văn tập 1 gồm 07 văn bản.

Trong đó:

 - Có 04 văn bản đọc hiểu chính (không kể đến 02 văn bản nước ngoài)

 - Có 03 văn bản đọc thêm

Như vậy, có thể thấy rằng chương trình, SGK Ngữ văn 11 THPT có khối lượng văn bản văn xuôi hiện đại lớn, lại được sắp xếp tập trung ở SGK tập 1 phù hợp để chúng ta lựa chọn làm cơ sở rèn luyện năng lực phản biện cho HS.

1.2.2.Thực trạng rèn luyện năng lực phản biện cho học sinh qua dạy học văn bản văn xuôi hiện đại ở chương trình Ngữ văn 11

Rèn luyện năng lực phản biện là bước hoàn tất và chuyên sâu hơn trong dạy học phát triển năng lực của người học. Nếu quá trình dạy học đã tập trung hướng dẫn phát triển các năng lực phản biện nhưng lại không xây dựng được các biện pháp rèn luyện, củng cố năng lực này thì quá trình dạy học vẫn chưa đạt được hiệu quả, thậm chí năng lực học sinh mới được hình thành sẽ thiếu cơ sở thực hành và vì thế nó sẽ mất đi trong một thời gian. Cho nên, rèn luyện năng lực phản biện chính là xây dựng được hệ thống các biện pháp cụ thể, thiết thực trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.

Để nắm vững thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện năng lực phản biện cho HS THPT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế việc dạy và học môn Ngữ văn. Có 20 GV và 80 HS ở ba đơn vị trường THPT tham gia khảo sát gồm: trường THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Quỳnh Lưu 3, THPT Nguyễn Đức Mậu (Nội dung khảo sát được trình bày ở phần Phụ lục).

 

docx60 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng phản biện cho học sinh Trung học Phổ thông qua dạy học văn bản văn xuôi hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyến tàu đêm đi qua phố huyện lúc về khuya? Nếu bỏ đi chi tiết chuyến tàu này thì truyện ngắn có còn hấp dẫn không?
Hướng dẫn học bài:HS học bài. Soạn bài Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân 
4. Kết quả thực nghiệm
4.1. Tiêu chí đánh giá
- Về phía HS: Đánh giá trình độ của HS trong việc phân tích, lý giải và bình giá giá trị tác phẩm như thế nào? Mức độ hứng thú của HS trong một giờ dạy đọc - hiểu văn bảnvăn xuôi hiện đại của HS.
+ Sự tương tác của HS và GV trọng giờ học theo quan điểm phát triển và rèn luyện năng lực phản biện của người học trong việc đọc hiểu văn bản nghệ thuật.
+ Dựa vào những quan sát, ghi chép khả năng đáp ứng ,thực hiện yêu cầu về các biện pháp rèn luyện năng lực phản biện trong quá trình học tâp của HS.
+ Dựa vào bài kiểm tra nhằm thu thập thông tin về khả năng ứng dụng tri thức vào thực tế học tập và giải quyết các tình huống cuộc sống của HS
- Về phía GV: 
+ Đánh giá kết quả dạy học của GV thông quatiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy GV của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Dựa vào những đánh giá của tổ chuyên môn, nhóm dự giờ sau khi đã trao đổi, thảo luận và thống nhất kết quả đánh giá. Cuối cùng căn cứ vào kết quả làm bài kiểm tra của HS để đưa ra đánh giá về phía hướng dẫn, tổ chức giờ học của GV.
4.2. Hình thức đánh giá
Dựa vào những hướng dẫn mới nhất của bộ GD và ĐT trong việc đổi mới trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tâp của HS theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi sử dụng hình thức kiểm tra tự luận thang điểm 10 để kiểm chứng hiệu quả dạy học văn bản văn xuôi hiện đại nhằm phát triển năng phản biện cho HS.
Bên cạnh việc kiểm tra, đánh giá của GV, chúng tôi tạo điều kiện cho học HS trao đổi, đánh giá bạn, giữa các nhóm để từ đó có được sự đánh giá toàn diện về khả năng ứng dụng các biện pháp rèn luyện này vào dạy học các văn bản văn xuôi hiện đại.
Chúng tôi đã thiết kế một số đề kiểm tra, kết hợp nhiều hình thức kiếm tra trong quá trình dạy và học, thông qua quan sát giờ học, qua phương án tổ chức giờ dạy, thông qua phần thực hành và ứng dụng được thể hiện trong giáo án, xin minh họa một đề sau:
Bài kiểm tra ( Đề dành cho HS ở những lớp khá, giỏi)
Đề 1: Tác phẩm Chí Phèo, có một chi tiết đặc sắc xuất hiện ở mở đầu trang truyện là tiếng chửi của Chí Phèo, có hai ý kiến khác nhau:
1. Đó là tiếng chửi vu vơ, vô thức của người say rượu.
2. Đó là tiếng lòng đau đớn, bế tắc của con người không được xem là người.
Anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên 
	(HS được trình bày quan điểm bằng nhiều hình thức khác nhau, bằng bài luận hoặc bằng sơ đồ tư duy)
	Đề 2: Về hình tượng nhân vật Thị Nở, nhiều ý kiến trái chiều về việc khắc họa vẻ ngoại hình xấu xí ở nhân vật này:
	1. Miêu tả vẻ ngoại xấu đến mức ma chê quỷ hờn là một điều không nên.
	2. Miêu tả cái xấu như ma chê quỷ hờn để tô đậm hiện thực đen tối và bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.
	Anh/ chị hãy bày tỏ ý kiến của bản thân
4.3. Kết quả đạt được
Quakết quả điều tra, quan sát hoạt động dạy học của GV và hoạt động học tâp của HS, đồng thời qua kết quả bài làm của các lớp đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Quá trình thực nghiệm đòi hỏi phải có sự công phu, kĩ lưỡng, từ việc xác định mục đích, đối tượng, địa bàn cho đến soạn giáo án, đề kiểm tra thực nghiệm. GV phải có sự đầu tư, chuẩn bị một cách khoa học những nội dung liên quan đến bài học 
- Trong quá trình dạy học, GV cần phối hợp linh hoạt, đa dạng các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. GV cần biết tổ chức HS làm việc cá nhân, hoạt động trên tinh thần hợp tác, thảo luận nhóm, tranh luận
Phải tạo được không khí lớp học thật sôi nổi, dân chủ, cởi mở để kích thích hứng thú, khả năng khám phá, khả năng chủ động, tự lực của HS.
	Bảng thống kê điểm kiểm tra của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Trường THPT Quỳnh Lưu 2
Lớp
Sĩ số
Điểm số
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11D1(TN)
36
0
0
0
0
0
3
5
16
6
6
0
11D3(ĐC)
37
0
0
0
0
4
6
11
10
4
2
0
	Bảng đánh giá kết quả xếp loại theo các mức độ của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Trường THPT Quỳnh Lưu 2
Lớp
Sĩ số
Xếp loại
Yếu kém
Trung bình
Khá
Giỏi
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
11D1(TN)
36
0
0
8
22,2
22
61,1
6
16,6
11D3(ĐC)
37
4
10,8
17
45,9
14
37,8
2
5,4
Từ kết quả xếp loại của hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi đưa ra những đánh giá như sau: Mức độ hiểu bài của HS thực nghiệm cao hơn HS đối chứng. Điều này chứng minh cho việc áp dụng những biện pháp nhằm rèn luyện và phát triển năng lực phản biện qua dạy văn bản văn xuôi hiện đại bước đầu đã đạt được những kết quả tốt.
- GV ở các lớp đối chứng có phương pháp dạy học tích cực cho HS hoạt động nhóm, tranh luận vấn đề nhưng hiệu quả không cao, do HS thiếu các biện pháp rèn luyện cụ thể, chưa kích hoạt được hứng thu cho HS, khiến phần lớn HS còn thờ ơ, thụ động trong hoạt động học tập.
- GV ở các lớp thực nghiệm có sự đầu tư giáo án, nghiên cứu công phu bài dạy theo hướng đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm rèn luyện các năng lực nhất là năng phản biện. Xây dựng được không khí học tập sôi nổi, nhiều tình huống có vấn đề, trao quyền chủ động khám phá cho HS nên phần lớn HS đã tham gia nhiệt tình, tích cực vào bài học.
Như vậy, giải pháp đưa ra đã được kiểm chứng cụ thể trên đối tượng người dạy và người học. Kết quả thu được là cơ sở để chúng ta áp dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn dạy học văn ở trường THPT.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Chúng tôi đã phân tích năng lực phản biện đồng thời chỉ ra những biểu hiện của năng lực phản biện để làm cơ sở lí luận cho đề tài, bàn về sự cần thiết phải tìm tòi hệ thống biện pháp phát triển năng phản biện trong dạy học văn xuôi hiện đại ở chương trình Ngữ văn 11. Để kết quả nghiên cứu đạt được yêu cầu khách quan, khoa học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức của GV và HS về vấn đề phát triển năng lực phản biện qua dạy học một số văn bản văn xuôi hiện đại cụ thể. Những điều tra và con số thống kê cho thấy,việc dạy văn xuôi hiện đại ở chương trình Ngữ văn 11 vẫn chưa đáp ứng nhu cầu và mục tiêu phát triển năng lực phản biện cho người học. Trong khi đó, bộ môn ngữ văn nói chung và phầnvăn xuôi hiện đại nói riêng là môn học đặc thù đòi hỏi sự sáng tạo, chủ động của người học rất phù hợp để rèn luyện, phát triển năng phản biện cho HS.
2. Từ cơ sở nêu trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm phát triển năng lực cốt lõi , năng lực phản biện cho HS. Có thể thấy, hầu hết các biện pháp và giải pháp tôi đưa ra trong sáng kiến này đều hướng tới rèn luyện năng lực phản biện cho học HS rất cụ thể, thiết thực, được đúc kết, kiểm nghiệm từ thực tiễn dạy học văn bản văn xuôi hiện đại ở trường THPT của bản thân trong hơn mười năm qua. Thực tế, các hình thức và biện pháp tôi đưa ra không phải hoàn toàn mới, tuy nhiên, hiện nay phần đông GV vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về sự cần thiết và mức độ quan trọng của dạy hoc phát triển năng lực, nhất là năng lực phản biện. Vì thế tôi mong muốn với sáng kiến này GV Ngữ văn quan tâm, vận dụng để phát huy tốt vai trò của môn học Ngữ văn trong việc phát triển các năng lực cần thiết, nhất là năng lực phản biện
3. Cuối cùng, để những biện pháp tôi xây dựng có thể được vận dụng đạt kết quả mong muốn, tôi đã tiến hành thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy, việc áp dụng hệ thống biện pháp rèn luyện năng lực phản biện trong dạy học văn bản văn xuôi hiện đại ở chương trình Ngữ văn 11 là khả quan, cần được nhân rộng. Khi áp dụng hệ thống biện pháp này kết hợp với những phương pháp dạy học tích cực, chắc chắn việc dạy và học văn bản văn xuôi hiện đại nói riêng và môn Ngữ văn nói chung sẽ có chất lượng và hiệu quả cao.
4. Qua quá trình triển khai chúng tôi nhận thấy đề tài đã đóng góp được một số vấn đề như sau:
- Tính mới mẻ: Trong đề tài này trên cơ sở khảo sát, thể nghiệm chúng tôi đã đề xuất được các biện pháp nhằm phát huy năng phản biện ở HS lớp 11 khi dạy phần văn bản văn xuôi hiện đại một cách khoa học, bám sát tinh thần đổi mới mục tiêu, phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay
- Tính khoa học: SKKN sử dụng một cách chính xác các thuật ngữ khoa học, được trình bày, lí giải rõ ràng, hệ thống, phù hợp lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy Ngữ văn nói riêng, phù hợp với quan điểm của Đảng - Nhà Nước.
 - Tính hiệu quả : SKKN góp phần vào việc tạo ra một cái nhìn tổng quan về việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực phản biện cho HS.
5. Ý nghĩa của sáng kiến và khả năng ứng dụng
- Sáng kiến là kết quả tích lũy kinh nghiệm chuyên môn của bản thân trong nhiều năm giảng dạy, đồng thời đang được nhóm chuyên môn ủng hộ áp dụng trong trường học và chúng tôi hi vọng sẽ được các đồng nghiệp tiếp nhận và tiếp tục hoàn thiện.
- Khả năng ứng dụng:Những biện pháp đưa ra trong đề tài có thể áp dụng được trong các trường phổ thông và đáp ứng được yêu cầu đối với mục tiêu đối mới PPDH và mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. SKKN có khả năng ứng dụng dễ dàng trong việc tổ chức dạy học văn bản văn xuôi hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11 nhằm phát huy năng lực phản biện của HS.
Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng đề tài về rèn luyện năng lực phản biện để áp dụng ở nhiều khía khác nhau trong dạy học văn như phần Tiếng Việt, Làm văn.
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với Sở Giáo Dục đào tạo Nghệ An: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho HS đang từng bước được hoạch định trong chương trình và SGK mới, vì vậy cần tăng cường bồi dưỡng giáo viên.Tổ chức tập huấn, nhất là tập huấn ở cơ sở trường học để GV có cơ hội cọ xát, trao đổi và tiếp cận cụ thể nhất về các phương pháp dạy học mới, hướng dạy học phát triển năng lực. GV có cái nhìn đồng bộ và nhất quán về phương pháp, kĩ năng và mục tiêu dạy học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng.Từ đó, GV có ý thức tích cực trong giảng dạy, đổi mới, xây dựng giáo án...nhằn phát huy các năng lực ở người dạy và nhờ thế khai thác được triệt để các năng lực cần hình thành cho HS trong bối cảnh mới.
 2. Đối với Trường THPT Quỳnh Lưu 2: Tiếp tục tạo mọi điều kiện để các giáo viên thực hiện các chuyên đề, các dự án dạy học có hiệu quả, có tính thực tiễn, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để GV có điều kiện áp dụng những đổi mới của mình trong dạy học.
Trong xây dựng và phát triển chương trình nhà trường cần chú ý xây dựng các chuyên đề, chủ đề dạy học hướng đến phát triển năng lực phản biện như: câu lạc bộ văn học, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm....
Để viết sáng kiến này, tôi đã cố gắng tìm tòi, trăn trở, thể nghiệm trong nhiều năm học qua, với mong muốn góp thêm những cách làm mới để nâng cao chất lượng bộ môn. Do kinh ngiệm còn hạn chế, chắc chắn đề tài vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Tôi rất hi vọng sẽ nhận được những chia sẻ, những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và đồng nghiệp để hoàn thiện hơn đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hữu Anh (2019) Tìm hiểu khái niệm năng lực và tư duy phản biện trong dạy học,Trường Đại học Khánh Hòa, Báo GD và ĐT Khánh Hòa.
Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông.
 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu hội thảo Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục.
Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông – một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Phạm Phương Hoài (2018)Phát triển tư duy phản biện trong dạy học văn qua hình thức thảo luận Socratic. Báo GD và TĐ
Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Thanh Hùng (2007), Phương pháp dạy học Ngữ văn trung học phổ thông - những vấn đề cập nhật, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Mai Hương (2016), Nâng cao năng lực sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên các trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phan Trọng Luận (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phan Trọng Luận (chủ biên) (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 11, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Lê Văn Lực (2018)Phát triển năng lực phản biện cho học sinh - Giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, báo GD và ĐT Bắc Giang.
Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (đồng chủ biên) (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC VĂN BẢN VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THPT
(Dành cho học sinh)
Họ và tên học sinh:......................................Trường............................................
Em vui lòng cho biết một số vấn đề về phát triển năng lực phản biện qua văn bản văn bản văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 11 THPT. (Em hãy tíchvào phương án trả lời )
Câu 1: Theo em thì việc hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh THPT trong dạy học văn bản văn xuôi hiện đại có tầm quan trọng như thế nào?
A. Quan trọng	B. Rất quan trọng 
C. Không quan trọng 	D. Không thật sự quan trọng
Câu 2: Theo em, việc hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh THPT trong dạy học văn bản văn xuôi hiện đại tác dụng như thế nào?
A. Có thể tìm hiểu vẽ đẹp của văn bản văn xuôi hiện đại giai đoạn 1939 -1945. 
B. Phát triển năng lực sáng tạo phản biện
C. Rèn luyện tư duy phản biện, suy nghĩ biện chứng.
D. Ý kiến khác
 Câu 3: Những câu chuyện/ hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học có gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ và những liên hệ đến cuộc sống của mình? 
A. Nhiều	B. Vừa phải C. Ít	D. Không có 
Câu 4: Em có thích đọc tác phẩm văn xuôi và soi chiếu nó trong đời sống hiện thực không ?
A. Không thích	B. Không quan tâm C. Thích D. Rất thích
Câu 5: Trong các giờ học đọc – hiểu văn bản văn xuôi hiện đại em có cho em những suy nghĩ, lí giải, phân tích nhiều mặt của một hình tượng nhân vật không?
A. Không bao giờ	 B. Hiếm khi C. Thỉnh thoảng	 D. Thường xuyên
Câu 6: Vì sao trong các giờ học Ngữ Văn nói chung, đoc hiểu văn bản văn xuôi hiện đại nói riêng, khả năng phân tích, phản biện còn hạn chế?
A. GV chưa xây dựng được các biện pháp khơi gợi năng lực phản biện ở HS
B. Học sinh có tâm lý tiếp thu bài học một cách thụ động, thiếu sáng tạo
C. HS chú ý quá nhiều đến phần nội dung kiến thức của bài học
D. HS chưa mạnh dạn bày tỏ cảm nhận riêng của mình
Câu 7: Em đã từng tham gia các cuộc tranh biện ,cuộc giao tiếp văn học khi học văn bản văn xuôi hiện đại chưa? 
A. Chưa bao giờ B. Thỉnh thoảng C. Ít khi D. Thường xuyên
Câu 8: Trong quá trình học văn bản văn xuôi hiện đại, em có sử dụng hình thức so sánh, đối chiếu, liên hệ giữa các văn bản với nhau?
A. Không bao giờ	 B. Hiếm khi C. Thỉnh thoảng	D. Thường xuyên
Câu 9: Theo em, để hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh THPT trong dạy học văn bản văn xuôi hiện đại, cần phải chú ý những điều kiện nào sau đây?
A. GV cần xây dựng biện pháp rèn luyện cụ thể
B. HS cần chủ động ,sáng tạo trong tiếp nhận văn bản nghệ thuật
C. GV phải xây dựng không khí giờ học cởi mở, dân chủ, hứng thú
D. Ý kiến khác
 Câu 10: Thầy (cô) của em đã sữ dụng hình thức dạy học nào sau đây để rèn luyện năng lực phản biện cho học sinh trong dạy học văn bản văn xuôi hiện đại?
A. Xây dựng chương trình ngoại khóa
B. Tổ chức tranh luận, thuyết trình.
C. Đọc – hiểu sáng tạo văn bản văn xuôi hiện đại
D.Ý kiến khác
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC VĂN BẢN VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THPT
(Dành cho giáo viên)
Họ và tên giáo viên:.......................................................................................
Trường :...........................................................................................................
Xin thầy cô cho biết một số vấn đề về dạy học phát triển năng lực phản biện qua văn bản văn xuôi hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11 THPT. (Thầy cô hãy tích vào phương án trả lời của mình)
Câu 1: Theo thầy (cô) thì việc hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh THPT trong dạy học văn bản văn xuôi hiện đại có tầm quan trọng như thế nào?
Quan trọng	B. Rất quan trọng
Không quan trọng 	D. Không thật quan trọng
Câu 2: Theo thầy (cô), việc hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh THPT trong dạy học văn bản văn xuôi hiện đại tác dụng như thế nào?
Giúp học sinh có thể tìm hiểu sâu sắc vẻ đẹp văn bản nghệ thuật.
Phát triển năng lực sáng tạo chủ động
Xây dựng kĩ năng sáng tạo nghệ thuật, yêu quý cái đẹp trong đời sống.
Ý kiến khác
Câu 3: Theo thầy (cô), vì sao văn bản nghệ thuật nói chung , văn bản văn xuôi hiện đại nói riêng lại phù hợp để rèn luyện năng lực phản biện cho học sinh THPT?
Vì văn bản văn xuôi hiện đại là sáng tạo nghệ thuật, là phản ánh bức tranh đời sống và số phân con người
Đặc thù văn bản văn xuôi hiện đại là quá trình tiếp nhận có tính phân tích, lí giải, phản biện
Vì văn bản nghệ thuật thể hiện những tình cảm chân thành, sâu sắc của tác giả
Ý kiến khác
Câu 4: Thầy (cô) chú trọng đến việc hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh trong dạy học văn bản văn xuôi hiện đại không?
A. Chưa bao giờ	B. Ít khi
C. Thỉnh thoảng	D. Thường xuyên
Câu 5: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về năng lực phản biện của học sinh THPT trong dạy học văn bản văn xuôi hiện đại ?
A. Tốt	B. Khá
C. Trung bình	D. Yếu
 Câu 6: Những bất cập trong việc rèn luyện năng lực phản biện cho học sinh THPT trong dạy học văn bản nghệ thuật nói chung, văn xuôi hiện đại giai đoạn 1930 -1945 là gì?
Học sinh có tâm lý học văn chỉ để thi.
Giáo viên không xây dựng được các biện pháp rèn luyện cụ thể
Học sinh không tham gia vào hoạt động đọc suy luận, tranh biện và giao tiếp văn học
Ý kiến khác
Câu 7: Theo Thầy (cô), để hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh THPT trong dạy học văn bản nghệ thuật, cần phải chú ý những điều kiện nào sau đây?
GV cần xây dựng biện pháp rèn luyện cụ thể
HS cần chủ động, sáng tạo trong tiếp nhận văn bản nghệ thuật
GV phải xây dựng không khí giờ học cởi mở, dân chủ, hứng thú
Ý kiến khác
Câu 8: Trong quá trình học văn bản nghệ thuật, Thầy (cô) có sữ dụng hình thức so sánh, đối chiếu, liên hệ giữa các văn bản với nhau?
A. Không bao giờ	B. Hiếm khi
C. Thỉnh thoảng	D. Thường xuyên
Câu 9: Thầy (cô) đã sữ dụng hình thức dạy học nào sau đây để rèn luyện năng lực phản biện cho học sinh trong dạy học văn bản văn xuôi hiện đại?
Đóng vai nhân vật
Đối thoại với tác giả
Chuyển thể tác phẩm sang một loại hình nghệ thuật khác
D.Ý kiến khác
Câu 10: Thầy (cô) đã xây dựng những hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực phản biện khi dạy học văn bản nghệ thuật không ?
A. Chưa bao giờ	B. Ít khi
C. Thỉnh thoảng	D. Thường xuyên
PHỤ LỤC 3 
Hoạt động cuộc giao tiếp văn học lớp 11D1: Phiên toàn xét xử vụ án Ai đã đẩy Chí Phèo vào con đường tha hóa trở thành quỹ dữ của làng Vũ Đại?
PHỤ LỤC 4
 Sản phẩm tranh biện của HS lớp 11D2 bằng sơ đồ tư duy
PHỤ LỤC 5
 Hoạt động cuộc giao tiếp văn học lớp 11A1 : Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong văn xuôi lãng mạn và hiện thực giai đoạn 1930 -1945
PHỤ LỤC 6
Cuộc giao tiếp văn học lớp 11D2: Tòa án Ai đã đẩy Chí Phèo vào con đường tha hóa rồi lưu manh?

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_phan_bien_cho_hoc_sinh_trung_hoc_pho_th.docx
Sáng Kiến Liên Quan