SKKN Phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh Trung học Phổ thông, thông qua dạy học Stem máy biến áp Vật lý, Công nghệ 12
Quy trình xây dựng bài học STEM
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện
tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị
công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn. để lựa chọn chủ đề của bài
học.
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao
cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được
những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn
(đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với
STEM vận dung) để xây dựng bài học
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác
định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng
để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm.
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.Trang 8
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và
kĩ thuật dạy học tích cực với 5 loại hoạt động học đã nêu ở trên. Mỗi hoạt động học
được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà học sinh phải
hoàn thành. Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học
(ở trường, ở nhà và cộng đồng).
iếp thu ý kiến để hoàn thiện sản phẩm. - HS tự tin vào kiến thức để đưa ra góp ý cho cnhoms bạn. - Nghiêm túc, khách quan, khoa học trong đánh giá sản phẩm và tiếp thu những ý kiến góp ý. 6. Tiến trình tổ chức dạy học theo kế hoạch 6.1.Bài học triển khai dự án ( thực hiện giáo án số 1 mục 5.4.1) Giáo án số 1 (mục 5.4.1) được thực hiện vào tiết 1, ngày 15/12/2020, tại lớp 12C4- trường THPT Anh Sơn 3.( Thay cho tiết học môn vật lý bài Truyền tải điện năng – Máy biến áp) Tiết học diễn ra theo đúng kịch bản của giáo án số 1. GV triển khai dự án đến HS, phân nhóm, giao dự án, thông báo mục tiêu và yêu cầu sản phẩm của dự án la fbanr thiết kế sản phẩm, thông báo kế hoạch thực hiện và tài liệu tham khảo; HS tiếp nhận dự án với tâm lý hứng thú, thảo luận sôi nổi trước nhiệm vụ hấp dẫn được giao, tổ chức hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ, lên kế hoạch về nội dung tiến hành và thời gian làm việc. Trang 47 6.2.Đôn đốc hướng dẫn học sinh thực hiện bản thiết kế của dự án Trong thời gian 1 tuần, kể từ khi triển khai dự án, GV giám sát, theo dõi và ghi nhận hoạt động của cá nhân, của nhóm, GV hỗ trợ học sinh trong việc vận dụng các kiến thức nền liên quan khi cần thiết. kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của các nhóm, kiểm tra HS đã tìm kiếm, chọn lọc thông tin liên quan đến nhiệm vụ được giao, nhắc nhở HS các yêu cầu của bản thiết kế sản phẩm. Lưu ý HS bản thiết kế và bản thuyết trình có thể trình bày trên giấy Ao hoặc có thể trình bày ở dạng trình chiếu powerpoint. HS từng nhóm làm việc để xây dựng đề cương, thu thập kiến thức từ SGK, Internet...để hoàn thiện bản thiết kế. Thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện của nhóm, trình bày kế hoạch thực hiện bản thiết kế của nhóm và đặt ra những vấn đề cần thảo luận với GV. Sau khi các nhóm hoàn tất dự án của mình, lần lượt các nhóm báo cáo kết quả cho GV trước khi trình bày và bảo vệ bản thiết kế ở lớp. 6.3. Tổ chức thực hiện bài học trình bày giải pháp và bảo vệ bản thiết kế ( thực hiện giáo án số 2 mục 5.4.3) Giáo án số 2 (mục 5.4.3) được thực hiện vào tiết 1, ngày 22/12/2020, tại lớp 12C4- trường THPT Anh Sơn 3.( Thay cho tiết bài tập môn vật lý) Tiết học diễn ra theo đúng kịch bản của giáo án số 2. - GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế ; -GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: Các nhóm khác và GV nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; Nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm và ghi nhận những ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế; -GV chuẩn hóa các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở .Chỉnh sửa phương án thiết kế cho phù hợp với yêu cầu. Học sinh tích cực làm việc nhóm dưới sự điều hành của các nhóm trưởng và tổ chức lớp học của giáo viên. Trang 48 Kết quả các nhóm đánh giá bản thiết kế theo mẫu phiếu số 2 (xem phụ lục 3a) Sau đây là một số hình ảnh trong tiết báo cáo thiết kế Hình 2: Hình ảnh các nhóm làm việc và báo cáo bản thiết kế 6.4. Đôn đốc và giúp đỡ học sinh chế tạo và thử nghiệm lò đốt rác Trong thời gian một tuần kể từ khi hoàn chỉnh bản thiết kế, điều chỉnh thiết kế cho phù hợp. Các nhóm học sinh làm việc làm việc nhóm ở nhà từ các khâu, tìm vật liệu,hoàn thành chế tạo máy biến áp phù hợp với yêu cầu thiết kế, chế tạo mô Trang 49 hình lò đốt rác thải trong trường học sử dụng máy biến áp. Giáo viên luôn theo sát tiến độ của các nhóm và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Trong tất cả các công việc, các cá nhân trông mỗi nhóm luôn làm việc nhịp nhàng, dưới sự điều hành và phân công nhiệm vụ của nhóm trưởng. Các nhóm lần lượt là khung biến áp( GV tư vấn cho HS tìm các biến áp bị hỏng cuộ giây để lấy khung tại các bãi phế liệu hoặc các xưởng sửa chữa điện) sau đó quấn biến áp. Khi quấn biến áp HS gặp khó khăn trong việc tích toán kích thước của giây quấn cuận thứ cấp sao cho có thể đốt được trong thời gian dài. Khi xây dựng mô hình lò đốt rác thải thì bộ cảm biến nhiệt GV không yêu cầu HS gắn vào lò mà chỉ thuyết trình kèm theo sản phẩm. Trong quá trình chế tạo và thử nghiệm sản phẩm HS luôn hỏi ý kiến của giáo viên, GV luôn theo sát quá trình làm việc của các nhóm và có những hướng dẫn kịp thời để các nhóm hoàn thành nhiệm vụ. 6.5. Tổ chức thực hiện bài học trưng bày và hoàn thiện sản phẩm ( thực hiện giáo án số 3 mục 5.4.5) Giáo án số 3 (mục 5.4.5) được thực hiện vào tiết 3, ngày 28/12/2020, tại lớp 12C4- trường THPT Anh Sơn 3. (Thay cho tiết môn Công nghệ) Tiết học diễn ra theo đúng kịch bản của giáo án số 3. - GV tổ chức cho HS các nhóm trưng bày sản phẩm, lần lượt nhóm trưởng các nhóm báo cáo quá trình làm việc sau một tuần. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chế tạo lò đốt rác thải bằng máy biến áp. - Các nhóm thăm quan sản phẩm của các nhóm bạn và đánh giá kết quả theo mẫu phiếu số 3. - GV cho HS rút ra nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của từng sản phẩm, những đề xuất cải tiến sản phẩm và những lưu ý nếu vận dụng vào thực tế. - GV chốt lại vấn đề và công bố điểm tổng hợp đánh giá từng HS qua bài học Trang 50 Một số hình ảnh của tiết học trưng bày và hoàn thiện sản phẩm Hình 3: Một số hình ảnh trưng bày và thử nghiệm hoạt động của lò đốt rác 7.Kết quả đạt được Qua việc xây dựng và tổ chức dạy học STEM chủ đề máy biến áp, ứng dụng máy biến áp chế tạo lò đốt rác thải trong trường học cho học sinh lớp 12C4 trường THPT Anh Sơn 3, tôi có đánh giá như sau: Về thái độ: Học sinh hào hứng tiếp nhận đề tài và một phương pháp học tập mới. Mỗi HS đều thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc hình thành sản phẩm. Đa số HS đều cho rằng học tập theo phương pháp này giúp các em thoải mái, được tiếp cận kiến thức mới bằng nhiều cách khác nhau mà không gò bó và thụ động. Kiến thức được ghi nhớ lâu hơn thông qua việc vận dụng chúng vào giải quết thực tế. Tuy nhiên vẫn còn một số ít HS còn rụt rè, chưa chủ động vời công việc của bản thân cũng như tiếp cận cách học mới. Trang 51 Việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực của HS: Qua việc học tập theo phương pháp giáo dục STEM đã giúp được HS phát triển tốt các phẩm chất và năng lực của người học cụ thể việc hoạt động nhóm giúp HS phất huy tinh thần trách nhiệm của bản thân với công việc và với nhóm của mình. Đứng trước một vấn đề thực tế là “vấn nạn rác thải” HS phải suy nghĩ, tìm giải pháp để giải quyết điều đó giúp HS phát huy được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng với đất nước, giáo dục được tinh thần yêu nước, tính trung thực, chăm chỉ và long nhân ái. Trong việc hoạt động nhóm, cá nhân suy nghĩ để hoàn thành dự án và chế tạo thành công sản phẩm HS phải hợp tác nhóm, cá nhân tìm kiếm thông tin, họp nhóm tranh luận, trình bày các ý kiến, thiết kế, tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm , điều này đã giúp HS phát triển tốt các năng lực như năng lực tử chủ và tực học, năng lực giao tiếp và hợp tác, các năng lực toán học, tin học, công nghệ, khoa học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được phát triển một cách mạnh mẽ, rõ ràng hơn rất nhiều so với việc chỉ học các tiết học lý thuyết một cách bình thường trên lớp, bởi lẽ trong mỗi HS luôn tiềm ẩn nhiều ý tưởng hay và mới lạ, việc phải tự mình làm tất cả mọi việc bắt buộc các cá nhân HS phải đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề một cách phù hợp và khoa học và sáng tạo nhất. Kết quả đánh giá sản phẩm và kết quả đánh giá quá trình học tập của HS qua dự án: - Kết quả đánh giá sản phẩm: Xem phụ lục 3b - Kết quả cá nhân HS: Xem phụ lục 3c PHẦN III: KẾT LUẬN Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này tác giả đã làm rõ được một số vấn đề sau: - Thứ nhất, làm rõ được cơ sở lí thuyết của việc vận dụng giáo dục STEM vào dạy học các chủ đề có nội thực tế, kỹ thuật để giải quyết một vấn đề trong thực Trang 52 tế, dạy học tích hợp liên môn Vật lý- Công nghệ nhằm phát huy các phẩm chất và năng lực của người học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Thứ hai, xây dựng được quy trình dạy học tích hợp liên môn Vật lý- Công nghệ, chủ đề Máy biến áp bằng phương pháp giáo dục STEM như là một ví dụ về việc vận dụng giáo dục STEM vào dạy học, hy vọng giúp cho GV có thể làm tài liệu tham khảo để thực hiện dạy học tích hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, chuẩn bị tốt cho đề án đổi mới giáo dục, chương trình giáo dục tổng thể; - Thứ ba, chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của dạy học chủ đề bằng phương pháp giáo dục STEM, đặc biệt nâng cao được chất lượng dạy học, nâng cao hứng thú học tập, phát triển được các phẩm chất và năng lực cho HS đặc biệt là năng lực htuwcj nghiệm, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp những khó khăn là: - Thứ nhất, Khó khăn về đối tượng triển khai dự án: Đối tượng HS để vận dụng giáo dục STEM phải là những HS có thiên hướng học khoa học tự nhiên thì các em mới dành nhiều thời gian và niềm đam mê cho các hoạt động khao học kỹ thuật. Còn các HS có thiên hướng học về khoa học xã hội thì các em không tập trung chuyên sâu, vồn kiến thức của các em về các môn khoa học tự nhiên cũng hạn chế, các em không thực sự yêu thích các môn khoa học tự nhiên nên việc áp dụng giáo dục STEM gặp nhiều khó khăn hơn đặc biệt là từ hoạt động 3 đến hoạt động 5 của tiến trình dạy học STEM. - Thứ hai, khó khăn về mặt thời gian: Để thực hiện được một sản phẩm của giáo dục STEM giáo viên và học sinh phải mất một thời gian dài để chuẩn bị. Thời gian ở nhà một tuần HS còn phải thực hiện nhiệm vụ học tập của nhiều môn khác nên việc này đôi lúc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình và chất lượng của các giai đoạn thực hiện dự án. - Thứ ba, khó khăn về mặt tổ chức: Đa số học sinh còn bỡ ngỡ với phương pháp mới nên còn lúng túng trong việc phân công và thực hiện nhiệm vụ, hơn nữa thời gian hạn chế cũng khó khăn cho các em trong quá trình thực hiện dự án. Việc Trang 53 tiết học của các môn vật lý và công nghệ về chủ đề Máy biến áp được bố trí trong khung chương trình lệch nhau thời gian khá xa nên ảnh hưởng không nhỏ cho việc tổ chức dạy học chủ đề liên môn. - Thứ tư, khó khăn về điều kiện vật chất: Để tạo được một sản phẩm của giáo dục STEM đôi lúc nó cũng tốn kém nhiều tiền bạc, một số vận liệu, limh kiện để sản xuất ra sản phẩm không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm kiếm được trên thị trường nên ảnh hưởng không nhỏ cho việc triển khai các dự án. Từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng giáo dục STEM cho dạy học chủ đề liên môn vật lí – công nghệ về máy biến áp và ứng dụng tôi có một số đề xuất như sau: Thứ nhất, vì dạy học theo giáo dục STEM nó cho những hiệu quả rất lớn trong việc phát triển những phẩm chất và năng lực người học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nên cần xây dựng hệ thống các chủ đề liên môn trong chương trình phổ thông để có thể triển khái các dự án theo giáo dục STEM. Thứ hai, Cần có cách phối hợp, sắp xếp chương trình giữa các môn có cùng nội dung, để dễ dàng hơn cho việc xây dựng các chủ đề thuận lợi cho triển khai các dự án STEM. Thứ ba, Ở bậc THPT cần phân hóa đối tượng học sinh theo nhu cầu, thiên hướng, sở trường học tập để dễ dàng hơn cho việc triển khai các dự án, chương trình học tập phù hợp. Với những kết quả trên, đề tài đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tuy nhiên nếu tiếp tục phát triển và khai thác sâu hơn chắc chắn sẽ tìm được nhiều vấn đề hay hơn mà trong phạm vi đề tài này có thể chưa đạt được. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chắc chắn còn có nhiều hạn chế và thiếu sót mà bản thân tác giả chưa nhìn ra, rất mong được đón nhận những góp ý bổ ích của quý vị giám khảo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài càng phong phú và hữu ích hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trang 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lương Duyên Bình, SGK Vật lý 12,SGV Vật lý 12, NXB Giáo dục. [2]. Nguyễn Văn Khôi, Công nghệ 12, NXB Giáo dục [3]. Tài liệu thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lý 12, NXB Giáo dục [4]. Tài liệu thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lý 12, NXB Giáo dục [5] Đỗ Hương Trà (Chủ biên), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh,Quyển I - Khoa học tự nhiên, NXB Đại học Sư phạm, 2015. [6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. [7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn giáo dục STEM 2019. [8].Chu Đình Đức, Dạy học bài tập thí nghiệm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS [9]. [10]. [11]. www.thuvienvatly.com Trang 55 Trang 1 Phụ lục 1a:Phiếu điều tra giáo viên Phiếu số 1: Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề tích hợp liên môn TT Nội dung khảo sát Ý kiến giáo viên Đồng ý Không đồng ý 1 Là phương pháp dạy học để hình thành những năng lực cốt lõi cho người học. 2 Nâng cao năng lực của giáo viên, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT cho việc đổi mới toàn diện chương trình giáo dục phổ thông. 3 Tăng hứng thú cho học sinh thông qua các bài giảng tích hợp, nâng cao chất lượng dạy học. 4 Là công cụ đánh giá học tập của học sinh,thông qua việc giải quyết các tình huống thực tiễn. 5 Là một tiêu chí lựa chọn bồi dưỡng HSG, tham gia các kỳ thi HSG. 6 Là phương tiện để tạo tình huống có vấn đề trên lớp học bằng câu hỏi tích hợp, tình huống thực tế. Tăng cường hoạt động tích cực của HS. 7 GV giúp học sinh cảm thấy việc học có ý nghĩa hơn 8 Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề tích hợp liên môn tốt sẽ giúp GV có nền tẳng, cơ sở nghiên cứu tốt hơn các ngành khoa học khác Trang 2 Phiếu số 2: Tình hình triển khai giáo dục STEM thông qua dạy học tích hợp liên môn vật lí – công nghệ. TT Nội dung khảo sát Ý kiến GV Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa triển khai 1 Triển khai thông qua tiết học của từng môn. 2 Triển khai lồng ghép, liên hệ giữa hai môn. 3 Dạy học riêng rẽ, nhưng sẽ vận dụng chung vào một đề tài nào đó để giải quyết một vấn đề thực tế liên quan. 4 Hòa trôn không phân biệt môn học cho một chủ đề thuộc hai môn vật lí- công nghệ. Trang 3 Phụ lục 1b: phiếu điều tra HS Câu 1: Em cho ý kiến về cảm xúc của em khi học môn vật lí, công nghệ TT Nội dung khảo sát Ý kiến HS Rất thích Thích Không thích 1 Một giờ học lí thuyết môn công nghệ 2 Một giờ học lý thuyết vật lý 3 Một giờ học vật lý có thực hành và vận dụng kiến thức vật lý giải thích các vấn đề trong thực tế 4 Một giờ học chủ đề cần dùng nhiều kiến thức để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống TT Trong các giờ học vật lí và công nghệ bản thân em thường Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết một vấn đề nào đó 2 Làm thí nghiệm hoặc thực hành 3 Tự đưa ra vấn đề mà em quan tâm 4 Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề 5 Giải quyết vấn đề học tập dựa vào kiến thức đã học 6 Giải quyết vấn đề học tập dựa vào hiểu biết thực tế của em Trang 4 Phụ lục 2a:Kết quả điều tra giáo viên Phiếu số 1: Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề tích hợp liên môn TT Nội dung khảo sát Ý kiến giáo viên Đồng ý Tỷ lệ(%) 1 Là phương pháp dạy học để hình thành những năng lực cốt lõi cho người học. 15 52% 2 Nâng cao năng lực của giáo viên, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT cho việc đổi mới toàn diện chương trình giáo dục phổ thông. 35 85% 3 Tăng hứng thú cho học sinh thông qua các bài giảng tích hợp, nâng cao chất lượng dạy học. 23 78% 4 Là công cụ đánh giá học tập của học sinh,thông qua việc giải quyết các tình huống thực tiễn. 20 70% 5 Là một tiêu chí lựa chọn bồi dưỡng HSG, tham gia các kỳ thi HSG. 20 70% 6 Là phương tiện để tạo tình huống có vấn đề trên lớp học bằng câu hỏi tích hợp, tình huống thực tế. Tăng cường hoạt động tích cực của HS. 26 90% 7 GV giúp học sinh cảm thấy việc học có ý nghĩa hơn 22 75% 8 Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề tích hợp liên môn tốt sẽ giúp GV có nền tẳng, cơ sở nghiên cứu tốt hơn 26 90% Trang 5 các ngành khoa học khác Phiếu số 2: Tình hình triển khai giáo dục STEM thông qua dạy học tích hợp liên môn vật lí – công nghệ. TT Nội dung khảo sát Ý kiến GV Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa triển khai 1 Triển khai thông qua tiết học của từng môn. 22 7 0 2 Triển khai lồng ghép, liên hệ giữa hai môn. 23 6 0 3 Dạy học riêng rẽ, nhưng sẽ vận dụng chung vào một đề tài nào đó để giải quyết một vấn đề thực tế liên quan. 5 10 14 4 Hòa trôn không phân biệt môn học cho một chủ đề thuộc hai môn vật lí- công nghệ. 2 5 22 Trang 6 Phụ lục 2b: Kết quả điều tra HS Câu 1: Em cho ý kiến về cảm xúc của em khi học môn vật lí, công nghệ TT Nội dung khảo sát Ý kiến HS Rất thích Thích Không thích 1 Một giờ học lí thuyết môn công nghệ 5 40 5 2 Một giờ học lý thuyết vật lý 25 20 5 3 Một giờ học vật lý có thực hành và vận dụng kiến thức vật lý giải thích các vấn đề trong thực tế 35 15 0 4 Một giờ học chủ đề cần dùng nhiều kiến thức để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống 35 15 0 TT Trong các giờ học vật lí và công nghệ bản thân em thường Ý kiến HS Thường Thỉnh Không Trang 7 xuyên thoảng bao giờ 1 Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết một vấn đề nào đó 40 10 0 2 Làm thí nghiệm hoặc thực hành 26 24 0 3 Tự đưa ra vấn đề mà em quan tâm 20 25 5 4 Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề 22 28 0 5 Giải quyết vấn đề học tập dựa vào kiến thức đã học 41 9 0 6 Giải quyết vấn đề học tập dựa vào hiểu biết thực tế của em 41 9 0 Phụ lục 3a: Kết quả Đánh giá bản thiết kế (Từ phiếu đánh giá bảng thiết kế sản phẩm nhóm của HS và của GV) Nhóm được đánh giá Điểm Điểm TB Nhóm đánh giá GV 1 2 3 4 Nhóm 1 9 8 9 8 8.5 8.5 Nhóm 2 8 8 8 8 8.5 8.1 Nhóm 3 8 8 9 9 8 8.4 Nhóm 4 8 8 7 7.5 7.5 7.6 Phụ lục 3b: Kết quả Đánh giá Sản phẩm Trang 8 (Từ phiếu đánh giá sản phẩm nhóm của HS và của GV) Nhóm được đánh giá Điểm Điểm TB Nhóm đánh giá GV 1 2 3 4 Nhóm 1 9 9 10 10 9 9.4 Nhóm 2 8 8 8 8 8.5 8.1 Nhóm 3 8.5 8 8 9 8 8.3 Nhóm 4 7.5 8 7.5 8 7.5 7.7 Phụ lục 3c. Kết quả đánh giá cho mỗi học sinh STT Họ và tên học sinh Điểm Điểm TB Tự đánh giá Nhóm đánh giá Điểm bảng thiết kế nhóm Điểm sản phẩm Nhóm 1 1 Lê Thị An 8 9 8.5 9.4 8.7 2 Đậu Thị Quỳnh Anh 8 8 8.5 9.4 8.5 3 Hoàng Thị Phương Anh 8 8 8.5 9.4 8.5 4 Nguyễn Thị Quỳnh Anh 8 8 8.5 9.4 8.5 Trang 9 5 Nguyễn Thị Tú Anh 8 9 8.5 9.4 8.7 6 Lê Văn Bình 8 8 8.5 9.4 8.5 7 Nguyễn Thị Linh Chi 8 10 8.5 9.4 9.0 8 Dương Thị Thùy Dung 8 9 8.5 9.4 8.7 9 Nguyễn Thành Đạt 8 8 8.5 9.4 8.5 10 Cao Xuân Đồng 8 10 8.5 9.4 9.0 Nhóm 2 1 Bùi Thị Thanh Hằng 8 10 8.1 8.1 8.6 2 Nguyễn Thị Hằng 8 9 8.1 8.1 8.3 3 Nguyễn Thị Hiền 8 9 8.1 8.1 8.3 4 Nguyễn Ngọc Huyền 8 9 8.1 8.1 8.3 5 Trần Thị Huyền 8 7 8.1 8.1 7.8 6 Nguyễn Thị Thanh Lam 7 8 8.1 8.1 7.8 7 Bùi Thị Khánh Linh 8 8 8.5 9.4 8.5 8 Nguyễn Bảo Linh 8 9 8.4 8.3 8.4 9 Nguyễn Khánh Linh 7 8 8.1 8.1 7.8 10 Nguyễn Thị Linh 8 9 8.1 8.1 8.3 Nhóm 3 1 Nguyễn Thị Khánh Linh 8 10 8.4 8.3 8.7 2 Phạm Thị Kiều Oanh 8 10 8.4 8.3 8.7 3 Nguyễn Thị Lộc 8 9 8.4 8.3 8.4 4 Đặng Trọng Nghĩa 8 9 8.4 8.3 8.4 5 Lê Thị Nghĩa 8 9 8.4 8.3 8.4 6 Hoàng Tuấn Ngọc 8 8 8.4 8.3 8.2 Trang 10 7 Nguyễn Thị Kim Ngọc 7 9 8.4 8.3 8.2 8 Nguyễn Văn Ngọc 8 9 8.4 8.3 8.4 9 Nguyễn Thị Thảo Nhi 7 8 8.4 8.3 7.9 10 Nguyễn Thị Quỳnh Như 8 8 8.4 8.3 8.2 Nhóm 4 1 Phạm Công Quý 8 8 7.6 7.7 7.8 2 Nguyễn Thị Thùy 8 8 7.6 7.7 7.8 3 Đinh Thị Thúy 8 8 7.6 7.7 7.8 4 Nguyễn Văn Sang 7 7 7.6 7.7 7.3 5 Hoàng Thị Mai Thương 8 8 7.6 7.7 7.8 6 Phan Đức Trí 8 8 7.6 7.7 7.8 7 Võ Chí Trung 8 8 7.6 7.7 7.8 8 Nguyễn Văn Uy 8 8 7.6 7.7 7.8 9 Cao Thị Vân 8 8 8.4 8.3 8.2 10 Trần Thị Vỹ 7 7 7.6 7.7 7.3
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_nang_luc_thuc_nghiem_cho_hoc_sinh_trung_hoc.pdf