SKKN Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường Trung học Phổ thông hiện nay

Chương trình giáo dục định hướng năng lực.

Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển

năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ

những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế.

Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người

học.

Chương trình GD này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của

quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy

học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có

thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Chương trình dạy học định

hướng phát triển năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy

định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ra

những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh

giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt

được kết quả đầu ra mong muốn. Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng

phát triển năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy

định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách

thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng

tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không

chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.

Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Trong Nghị quyết hội nghị

lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XI đã nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD

và ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

XHCN và hội nhập quốc tế” và dạy học phải chú trọng “phát triển phẩm chất năng

lực người học, đảm bảo hài hòa giữa dạy chữ, dạy người và định hướng nghề

nghiệp”. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của bộ GD & ĐT lại

đặt ra mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là giúp HS hình thành

phẩm chất và năng lực người học, theo đó có 3 phẩm chất cần hình thành và phát

triển cho HS THPT là sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm và có 8

năng lực cần hình thành và phát triển cho HS là năng lực GQVĐ và sáng tạo, năng

lực tự học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, giao tiếp, năng lực hợp tác, tính

toán, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Trong dạy học môn Ngữ văn ở

bậc THPT thì năng lực GQVĐ và sáng tạo là một trong 8 năng lực quan trọng nhất

cần được hình thành và phát triển cho HS.

pdf54 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường Trung học Phổ thông hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất hiện ở đời, 
thì như ngôi sao sáng trên trời cao.Sao 
sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người 
hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử sử dụng 
biện pháp tu từ gì? 
1/ Nội dung chính của văn bản trên: 
Vai trò và sứ mệnh của người hiền đối 
với nhà vua và đất nước. 
 2/ Hai câu trên sử dụng biện pháp tu 
từ so sánh : người hiền- ngôi sao sáng ; 
thiên tử- sao Bắc Thần ( tức Bắc Đẩu) 
Tác giả quan niệm về người hiền : tác 
giả ví người hiền như ngôi sao sáng. 
Quy luật vận động của các vì sao sáng 
là chầu về Bắc Thần, mà Thiên tử là 
Bắc Thần. Như vậy, tác giả không chỉ 
đưa ra quan niệm về người hiền mà còn 
nêu rõ quy luật xử thế của người hiền : 
người hiền phải do Thiên tử sử dụng, 
nếu không làm như vậy là trái với đạo 
trời. 
3/Việc xác định vai trò và nhiệm vụ 
của người hiền tài có tác dụng khẳng 
định việc chiêu hiền, cầu hiền của nhà 
vua là có cơ sở, có căn cừ, là hợp lòng 
trời, lòng người. 
Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài 
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay 
IV. VẬN DỤNG ( 5 phút) 
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến 
thức, kĩ năng 
 trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. 
- Phương pháp: Vấn đáp 
- Thời gian: 3 phút 
Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt 
GV giao nhiệm vụ: 
Câu 1: Từ tầm quan trọng của chính sách 
cầu hiền vua Quang Trung (Chiếu Cầu 
hiền) em đóng vai là một nhà lãnh đạo tỉnh 
nhà đưa ra sách lược kêu gọi người tài ở 
Nghệ An trong thời điểm hiện tại? 
Câu 2: Vẽ tranh chân dung nhân vật 
lịch sử Vua Quang Trung? 
Câu 3 : Tại sao trong một phần lịch sử 
chùa Đại Tuệ - Nam Đàn quê hương em, có 
nhắc đến Vua Quang trung, hãy lý giải? 
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) 
bày tỏ suy nghĩ vai trò của người 
hiền trong cuộc sống hôm nay. 
- HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- Hs có thể tự đề xuất những chính 
sách miễn sao lí giải hợp lý 
- Vẽ tranh theo năng khiếu sở 
trường ( Có sản phẩm minh họa) 
- Hs tìm hiểu lịch sử văn hóa địa 
phương ( Dao việc cho Hs vùng 
Nam Anh , Nam Xuân, Nam Lĩnh) 
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : 
-Hình thức: đảm bảo về số câu, 
không được gạch đầu dòng, không 
mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành 
văn trong sáng, cảm xúc chân 
thành ; 
-Nội dung: Từ vai trò người hiền 
trong bài Chiếu, thí sinh hiểu được 
người hiền là người như thế nào ? 
Làm thế nào để có được người 
hiền để phục vụ cho đất nước hôm 
nay ? Từ đó, bản thân rút ra bài 
học nhận thức và hành động. 
HĐ5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG. (2 phút) 
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học 
- Phương pháp: đàm thoại 
- Thời gian: 2 phút 
Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt 
GV giao nhiệm vụ: - Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng 
Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài 
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay 
+ Vẽ sơ đồ tư duy bài Chiếu cầu hiền 
+ Tìm đọc các bài Thiên đô chiếu ( Lí 
Công Uẩn), Hiền tài là nguyên khí của 
quốc gia( Thân Nhân Trung) 
-HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
phần mềm Imindmap 
- Tra cứu tài liệu trên mạng, 
trong sách Ngữ văn 8,10 đã học.. 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ 
HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật 
- Gv chốt lại: Tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước. 
Tiết 42 
Thực hiện tại lớp : 11A1,11C1,11D1 
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA 
 (Trích “Số đỏ”) 
 Vũ Trọng Phụng 
I. Mức độ cần đạt 
1. Kiến thức: 
– Bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm; 
– Thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hoá” 
nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước 
những băng hoại đạo đức con người. 
– Bút pháp trào phúng đặc sắc, tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài 
hước, xây dựng chân dung biếm hoạ sắc sảo, giạng điệu châm biếm. 
2. Kĩ năng: 
Đọc hiểu văn bản tự sự theo thể loại tiểu thuyết trào phúng. 
3.Thái độ: 
Có sự nhìn nhận đúng đắn trước những hiện thực lố lăng, kệch cỡm của xã 
hội. 
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực 
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: HS đọc hiểu sáng tạo đúng yêu cầu thể 
loại thể loại tiểu thuyết trào phúng. 
- Năng lực hợp tác thông qua thảo luận nhóm. 
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: từ việc khai thác văn bản, HS được giao tiếp 
cùng tác giả, được hiểu và nâng cao khả năng sử dụng TV. 
- Năng lực thưởng thức văn học: Cảm nhận được vẻ đẹp ngôn ngữ văn học, 
Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài 
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay 
biết rung động, trân trọng những đóng góp của Ngô Tất Tố với nền văn học dân 
tộc. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH 
Giáo viên: Bài soạn điện tử, TLTK, SGV, đoạn phim tư liệu, máy chiếu. 
Học sinh: Vở ghi, SGK, SBT, bảng phụ, trang phục hóa thân vào nhân vật 
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm... 
2. Kĩ thuật: Động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút... 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp (1 phút). Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp 
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) 
Phân tích các câu văn tế: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc Sống thờ vua, 
thác cũng thờ vuađể thấy rõ một cách toàn diện quan niệm sống chết của 
Nguyễn Đình Chiểu. 
3. Bài mới: 
HĐ1: KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) 
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. 
- Phương pháp: vấn đáp 
Nội dung: 
– GV: Cung cấp 1 bài ca dao về hủ tục ma chay thời xưa 
 Con cò chết rũ trên cây, 
Cò con mở lịch xem ngày làm ma. 
 Cà cuống uống rượu la đà, 
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần, 
 Chào mào thì đánh trống quân, 
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao. 
 (Ca dao) 
– GV: Sau khi đọc bài ca dao này em hãy nhận xét nội dung bài ca dao đề cập 
đến vấn đè gì? 
– HS trả lời hướng đến vấn đề hủ tục trong ma chay và cái chết đáng thương 
của người này sẽ là cơ hội cho người khác trục lợi. 
– Từ bài ca dao trên ta thấy ngoài hủ tục lạc hậu của ma chay thơi xưa, cái 
chết đáng thương của con cò còn là cơ hội cho kẻ bất nhân khác trục lợi. Trong 
văn học hiện đại có một tác phầm cũng đề cập đến vấn đề này, đó là tác phẩm Số 
đỏ của Vũ Trọng Phụng. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu trích đoạn 
“Hạnh phúc của một tang gia”. 
Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài 
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay 
Hoạt động 2: (32’) HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. 
Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về tác giả, 
tác phẩm, nhan đề đoạn trích và niềm vui của những người ngoài gia đình 
Nội dung: 
Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận, 
phát phiếu học tập có ghi câu hỏi 
hướng dẫn phân tích 
Nhóm 1: Thuyết minh những nét 
chính về tác giả Vũ Trọng Phụng 
Nhóm 2: Tóm tắt tiểu thuyết truyện 
Số đỏ 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học 
tập: HS thực hiện nhiệm vụ bằng 
cách đọc, ghi lại từ ngữ quan trọng, 
trao đổi, thảo luận, ghi chép câu trả 
lời. 
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS đại 
diện 1 nhóm trả lời. Nhóm HS khác 
lắng nghe, đối chiếu, bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện 
nhiệm vụ và chốt kiến thức: Nhóm 
HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá 
lẫn nhau. 
GV bổ sung, kết luận, chốt kiến 
thức. 
I.Tìm hiểu chung 
1.Tác giả 
– Vũ Trọng Phụng (1912-1939) quê 
Hưng Yên 
– Xuất thân: Gia đình nghèo. 
– Sớm mồ côi cha, gia đình nghèo khổ, 
được mẹ tần tảo nuôi ăn học, học hết 
tiểu học -> tự kiếm sống. 
– Làm nhiều nghề khác nhau: Thư kí, 
bán hàng, đánh máy chữ, viết báo, viết 
văn. 
– 1930 có truyện đăng báo, xông xáo 
trên mọi lĩnh vực: Phóng sự, Truyện 
ngắn, kịch, tiểu thuyết  
-> mệnh danh :”Ông vua phóng sự Bắc 
Kì ”. 
=> Là một trong những nhà văn hiện 
thực lớn, có đóng góp đáng kể vào sự 
phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện 
đại. 
2. Tác phẩm “Số đỏ” 
– Tác phẩm được đăng trên tờ Hà Nội 
báo năm 1936, in thành sách năm 1938. 
– Tóm tắt tác phẩm: SGK 
– Giá trị tác phẩm: Bằng tiếng cười, 
bằng nghệ thuật trào phúng độc đáo Vũ 
Trọng Phụng đã tố cáo, lên án xã hội tư 
sản thành thị Việt Nam trước cách 
mạng. 
– Vị trí đoạn trích: Chương XV của tiểu 
thuyết ”Số đỏ”. 
Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài 
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay 
– Tìm hiểu Ý nghĩa nhan đề. 
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
+ Giải thích ý nghĩa nhan đề 
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học 
tập: 1 HS trả lời 
– Bước 3: Báo cáo kết quả 
– Bước 4: Đánh giá kết quả thực 
hiện nhiệm vụ: GV nhận xét 
GV cho HS xem đoạn video nói đến 
nguyên nhân cái chết của cụ cố Tổ 
– Tìm hiểu niềm vui, hạnh phúc 
của những người ngoài gia đình. 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV 
chia lớp thành 4 nhóm thảo GV tổ 
chức 1 trò chơi cho HS hóa thân 
thành nhân vật là những người 
ngoài gia đình cụ cố Tổ. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học 
tập: HS thực hiện nhiệm vụ bằng 
cách thể hiện nhân vật 
Bước 3: Báo cáo kết quả: Mỗi 
nhóm cử 2 HS diễn xuất. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện 
nhiệm vụ và chốt kiến thức: Nhóm 
HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá 
lẫn nhau. HS nhận xét niềm vui của 
các thành viên trong gia đình cụ cụ 
cố Tổ. 
-> GV chốt kiến thức bằng grap trên 
máy chiếu. 
 II. Đọc hiểu văn bản 
1. Ý nghĩa nhan đề. 
 – Nhan đề “Hạnh phúc của một tang 
gia” 
+ Hạnh phúc: Niềm vui sướng khi đạt 
được ước nguyện. 
+ Tang gia: gia đình có người chết. 
-> Niềm hạnh phúc của gia đình có 
người chết. 
=> Mang tính chất mâu thuẫn trào 
phúng, hé mở một tấn bi hài kịch: đám 
tang của người chết trở thành ngày hội 
của người sống. 
2. Niềm vui, hạnh phúc của những 
người ngoài gia đình. 
– Xuân tóc đỏ: “danh dự của Xuân lại 
càng to thêm” bởi nhờ hắn mà cụ tổ chết 
thật, nhờ hắn mà đám tang trở nên to tát 
hơn. 
– Hai viên cảnh sát Pháp được thuê 
giữ trật tự cho đám tang -> ”sung sướng 
cực độ, trông nom hết lòng”. 
– Bạn thân cố Hồng được dịp khoe 
huân chương, râu ria. Những kẻ tai to 
mặt lớn sát ngay với linh cữu thì cảm 
động trước ”làn da trắng thập thò trong 
cái áo voan trên cánh tay và ngực tuyết”. 
– Ông Typn – được dịp ra mắt các mẫu 
thiết kế – những kiểu áo tang. 
– Trai thanh gái lịch trong đám ma 
thì chim nhau, cười tình, bình phẩm chê 
bai, ghen tuông bằng vẻ mặt buồn rầu 
của những người đi đưa ma. 
– Sư cụ Tăng Phú: sung sướng, vênh 
váo ngồi trên xe, đắc thắng vì đánh đổ 
được hội phật giáo. 
– Hàng phố: được dịp chiêm ngưỡng 
một đám ma to tát, linh đình chưa từng 
Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài 
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay 
có. 
=> Những con người giả tạo, vô liêm sỉ 
với niềm vui tràn ngập. Qua đó cho thấy 
bản chất lố lăng đồi bại của xã hội 
“thượng lưu” thành thị trước cách mạng 
tháng 8 năm 1945 
III. LUYỆN TẬP ( 5 phút) 
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. 
- Phương pháp: Vấn đáp 
- Thời gian: 5p 
Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt 
GV giao nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ: 
– GV cung cấp một ô chữ có 10 ô sô, 
HS sẽ trả lời ô số tự chọn. 
– HS trả lời 
– Từ chìa khóa: Suy đồi đạo đức 
– Từ chìa khóa: Suy đồi đạo đức 
III. VẬN DỤNG ( 5 phút) 
- Mục tiêu: HS hóa thân vào nhân vật trong gia đình cụ cố Hồng có trong 
trích đoạn. 
- Phương pháp: Vấn đáp 
- Thời gian: 5p 
Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt 
GV giao nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ: 
- Nội dung: 
Câu 1: Diễn lại cảnh tiêu biểu 
trong “Hạnh phúc của một tang gia” 
(Vũ Trọng phụng) Cảnh đưa đám, cánh 
hạ huyệt 
Câu 2: Từ bức tranh xã hội của Vũ 
Trọng Phụng trong “Hạnh phúc của 
một tang gia” Thái độ của em trước 
quan niệm của một bộ phận giới trẻ 
ngày nay là sống “tây” , “thoáng”, 
- Ảnh minh họa 
- Bài viết hs phần phụ lục 
Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài 
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay 
“mở”? 
 Câu 3: Xác định các nhân vật trong 
gia đình cụ cố Hồng gồm có: cụ cố 
Hồng, Vợ chồng Văn Minh, Ông Phán, 
cậu Tú Tân, cô Tuyết. 
– HS chuẩn bị thực hiện 
-Xác định các nhân vật trong gia đình 
cụ cố Hồng gồm có: cụ cố Hồng, Vợ 
chồng Văn Minh, Ông Phán, cậu Tú 
Tân, cô Tuyết. 
-Hóa thân vào nhân vật 
Hướng dẫn HS tự học ở nhà : (1’) 
– Soạn tiếp phần còn lại của đoạn trích. 
+ Niềm vui của những người trong gia đình 
+ Cảnh đám tang gương mẫu. 
 Hạnh phúc của một tang gia 
3.3. Địa điểm, đối tượng thực nghiệm. 
- Địa điểm khảo nghiệm: Trường THPT Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An 
- Đối tượng khảo nghiệm: Tại các lớp 11A1,11A3, 11C3 
- Địa điểm khảo nghiệm: Trường THPT Đô Lương 1 – Đô Lương - Nghệ An 
- Đối tượng khảo nghiệm: Tại các lớp 11D1, 11A1, 11T6 
3.4. Phương pháp thực nghiệm. 
- Chú trọng bài tập trong hoạt động vận dụng không phải chỉ dừng lại ở việc 
kiểm tra mức độ kiến thức nắm được, mà còn hướng đến mục đích cao hơn giúp hs 
thỏa sức sáng tạo phát hiện năng khiếu, sở trường và hạn chế bản thân từ đó phát huy 
và chỉnh sửa cho phù hợp. 
- Lồng nhiều bài tập trong hoạt động vận dụng khiến học sinh có nhiều thời gian 
để sáng tạo, thể hiện bản thân và rút được nhiều bài học bổ ích, khiến học sinh hứng 
thú nhiều với đọc văn nói riêng, môn ngữ văn nói chung. Giờ học trở nên sôi nổi 
không nặng nề về kiến thức. 
3.5. Đánh giá. 
3.5.1. Tính ứng dụng: 
- Đề tài nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra được vùng kiến thức để hỏi, ngân 
hàng câu hỏi cập nhật theo từng năm cho hoạt động vận dụng trong giờ đọc văn 
nhằm phát huy tối đa năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh. Như vậy, với 
đóng góp của đề tài rất dễ được áp dụng rộng cho mọi đối tượng học sinh và mọi đối 
tượng giáo viên tham khảo và bổ sung, chỉnh sửa  dần theo thời gian sẽ có một 
ngân hàng câu hỏi nhiều về lượng, “nặng” về chất cho phân môn đọc văn ở trường 
THPT. 
- Đề tài nghiên cứu này, đã giúp học sinh phát hiện năng khiếu, sở trường, sở 
Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài 
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay 
thích từ đó có thể định hướng nghề nghiệp cho các em: Họa sỹ, kiến trúc sư, ca sỹ, 
diễn viên, MC, hướng dẫn viên  giúp các em có cuộc sống ý nghĩa. 
- Tính ứng dụng của đề tài này rất rộng rãi, khi chúng ta đang dần hoàn thiện dạy 
học phát triển năng lực cho học sinh thì những đóng góp đề tài rất hữu ích và có thể 
ứng dụng cho nhiều môn học không chỉ riêng Ngữ văn vì hoạt động vận dụng thì ở 
tiết học nào, môn học nào cũng có. Đặc biệt, nó có thể nhân rộng hình thức này cho 
giờ đọc văn trường THCS. 
3.5.2. Kết quả thực nghiệm: 
- Kết quả của việc ứng dụng đề tài sáng kiến trong dạy học thực nghiệm tại lớp 
11A1 bài dạy: Chiếu cầu hiền ( Ngô Thì Nhậm) 
Tỷ lệ 
Lớp 
Năng lực 
sáng tạo 
Năng lực giải 
quyết vấn đề 
Các năng 
lực khác 
Không hợp tác 
thể hiện năng lực 
11A1 40,5% 35,5% 18% 2% 
- Kết quả của việc không ứng dụng đề tài sáng kiến trong dạy học thực nghiệm 
tại lớp 11 C3 tiết 
Tỷ lệ 
Lớp 
Năng 
lực sáng tạo 
Năng lực giải 
quyết vấn đề 
Các năng 
lực khác 
Không hợp tác 
thể hiện năng lực 
11C3 10,5% 9,5% 13% 67% 
- Kết quả của việc ứng dụng đề tài sáng kiến trong dạy học thực nghiệm tại lớp 
11C1: “Hạnh phúc của một tang gia” ( Trích, Vũ trọng Phụng) 
Tỷ lệ 
Lớp 
Năng lực 
sáng tạo 
Năng lực giải 
quyết vấn đề 
Các năng 
lực khác 
Không hợp tác 
thể hiện năng lực 
11D1 40% 41% 18% 1% 
11C1 31,5% 33,5% 33% 2% 
- Kết quả của việc không ứng dụng đề tài sáng kiến trong dạy học thực nghiệm 
tại lớp 11A3 : “Hạnh phúc của một tang gia” ( Trích, Vũ trọng Phụng) 
 Tỷ lệ 
Lớp 
Năng 
lực sáng tạo 
Năng lực giải 
quyết vấn đề 
Các năng 
lực khác 
Không hợp tác 
thể hiện năng lực 
11T6 8,5% 8,5% 13% 70% 
11A3 9,5% 8,5% 13% 69% 
Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài 
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay 
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Bài học kinh nghiệm. 
Thực hiện tốt các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực giải 
quyết vấn đề, sáng tạo cho HS cũng chính là thực hiện tốt nghị quyết 29 – NQ/TW 
về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu: 
“Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân, phát hiện và 
bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”. Vì vậy, trong quá 
trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT phổ thông nói chung, dạy học văn bản 
VH nói riêng cần phải được quan tâm và thực hiện thường xuyên. 
Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo một cách nghiêm túc, khách quan, 
khoa học và nguồn tư liệu nghiên cứu chính xác, chân thực tôi đã hệ thống được một 
phần lý luận về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
trong dạy học môn Ngữ văn THPTtheo chương trình hiện hành, những định hướng, 
quy trình thiết kế hoạt động dạy học phần bài tập vận dụng, một số biện pháp bồi 
dưỡng giáo viên và thông qua việc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng giáo 
viên cấp học, tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau: 
- Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường, cụm trường cần xây dựng kế hoạch bồi 
dưỡng giáo viên cụ thể, chi tiết để chỉ đạo kịp thời. 
- Phát huy vai trò của GV cốt cán chuyên môn nghiệp vụ cấp Tỉnh. Tăng cường 
sự phối hợp, chủ động tư vấn, hỗ trợ cho nhà trường, giáo viên trong việc thiết kế và 
tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo cho 
HS, có kho tài liệu để chuyển các giáo án hay cho giáo viên tham khảo. 
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ chuyên môn tại các nhà trường. Thực hiện 
đầu đủ các bước, đúng quy trình trong sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu 
bài học. 
- Kịp thời biểu dương các giáo viên điển hình tiên tiến trong việc tổ chức các 
hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh nhằm tạo cơ hội 
cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm góp phần lan tỏa đến nhiều giáo viên trong toàn 
tỉnh. 
- Giáo viên tích cực học hỏi đồng nghiệp, có ý thức tự học, bồi dưỡng chuyên 
môn nghiệp vụ để ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày 
càng cao trong dạy học hiện nay. 
2. Kiến nghị, đề xuất. 
2.1. Đối với nhà trường 
- Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất 
và năng lực người học. 
- Đổi mới trong công tác đánh giá giờ của giáo viên. Không lấy sách giáo khoa 
Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thống bài 
tập vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay 
làm “thước đo”, lấy phương pháp dạy học của mình áp đặt cho người thực thi tiết 
dạy. 
2.2. Đối với giáo viên 
Trong dạy học, giáo viên cần tạo ra cho học sinh nhiều cơ hội để học sinh được 
phát huy năng lực của mình, qua đó giúp học sinh hiểu rõ, nhớ lâu hơn kiến thức và 
học sinh vận dụng được kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. 
Trên cơ sở chương trình hiện hành, giáo viên cần chuyển dần từ dạy học tiếp cận 
trang bị kiến thức sang dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh, quan 
tâm đến việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm để hình thành kiến thức mới, trải 
nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. 
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài 
"Phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh qua hệ thông bài tập 
vận dụng trong giờ đọc văn ở trường THPT hiện nay. Tuy các giải pháp đưa ra 
chưa thật sự đầy đủ nhưng bước đầu đã có hiệu quả thiết thực góp phần đổi mới 
phương pháp dạy học và bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị thực hiện chương trình giáo 
dục phổ thông 2018 bắt đầu từ năm học 2020 - 2021. Rất mong hội đồng khoa học 
đóng góp ý kiến để những nội dung mà chúng tôi đã trình bày được đầy đủ hơn, 
hoàn thiện hơn. 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_trien_nang_luc_sang_tao_giai_quyet_van_de_cho_hoc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan