SKKN Phát triển năng lực phản biện cho học sinh Trung học Phổ thông qua dạy học văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

2.1.1. Thực trạng dạy học phát triển năng lực phản biện cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay

Ngữ văn là môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục phổ thông. Với những đặc thù riêng, môn Ngữ văn có những lợi thế để phát triển tư duy phản biện, năng lực phản biện cho HS. Tuy nhiên, chương trình và sách giáo khoa hiện hành của môn Ngữ văn vẫn còn nhiều bất cập, dung lượng kiến thức, thời gian dành cho rèn luyện kĩ năng còn ít. Dù năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn 3280 hướng dẫn việc giảm tải một số nội dung trong chương trình, giao cho nhà trường, tổ chuyên môn tự chủ về thời lượng dạy học ở mỗi chủ đề, ở mỗi bài học, nhưng nhìn chung chương trình vẫn còn nặng về kiến thức, về lí thuyết. Hệ thống văn bản ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT đã có nhiều đổi mới so với trước năm 2005, mạnh dạn đưa một số sáng tác sau năm 1975 vào chương trình. Song về cơ bản, hệ thống văn bản đó thường nằm trong vùng an toàn, các vấn đề đặt ra khá đơn giản, xuôi chiều, chủ yếu là ngợi ca, thiếu tính tranh luận, phản biện. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài cũng chủ yếu là nhận biết, tái hiện kiến thức, rất ít câu hỏi phản đề, kích thích tính độc lập sáng tạo trong tiếp nhận của mỗi HS.

Trong những năm gần đây, đội ngũ GV dạy học bộ môn Ngữ văn đã có nhiều cố gắng trong đổi mới PPDH theo hướng tích cực, chủ động chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS, giúp HS hình thành, phát triển các năng lực theo yêu cầu của mục tiêu giáo dục. Có điều, trong quá trình dạy học đó, nhiều GV vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển năng lực phản biện cho HS. Ngay cả thiết kế dạy học của số đông GV khi xác định năng lực cần hình thành cho HS ở mỗi bài học vẫn không đề cập đến năng lực phản biện. Thậm chí một số GV còn không vui vẻ gì khi HS có những ý kiến khác mình, những ý kiến trái chiều. Nhiều GV vẫn còn áp đặt kiến thức cho HS, truyền đạt kiến thức một chiều, chưa coi trọng việc hình thành lối nghĩ khác, vượt ra ngoài tư duy thông thường cho HS. Chúng tôi đã dự giờ rất nhiều các đồng nghiệp ở nhiều ngôi trường khác nhau. Với những giờ dạy học đó, chúng tôi nhận thấy: nhiều đồng nghiệp đã vận dụng công nghệ vào dạy học, chú trọng cho HS làm việc theo nhóm, khuyến khích HS trình bày kết quả học tập nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy, không khí lớp học chưa thực sự cởi mở, những câu hỏi đưa ra cho HS thảo luận làm việc vẫn chủ yếu là tái hiện kiến thức, là dạng câu hỏi như thế nào, dạng câu hỏi vì sao chưa được khai thác; chưa đặt HS vào tình huống có vấn đề để kích thích tư duy HS, để HS có cơ hội bày tỏ ý kiến riêng của bản thân. Thực tế vẫn có nhiều GV có ý thức giúp HS hình thành và phát triển năng lực phản biện trong dạy học nhưng chính bản thân họ cũng chưa có đủ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng để giải đáp mọi thắc mắc của HS. Ngoài ra, thời lượng lên lớp hạn chế cũng là một nguyên nhân khiến các GV ngại sử dụng phương pháp dạy học hướng đến năng lực phản biện cho HS.

 

docx40 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực phản biện cho học sinh Trung học Phổ thông qua dạy học văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sẽ lựa chọn như thế nào? Lí giải sự lựa chọn đó?
- HS nghiên cứu kĩ các lời thoại và phát biểu ý kiến cá nhân đồng thời tranh luận nếu thấy cần thiết.
HS chỉ ra hàm ý cuộc đối thoại
HS tái hiện tác phẩm để trả lời, có thể chưa đồng tình với lựa chọn của Trương Ba.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn kết
GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa đoạn kết của vở kịch.
HS tìm hiểu ý nghĩa đoạn kết của vở kịch.
Để giúp HS tiếp nhận vấn đề một cách thấu đáo, sâu sắc, GV nêu phản đề: người ta thường nói chết là hết, cát bụi lại trở về với cát bụi nhưng ở đây, Lưu Quang Vũ lại để cho nhân vật nói: Tôi đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ,
Em có ý kiến gì về những quan niệm đó?
HS tự do bày tỏ ý kiến và bảo vệ ý kiến
GV định hướng chốt lại vấn đề hướng HS đến cái nhìn tích cực hơn về những gì con người để lại sau cái chết. Đó mới là điều quan trọng nhất
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Cuộc đối thoại giữa hồn trương Ba và xác anh hàng thịt:
- Xác đã lấn át phần hồn, vừa phô trương sức mạnh của bản thân, vừa vuốt ve, thỏa hiệp với phần hồn Trương Ba
- Linh hồn của Trương Ba dần dần bị tha hóa, bị xác anh hàng thịt sai khiến; đuối lí; đau khổ, dằn vặt, day dứt
- Thông điệp của đoạn đối thoại
+ Con người thường bị hoàn cảnh sống chi phối, thường dễ bị tha hóa trong một môi trường sống dung tục, tầm thường.
+ Bên trong con người vẫn thường diễn ra cuộc đấu tranh để chiến thắng bản thân, vượt lên bản năng, kiềm chế những nhu cầu không chính đáng của thể xác.
+ Cần phải có cái nhìn biện chứng về vai trò của thể xác, về nhu cầu chính đáng của thể xác trong cuộc sống mỗi người
+ Nhiều khi, trong những hoàn cảnh nhất định con người buộc phải thỏa hiệp
.
2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân
- Vợ Trương Ba
+ Buồn bã, đau khổ vì: "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa".
+ Đòi bỏ đi, nhường Trương Ba cho vợ anh hàng thịt.
- Con dâu Trương Ba
+ Thấu hiểu cho hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng: Chị biết ông "khổ hơn xưa nhiều lắm".
+ Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình khiến chị không thể chịu được: "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng  mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần"
- Cháu gái Trương Ba: phản ứng quyết liệt và dữ dội
+ Nó khước từ tình thân: “tôi không phải là cháu ông Ông nội tôi chết rồi”.
+ Nó không thể chấp nhận con người đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó.
+ Nó hận vì ông đã làm gãy nát cái diều khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền.
+ Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nó xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!".
à Người chồng, người cha, người ông trong sạch, nhân hậu trước đây đã và đang thành một kẻ khác, với những thói hư tật xấu của một tên đồ tể thô lỗ, phàm tục.
- Tâm trạng, cảm xúc của Trương Ba:
+ Đau khổ, tuyệt vọng khi vì ông mà tất cả những người thân phải đau đớn, bàng hoàng, bế tắc, vì ông mà nhà cửa tan hoang.
+ Thẫn thờ, ôm đầu bế tắc, cầu cứu cháu gái, run rẩy trong trong nỗi đau, 
+ Đặt những câu hỏi mang tính tự vấn: 
+ Khẳng định dứt khoát: 
à Trương Ba cũng nhận thấy những thay đổi của mình nên đấu tranh quyết liệt để giành giật lại bản thân mình, dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích.
3. Cuộc đối thoại của Trương Ba với Đế Thích
- Hồn TB không chấp nhận cảnh sống bên trong một đằng, một ngoài một nẻo. Ông muốn được sống theo đúng bản chất của mình: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
- Đế Thích khuyên Hồn Trương Ba nên chấp nhận. Hồn Trương Ba kiên quyết chối từ và kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng việc làm cho cu Tị sống lại.
- Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng:
+ Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
+Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!.
Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này.
+ Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa.
+ Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản.
+ Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhạn cái chết cho bản
-> Trương Ba đã trở lại là chính mình
4. Đoạn kết
- Lời cuối cùng của Trương Ba: Tôi vẫn ở đây. Cái chết không phải là sự ra đi vĩnh viễn. Con người sẽ bất tử với những điều tốt đẹp họ đóng góp cho cuộc đời, sẽ sống mãi trong tâm hồn những người thân yêu.
- Kết thức vở kịch, Hồn Trương Ba chấp nhận cái chết, môt cái chết làm sáng bừng lên nhân cách đẹp đẽ của Trương Ba, thể hiện sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực
- Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan và truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của sự sống đích thực, của chân, thiện, mỹ.
Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực cảm thụ, thưởng thức cái đẹp
- Năng lực phản biện
Năng lực phát hiện
Năng lực phân tích
Năng lực lựa chọn, phân tích tình huống để giải quyết vấn đề
Năng lực phản biện, tranh luận, đối thoại
Họat động 3: Tổng kết
GV tổ chức các hoạt động tổng kết bài học
- GV định hướng cho HS tự tổng kết.
GV nêu câu hỏi:
Nhận xét của em về nghệ thuật kịch trong đoạn trích?
Khái quát nội dung, tư tưởng của trích đoạn
III/Tổng kết
1) Nghệ thuật
- Sáng tạo cốt truyện dân gian
- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống,
2) Nội dung
Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực cảm thụ, thưởng thức cái đẹp
3. 3. Luyện tập
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ: Theo em, từ trích của vở kịch, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm những thông điệp gì?
- HS tự do bày tỏ ý kiến cá nhân
- Cần tạo cho con người có được cuộc sống hài hòa hai mặt tinh thần và vật chất.
- Không thể duy ý chí trong quản lí xã hội, không được kì thị những đòi hỏi vật chất chính đáng của con người
- Cần tôn trọng quyền tự do của con người
- Cần tạo một môi trường sống cho con người sống đúng với chính mình, dám nói, dám làm
- Cần biết rút kinh nghiệm về những sai lầm trong quá khứ để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực phản biện
3.4. Vận dụng
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ: về nhà viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc được sống đúng với chính mình
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giải thích sống là chính mình: tức là sống với những gì tự nhiên vốn có trong con người mình, không phải gò mình hay ép buộc phải sống giống bất kì ai, theo ý ai
- Việc sống là chính mình sẽ đưa lại sự tự tin, niềm hạnh phúc cho mỗi người; con người sẽ có động lực để vươn lên; đó cũng là một cách tôn trọng bản thân, không ép mình chạy theo người khác khiến bản thân mệt mỏi
- Mỗi người cần tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng con người thật của bản thân và của mình khác
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực phản biện
Năng lực sử dụng tiếng Việt
Mở rộng, tìm tòi
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ ở nhà
+ Đóng phân vai một đoạn trong vở kịch
+ Tìm đọc trọn vẹn vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ Tổ chức tập luyện và sân khấu hoá một phần vở kịch.
Năng lực tự học.
Kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành dạy thử nghiệm, chúng tôi thăm dò ý kiến và kết quả đạt được như sau:
Bảng 1. Hứng thú của HS khi giáo viên dạy học theo hướng phát triển năng lực phản biện cho học sinh THPT qua văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Lớp
Sĩ số
Thích
Không có ý kiến
Không thích
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
12A1
40
37
92.5
3
7.5
0
0.0
12B3
39
36
92.3
3
7.7
0
0.0
12A8
33
29
87.9
3
9
1
3.1
12A2
40
37
92.5
3
7.5
0
0.0
12A5
39
36
92.3
3
7.7
0
0.0
Mức độ nắm kiến thức của học sinh sau giờ kiểm tra bài thường xuyên ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng cụ thể:
Bảng 2. Kết quả kiểm tra thường xuyên của lớp thực nghiệm
Lớp
Sĩ số
>= 8 điểm
6.5 đến 7.5 điểm
5 đến 6 điểm
< 5 điểm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
12A1
40
15
3.5
16
40
8
20
1
2.5
12B3
39
16
2.5
17
43.6
6
15.4
0
0.0
12B8
33
9
27.3
13
39.4
8
24.3
3
9.1
12A2
40
15
37.5
16
40.0
8
20.0
1
2.5
12A5
39
16
2.5
17
43.6
6
15.4
0
0.0
Bảng 3. Kết quả bài kiểm tra thường xuyên của lớp đối chứng
Lớp
Sĩ số
>,= 8 điểm
6.5 -8 điểm
5 -6.5 điểm
< 5 điểm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
12A2
40
8
20.0
13
32.5
16
40.0
3
7.5
12B4
39
7
17.95
14
35.9
15
38.5
3
7.6
12B7
36
4
11.1
9
2.5
17
47.2
6
16.7
12A6
40
8
20.0
13
32.5
16
40.0
3
7.5
12A7
39
7
17.95
14
35.9
15
38.5
3
7.6
Bảng 4. Phân phối kết quả kiểm tra và % học sinh đạt điểm XiTB
Lớp
Sĩ số
Phương án
Điểm XiTB
>,= 8 điểm
6.5 đến 7.5 điểm
5 dến 6 điểm
< 5 điểm
Phân phối kết quả kiểm tra
12TN
112
TN
40
46
22
4
12ĐC
115
ĐC
19
36
48
12
% học sinh đạt điểm XiTB
12TN
112
TN
35,8
41,1
19,7
3,6
12ĐC
115
ĐC
16.6
31,4
41,8
10,5
Phân tích kết quả thực nghiệm
Dựa trên kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng điều đó thể hiện các điểm sau:
+ Nhóm % học sinh đạt trung bình đến khá; giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
+ Tỷ lệ % học sinh đạt mức yếu kém của thực nghiệm thấp hơn đối chứng.
Tôi lại cho khảo sát thêm về việc thích hay không thích việc học phát triển năng lực phản biện trong các giờ học Ngữ văn, tôi đã cho khảo sát 4 lớp trên với 160 học sinh về mức độ thích, không thích, không bày tỏ quan điểm và cho được kết quả như sau:
Bảng 5.Mức độ thích, không thích, không bày tỏ quan điểm về việc học theo định hướng phát triển năng lực phản biện trong các giờ học Ngữ văn
TT
Mức độ
Kết quả đánh giá
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Thích
150
93,75
2
Không thích
8
5
3
Không bày tỏ quan điểm
2
1,25
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ thích về việc học phát triển tư duy phản biện trong các giờ học Ngữ văn chiếm tỷ lệ khá cao là đây là điều kiện thuận lợi cho việc dạy học phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong các giờ dạy Ngữ văn trong nhà trường THPT. Tuy nhiên, mức độ không thích hình thành và phát triển năng lực phản biện trong các giờ học Ngữ văn (5%) và mức độ không bày tỏ quan điểm về việc phát triển năng lực phản biện trong các giờ học Ngữ văn còn chiếm tỷ lệ nhỏ (1,25%) gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình lên lớp.
Trong quá trình tiến hành khảo sát qua phiếu trắc nghiệm cũng như bài tập thảo luận trên lớp, đặc biệt là qua giờ dạy và điểm đánh giá bài luyện tập của HS trong những lớp trên, chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
- Với thiết kế giáo án và cách hướng dẫn các hoạt động học như trên người dạy cảm thấy thoải mái và tạo được không khí sôi nổi, linh hoạt trên bục giảng.
- Giữa GV và HS có sự trao đổi và thảo luận một cách dân chủ, cởi mở, hiệu quả.
- Lớp học diễn ra sôi nổi, không khí học tập vui vẻ, hoạt động nhóm mang lại kết quả cao, học sinh hứng thú với môn học.
- Với việc trao đổi, tranh luận, phản biện trực tiếp giữa GV và HS đã cho thấy nhiều học HS tỏ ra rất thích thú với bài dạy, say sưa theo dõi bài học từ đầu đến cuối.
- Qua chấm bài luyện tập của học sinh chúng tôi thấy chất lượng ý thức, tư duy, và sự tự tin của HS được nâng cao rõ rệt. Một số bài viết khá hay, sâu sắc, hệ thống luận điểm logic, chặt chẽ đã thể hiện được suy nghĩ riêng của các em về vấn đề được đề cập
Như vậy có thể nói để góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực phản biện cho học sinh trong các giờ học Ngữ văn là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu như mỗi GV chúng ta đặc biệt là GV dạy học môn Ngữ văn, trong mỗi giờ lên lớp, biết vận dụng linh hoạt các giải pháp nhằm phát triển năng lực phản biện cho HS mà chúng tôi đã đề xuất ở trên thì chúng tôi tin rằng HS sẽ trở nên hứng thú hơn với văn bản, không khí tiết học sẽ trở nên sôi nổi, HS nhập cuộc tích cực, chủ động. Trên tinh thần đó phát huy được năng lực phản biện tối đa của các em giúp cho các em có vốn sống, sự trải nghiệm phong phú, biết nhìn nhận các vấn đề của tri thức khoa học cũng như các vấn đề của thực tế đời sống một cách thấu đáo, đa chiều, biết hoài nghi để đi tìm chân lí... Nếu vậy chúng tôi tin rằng sau khi ra trường, các em sẽ biết cách xây dựng cho bản thân một cuộc sống hạnh phúc và thành công.
Phần 3. Kết luận
 Kết luận
Hiện nay, dạy học theo hướng phát triển năng lực cho HS đang được đội ngũ GV chú tâm thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế dạy học, nhiều GV vẫn còn lúng túng, thiếu linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học cụ thể đối với mỗi thiết kế giáo án cụ thể. Vì vậy, đề tài cung cấp cho GV những phương pháp dạy học tích cực, những cách thức tiến hành, những giải pháp, tình huống cụ thể để phát triển năng lực phản biện cho HS giúp GV có thể dễ dàng áp dụng, vận dụng vào tiến trình dạy học văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong chương trình Ngữ văn 12. Đề tài còn có thể được áp dụng rộng rãi cho nhiều văn bản đọc hiểu khác trong chương trình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu đổi mới. 
Đề tài đã góp phần cho GV thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc hình thành, phát triển năng lực phản biện cho HS trong quá trình dạy học. GV cần nhận thức rằng: năng lực phản biện của HS không phải được hình thành chỉ qua một vài tiết dạy học mà đó là cả một quá trình trong suốt chiều dài học tập của HS dưới sự định hướng, dẫn dắt, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy và học của GV. Điều đó đòi hỏi mỗi GV khi thiết kế giáo án dạy học buộc phải có thói quen đưa năng lực phản biện như một năng lực không thể thiếu cần hình thành, rèn luyện cho HS trong mỗi hoạt động dạy học. 
Đề tài còn giúp HS có thêm hứng thú với môn Ngữ văn, với văn bản đọc hiểu, với những vấn đề đặt ra trong các tác phẩm văn học; giúp HS thấy được khi bản thân có được năng lực phản biện thì các em sẽ có khả năng tự chủ, độc lập, sáng tạo, sâu sắc trong tư duy, trong lối sống, trong hành xử, dám đi theo con đường riêng, dám dấn thân, dám mạo hiểm để thành công.
Để phát triển được năng lực phản biện cho HS qua việc dạy học văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ là một tập hợp các giải pháp trong một hệ thống đa dạng, phong phú và phức tạp. Do đó giữa các giải pháp luôn có mối quan hệ, tác động, hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Để phát huy tối đa hiệu quả của các giải pháp, không thể tách rời từng giải pháp mà phải sử dụng chúng đồng bộ để sao cho mỗi giải pháp trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động dạy học nhằm đạt được mục tiêu chung tốt nhất, đem đến kết quả tốt nhất cho người học.
Cũng cần thấy rằng năng lực phản biện của HS chỉ có thể được hình thành và phát triển trong môi trường giáo dục thực sự dân chủ, cởi mở, thân thiện, yêu thương. Muốn vậy, mỗi GV phải thay đổi quan niệm về vai trò của người học, phải thay đổi cách dạy, thay đổi cả cách hành xử với học sinh. GV vừa là người thầy nhưng cũng là người bạn biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết thấu hiểu, sẵn sàng đứng ở góc độ của HS để hiểu được suy nghĩ, hành động của HS. GV phải tạo được niềm tin cho HS, để HS có thể chia sẻ mọi ý nghĩ của bản thân trước bất kì vấn đề nào. Trong môi trường đó, mọi sự khác biệt đều được tôn trọng. Mỗi một ngôi trường đều là trường học hạnh phúc. Có vậy, đề tài mới thực sự phát huy được hiệu quả như mong muốn, chất lượng dạy học mới thực sự được đột phá.
Kiến nghị
Đối với nhà trường
Đối với nhà trường cần phải thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
- Một là, cần quán triệt và thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới và phát triển giáo dục, trong đó có đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực phản biện cho học sinh.
- Hai là, chủ động và tích cực chuyển hóa quá trình giáo dục, đào tạo từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực, đặc biện là năng lực phản biện cho HS THPTTHPT hiện nay, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, v.v..
- Ba là nhà trường cần tăng cường đưa dạy học kết hợp với phát triển tư duy phản biện vào môn học khác.
- Bốn là tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có những hoạt động trải nghiệm, phát biểu chính kiến của mình để nâng cao năng lực phản biện của mình.
- Năm là xây dựng nhà trường phát triển theo mô hình trường học hạnh phúc.
Đối với giáo viên
GV cần chủ động phát huy tích cực nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và kỹ năng giảng dạy về tư duy phản biện cho học sinh.
Ngoài ra GV cần chú ý nâng cao trách nhiệm trong việc tạo lập không khí lớp học cởi mở, thân thiện; gần gũi, phát hiện, lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng ý kiến của HS; khắc phục cách dạy theo lối áp đặt, một chiều; định hướng cho HS trong việc tiếp cận, lắng nghe, lựa chọn, xử lý đúng thông tin; tôn trọng, hướng dẫn các em thực hiện quyền tiếp cận thông tin; v.v..
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học gắn liền với phát triển năng lực phản biện trong một bài học cụ thể với thời lượng dạy học cụ thể. Với năng lực có hạn, kinh nghiệm của chúng tôi không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự chia sẻ, góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát (Tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương, sách giáo khoa lớp 12 trung học phổ thông môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Ngữ văn lớp 12, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam
Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thuỷ, Dạy tốt- học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy, Nxb Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Viết Chữ (2013), Vấn đề phát triển năng lực khái quát tổng hợp trong dạy học văn học sử, Tài liệu hội thảo Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
Hồ Ngọc Đại, Lê Khanh (1979), Phương pháp mới trong giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
 Vương Bảo Đại, Điền Nhã Thanh, Cận Đông Xương, Tào Dương, người dịch: Đỗ Huy Lân (2009), Kĩ năng dẫn nhập, kĩ năng kết thúc, Nxb Giáo dục Việt Nam.
 Nguyễn Văn Đường (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Hà Nội.
 Trường Đại học Vinh- Viện Sư phạm xã hội (2019), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Đổi mới hoạt động đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn đáp ứng mô hình giáo dục phát triển năng lực, Nxb Đại học Vinh
 Cao Kiều Khanh (2020), Phát triển năng lực tư duy phản biện trong tạo lập văn bản nghị luận xã hội cho HS THPT: một số nghiên cứu từ Việt Nam, Tạp chí giáo dục- Bộ Giáo dục và Đào tạo
PHỤ LỤC 01
(Một số bài viết của học sinh)
PHỤ LỤC 02
(Một số hình ảnh minh họa)

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_phan_bien_cho_hoc_sinh_trung_hoc_ph.docx
Sáng Kiến Liên Quan