SKKN Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động nhóm khi dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào” – Sinh học 10
Cơ sở thực tiễn
- Thực tiễn về năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh
Hiện nay, với sự phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt công nghệ thông
tin, năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh có nhiều thay đổi.
Về năng lực giao tiếp, học sinh được tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ, mạng
truyền thông, được rèn luyên kỹ năng giao tiếp qua nhiều kênh phong phú (tại
trường, qua mạng, giao tiếp thường ngày) nên nhiều em có năng lực giao tiếp tốt
hơn, mạnh dạn hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì năng lực giao tiếp hiện nay ở học sinh
vẫn có nhiều bất cấp, như là: một số em không biết cách diễn đạt, thờ ơ với người
khác, không nói lên chính kiến trước các vấn đề có liên quan đến bản thân, nổi bật
nhất là tình trạng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp chưa tốt. Một số HS có biểu
hiện sự thô lỗ, cộc cằn, thiếu lịch sự tế nhị trong giao tiếp, sử dụng nhiều tiếng
lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, tối nghĩa, dung tục,
Tương tự năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác được thể hiện tốt ở nhiều học
sinh do sự mạnh dạn, chủ động, giao tiếp tốt. Bên cạnh đó, một số học sinh không
có tinh thần hợp tác với bạn bè, giờ ra chơi là mở điện thoại, không giao lưu với
ai, hầu như chỉ làm bạn với điện thoại, trong học tập thiếu sự tương tác với nhóm
học tập.
- Việc tổ chức hoạt động nhóm trong hoạt động giảng dạy
Thực hiện đổi mới trong tổ chức dạy học, trong hoạt động giảng dạy, các
trường đều đã chỉ đạo GV đổi mới tổ chức dạy học, trong đó có tổ chức hoạt đông
nhóm.
Với nhiều cách thiết kế khác nhau phù hợp với nội dung từng bài học, hoạt
động nhóm được tổ chức đã góp phần nâng cao chất lượng dạy - học.Bên cạnh các GV tích cực tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh thì vẫn có
GV ngại đổi mới phương pháp, dạy theo phương pháp truyền thống nên chưa phát
triển được năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh.
từ 6.5 đến dưới 8), loại Giỏi (từ 8 đến dưới 10) như sau: Bảng 4.5: Phân loại kết quả bài kiểm tra 15 phút Nhóm Số bài KT Điểm Yếu, Kém Điểm TB Điểm Khá Điểm Giỏi SL % SL % SL % SL % TN 126 6 4,8 33 26,2 77 61,1 10 7,9 ĐC 125 19 15,2 68 54,4 35 28 3 2,4 Biểu đồ 4.2: Phân loại kết quả bài kiểm tra 15 phút SL Loại Từ kết quả bảng 4.5 và biểu đồ 4.2, ta thấy: Tỷ lệ điểm Yếu, Kém và TB của nhóm TN lần lượt là: 4,8% và 26,2% thấp nhiều so với nhóm ĐC là: 15,2% và 54,4%. Điểm Khá và Giỏi ở nhóm TN chiếm tỉ lệ cao (69%), trong khi tỉ lệ này ở nhóm ĐC chỉ chiếm 30,4%. Tuy sự đánh giá còn phụ thuộc nhiều yếu tố, song qua kết quả bài kiểm tra, ta thấy việc tổ chức hoạt động nhóm chương 3 đã tạo hứng thú cho HS trong học tập, giúp HS dễ hiểu bài hơn, khắc ghi kiến thức lâu hơn, từ đó giúp HS đạt kết quả cao hơn trong học tập. 4.2.4. Kết quả khảo sát giảng dạy về hiệu quả và tính khả thi của đề tài Tác giả đã thực hiện tổ chức dạy học nhóm tại 3 lớp bản thân giảng dạy. Đồng thời, qua chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp, tác giả đã nhận được sự đồng thuận cao của 2 GV là Phan Thị Hà Trang – trường THPT Hoàng Mai 2 và Nguyễn Sỹ Nhan - trường THPT Hoàng Mai. Hai thầy cô đã xin được áp dụng đề tài với những đề xuất của tác giả. Sau thời gian thực nghiệm, tác giả tiến hành đánh giá từ các lớp mình dạy cũng như phỏng vấn 2 GV tham gia thực nghiệm về hiệu quả tổng thể và tính khả thi của đề tài. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6 như sau: Bảng 4.6. Kết quả khảo sát về hiệu quả và tính khả thi của đề tài Nội dung Giáo viên NL hoạt động nhóm của nhóm NL giao tiếp và hợp tác của HS Hiệu quả học tập Tính khả thi Đậu Thị Tỉnh Tốt hơn Tốt hơn Rất hiệu quả Khả thi cao Phan Thị Hà Trang Tốt hơn Tốt hơn Hiệu quả Khả thi cao Nguyễn Sỹ Nhan Tốt hơn Tốt hơn Hiệu quả Khả thi cao Qua bảng 4.6, ta thấy: Khi áp dụng đề tài, 3/3 GV đều đánh giá năng lực hoạt động nhóm của các nhóm học tập, năng lực giao tiếp và hợp tác của HS đều tốt hơn. Về hiệu quả học tập, 2/3 GV đánh giá mức độ: hiệu quả, 1/3 GV (à bản thân tác giả) đánh giá rất hiệu quả. Điều này cũng dễ hiểu vì tác giả là người xây dựng đề tài nên hiểu rõ cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu tốt nhất, đồng thời các lớp tác giả dạy là lớp có định hướng thi tốt nghiệp chọn tổ hợp KHTN, các em HS có năng lực nhận thức Sinh học tốt hơn so với các HS ở lớp định hướng KHXH của cô Phan Thị Hà Trang và thầy Nguyễn Sỹ Nhan giảng dạy. Về tính khả thi, 3/3 GV đều đánh giá đề tài có tính khả thi cao. Như vậy, đề tài được tất cả GV áp dụng đánh giá hiệu quả và có tính khả thi cao, có thể áp dụng rộng rãi ở các lớp, ở các trường THPT khác. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận Sau quá trình nghiên cứu đề tài: Phát triển năng c giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua tổ chức ho t ng nhóm khi d y học chương “ hu ển hóa vật chất và năng ượng trong tế bào” – Sinh học 10” nghiêm túc, có cơ sở đáng tin cậy và quy trình nghiên cứu khoa học, tôi rút ra kết luận như sau: Dạy học tổ chức hoạt động nhóm là một trong những phương pháp dạy học mới, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất cho HS, đặc biệt là năng lực giao tiếp và hợp tác. Hoạt động nhóm khi dạy môn Sinh học, dạy chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào” – Sinh học 10 đã được GV nói chung và GV dạy các trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An nói riêng tổ chức song chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao. Tôi đã thiết kế tổ chức hoạt động nhóm với từng bài học cụ thể, đề xuất kinh nghiệm khi thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời xây dựng công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của HS khi dạy chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào” – Sinh học 10 phù hợp. Thực nghiệm đề tài tại một số lớp của các trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai đạt hiệu quả. Đề tài được đánh giá có tính khả thi cao. 2. Ý nghĩa Đề tài có nhiều ý nghĩa với bản thân tác giả, với trường, với bộ môn, ngành: - Đối với tác giả: Từ quá trình nghiên cứu, tác giả đã đúc rút thêm kinh ngiêm cho bản thân trong tổ chức dạy học nhóm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng thời, bồi dưỡng tư duy khoa học, phát triển năng lực ngôn ngữ. Kết quả do đề tài mang lại tạo thêm động lực cho tác giả tiếp tục đổi mới trong công tác chuyên môn, đam mê nghiên cứu. - Đối với Nhà trường: Đề tài góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trong học tập cũng như trong tham gia các hoạt động giáo dục khác của HS trong trường, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục HS của Nhà trường. Đề tài góp phần đổi mới giáo dục của trường, là tài liệu tham khảo quý báu của nhiều GV trong trường. - Đối với ngành bộ môn Sinh học: Bổ sung vào Bộ tài liệu tin cậy của bộ môn, giúp GV bộ môn có thể tham khảo và áp dụng, chung tay vào công tác nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học. - Đối với ngành Giáo dục: Góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS. 3. Đề xuất và kiến nghị 3.1. Đề xuất - Ph m vi ứng d ng: Đề tài đã được nghiên cứu và thực nghiệm thành công, được 3/3 GV đánh giá tính khả thi cao nên có tính ứng dụng cao. GV Sinh học có thể áp dụng đề tài, đồng thời các GV thuộc bộ môn khác có thể áp dụng một phần của đề tài (phần phương pháp). - Hướng nghiên cứu: Đề tài có nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm phát triển năng lực cho HS: Tiếp tục nghiên cứu phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động nhóm khi dạy học các chương khác môn Sinh học 10 hoặc nghiên cứu tổ chức dạy học nhằm phát triển các năng lực khác cho HS khi dạy chương học này cũng như các chương khác Sinh học 10. Từ đó, xây dựng hoàn thiện Bộ tư liệu tổ chức dạy học tích cực môn Sinh học 10. 3.2. Kiến nghị - Đối với Sở Giáo d c và Đào t o: Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo chuyên môn về phương pháp dạy học với các hoạt động thiết thực, tạo cơ hội cho GV giao lưu, học lưu và đặc biệt là được trải nghiệm thực sự để GV bồi dưỡng, nâng cao năng cực chuyên môn cho bản thân. Công bố rộng rãi các sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm để GV học tập, áp dụng, tham khảo trong quá trình dạy học. - Đối với nhà trường: Tiếp tục đẩy mạnh công tác đổi mới giáo dục, khuyến khích GV mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, lấy HS làm trung tâm. Thường xuyên tổ chức chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học để GV chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Tăng cường kiểm tra, giám sát về công tác đổi mới phương pháp dạy học. Hỗ trợ kinh phí cho tổ, nhóm chuyên môn trong một số hoạt động chuyên môn cấp tổ, nhóm về đổi mới phương pháp học tập nhằm phát triển năng lực và hợp tác cho HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), hương trình giáo d c phổ thông chương trình tổng thể, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), hương trình giáo d c phổ thông môn Sinh học, Hà Nội. [3] Đinh Quang Báo (chủ biên), Phan Thị Thanh Hội, Trần Thị Gái, Nguyễn Thị Việt Nga (2018), D y học phát triển năng c môn Sinh học trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm. [4] Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (chủ biên) và cộng sự (2018), Sinh học 10, NXB Giáo dục Việt Nam. [5] Phan Thị Thanh Hội, Phạm Huyền Phương (2015), Thiết kế các ho t ng học tập theo nhóm d y học chương “Sinh trưởng và phát triển” Sinh học 11), Tạp chí Giáo dục số 387, trang 30 -33, kì 1 tháng 8/2016. [6] Phan Thị Thanh Hội, Đỗ Minh Phương, Kha Thị Hà (2016), Thiết kế các ho t ng học tập theo nhóm d y học chương “Sinh trưởng và phát triển” Sinh học 11), Tạp chí Giáo dục số 387, trang 30 -33, kì 1 tháng 8/2016. [7] Hoàng Hữu Miến (2013), ơ sở lý luận về kỹ năng gi o tiếp và th c tr ng kỹ năng gi o tiếp củ sinh viên sư ph m trường Thủ Dầu M t, Trường Đại học Thủ Dầu Một. [8] Hoàng Phê (chủ biên) (2019), Từ iển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức [9] https://taphuan.csdl.edu.vn/ PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ Bảng kết quả đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác các nhóm học tập cụ thể Tiêu chí Nhóm Mức độ đạt đƣợc Đầu TN Giữa TN Sau TN 1. Tập trung, chú ý San hô 1 2 3 Năng lượng 2 3 3 Mooc gan 2 3 3 Hoa hướng dương 1 2 3 2. Lập kế hoạch San hô 1 2 2 Năng lượng 1 2 3 Mooc gan 1 2 3 Hoa hướng dương 1 2 2 3. Thực hiện nhiệm vụ San hô 1 2 3 Năng lượng 2 2 3 Mooc gan 2 2 3 Hoa hướng dương 2 2 3 4. Thái độ hợp tác trong nhóm San hô 1 2 3 Năng lượng 2 3 3 Mooc gan 2 2 3 Hoa hướng dương 2 3 3 5. Diễn đạt ý kiến San hô 1 2 3 Năng lượng 1 1 2 Mooc gan 1 2 3 Hoa hướng dương 1 2 2 6. Giao tiếp San hô 1 2 3 với nhóm khác Năng lượng 1 2 3 Mooc gan 2 3 3 Hoa hướng dương 1 2 3 7. Tổng hợp, báo cáo San hô 1 2 2 Năng lượng 2 2 3 Mooc gan 2 2 3 Hoa hướng dương 2 2 3 8. Đánh giá San hô 2 3 3 Năng lượng 1 3 3 Mooc gan 2 3 3 Hoa hướng dương 2 3 3 PHỤ LỤC 02: NỘI DUNG PHỎNG VẤN GV NỘI DUNG PHỎNG VẤN GV VỀ VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM KHI DẠY CHƢƠNG 3, SINH HỌC 10 (Dành cho GV giảng d y môn Sinh học khối 10 các trường THPT trên ịa bàn thị ã Hoàng M i năm học 2019 – 2020) Để tìm hiểu thực trạng Tổ chức hoạt động nhóm khi dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào” – Sinh học 10’’ nhằm Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh, xin thầy/cô vui lòng tr o ổi m t số thông tin sau: I. THÔNG TIN NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN 1. Họ và tên GV .. 2. Trường . II. CÂU HỎI PHỎNG VẤN Câu 1: Thầy/cô có tổ chức hoạt động nhóm khi dạy chương 3, Sinh học 10 không? Câu 2: Thầy/cô thực hiện tổ chức hoạt động nhóm khi dạy chương 3, Sinh học 10 những bài nào? Câu 3: Thầy/cô đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động nhóm khi dạy chương 3, Sinh học 10 thế nào? Câu 4: Thầy/cô đánh giá nhu cầu của HS về việc tổ chức hoạt động nhóm khi dạy chương 3, Sinh học 10 như thế nào? Xin chân thành cảm ơn thầy/cô! PHỤ LỤC 03: PHIẾU KHẢO SÁT GV PHIẾU KHẢO SÁT GV VỀ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI (Dành cho GV áp d ng ề tài) Để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của đề tài “Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động nhóm khi dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào” – Sinh học 10”, xin thầy/cô hoàn thành phiếu ánh giá với các n i dung sau: I. THÔNG TIN NGƢỜI ĐÁNH GIÁ 1. Họ và tên GV .. 2. Trường . II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Kho nh tròn phương án mà thầy/cô l a chọn Câu 1: Thầy/cô đánh giá như thế nào về sự thay đổi năng lực hoạt động nhóm của các nhóm học tập sau khi thầy/cô áp dụng đề tài? a. Tốt hơn b. Không tốt bằng c. Không thay đổi Câu 2: Thầy/cô đánh giá như thế nào về sự thay đổi năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh sau khi thầy/cô áp dụng đề tài? a. Tốt hơn b. Không tốt bằng c. Không thay đổi Câu 3: Thầy/cô đánh giá như thế nào về hiệu quả học tập của HS khi thầy/cô áp dụng đề tài? a. Rất hiệu quả b. Hiệu quả c. Không hiệu quả Câu 4: Theo thầy/cô, với những đề tài của tác giả khi áp dụng nhân rộng tại trường thầy/cô công tác có khả thi hay không? a. Khả thi cao b. Khả thi c. Không khả thi Xin ch n thành cảm ơn thầ /cô! PHỤ LỤC 04: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Bài 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƢỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào. - Tình bày được cấu trúc và chức năng của ATP - Hiểu được sự chuyển hoá vật chất trong tế bào. 2. Kĩ năng: rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thuyết trình 3. Thái độ: - Say mê, hứng thú học tập, yêu môn học. - Thích thú tìm tòi và giải thích nhiều hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học. 4. Năng lực, phẩm chất hƣớng tới: - Năng lực: NL Tự học, NL Giao tiếp và hợp tác, NL Giải quyết vấn đề, NL nhận thức sinh học - Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, hình vẽ SGK, Máy chiếu, bảng phụ 2. HS: Nghiên cứu trước bài học ở nhà III. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC: - PP dạy học nhóm - PP gợi mở - vấn đáp - PP trực quan. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động Tổ chức trò chơi “Ai nh nh hơn” GV: Chiếu các hình ảnh về các hình thức vận chuyển các chất qua màng. HS quan sát và nhận biết (giải thích vì sao) Hình 1 Hình 2 Hình 3 (Đáp án: Hình 1: Vận chuyển thụ động, Hình 2 Nhập bào/xuất bào, Hình 3: Vận chuyển chủ động) GV: Vận chuyện chủ ng cần năng ượng, và năng ượng tế bào sử d ng là ATP. Vậ Năng ượng là gì? ATP có cấu t o và chức năng r s o -> Tìm hiểu qua tiết 14, bài 13 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu Năng lƣợng và các dạng năng lƣợng trong Tế bào Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: (?) Năng ượng là gì? HS tái hiện kiến thức đã học và kết hợp SGK, suy nghĩ và trả lời GV: Chiếu các hình ảnh về Thế năng và động năng, (?) Hãy phân biệt ng năng và thế năng ? HS suy nghĩ và trả lời GV: Yêu cầu HS ngiên cứu độc lập SGK về các dạng năng lượng trong tế bào. Trả lời các câu hỏi (trên slide) : Chọn đáp án đúng và điền tên các dạng năng lượng. I. Năng lƣợng và các dạng năng lƣợng trong tế bào: 1. Khái niệm năng ượng: là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. * Trạng thái của năng lượng: - Động năng: là dạng năng lượng sẫn sàng sinh ra công. - Thế năng: là năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. * Các dạng năng lượng trong tế bào: - Nhiều dạng như: hoá năng. nhiệt năng, điện năng, . - Hoá năng là dạng chủ yếu. HS: suy nghĩ, trả lời (Câu 1: B; Câu 2: C; Câu 3: a- Điện năng, b- Hóa năng, c – Nhiệt năng) GV: Tổ chức hoạt động nhóm (4 nhóm học tập ) Yêu cầu các nhóm hoạt động trong thời gian 15 phút về nội dung: Nhóm 1,3 Nhóm 2,4 - Trình bày cấu trúc của ATP - ATP truyền năng lƣợng cho hợp chất khác bằng cách nào? - Trình bày chức năng của ATP - Nêu Ví dụ HS: thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhân xét, góp ý GV: Nhận xét, tổng kết, 2. ATP - Đồng tiền năng ượng của tế bào: a. Cấu tạo: ATP là hợp chất cao năng gồm: - Bazơ nitơ Ađênin - Đường ribôzơ. - 3 nhóm phôphat. -> ATP truyền năng lượng cho hợp chất khác bằng cách tách nhóm phót phát cuối cùng để giải phóng năng lượng. b. Chức năng - Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào. - Vận chuyển các chất qua màng. - Sinh công cơ học (sự co cơ, hoạt động lao động ) Hoạt động 2.2: Tìm hiểu Chuyển hoá vật chất Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Chuyển hóa vật chất là gì? HS: Trả lời. GV: Nêu các giai đoạn (các mặt) trong quá trình chuyển hóa Prôtein trong cơ thể. Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? II. Chuyển hoá vật chất: - Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào. - Chuyển hóa vật chất luôn kèm HS: suy luận và trả lời. GV: Chiếu hình 13.2 SGK. ? HS thấy gì qua hình ảnh 13.2? HS: trả lời (Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển h năng ượng: + Đồng hoá: t ch ũ năng ượng từ dị hóa + Dị hoá: giải ph ng năng ượng dùng cho ồng hóa và các ho t ng sống khác) theo chuyển hóa năng lượng. - Bản chất: + Đồng hoá: là tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ chất đơn giản, tích lũy năng lượng. + Dị hoá: Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản, giải phóng năng lượng. Hoạt động 3: Luyện tập Tổ chức HS hoạt động nhóm (2 HS/nhóm/ bàn) Nối các thuật ngữ ở bảng A phù hợp với nội dung tại bảng B BẢNG A BẢNG B 9. Năng lượng 10. Hóa năng 11. Thế năng 12. Động năng 13. Chuyển hóa vật chất 14. Đồng hóa 15. Dị hóa h. Tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ chất đơn giản. i. Năng lượng chủ yếu của tế bào. j. Năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công k. Tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào. l. Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản m. Khả năng sinh công n. Năng lượng sẵn sàng sinh ra công. Đáp án: 1 –f, 2 –b, 3 –c, 4 –g, 5 –d, 6 –a, 7 –e Hoạt động 4: Vận dụng và tìm tòi mở rộng: - Vận dụng: (?) Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ăn quá nhiều thức ăn chứa prôtêin, lipit? (Phân giải không hết hoặc phân giải tạo ra chất độc hại -> cơ thể bị bệnh. Bài học: cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, tích cực vận động) - Mở rộng tìm tòi: Đọc mục “Em có biết”: Đom đóm sử dụng ATP để “tán tỉnh” bạn tình. -> GV đặt vấn đề: Quá trình này cần sử dụng một loại enzim. Cơ chế tác động của enzim như thế nào -> HS về nhà tìm hiểu. Đó chính là nội dung tiết học tiếp theo. Hoạt động 5: Hƣớng dẫn về nhà - Học bài theo nội dung câu hỏi sgk. - Chuẩn bị bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất. PHỤ LỤC 05: ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI 2 TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN I , HKII MÔN: SINH HỌC 10 MÃ ĐỀ: 175 Câu 1: Năng lượng được định nghĩa là A. khả năng hô hấp. B. tập hợp các phản ứng sinh hóa trong tế bào. C. khả năng sinh công D. tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ chất đơn giản. Câu 2: Cấu tạo của phân tử ATP gồm A. 3 phân tử đường ribô và 1 nhóm phôtphat, bazơ nitơ. B. bazơ nitơ, 3 phân tử đường đêôxiribô và 1 nhóm phôtphat C. 1 phân tử đường đêôxiribô và 3nhóm phôtphat D. bazơ nitơ, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat Câu 3: Hô hấp tế bào gồm các giai đoạn liên tiếp là A. đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền electron. B. chuỗi chuyền electron, đường phân, chu trình Crep C. đường phân, chu trình Canvin, chuỗi chuyền electron. D. chuỗi chuyền electron, chu trình Crep, đường phân. Câu 4: Vai trò của enzim là A. xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. B. xúc tác cho các phản ứng hóa học C. tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào D. cung cấp năng lượng cho cơ thể. Câu 5: Thành phần cấu trúc cơ bản của enzim là A. Photpholipit B. Cacbohidrat C. Protein D. Lipit Câu 6: Điều nào sau đây không đúng với vai trò chính của ATP? A. Tổng hợp nên các chất hóa học cho tế bào B. Sinh công cơ học C. Vận chuyển các chất qua màng D. Tạo nhiệt Câu 7: Pha tối quang hợp xảy ra ở A. trong chất nền của lục lạp B. trong các hạt grana C. màng của các túi tilacôit D. trên các lớp màng của lục lạp Câu 8: Chất ức chế enzim là A. chất hóa học làm giảm hoạt tính enzim. B. chất hóa học làm tăng hoạt tính enzim. C. chất liên kết với enzim làm rối loạn hoạt tính enzim. D. chất gây độc cho enzim. Câu 9: Quá trình đường phân xảy ra ở A. trên màng của tế bào B. trong tế bào chất (bào tương) C. trong tất cả các bào quan khác nhau D. trong nhân của tế bào Câu 10: Giai đoạn nào sinh ra nhiều ATP nhất? A. Đường phân B. Chuỗi chuyền electron hô hấp C. Chu trình Crep D. Giữa đường phân và chu trình Crep Câu 11: Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha sáng? (1) Diễn ra ở các tilacoit (2) Diễn ra trong chất nền của lục lạp (3) Giải phóng O2 (4) Nhất thiết phải có ánh sáng Những phương án trả lời đúng là A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3) Câu 12: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ A. ánh sáng mặt trời B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp C. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp D. ánh sáng mặt trời và ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp Câu 13: Sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp là A. Ôxi, nước và năng lượng B. Nước, đường và năng lượng C. Nước, khí cacbônic và đường D. Khí cacbônic, nước và năng lượng Câu 14: Pha tối của quang hợp còn được gọi là A. pha sáng của quang hợp. B. quá trình cố định CO2. C. quá trình chuyển hoá năng lượng. D. quá trình tổng hợp cacbonhidrat. Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Đường được tạo ra trong pha sáng B. Khí oxi được giải phóng trong pha tối C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào D. Oxi sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước ----- HẾT ----- ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA C D A A C D A A B B B C D B D
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_nang_luc_giao_tiep_va_hop_tac_cho_hoc_sinh_t.pdf