SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua bộ câu hỏi định hướng về thí nghiệm hóa học chương Halogen Hóa học 10

1.2. Dạy học tiếp cận năng lực

1.2.1. Năng lực

1.2.1.1. Khái niệm năng lực

Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện

thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể. Năng lực là các khả năng và kỹ

năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được để giải quyết các vấn đề

đặt ra trong cuộc sống.

1.2.1.2. Cấu trúc của năng lực

NL gồm có 3 thành tố: Kiến thức, kĩ năng và thái độ. Giữa các thành tố của

NL có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong sự tác động để hình thành và phát triển.

Cấu trúc chung của NL có thể nhận thức theo sơ đồ sau:

Nói đến NL, cần hiểu NL có nhiều tầng, bậc. NL là một khái niệm phức tạp

về nội hàm. Trong khuôn khổ đề tài tôi chỉ lựa chọn, nghiên cứu một số nhóm

thuộc NL chung và NL đặc thù (NL chuyên biệt) trong dạy học bộ môn hóa học.

1.2.1.3. Các loại năng lực

Có nhiều cách phân loại NL theo tiêu chí khác nhau, ở đây trong khuôn khổ

của đề tài NL được chia thành hai loại: NL chung và NL chuyên môn.

- NL chung là hệ thống những thuộc tính trí tuệ cá nhân đảm bảo cho cá nhân

nắm được tri thức và hoạt động một cách dễ dàng có hiệu quả có thể gọi NL chung

là NL trí tuệ (inteligence) NL này thể hiện ở chức năng tâm lý.

Ví dụ: năng lưc phân tích, NL so sánh, NL tổng hợp, NL khái quát hoá, NL

ghi nhớ, NL tưởng tượng.

- NL chuyên môn là hệ thống các thuộc tính cá nhân bảo đảm đạt được kết quả

cao trong nhận thức và trong sáng tạo của các lĩnh vực chuyên môn: âm nhạc, hội

hoạ, thể thao, văn học, khoa học, kĩ thuật công nghệ. Mỗi người đều có NL chung

và NL chuyên môn phát triển bổ sung lẫn nhau.

Điều kiện quyết định NL của cá nhân phụ thuộc vào hoạt động của cá nhân

trong điều kiện giáo dục của xã hội và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa xã hội.

pdf66 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua bộ câu hỏi định hướng về thí nghiệm hóa học chương Halogen Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à 
A.4,8 lít B. 5,6 lít C. 0,56 lít D. 8,96 lít 
E. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, khám phá ( 1 phút) 
a. Mục tiêu hoạt động 
Thiết kế cho HS về nhà làm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong 
bài để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. 
b. Phương thức tổ chức hoạt động: 
GVchia lớp thành các cặp đôi, hướng dẫn các nhóm HS về nhà làm và hướng 
dẫn nguồn tài liệu tham khảo (thư viện, internet) để giải quyết các câu hỏi sau: 
Nêu một số sản phẩm có chứa clo được sử dụng trong đời sống hằng ngày? 
( VD : nhựa PVC, nước tẩy clo.) 
c. Sản phẩm, đánh giá của hoạt động: 
PL12 
- Sản phẩm: Bài viết của các nhóm. 
- Kiểm tra, đánh giá: Thu bài viết của các nhóm; đại diện một nhóm lên trình bày 
câu 1 vào đầu giờ tiết sau. 
GVcần kịp thời động viên, khích lệ HS. 
F. Hướng dẫn HS tự học ở nhà và chuẩn bị bài tiết học tiếp theo. ( 1 phút) 
- HS làm bài 1 7 trang 101 SGK. 
- Chuẩn bị bài “Hiđro clorua- Axit clohiđric- Muối clorua” 
V. RÚT KINH NGHIỆM 
.....................................................................................................................................
............................................................................................................................. ........
............................................................................................................... 
Giáo án thực nghiệm số 2: 
 CHỦ ĐỀ DẠY HỌC: NHÓM HALOGEN (10 TIÊT) 
TIẾT 5: BÀI THỰC HÀNH SỐ 2: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 
 CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO 
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: 
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: 
+ Điều chế clo trong phòng thí nghiệm, tính tẩy màu của clo ẩm. 
+ Điều chế axit HCl từ H2SO4 đặc và NaCl . 
+ Bài tập thực nghiệm nhận biết các dung dịch, trong đó có dung dịch chứa ion Cl-. 
2.Kĩ năng: 
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm 
trên. 
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH. 
- Viết tường trình thí nghiệm. 
3.Thái độ: 
- Tích cực, chủ động 
- Cẩn thận khi làm việc với hoá chất độc, nguy hiểm 
4. Phát triển năng lực: 
PL13 
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học 
 - Năng lực giải quyết vấn đề 
- Năng lực sử dụng thí nghiệm thực hành 
 - Năng lực tính toán 
II. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC 
1. Phương pháp: 
- Phương pháp hợp tác nhóm. 
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 
2. Kĩ thuật dạy học: 
- Kĩ thuật chia nhóm. 
- Kĩ thuật động não 
- Kĩ thuật hỏi và trả lời. 
III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 
1. GV: 
- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt, kẹp gỗ, bật lửa, giấy màu, ... 
- Hoá chất: KMnO4, HCl đặc, NaCl tinh thể, H2SO4 đặc, nước cất, dd NaNO3, dd 
AgNO3, quỳ tím, ... 
2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. 
IV. CHUỖI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Giới thiệu chung 
 - Ở hoạt động trải nghiệm kết nối: HS được nhắc lại các kiến thức liên quan 
về clo và hợp chất của chúng; cách sử dụng hóa chất an toàn và tiết kiệm. 
 - Hoạt động hình thành kiến thức: Phát vấn- Thí nghiệm trực quan - Hoạt 
động nhóm giúp HS kiểm tra lại lý thuyết đã tìm hiểu của chương 2. 
 - Hoạt động vận dụng, tìm tòi được thiết kế cho các nhóm HS tìm hiểu tại 
nhà giúp cho HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các 
vấn đề thực tiễn và tạo sự kết nối với bài học tiếp theo. 
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học 
A. Hoạt động trải nghiệm kết nối (10 phút) 
a. Mục tiêu hoạt động 
 - Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm 
hiểu kiến thức mới của HS. 
PL14 
 - Nội dung HĐ: Nhắc lại tính oxi hóa mạnh của axit nitric. 
 b. Phương thức tổ chức hoạt động 
 - GVtổ chức cho HS HĐ cá nhân trả lời câu hỏi 
 + Clo có những số oxi hóa nào? Số oxi hóa của clo trong HCl? 
 + Nêu những phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử? 
 - Sau đó GVcho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số HS trả lời, các 
bạn khác góp ý, bổ sung. 
 - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: 
 + HS không nhớ kiến thức trả lời lâu mất nhiều thời gian.. GVcần kịp thời 
hỗ trợ giúp HS hoàn thành câu trả lời để vào bài thí nghiệm. 
 + GVgiới thiệu lại một số dụng cụ sẽ sử dụng và cách sử dụng hóa chất một 
cách hiệu quả và an toàn. 
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung GV yêu cầu. 
- Đánh giá giá kết quả hoạt động: 
+ Thông qua trả lời câu hỏi của các cá nhân và sự góp ý, bổ sung của các bạn khác, 
GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải 
điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động 1 (15 phút): Thí nghiệm 1. Điều chế khí Clo. Thử tính tẩy màu của 
khí Clo ẩm: 
a. Mục tiêu hoạt động 
- Rèn luyện kĩ năng thực hành của HS, khắc sâu kiến thức về tính khử của HCl 
b. Phương thức tổ chức hoạt động 
- Chia lớp thành 4 nhóm. 
1. Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm 
- Ống nghiệm: KMnO4 (bằng 2 hạt ngô). 
- Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống nhỏ giọt chứa dd HCl đặc. 
- Kẹp 1 mảnh giấy màu ẩm ở miệng ống nghiệm. 
- Đặt ống nghiệm trên giá để ống nghiệm. 
- Mở khoá ống nhỏ giọt cho 3-4 giọt HCl đặc vào KMnO4. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau 
PL15 
Câu hỏi 1. Xác định hình vẽ đúng nhất trong các hình dưới đây mô tả cách thu khí 
Cl2 trong phòng thí nghiệm? 
Câu hỏi 2. Hình vẽ dưới đây mô tả cách điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, 
hãy giải thích sơ đồ lắp ráp đó? 
Câu hỏi 3. Tại sao trong thí nghiệm điều chế clo người ta phải dùng dung dịch 
HCl đặc. Thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch HCl loãng có được không? 
2. Những gợi ý của GV khi tiến hành thí nghiệm 
- Lấy lượng ít axit để tránh tạo ra nhiều khí Cl2. 
- Nếu dùng KMnO4 để điều chế thì phải dùng một lợng nhiều hơn. 
- Dung dịch HCl đặc dễ bay hơi và khí clo rất độc vì vậy khi làm TN thì để ống 
nghiệm trên giá. 
3. Dự đoán hiện tượng, kết quả thí nghiệm 
Dự đoán của HS về hiện tượng, kết quả 
thí nghiệm 
Mô tả hiện tượng, kết quả quan sát 
được khi tiến hành thí nghiệm 
 ..................................................... 
..................................................... 
 .................................................... 
.................................................... 
PL16 
..................................................... 
..................................................... 
.................................................... 
.................................................... 
4. Giải thích hiện tượng và rút ra kết luận 
..................................................................................................................................... 
............................................................................................................................. ........ 
.....................................................................................................................................
............................................................................................................................. 
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu thực 
hành theo yêu cầu của GV: 
-Cho mảnh KMnO4vào ống nghiệm chứa HCl đặc có khí Cl2 màu lục nhạt bay ra 
vì HCl đặc bị oxi hóa đến Cl2. Dung dịch chuyển sang không màu 
- Qùy tím ẩm – đỏ - không màu (Cl2 ẩm có tính tẩy màu) 
- Đánh giá giá kết quả hoạt động: 
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ cá nhân/nhóm, GVchú ý quan sát 
để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ 
hợp lí. 
+ Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV 
hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về mối quan hệ giữa pH và môi trường, 
cách xác định tương đối giá trị pH. 
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu thí nghiệm 2: Điều chế axit clohiđric: 
a. Mục tiêu hoạt động 
- Rèn luyện kĩ năng thực hành của HS, khắc sâu kiến thức tính axit của HCl 
b. Phương thức tổ chức HĐ: 
1. Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm: 
- Kẹp ống nghiệm (1) trên giá thí nghiệm 
- Cho vào khoảng: 2g NaCl rắn + 3ml dd H2SO4 đặc 
-Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có gắn ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L dẫn sang 
ống nghiệm (2) có chứa 3ml H2O. 
- Đun nhẹ ống nghiệm (1) bằng đèn cồn. 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
PL17 
Câu hỏi 1. Tại sao sau khi làm thí nghiệm điều chế dung dịch axit HCl trong 
phòng thí nghiệm từ NaCl tinh thể và H2SO4 đặc, người ta phải tháo ống dẫn khí 
ra khỏi ống nghiệm rồi sau đó mới được phép tắt đèn cồn ? 
Câu hỏi 2. Tại sao chỉ dùng phương pháp sunfat điều chế HF, HCl mà không điều 
chế được HBr, HI? 
2. Những gợi ý của GV khi tiến hành thí nghiệm 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
- Nhắc nhở HS làm thí nghiệm với lượng hoá chất nhỏ, không để hoá chất bắn vào 
người, quần áo. 
Lưu ý : Khi dừng thí nghiệm phải bỏ ống nghiệm (2) ra trước, sau đó mới tắt 
đèn cồn, để nước không dâng từ ống nghiệm (2) sang ống nghiệm (1) gây vỡ ống 
nghiệm 
3. Dự đoán hiện tượng, kết quả thí nghiệm 
Dự đoán của HS về hiện tượng, kết quả 
thí nghiệm 
Mô tả hiện tượng, kết quả quan sát 
được khi tiến hành thí nghiệm 
 ..................................................... 
..................................................... 
..................................................... 
..................................................... 
..................................................... 
 .................................................... 
.................................................... 
.................................................... 
.................................................... 
.................................................... 
4. Giải thích hiện tượng và rút ra kết luận 
............................................................................................................................. ........
..................................................................................................................................... 
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 
- Sản phẩm: Biết cách tiến hành thí nghiệm, nêu được hiện tượng, viết được PTHH 
minh họa 
- Tinh thể NaCl trong ống nghiệm 1 tan dần, đồng thời trong ống nghiệm 2 có sủi 
PL18 
bọt khí HCl 
- Nhúng giấy quỳ tím vào ống nghiệm 2 thấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ 
Vậy phản ứng đã sinh ra axit HCl, vì HCl là axit nen quỳ tím chuyển sang màu đỏ 
Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu thí nghiệm 3: BT thực nghiệm phân biệt các 
dung dịch 
a. Mục tiêu hoạt động 
- Rèn luyện kĩ năng thực hành của HS, khắc sâu kiến phân biệt một số loại phân 
bón 
b. Phương thức tổ chức HĐ: 
1. Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm: 
Nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn đánh số 1,2,3: HCl, NaCl; 
HNO3 
2. Những gợi ý của GV khi tiến hành thí nghiệm 
- Nhắc nhở HS làm thí nghiệm với lượng hoá chất nhỏ, không để hoá chất bắn vào 
người, quần áo. 
3. Dự đoán hiện tượng, kết quả thí nghiệm 
Dự đoán của HS về hiện tượng, kết quả 
thí nghiệm 
Mô tả hiện tượng, kết quả quan sát 
được khi tiến hành thí nghiệm 
..................................................... 
..................................................... 
..................................................... 
..................................................... 
 .................................................... 
.................................................... 
.................................................... 
.................................................... 
4. Giải thích hiện tượng và rút ra kết luận 
............................................................................................................................. ........
..................................................................................................................................... 
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 
- Sản phẩm: Biết cách tiến hành thí nghiệm, nêu được hiện tượng, viết được PTHH 
minh họa 
-Cho quỳ tím vào các ống nghiệm: 
 + ống nghiệm nào làm quỳ tím hóa đỏ là HCl, HNO3. 
 + ống nghiệm nào không làm đổi màu quỳ tím là NaCl. 
-Cho từng giọt dd AgNO3 vào mỗi ống nghiệm. ống nghiệm nòa thấy xuất hiện kết 
PL19 
tủa trắng là HCl, còn lại là HNO3: 
 AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 
Hoạt động 4 (10 phút): Vận dụng và tìm tòi mở rộng 
a. Mục tiêu hoạt động 
- Thiết kế cho HS về nhà làm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài 
để giải quyết các vấn đề thực tiễn. 
b. Phương thức tổ chức hoạt động 
- GVchia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm HS về nhà làm và hướng dẫn 
nguồn tài liệu tham khảo (thư viện, internet) để giải quyết câu hỏi sau: 
1. Tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của nhóm halogen đến ô nhiễm môi trường? 
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động 
- Sản phẩm: Bài viết của các nhóm. 
- Kiểm tra, đánh giá: Thu bài viết của các nhóm; đại diện một nhóm lên trình bày 
câu 1 vào đầu giờ tiết sau, câu 2 được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bài mới. 
GVnên có sự động viên, khích lệ HS. 
Rút kinh nghiệm 
...............................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................... 
Phụ lục 3: Đề kiểm tra 
Đề kiểm tra số 1: Đề kiểm tra 15 phút (sau tiết 2 của chủ đề Halogen hóa học 10 
ban cơ bản) 
 (Học sinh không được sử dụng tài liệu) 
Trường:.................................... Họ và tên:................................. Lớp:........... 
 Phiếu trả lời trắc nghiệm 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
 Trắc nghiệm: 10 câu mỗi câu 1,0 điểm 
Câu 1: Hóa chất có thể dùng để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm là 
A. MnO2 và NaCl. B. HCl và MgO. C. NaCl và H2SO4. D. HCl và 
KMnO4. 
PL20 
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm clo được điều chế bằng cách cho HCl đặc nóng tác 
dụng với? 
 A. KCl B. NaCl. C. MnO2. D. HClO. 
 Câu 3: Trong phản ứng clo với nước, clo là chất: 
 A. oxi hóa. B. khử. C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. không oxi hóa, 
khử 
Câu 4: Chất nào sau đây thường được dùng để diệt khuẩn và tẩy màu? 
A. Br2. B. I2. C. F2. D. Cl2. 
Câu 5: Cho TN về tính tan của khí HCl như hình vẽ, Trong bình ban đầu chứa khí 
HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím.Hiện tượng xảy ra trong bình khi 
cắm ống thủy tinh vào nước: 
A. Nước phun vào bình và giữ nguyên màu tím. 
B. Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ 
C. Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh. 
D. Nước phun vào bình và chuyển thành không màu. 
Câu 6: Trong sơ đồ thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, vai trò 
của từng dụng cụ nào sau đây không chính xác? 
 A. MnO2 đựng trong bình cầu có thể thay thế bằng KMnO4, K2Cr2O7, CaCl2 
PL21 
 B. Dung dịch NaCl để giữ khí HCl 
 C. H2SO4 đặc để giữ hơi nước 
 D. Bình đựng khí clo phải có nút bông tẩm dung dịch kiềm 
Câu 7: Sục 3,36 lít khí Cl2(đktc) vào 400ml dung dịch NaOH 1M ở nhiệt độ 
thường.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Nồng độ mol của 
NaOH trong dung dịch X là 
A. 0,625M B. 0,250M C. 1,000M D. 0,750M 
Câu 8: Hiện tượng xảy ra khi cho dây sắt nóng đỏ vào bình chứa khí clo là có... 
A. khói nâu B. khói đen C. khói trắng D. khói tím 
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 5,4g bột Al trong bình Cl2 dư, thu được m gam muối 
nhôm clorua.Giá trị m là 
A. 53,4 g B. 26,7 g C. 12,5 g D. 19,6 g 
Câu 10. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút ta sẽ thấy mùi lạ. Đó là do 
nước máy còn lưu giữ vết tích của thuốc sát trùng. Chất dùng sát trùng nước sinh 
hoạt là: 
A. oxi. B. ozon. C. clo. D. cồn iot. 
Cho NTK :Be = 9 ; Mg = 24 ; Ca = 40 ; Sr = 88 ; Ba = 137 ; F = 19 ; Cl = 35,5; Br = 
80; I = 127; Na=23; K=39 ; Al = 27; Fe = 56; Mn = 55; O =16. 
Đề kiểm tra số 2: Đề kiểm tra 15 phút (sau tiết 5 của chủ đề Nhóm Halogen) 
 (Học sinh không được sử dụng tài liệu) 
Trường:.................................... Họ và tên:................................. Lớp:........... 
 Phiếu trả lời trắc nghiệm 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
 Trắc nghiệm: 10 câu mỗi câu 1,0 điểm 
Câu 1: Chất nào sau đây thường được dùng để diệt khuẩn và tẩy màu? 
A. Br2. B. I2. C. F2. D. Cl2. 
Câu 2: Hóa chất có thể dùng để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm là 
A. MnO2 và NaCl. B. HCl và MgO. C. NaCl và H2SO4. D. HCl và KMnO4. 
Câu 3: Hãy sắp xếp thứ tự các thao tác hợp lí khi tiến hành thí nghiệm nhận biết 3 dung 
dịch bị mất nhãn gồm: HCl NaCl và HNO3. 
PL22 
1. Lấy mỗi chất 1 lượng nhỏ cho vào 3 ống nghiệm, đánh số thứ tự. 
2. Lấy quỳ tím nhúng vào từng dung dịch. 
3. Lấy dung dịch AgNO3 nhỏ vào từng ống nghiệm. 
4. Lấy 3 ống nghiệm sạch kẹp vào giá. 
A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 1, 2, 3. C. 2, 2, 3, 4 D. 4, 1, 3, 2 
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm clo được điều chế bằng cách cho HCl đặc nóng tác 
dụng với? 
 A. KCl B. NaCl. C. MnO2. D. HClO. 
Câu 5: Cho TN về tính tan của khí HCl như hình vẽ, Trong bình ban đầu chứa khí 
HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím.Hiện tượng xảy ra trong bình khi 
cắm ống thủy tinh vào nước: 
A. Nước phun vào bình và giữ nguyên màu tím. 
B. Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ 
C. Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh. 
D. Nước phun vào bình và chuyển thành không màu. 
Câu 6: Trong sơ đồ thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, vai trò 
của từng dụng cụ nào sau đây không chính xác? 
PL23 
 A. MnO2 đựng trong bình cầu có thể thay thế bằng KMnO4, K2Cr2O7, CaCl2 
 B. Dung dịch NaCl để giữ khí HCl 
 C. H2SO4 đặc để giữ hơi nước 
 D. Bình đựng khí clo phải có nút bông tẩm dung dịch kiềm 
Câu 7. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút ta sẽ thấy mùi lạ. Đó là do nước 
máy còn lưu giữ vết tích của thuốc sát trùng. Chất dùng sát trùng nước sinh hoạt là: 
A. oxi. B. ozon. C. clo. D. cồn iot. 
Câu 8. Sắp xếp thứ tự thao tác hợp lý khi tiến hành thí nghiệm điều chế Clo và thử 
tính tẩy màu của Clo ẩm. 
1. Lấy kẹp gỗ (hoặc giá gỗ) kẹp ống nghiệm. 
2. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống hút nhỏ giọt dung dịch HCl 
đặc vào ống nghiệm đựng KMnO4. 
3. Lấy 1 lượng nhỏ KMnO4 cho vào ống nghiệm. 
4. Kẹp 1 mảnh giấy màu ẩm, 1 mảnh giấy màu ở miệng ống nghiệm. 
5. Bóp nhẹ đầu cao su của ống hút cho 3 - 4 giọt dung dịch HCl đặc vào KMnO4. 
A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 3, 4, 2, 5 C. 1, 2, 3, 5, 4 D. 1, 5, 2, 3, 4 
Câu 9. Phản ứng được dùng để điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm là: 
A. H2S + Cl2  2HCl + S B. CH4 + 2Cl2  C + 4HCl 
C. H2 + Cl2 
a/s 2HCl D. NaClr + H2SO4đ 
0tNaHSO4 + HCl 
PL24 
 Câu 10. 
Trong thí nghiệm ở hình bên người ta 
dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 rắn 
với dung dịch HCl đậm đặc vào ống 
hình trụ A có đặt một miếng giấy 
mầu. Nếu đóng khóa K và mở khóa K 
thì mầu giấy mầu sẽ? 
A. Đóng khóa K: Giấy mầu mất mầu - mở khóa K giấy mầu không mất mầu 
B. Đóng khóa K: Giấy mầu không mất mầu - mở khóa K giấy mầu mất mầu 
C. Đóng và mở khóa K: Giấy mầu đều bị mất mầu 
D. Đóng và mở khóa K: Giấy mầu đều không mất mầu 
PL25 
Phụ lục 4: Một số hình ảnh thực nghiệm 
Hình 1: Thực nghiệm tại lớp 10A1, 10A2 năm học 2019-2020 
PL26 
Hình 2: Thực nghiệm tại lớp 10D3, 10D7 năm học 2020-2021 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_va_sang_tao_cho_h.pdf
Sáng Kiến Liên Quan