SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ Lớp 11 Trung học Phổ thông
Quy trình dạy học dự án
Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia cấu trúc
của DHDA làm 3 giai đoạn bao gồm 5 bước [11]:
Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm
- Tìm trong chương trình hóa học THPT các nội dung cơ bản có liên quan
hoặc có thể ứng dụng vào thực tế.
- Phát hiện những gì đã và đang xảy ra trong cuộc sống. Chú ý vào những vấn
đề lớn mà xã hội và thế giới đang quan tâm.
- GV chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn người học đề xuất, xác định tên
đề tài. Đó là một dự án chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù hợp với các
em, trong đó có sự liên hệ giữa nội dung học tập với hoàn cảnh thực tiễn đời sống
xã hội. GV cũng có thể giới thiệu một số hướng đề tài để người học lựa chọn.
Bước 2: Lập kế hoạch dự án
- GV hướng dẫn HS xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế hoạch
thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu,
kinh phí
- Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ
năng của bài học/chương trình, những kĩ năng tư duy bậc cao cần đạt được. Đặc
biệt, đưa ra được bộ câu hỏi dẫn dắt gồm: câu hỏi khái quát, câu hỏi nội dung, câu
hỏi bài học.
- Việc lập kế hoạch cho một dự án là công việc hết sức quan trọng vì nó mang
tính định hướng hành động cho cả quá trình thực hiện, thu thập kết quả và đánh giá
dự án.
Bước 3: Thực hiện dự án
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên
- Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện dự
án, các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và chúng tác
động qua lại lẫn nhau, kết quả là tạo ra sản phẩm của dự án.
- Học sinh thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích
và tích lũy kiến thức thu được qua quá trình làm việc. Như vậy, các kiến thức mà
người học tích lũy sẽ được thực nghiệm qua thực tiễn.
Bước 4: Thu thập kết quả, báo cáo sản phẩm
- Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng ấn phẩm (bản tin, báo
cáo, áp phích, thu hoạch, ) và có thể trình bày trên PowerPoint hoặc thiết kế
thành trang Web,
- Các học sinh cần được tạo điều kiện để trình bày kết quả cùng với kiến thức
mới mà họ đã tích lũy được thông qua dự án (theo nhóm hoặc cá nhân).
- Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm người học, giới
thiệu trong lớp, trong trường hoặc ngoài xã hội như: báo cáo, thiết kế xây dựng, bài
tiểu luận, bản thiết kế, trình bày nghệ thuật, ấn phẩm, bài trình diễn đa phương
tiện,
Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm
- Giáo viên và HS đánh giá quá trình thực hiện dự án, kết quả của dự án dựa
trên những sản phẩm thu được, đánh giá đồng đẳng để đưa ra điểm đánh giá đồng
đẳng, sau đó tính điểm cho từng thành viên.
các nội dung và phương án đề xuất. Yêu cầu các nhóm nộp bảng kế hoạch thực hiện này. b. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án (2 tuần) Bước 3: Thực hiện dự án GV HS GV thường xuyên theo dõi tiến độ công việc của nhóm và điều chỉnh nếu cần. Trong quá trình theo dõi thực hiện dự án, GV cần kiểm tra và đánh giá tính khả thi của các phương án đề xuất trước khi HS thực hiện nhiệm vụ. - HS hoạt động cá nhân, nhóm theo kế hoạch và báo cáo định kì với GV kết quả từng giai đoạn. Các nhóm tập trung và thực hiện nhiệm vụ ở nhà hoặc tranh thủ giờ ra chơi ở lớp. - Các nhóm làm nhật ký hoạt động và gửi báo cáo cho giáo viên. Thường xuyên trao đổi thông tin qua facebook, zalo... HS các nhóm báo cáo, trao đổi, thảo luận về bài học, sản phẩm. c. Giai đoạn 3: Kết thúc dự án Bước 4: Thu thập kết quả và báo cáo sản phẩm * Thu thập kết quả Nhóm - nhiệm vụ Kết quả hoạt động Nhóm 1: Tìm hiểu về lịch sử ra đời của cacbon, các hiện tượng, hoạt động liên quan đến cacbon trong đời sống của chúng ta. * Nguồn gốc của cacbon? Cacbon là nguyên tố hóa học phổ biến thứ 15 trong vỏ Trái Đất và thứ 4 trong vũ trụ (sau H, He, O). Cacbon đã được biết từ trước với hình thức và than, bồ hóng, Nhưng mãi đến năm 1789 mới được cho là 1 nguyên tố riêng biệt bới Antoine Lavoisuer. Tên tiếng anh Carbon bắt đầu từ tiếng La tinh carbo, Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT nghĩa là than đá. Cacbon phổ biến với 3 dạng thù hình là cacbon vô đình hình, than chì, kim cương. Những năm gần đầy đã có đánh dấu sự lên ngôi của các dạng thù hình khác như graphene, ống carbon nano, fullerenes, Cacbon đóng vai trò chủ chốt trong các hợp chất hữu cơ và các dạng thù hình của nó cũng có nhiều ứng dụng khác. Gần như mọi thứ xung quanh chúng ta nếu kể tên ra đều có dấu vét của cacbon. * Cacbon được có mặt ở đâu trên Trái Đất? - Ở kim cương, than chì, cacbon vô định hình - Ở các cơ thể sống và chết (nhiên liệu hóa thạch) - Trong khí quyển - Các chất hữu cơ từ đất, đá - Phần lớn lưu trữ ở các đại dương Nhóm 2: Tìm hiểu về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của than chì trong cuộc sống của con người. Than chì hay còn gọi là Graphit có rất nhiều cách sử dụng trái ngược nhau. Là một dạng thù hình của cacbon và một trong những khoáng chất mềm nhất thế giới, các ứng dụng của nó từ dụng cụ viết đến chất bôi trơn. Nó có thể được chế tạo thành một hình trụ graphene dày một nguyên tử, là vật liệu siêu bền được sử dụng trong thiết bị thể thao. Graphit có thể hoạt động như kim loại và dẫn điện nhưng cũng như một phi kim chịu được nhiệt độ cao * Cấu trúc Graphit xuất hiện tự nhiên dưới dạng mảnh và mạch trong các vết nứt đá hoặc ở dạng cục vô định hình. Cấu trúc tinh thể cơ bản của than chì là một tấm phẳng gồm các nguyên tử cacbon liên kết chặt chẽ trong các ô hình lục giác. Được gọi là graphene, những tấm này xếp chồng lên nhau để tạo ra khối lượng, nhưng liên kết dọc giữa các tấm rất yếu. Điểm yếu của các liên kết dọc này cho phép các tấm có thể phân cắt và trượt qua nhau. Tuy nhiên, nếu một tấm graphene được căn chỉnh và cuộn theo chiều ngang, vật liệu tạo ra sẽ cứng hơn thép 100 lần. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT * Tính chất Các khoáng chất tự nhiên chứa graphit bao gồm: thạch anh, calcit, mica, thiên thạch chứa sắt và tuamalin. Các đặc trưng khác: các lớp mỏng graphit dẻo nhưng không đàn hồi, khoáng chất này có thể để lại dấu vết màu đen trên tay, giấy và nhiều bề mặt khác, dẫn điện và có độ nhớt cao. * Ứng dụng - Dùng làm bút viết - Dùng làm Pin Lithium-Ion - Dùng trong công nghệ Graphene - Dùng trong dầu nhờn và vật liệu chịu lửa Nhóm 3: Tìm hiểu về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của kim cương trong đời sống. Tên gọi “kim cương” được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng, còn ở Hy Lạp chúng được gọi với cái tên “admas” nghĩa là “không thể phá hủy”. Chúng được sưu tầm như một loại đá quý và được sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cách đây 2.500 năm. Và người cổ đại đã biết sử dụng loại khoáng chất này để tạo ra những mũi khoan. Thế kỷ 19, những viên kim cương mới thực sự phổ biến, khi kỹ thuật cắt, đánh bóng thực sự phát triển đạt tới một trình độ mới và kinh tế thế giới bắt đầu có sự dư giả. Như cầu làm đẹp tăng và những nhà kim hoàng bắt đầu tung ra những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại đá quý hiếm này. * Cấu trúc Kim cương được cấu tạo bằng một loại nguyên tử Cacbon (C) duy nhất, sắp thật khít nhau trong một khối lập phương gọi là ô cơ bản có thể tích nhỏ nhất. Do thế mật độ của các nguyên tử tương đối cao ứng với tỷ trọng SG=3.52, cùng lúc độ cứng cũng cao (độ cứng Mohs = 10) cứng nhất, đứng đầu trong các ngọc quý tự nhiên lẫn nhân tạo. * Tính chất vật lí - Độ cứng - Màu sắc Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT - Độ bền nhiệt độ - Tính chất quang học - Tính dẫn điện - Tính truyền nhiệt cao * Ứng dụng - Làm đồ trang sức - Làm dao cắt kính - Làm mũi khoan Nhóm 4: Tìm hiểu về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của cacbon vô định hình trong cuộc sống của con người. * Cacbon vô định hình là cacbon tự do, cacbon phản ứng không có cấu trúc tinh thể (còn gọi là cacbon giống kim cương). Vật liệu cacbon vô định hình có thể được ổn định bằng cách chấm dứt liên kết pi không cố định với hiđro. Vì không hiển thị trạng thái tinh thể rõ ràng nên được gọi là cacbon vô định hình. Trong thực tế, cacbon vô định hình là một tập hợp các tinh thể than chì tốt, than cốc, than củi, than đen, than động vật, * Tính chất: Cacbon vô định hình thường là bột màu đen, hấp phụ mạnh, trọng lượng riêng nhỏ hơn than chì * Báo cáo sản phẩm (1 tiết – 45 phút) GV HS - GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm - Góp ý về cách trình bày sản phẩm, công bố kết quả của HS. Sản phẩm dự án của 4 nhóm đều trình chiếu trên bản PowerPoint, có tích hợp video, hình ảnh động cho phần giới thiệu nhóm và nội dung. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT Các nhóm HS trình bày sản phẩm dự án của mình. Các nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề quan tâm về ý tưởng, phương pháp tiến hành, cách giải quyết các khó khăn gặp phải, những bài học rút ra, dự định phát triển, Bước 5: Đánh giá sản phẩm (1 tiết – 45 phút) GV HS - GV thống nhất với HS về tiêu chí đánh giá sản - HS đánh giá chéo sản phẩm dự án của các nhóm khác. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT phẩm dự án, tổ chức cho HS tham gia vào quá trình đánh giá. GV phát phiếu tiêu chí đánh giá, các nhóm cho điểm. - GV cho các nhóm nhận xét phần trình bày, sản phẩm trưng bày của các nhóm - GV tiến hành kiểm tra 15 phút để đánh giá định lượng chất lượng và độ bền kiến thức, kĩ năng HS thu nhận được theo mục tiêu đặt ra ngay sau buổi trình bày sản phẩm. GV đánh giá cuối cùng toàn bộ quá trình thực hiện dự án của HS cũng như sản phẩm dự án, bao gồm cả đánh giá năng lực của HS (kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực sáng tạo). - HS các nhóm tự đánh giá sản phẩm của mình, tự đánh giá và đánh giá mức độ hoạt động của các thành viên trong nhóm và cho điểm các thành viên trong nhóm theo đánh giá đồng đẳng. - HS nhận phiếu kiểm tra 15 phút trắc nghiệm, trả lời và nạp lại cho GV. Đánh giá dự án: Cacbon và hợp chất của cacbon có mặt trong đời sống của con người. Bởi vậy, để hạn chế ô nhiễm môi trường từ nó, con người phải có ý thức sử dụng, khai thác hợp lí Qua dự án, HS có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời tuyên truyền với người thân, những người trong gia đình và những người xung quanh về trách nhiệm của họ với môi trường sống. Kết luận chung về 2 dự án: Như vậy, việc thiết kế các dự án học tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Qua việc hoàn thành các dự án học tập, HS không những nắm được kiến thức mà còn thể hiện được năng lực của mình. Đặc biệt, HS phát hiện được các vấn đề trong cuộc sống gắn với kiến thức môn Hóa, lập ra được kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ, đặt mục tiêu, dự kiến sản phẩm, sản phẩm mà HS tạo ra cho thấy năng lực sáng tạo của HS mà GV cần phát huy. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường phổ thông nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp DHDA dạy học phần hóa học vô cơ lớp 11 THPT thông qua đó mà phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho HS ở trường THPT. 4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm Dùng 2 dự án đã thiết kế để dạy học sinh giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức và thấy được mối quan hệ giữa kiến thức hóa học với cuộc sống và từ đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo; đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS THPT. 4.3. Đối tượng thực nghiệm Tôi chọn tiến hành thực nghiệm sư phạm lớp 11A2 - trường THPT Hoàng Mai 2. Đặc điểm của lớp - Có sĩ số 42 HS gồm 10 nữ và 32 nam; Lực học của các em khá đồng đều - Kết quả khảo sát môn Hóa đầu năm: Khá – giỏi: 26 em; Trung bình: 16 em. 4.4. Tiến hành thực nghiệm 4.4.1. Chuẩn bị cho TNSP - Điều tra cơ bản về cơ sở vật chất của nhà trường, trình độ và kỹ năng học tập, khả năng sử dụng máy tính của HS. - Xây dựng tiến trình dạy học theo dự án, chú trọng đến bộ câu hỏi định hướng và các tình huống thảo luận dẫn dắt vấn đề. - Xây dựng các biểu mẫu như kế hoạch dự án, phân công nhiệm vụ, phiếu thăm dò, tiêu chí đánh giá sản phẩm cũng như các năng lực, kĩ năng - Chuẩn bị bài kiểm tra. - Chuẩn bị cơ sở vật chất để các em báo cáo sản phẩm. 4.4.2. Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành theo các phương pháp sau: - Tiến hành TN theo các kế hoạch bài dạy dự án đã xây dựng, áp dụng với lớp 11A2 trường THPT Hoàng Mai 2. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT - Tổ chức cho HS các kiểm tra 15 phút sau mỗi dự án. Lập bảng thống kê kết quả phân loại học tập. Tổng kết, đánh giá chung cho quá trình thực hiện dự án. - Tiến hành thăm dò tự đánh giá sự phát triển NLGQVĐ&ST của HS theo phiếu ở phần phụ lục. Lập bảng thống kê và xử lý thống kê. 4.5. Kết quả thực nghiệm 4.5.1. Kết quả các bài kiểm tra Tôi tiến hành 2 bài kiểm tra sau 2 dự án, sử dụng xác suất thống kê toán học để xử lí số liệu thu được. Kết quả điểm trung bình như sau: Điểm trung bình Kiểm tra 1 7,14 Kiểm tra 2 7,88 Nhìn vào biểu đồ phân loại học lực, đồ thị đường lũy tích và điểm trung bình của 2 bài kiểm tra sau 2 dự án, so sánh với nhau và với kết quả phân loại đầu năm của lớp 11A2 nhận thấy: - Số HS đạt điểm trung bình giảm xuống, số HS đạt điểm khá - giỏi tăng lên. - Đường lũy tích của bài kiểm tra 2 nằm phía trên đường lũy tích của bài kiểm tra 1 cho thấy chất lượng có sự tăng lên rõ rệt. - Điểm trung bình sau 2 bài kiểm tra cũng tăng lên và có sự chênh lệch lớn. Từ những nhận định đó cho thấy phương pháp dạy học này đã giúp HS phát triển cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó ta cũng thấy, chất lượng HS của bài kiểm tra sau dự án 1 so với chất lượng ban đầu không nhiều. Nguyên nhân là do các em còn bỡ ngỡ với phương pháp mới, năng lực của các em đang còn yếu 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 19.0521.4316.6719.0516.67 7.14 7.14 14.2919.05 21.43 19.05 19.05 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 % s ố H S đ ạ t đ iể m Điểm số Đồ thị đường lũy tích về % số HS đạt điểm tương ứng trong các bài kiểm tra sau các dự án Kiểm tra 1 Kiểm tra 2 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT nên hiệu quả chưa cao, tuy nhiên sang bài kiểm tra sau dự án thứ 2 thì chất lượng tăng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ rằng càng nên tổ chức nhiều hơn các dự án học tập, để HS có thể càng ngày càng phát triển. 4.5.2. Kết quả các phiếu điều tra Trước và sau thực hiện 2 dự án tôi đã phát phiếu hỏi cho 42 HS lớp 11A2 trường THPT Hoàng Mai 2 theo mẫu. Kết quả thu được tôi đã lập ra bảng thống kê sau đây: Tiêu chí Trước thực nghiệm Sau dự án 1 Sau dự án 2 M1 M2 M3 TB M1 M2 M3 TB M1 M2 M3 TB TC1 2 15 20 1.33 8 20 14 1.86 10 23 9 2.02 TC2 5 15 22 1.60 9 18 15 1.86 10 22 10 2.00 TC3 4 17 21 1.60 7 17 18 1.74 12 20 10 2.05 TC4 6 18 18 1.71 7 20 15 1.81 13 23 6 2.17 TC5 4 19 19 1.64 6 18 18 1.71 11 24 7 2.10 TC6 5 17 20 1.64 8 19 15 1.83 13 21 8 2.12 TC7 3 15 24 1.50 6 19 17 1.74 12 24 6 2.14 TC8 5 15 22 1.60 8 16 18 1.76 11 23 8 2.07 TC9 2 19 21 1.55 6 20 16 1.76 9 25 8 2.02 TC10 3 20 19 1.62 7 17 18 1.74 12 22 8 2.10 Nhận xét kết quả xử lý số liệu thực nghiệm Đối với các tiêu chí HS đạt mức độ 2 khá cao và tỷ lệ thay đổi không quá lớn trước thực nghiệm và sau thực nghiệm các dự án: chủ yếu dao động từ 15 đến 20 em đạt. Tuy nhiên, mức độ 1 và 3 có sự thay đổi khá rõ: - Mức độ 1: Trước thực nghiệm 2 – 6 HS, sau dự án 1 tăng lên 6 – 9 HS, sau dự án 2 tăng lên xuống 9 – 13HS. - Mức độ 3: Trước thực nghiệm: 18 – 24 HS; sau dự án 1 giảm xuống 14 – 18 HS, sau dự án 2 giảm xuống 6 – 10 HS Theo kết quả điểm trung bình các mức độ phát triển trước thực nghiệm, sau dự án 1 và sau dự án 2 cũng đánh giá được sự phát triển NLGQVĐ&ST của HS. Điểm trung bình tăng lên rõ rệt. Từ các kết quả thống kê đó cho thấy, trước thực Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT nghiệm, HS chưa xác định được nội dung kiến thức để vận dụng giải quyết các tình huống trong thực tiễn, đặc biệt HS rất ngại khi gặp các câu hỏi/bài tập yêu cầu cần vận dụng để giải quyết. HS có kiến thức nhưng không biết sử dụng phù hợp, còn lúng túng trong việc biết sắp xếp thông tin cũng như thiết lập mối quan hệ về mặt nội dung một cách khoa học, chặt chẽ. Từ đó, càng khó để nảy sinh các ý tưởng sáng tạo nhằm giải quyết các nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy NLGQVĐ&ST đang còn hạn chế. Trong quá trình thực nghiệm, việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề nhằm thực hiện nhiệm vụ của dự án cũng như các nhiệm vụ được giao được HS tiếp thu rất sôi nổi, hứng thú chủ động nghiên cứu, tìm tòi tìm kiếm lĩnh hội kiến thức mới. Khi tiến hành thực nghiệm, HS rất tích cực tham gia thảo luận giữa các nhóm, giữa các cá nhân để có kết quả chính xác nhất. HS không chỉ phát triển kĩ năng tự học, mà còn chủ động tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu khác từ báo chí, internet, trải nghiệm sáng tạo qua việc thực hiện nhiệm vụ của các dự án học tập. Nhờ cùng nhau thảo luận, cùng nhau làm việc mà giúp HS phát triển được các NL như NL giao tiếp, giải quyết tình huống, ý thức với môi trường sống và ý thức với cuộc sống của bản thân. HS được trình bày báo cáo, trao đổi trực tiếp với nhau, tạo thuận lợi để phát triển năng lực giao tiếp, từ đó giúp HS cảm thấy tự tin hơn với bản thân trước tập thể và tạo niềm thích thú, yêu thích bộ môn, từ đó góp phần làm tăng độ bền kiến thức cho HS. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Sau khi nghiên cứu về lý luận và tiến hành thực nghiệm sư phạm phương pháp dạy học dự án vào thực tế trường THPT, tôi thấy dạy học theo phương pháp DHDA có nhiều ưu điểm. DHDA tạo môi trường thuận lợi cho HS rèn luyện và phát triển bởi HS nào cũng có cơ hội để hoạt động. Bên cạnh đó, DHDA giúp HS rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình trước đám đông. DHDA không những cung cấp, liên hệ cho các em những kiến thức Hóa học gần gũi với cuộc sống mà còn giáo dục cho HS ý thức với cuộc sống, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ con người và thiên nhiên. Như vậy, DHDA là hình thức dạy học vừa có tính hợp tác vừa có tính thực tiễn cao. Các em học sinh tỏ ra thích thú và kích thích được hứng thú học tập khi được giao nhiệm vụ trong các dự án. Sản phẩm dự án tùy ý các em lựa chọn, phát huy tính sáng tạo, đặc biệt là sự hiểu biết và vận dụng linh hoạt CNTT. Các em tỏ ra rất thích thú khi được tìm hiểu cuộc sống thực tiễn quanh mình, từ đó nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa Hóa học và cuộc sống, càng yêu thích môn học hơn. Qua DHDA, không những HS mà bản thân GV cũng học hỏi và phát triển được rất nhiều kĩ năng quan trọng. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, DHDA không phải là PP hoàn hảo nên không tránh khỏi những khuyết điểm như mất nhiều thời gian của cả GV và HS, chưa liên quan nhiều đến thi cử, kiểm tra dẫn đến chưa thể áp dụng rộng rãi. 2. Đề xuất Mấy năm trở lại đây, Sở GD và ĐT Nghệ An cho phép các trường tự chủ động xây dựng PPCT, kế hoạch giáo dục môn học bằng cách lồng ghép các tiết tự chọn vào phân phối chương trình. Qua việc nghiên cứu đề tài, thấy tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp, tôi đề xuất những vấn đề như sau: - Lồng ghép tiết tự chọn các nội dung này vào phân phối chương trình ở tất cả các trường THPT. Tạo ngân hàng dự án học tập theo các chủ đề để áp dụng với các GV, HS nhằm phát huy những ưu điểm của dạy học dự án trong việc phát triển năng lực cho HS. - Nghiên cứu xây dựng các dự án có thể áp dụng tùy từng trường, để mỗi năm học có thể sử dụng ít nhất 4 dự án học tập. Khuyến khích giáo viên tự mình xây dựng thêm các dự án có chất lượng tốt để kích thích sự phát triển năng lực vận dụng giải quyết vấn đề cho HS. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh qua dạy học dự án phần Hóa học vô cơ lớp 11 – THPT TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông – Môn Hóa học. [2]. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II. [3]. Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể. [4]. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học. [5]. Bộ GD & ĐT, Cục nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (2013), Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên về “Tăng cường năng lực dạy học của giáo viên” – Module THPT 17, 18, 19, NXB Giáo dục Việt Nam, NXB ĐHSP. [6]. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, Trường ĐHSP TPHCM. [7]. Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương (2010), “Dạy học dự án – Từ lí luận đến thực tiễn”, Tạp chí khoa học giáo dục số tháng 10/2010, ĐHSP TPHCM. [8]. Nguyễn Cương (chủ biên), Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học hóa học, tập 1, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. [9]. Nguyễn Cương, Nguyễn Ngọc Quang, Dương Xuân Trinh (1995), Lý luận dạy học hóa học, tập 1, NXBGD Hà Nội. [10]. Nguyễn Cương – Nguyễn Mạnh Dung – Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp dạy học hóa học, tập 1, NXB Giáo dục. [11]. Bùi Thị Minh Dương (2012), Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TPHCM. [12]. PGS – TS Nguyễn Khắc Nghĩa (1997), Áp dụng toán học thống kê để xử lí số liệu thực nghiệm, Đại học Vinh. [13]. PGS – TS Nguyễn Thị Sửu (chủ biên), PGS. TS Lê Văn Năm (2007), Phương pháp dạy học hóa học – Học phần phương pháp dạy học hóa học 2, NXB Khoa học kĩ thuật. PHỤ LỤC 1. CÁC MẪU PHIẾU 2. MỘT SỐ ẢNH THỰC NGHIỆM GV và HS tham quan, quan sát sản phẩm dự án
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_sang_tao_cho_hoc.pdf