SKKN Phát triển năng lực cho học sinh thông qua một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Giáo dục công dân cấp Trung học Phổ thông

1.1. Tổng quan về năng lực và phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông

1.1.1. Khái niệm năng lực

Nhà giáo Đinh Quang Báo đã đưa ra khái niệm về năng lực (NL) như sau: “Năng lực là một thuộc tính tích hợp nhân cách, tổ hợp các đặc tính tâm lý của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp”

Theo PGS. TS. Nguyễn Công Khanh: “Năng lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ. phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em”.

Như vậy, có thể nhìn nhận một cách tổng quát, NL luôn gắn với khả năng thực hiện, nghĩa là phải biết làm chứ không dừng lại ở hiểu. Hành động “làm” ở đây lại gắn với những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kĩ năng, thái độ để đạt được kết quả.

1.1.2. Các loại năng lực

Hiện nay, người ta thường chia năng lực thành năng lực chung, cốt lõi và năng lực chuyên biệt, trong đó năng lực chung, cốt lõi là năng lực cơ bản cần thiết làm nền tảng để phát triển năng lực chuyên biệt.

1.1.2.1. Năng lực chung

Năng lực chung là những NL cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp như: NL trí tuệ, NL về ngôn ngữ và tính toán, NL giao tiếp, NL vận động. Các NL này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Tùy thuộc vào phương pháp thiết kế chương trình, các nhà nghiên cứu có 2 cách tiếp cận phát triển chương trình giáo dục phổ thông, đó là:

 - Tiếp cận dựa vào nội dung nghĩa là tập trung chủ yếu vào các chi tiết của môn học, có tính chỉ đạo cao, cố định cả về cấu trúc và phân bổ thời gian.

Việc học tập của HS nhấn mạnh vào ghi nhớ và tái tạo kiến thức đã có.

- Tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra nghĩa là xác định học sinh cần đạt được hệ thống những nhóm NL chung ở từng môn học vào cuối giai đoạn cụ thể. Chương trình tiếp cận NL thực chất vẫn là cách tiếp cận kết quả đầu ra. Tuy nhiên đầu ra ở đây tập trung vào hệ thống NL của người học, chú ý đầu ra cần đạt, các NL cần cho cuộc sống, học tập và tham gia có hiệu quả trong xã hội. Cụ thể là những nhóm NL sau:

+ Nhóm NL làm chủ và phát triển bản thân: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quản lí.

+ Nhóm NL về quan hệ xã hội: NL giao tiếp, NL hợp tác.

+ Nhóm NL công cụ: NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), NL sử dụng ngôn ngữ, NL tính toán. Cách tiếp cận đầu ra trả lời cho câu hỏi: chúng ta muốn học sinh biết những gì và có thể làm được những gì.

1.1.2.2. Năng lực chuyên biệt

NL chuyên biệt là những NL được hình thành và phát triển trên cơ sở các NL chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hẹp hơn của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao. Như vậy, NL chuyên biệt là sản phẩm của một môn học cụ thể, được hình thành và phát triển do một lĩnh vực hoặc một môn học nào đó.

Ví dụ, các NL chuyên biệt của môn giáo dục công dân (GDCD)

+ NL sử dụng ngôn ngữ giáo dục công dân

+ NL thực hành giáo dục công dân

+ NL giải quyết vấn đề thông qua môn giáo dục công dân.

+ NL vận dụng kiến thức giáo dục công dân vào cuộc sống.

 

doc47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực cho học sinh thông qua một số phương pháp dạy học tích cực trong môn Giáo dục công dân cấp Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vậy đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các thành viên . Hợp tác là hình thức học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau. Khi làm việc cùng nhau, học sinh học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe người khác, hoà giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. Đây là hình thức học tập giúp học sinh phát triển cả về quan hệ xã hội lẫn thành tích học tập.
Trong môn học GDCD, năng lực hợp tác thể hiện ở việc HS cùng chia sẻ, phối hợp với nhau trong các hoạt động học tập qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập diễn ra trong giờ học, các nhiệm vụ giao về nhà. Thông qua các hoạt động nhóm, cặp, học sinh thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về những vấn đề đặt ra, đồng thời lắng nghe những ý kiến trao đổi thảo luận của nhóm để tự điều chỉnh cá nhân mình. Đây là những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của người học sinh trong bối cảnh mới.
Trong giảng dạy bài 4 “ Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội”
Để hình thành năng lực hợp tác giáo viên khi giảng dạy phần bình đẳng giữa cha mẹ và con; bình đẳng giữa anh chị em; bình đẳng giữa ông bà và cháu. Giáo viên tổ chức trò chơi để phát triển năng lực hợp tác cho các em. Giáo viên tổ chức trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt”.
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.
Phát mỗi nhóm 8 chiếc lá có ghi các miếng dán.
Biểu hiện tích cực (4) và tiêu cực (4) trong các mối quan hệ gia đình.
Nhóm 1: Quan hệ giữa cha mẹ - con
Nhóm 2: Quan hệ giữa ông bà và cháu
Nhóm 3: Quan hệ giữa anh chị - em
Tương ứng với 4 nhóm là 4 tờ giấy A0. Vẽ cây gia đình (chia làm hai nửa thân xanh và vàng) yêu cầu trong vòng 3 phút các nhóm tìm mảnh dán (chiếc lá) biểu hiện tích cực lên thân màu xanh, biểu hiện tiêu cực lên thân màu vàng. 
Học sinh làm xong dán giấy A0 lên bảng. 
Cả lớp và cô cùng nhận xét (thưởng cho nhóm nhanh và đúng nhất).
Giáo viên kết luận những nội dung tích cực chính là quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
Nhận thấy tác dụng quan trọng của phương pháp trò chơi tôi đã vận dụng vào các tiết giảng của mình và đã phát huy được năng lực hợp tác cho các em, các em biết hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề đưa ra kết quả nhanh và đúng nhất.
Như vậy, qua phương pháp trò chơi trên đã giúp cho học sinh phát triển năng lực tự tin, giải quyết vấn đề, hợp tác tốt để thực hiện nhiệm vụ học tập, góp phần rèn luyện kỹ năng hợp tác khi trình bày suy nghĩ ý tưởng.
4. Kết quả đạt được 
Đối với mỗi giáo viên, việc dạy học để việc phát triển năng lực của học sinh luôn có sự uyển chuyển, bởi mỗi năng lực cần có những bài học phù hợp, các phương pháp dạy phù hợp để nâng cao năng lực. Đồng thời, có thể nói để hiểu một bài học thì cần tổng hợp được tất cả các năng lực của học sinh. Cho nên, bản thân tôi cũng như đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân luôn xác định không quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một năng lực nào, mà điều quan trọng là cần phải lựa chọn và sử dụng kết hợp tốt các năng lực của học sinh để học sinh hiểu bài tốt nhất. Vì vậy, trên đây là những năng lực mà tôi và các giáo viên tại các trường THPT Cửa Lò đã lựa chọn phát triển nhiều nhất. Trong giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các trường PTTH Cửa Lò 2 trong những năm qua đã có hiệu quả thiết thực, chất lượng học tập của học sinh đối với bộ môn đạt kết quả cao hơn. Đa số học sinh thấy hứng thú với việc phát triển năng lực do đó học sinh sẽ hiểu bài nhanh hơn, có tính ứng dụng bài học cao hơn. Lớp học sôi nổi, học sinh sử dụng năng lực của bản thân để tìm tòi các kiến thức mới và khó có liên quan đến nội dung bài học.
Kết quả chất lượng bộ môn đạt được như sau:
Bảng 2.1: Kết quả học tập năm 2018 - 2019
Khối lớp
TSHS
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại Yếu
HS
%
HS
%
HS
%
HS
%
Khối 10
239
121
50,62
82
34,31
36
15,07
Khối 11
243
137
56,38
80
32,92
26
10,70
Khối 12
245
111
45,30
91
37,14
43
17,56
Bảng 2.2: Kết quả học tập năm 2019 – 2020
Khối lớp
TSHS
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại Yếu
HS
%
HS
%
HS
%
HS
%
Khối 10
243
140
57,61
91
37,45
12
4,94
Khối 11
248
141
56,85
95
38,31
12
4,84
Khối 12
244
135
55,33
99
40,57
10
4,10s
* Qua một quá trình giảng dạy, với việc tiếp nhận các phương pháp dạy học để tăng cường các năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, thì có thể thấy được các năng lực của các em đã được nâng cao. Để đi sâu đi sát từng học sinh, nắm bắt tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của các học sinh tôi và đồng nghiệp đã thực hiện một bảng khảo sát về các phương pháp giáo dục tích cực trên:
PHIẾU KHẢO SÁT
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT
Xin chào các thầy cô!
Xin thầy cô cho biết ý kiến dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT hiện nay:
Câu 1: Thầy ( cô) có cho rằng dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh là cần thiết hay không?
£ Rất cần thiết
£ Cần thiết
£ Không cần thiết
	Câu 2: Theo thầy ( cô), khó khăn trong hình thành và phát triển năng lực cho học sinh là gì?
	*Với học sinh:
£ Trình độ chưa cao, không đồng đều
£ Không hứng thú với môn học
£ Chưa làm quen với hướng tiếp cận này
£ Chưa tích cực hoạt động
£ Năng lực còn hạn chế
	*Với giáo viên
£ Chưa có kinh nghiêm phương pháp
£ Chưa có tài liệu, hướng dẫn
	*Nội dung chương trình:
£ Chưa gắn với thực tiễn
£ Nặng về kiến thức
£ Không gây hứng thú cho học sinh
£ Thời gian học còn ít
	Câu 3: Theo thầy ( cô) để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh cần sử dụng:
	*Các phương pháp/ biện pháp 
£ Thuyết trình
£ Đàm thoại
£ Dạy học giải quyết vấn đề
£ Dạy học hợp tác
£ Thực hành
£ Dạy học dự án
£ Dạy học thảo luận nhóm
£ Dạy học nghiên cứu trường hợp điển hình
£ Dạy học liên hệ thực tế và tự liên hệ
£ Ý kiến khác ..
	*Các công cụ:
£ Câu hỏi
£ Bài tập
£ Tình huống có vấn đề
£ Ý kiến khác ..
	Câu 4: Theo thầy ( cô) năng lực đặc trưng cần hình thành cho học sinh môn học mình phụ trách là gì?
£ Năng lực tự học
£ Năng lực giải quyết vấn đề
£ Năng lực tự kiểm tra đánh giá
£ Năng lực giao tiếp
£ Năng lực hợp tác
£ Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
£ Năng lực ngôn ngữ
£ Năng lực tính toán
	Câu 5: Theo thầy ( cô) đánh giá năng lực có cần thiết không?
£ Rất cần thiết
£ Cần thiết
£ Không cần thiết
	Câu 6: Theo thầy (cô) đánh giá năng lực có mang lại hiệu quả trong dạy học không?
£ Rất hiệu quả
£ Hiệu quả
£ Không hiệu quả
Xin chân thành cảm ơn thầy cô!
Qua phần khảo sát hầu như các thầy cô đều đánh giá rất cao về dạy học theo định hướng phát triển năng lực thông qua các phương pháp dạy học tích cực. Thầy cô đã sử dụng linh hoạt các phương pháp và đã phát triển được các năng lực cho học sinh, học sinh tích cực chủ động sáng tạo trong học tập.
Như vậy, việc phát triển năng lực của học sinh đã có tác dụng lớn trong việc nâng cao nhận thức bài học cho học sinh. Tôi tâm đắc với sáng kiến kinh nghiệm này và đã áp dụng thành công ở các khối 10,11,12.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Với đề tài “Phát triển năng lực cho học sinh thông qua một số phương pháp dạy học tích cực trong môn giáo dục công dân cấp THPT” là một đề tài khó. Nếu hoàn thành được nhiệm vụ này, chất lượng của học sinh sẽ được nâng cao, tạo nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội.
Từ góc độ của đề tài này, giáo viên tạo cho đội ngũ học sinh khả năng đánh giá chung về quá trình học tập; khả năng tiếp cận tình huống, rồi gắn liền với thực tiễn; khả năng huy động kiến thức; khả năng giải quyết các vấn đề. Thông qua các bài kiểm tra vận dụng kiến thức của học sinh, buộc học sinh phải phát huy năng lực trí tuệ của mình để giải quyết các tình huống. Cao hơn nữa là việc đánh giá học sinh qua những câu hỏi thắc mắc. Từ đó có thể đánh giá bằng khả năng tư duy khoa học của từng loại học sinh. Bởi đặt được vấn đề để thắc mắc, học sinh có nguyện vọng nhờ cô giáo giải đáp, như vậy buộc học trò đó phải thẩm thấu nội dung bài học qua năng lực tư duy của mình.
Nhưng trên thực tế, năng lực ấy học sinh không thể tự thân vận động để lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn được, lại càng không thể tự vận động để vươn tới đỉnh cao khoa học, nếu thiếu đi sự dẫn dắt của đội ngũ thầy cô giáo. Bất luận hoàn cảnh nào việc nâng cao năng lực cho học sinh, cũng phải thông qua một quá trình thao tác tư duy của người dạy. Trên cơ sở đó cái năng lực chuyên biệt được phát triển trong cái dung môi của năng lực chung. Muốn vậy khả năng tiếp cận tình huống phải gắn liền với thực tiễn. Đó là, một học sinh phải phát huy năng lực tự học, tự đặt vấn đề và tự giải quyết. Muốn vậy, với lượng kiến thức trong sách vở thì chưa đủ, mà đòi hỏi học sinh phải mạnh dạn tư duy sáng tạo, dám đột phá các vấn đề của khoa học để tự mình vươn tới đỉnh cao của khoa học.
Bàn về khái niệm năng lực, nó được thể hiện trên thực tế dưới mọi hình thức rất phong phú: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực quản lý, năng lực giải quyết các vấn đề, năng lực hợp tác... Vậy làm thế nào để tạo ra được một đội ngũ lao động mới có được những năng lực ấy. Đó là trách nhiệm của đội ngũ giáo viên của chúng ta.
Thông qua đề tài “Phát triển năng lực cho học sinh thông qua một số phương pháp dạy học tích cực trong môn giáo dục công dân cấp THPT” là một hướng đi tới để giải quyết ván đề tạo ra một đội ngũ lực lượng lao động mới cho đất nước. Mặc dù gặp khó khăn nhưng với sức lan tỏa của đề tài này, bản thân tôi đã quyết tâm thực hiện. Có thể trên cơ sở lý luận này nó chưa hoàn thiện, hoàn mỹ, nhưng với sự nỗ lực của bản thân, tôi tin rằng hướng giải quyết vấn đề của tôi là đúng đắn.
2. Kiến nghị
* Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo:
- Cần có chế độ khen thưởng nhất định đối với tất cả các loại sáng kiến kinh nghiệm đạt giải thưởng lớn.
- Người có những công trình sáng kiến kinh nghiệm mặc dù không được giải nhưng đều có những giá trị nhất định về mặt khoa học. Vì vậy, cấp trên cần có những chính sách, chế độ động viên một cách thỏa đáng theo mức độ của sự cống hiến. Có làm được như vậy mới tạo ra động lực thường xuyên, đồng thời tạo ra nguồn cảm hứng cho giáo viên từng bước hoàn thiện mình trên bước đường làm khoa học.
- Cần có giáo viên giỏi bồi dưỡng thêm năng lực viết sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên để tạo thành động lực thúc đẩy giáo viên tự hoàn thiện mình.
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi, các tình huống, các câu chuyện phù hợp với bài học.
- Phô tô, chiếu video, in nguyên văn các câu hỏi, tình huống, các câu chuyện liên quan đến bài học hoặc tóm tắt lại tình huống, câu chuyện cho ngắn gọn, dễ hiểu để đưa vào bài học.
- Giáo viên đặt câu hỏi theo cách “Cùng suy nghĩ” sau tình huống, câu chuyện giúp học sinh làm căn cứ trả lời.
- Chia sẻ những kinh nghiệm sau khi thực hiện các giải pháp và hướng dẫn giáo viên trong tổ, nhóm cùng thực hiện.
* Đối với tổ, nhóm chuyên môn:
- Các tổ, nhóm chuyên môn cần thường xuyên thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm để nâng cao các năng lực của học sinh
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
* Đối với BGH nhà trường:
- BGH phải là người luôn đi đầu trong phương pháp dạy học của học sinh, đồng thời cần động viên, nhắc nhở giáo viên thường xuyên áp dụng các phương pháp và các kĩ thuật dạy học mới để phát triển các năng lực của học sinh
- Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên tiếp tục có cơ hội được tham dự những buổi hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm.
- Nhà trường tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng CNTT và các phần mềm hỗ trợ dạy học.
- Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những GV tích cực đổi mới để tăng việc phát triển năng lực của học sinh
Trên đây là một số kinh nghiệm và những ý kiến đóng góp nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giải pháp này sẽ còn nhiều thiếu sót, chính vì thế tôi rất mong nhận được những ý kiến trao đổi, góp ý, bổ sung của quý đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn về phương pháp giảng dạy của mình.
Vinh, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Minh
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN: DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG 
THEO PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
BÀI 6: CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS cần đạt được
1. Về kiến thức :
Nêu được nội dung cơ bản của công nghiệp hoá. hiện đại hoá ở nước ta
Hiểu được trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Về kĩ năng :
Hiểu được tình hình và trình độ công nghiệp hoá. hiện đại hoá ở các nước và ở nước ta.
3. Thái độ, hành vi
Nâng cao lòng lin vào đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước ta.
Xác định đúng tinh thần, thái độ và trách nhiệm của công dân.
HS quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người lao động đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ớ nước ta.
II. NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI
- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khoa học công nghệ để áp dụng vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Thảo luận nhóm
- Xử lí các tình huống
- Hợp tác làm việc
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY
Sách giáo khoa GDCD THPT.
Câu hỏi tình huống GDCD THPT.
Những số liệu, thông tin có liên quan đến nội dung bài học.
Sơ đồ, biểu bảng, hoặc đèn chiếu (nếu có), giấy A(), bút dạ...
Máy chiếu
V: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 2
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Trình bày tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta ?
3. Học bài mới
Hoạt động cua GV và HS
Nội dung cần đạt
GIỚI THIỆU NỘI DUNG BÀI
Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tìm hiểu nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta:
GV : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, tìm hiểu nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
GV : Chia lớp thành 2 nhóm (chia ngẫu nhiên).
HS : Cử đại diện, thư kí nhóm.
GV : Giao câu hỏi cho 2 nhóm .
Nhóm 1 : Lấy ví dụ và phân tích nội dung 1. (phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất)
Nhóm 2 : Lấy ví dụ và phân tích nội dung 2. (Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả)
HS : Các nhóm thảo luận.
GV : Hướng dẫn, bổ sung ý kiến, giúp HS tìm hiểu nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
* Cụ thể :
+ GV nhắc lại nội dung đã học 
+ Vận dụng thực tiễn Việt Nam.
+ Nêu thuận lợi, khó khăn khi vận dụng nội dung này trong sự nghiệp xây dựng Đất nước.
HS : Cử đại diện nhóm trình bày.
- HS : Cả lớp tham gia góp ý kiến.
GV : Nhận xét ý kiến 2 nhóm.
GV : Kết luận (Chiếu lên máy hoặc ghi nội dung lên bảng phụ, hoăc biểu đồ).
HS : Ghi bài vào vở.
GV : Kết luận :
Hai nội dung cơ bản nói trên của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân có quan hệ mật thiết với nhau. Thực chất của quan hệ này là mối quan hệ biện chứng, nhân quả giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
(giáo viên có thể cho học sinh xem tranh ảnh để minh hoạ)
Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp vấn đáp, đàm thoại, thảo luận lớp để tìm hiểu trách nhiệm của công dân đối với công cuộc sự nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
GV : Cho HS thảo luận chung cả lớp để tìm hiểu: Công dân có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước.
HS : Sử dụng SGK.
GV : Đặt câu hỏi cho HS cả lớp (Chiếu lên máy hoặc ghi nội dung lên bảng phụ).
Câu 1 : Trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng Đất nước như thế nào ? 
Câu 2 : Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam về việc vận dụng kiến thức công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay.
HS : Trình bày ý kiến cá nhân.
HS : Cả lớp cùng bổ sung ý kiên trao đổi.
GV : Liệt kê ý kiến của học sinh lên bảng phụ.
GV : Nhận xét và kết luận.
HS : Ghi bài vào vở.
GV : Lưu ý một số vấn đề về trách nhiệm công dân :
+ Vấn đề cạnh tranh lành mạnh.
+ Chống tham ô, tham nhũng, lãng phí.
+ Chồng hàng giả, buôn lậu.
+ Hàng hoá chất lượng, an toàn thực phẩm ...
+ Bảo vệ môi trường.
+ Xây dựng hạ tầng cơ sở ....
2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
*Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trước hết bằng việc cơ khí hoá nền sản xuất xã hội, trên cơ sở áp dụng những thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Xây dựng một cơ cấu hợp lí, hiện đại và hiệu quả.
3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước
*Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong sản xuất kinh doanh cần lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao. phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và thế giới.
Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp, có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
* Thường xuyên học tập nâng cao trình độ văn hoá, khoa học - công nghệ theo hướng hiện đại, đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
4. Củng cố lí thuyết và luyện tập bài tập
GV : Giới thiệu thêm một số sơ đồ củng cố kiến thức.
GV : Giải thích và lấy ví dụ.
a. Giới thiệu sơ đồ:
* Sơ đồ 1: Cơ cấu kinh tế
*. Sơ đồ 2: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
b. Bài tập
GV : Tổ chức cho HS làm bài tập vào phiếu.
GV : Giao phiếu học tập cho HS.
Phiếu số 1: (đánh dấu X vào ý kiến đúng). Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì :
 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
 Tác dụng to lớn, toàn diện của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Phiếu số 2 : Bản thân em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp chung (đánh dấu X vào ý kiến đúng).
 Có động cơ học tập đúng đắn
 Có phương pháp học tập tốt
 Lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng
 Nắm bắt kĩ thuật - công nghệ hiện đại
 Thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
HS : Trả lời vào phiếu (theo quy định của GV).
GV : Cho HS có đáp án nhanh trình bày.
HS : Cả lớp nhận xét.
GV : Bổ sung và đưa ra đáp án đúng.
HS : Chữa bài tập vào vở.
Đáp án
Phiếu số 1:
Đáp án đúng (a. b)
Phiếu số 2 :
Đáp án đúng (a, b, c, d. e)
GV kết luận toàn bài
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước là một trong các nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ớ nước ta. Chúng ta cần xác định đúng yêu cầu của nhiệm vụ trung tâm này. Vận dụng khoa học, hiệu quả đối với thực tiễn Việt Nam. Từ đó thấy được trách nhiệm của công dân nói chung và HS nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước. Nhanh chóng đưa nước ta tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH.
5. Dặn dò
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa
- Sưu tầm tư liệu chuẩn bị cho bài 7
- Xem trước bài 7 “Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước
* Sau đây là một số hình ảnh phát huy các năng lực cho học sinh
trong môn GDCD mà tôi đã giảng dạy tại trường THPT Cửa Lò 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Giáo dục công dân 10, 11, 12
2. Tình huống Giáo dục công dân 10, 11, 12
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Giáo dục công dân trường THPT
4. Tài liệu bồi dưỡng dạy học theo định hướng phát triển năng lực
5. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Giáo dục công dân
6. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THPT
7. Dạy học theo nhóm, dự án, giải quyết vấn đề, trò chơi và các phương tiện liên quan
8. Các tài liệu khác liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm
9. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

File đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_thong_qua_mot_so_phuon.doc
Sáng Kiến Liên Quan