SKKN Phát triển năng lực cho học sinh qua vận dụng kiến thức Sinh học tế bào vào liên hệ thực tiễn trong chương trình Sinh học Lớp 10

Hiện nay, khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng tăng, nội dung kiến

thức trong chương trình phổ thông cũng tăng lên, nên chúng ta không thể hi vọng

trong một thời gian nhất định ở trường phổ thông GV có thể cung cấp cho HS cả

một kho tàng tri thức mà loài người đã tích lũy được, tuy đã được chọn lọc. Nhiệm

vụ của GV hiện nay không chỉ cung cấp cho HS tri thức mà quan trọng là cung cấp

cho HS phương pháp học, rèn cho các em hệ thống kỹ năng nhận thức để HS chủ

động giải quyết những vấn đề trong học tập cũng như trong thực tiễn, qua đó giúp

phát triển năng lực và thái độ của người học. Để thực hiện được mục tiêu này thì

cần phải đổi mới giáo dục toàn diện, trên mọi mặt từ mục tiêu, nội dung, phương

pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học. Trong đó, đổi mới phương pháp

dạy học (PPDH) là trọng tâm và có ý nghĩa chiến lược.

Vì vậy, để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn

cuộc sống và góp phần hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề của HS trung học, Bộ

Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát động và tổ chức cuộc thi "Vận dụng kiến thức

liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn", cuộc thi "khoa học kĩ thuật cấp

quốc gia" dành cho HS trung học nhằm khuyến khích HS vận dụng kiến thức của

các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả

năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo của

học sinh, thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với

thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với

hành".

Trong các PPDH tích cực phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS là vô

cùng quan trọng, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết các

vấn đề thực tiễn, rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá ra

những vấn đề mới.

Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết

các GV chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho HS, rèn luyện kĩ năng

làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm .theo logic,

khuôn mẫu nên việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn

đời sống, vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn chưa được chú trọng, HS chưa

biết cách làm việc độc lập một cách khoa học để lĩnh hội tri thức, chưa được hướng

dẫn cũng như làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng các

thành tựu khoa học vào thực tiễn.

pdf103 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2814 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực cho học sinh qua vận dụng kiến thức Sinh học tế bào vào liên hệ thực tiễn trong chương trình Sinh học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g THPT Quỳnh Lưu 3) 
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: 
1. Kiến thức: : 
- Học sinh phải nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ. 
- Giải thích lợi thế của kích thước nhỏ ở tế bào nhân sơ. 
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi 
khuẩn. 
2. Kĩ năng: Rèn luyện học sinh các kĩ năng : quan sát, thu thập thông tin, phân 
tích, tổng hợp, 
3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn và bảo vệ sức khoẻ của cá 
nhân và cộng đồng, sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp. 
4. Các năng lực hướng tới: 
4.1. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử 
dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán... 
4.2. Năng lực chuyên biệt: Năng lực định nghĩa, năng lực tìm kiếm mối liên 
hệ, năng lực phân tích kênh hình và kênh chữ. 
B. TRỌNG TÂM BÀI DẠY: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ, cấu tạo tế bào 
nhân sơ 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Hoạt động khởi động (Hình ảnh phần phụ lục): HS chơi trò chơi đóng vai 
thành người bệnh nhưng sử dụng thuốc kháng sinh không đúng đã bị ngộ độc và 
phải nhập viện. Ở đó bác sĩ khám, chẩn đoán đúng bệnh và kê thuốc cho bệnh 
nhân. Bác sĩ khuyên khi cơ thể bị nhiễm khuẩn cần đến các cơ sở để khám bệnh 
chứ không nên dùng thuốc kháng sinh bừa bãi. 
GV nêu vấn đề: Vậy qua đó em hiểu gì về đặc điểm cấu tạo, chức năng của tế 
bào nhân sơ? 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
HS tự nghiên cứu tài liệu SGK , làm việc cá nhân, ghi sản phẩm vào vở hoặc 
giấy nháp về kiến thức cấu trúc phù hợp với chức năng của các thành phần cấu tạo 
của tế bào nhân sơ (7 phút). 
Sau đó, làm việc theo nhóm nhỏ (theo cặp) trao đổi, thảo luận sản phẩm của 
nhau. 
Tổ chức làm việc cả lớp 
Cử đại diện lên báo cáo sản phẩm 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Có thể đặt câu hỏi cho nhóm khác. 
+ Vai trò của thành tế bào? 
+ Vai trò của vỏ nhầy? 
+ Trả lời câu lệnh SGK. 
GV. nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề. 
* Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ: 
- Chưa có nhân hoàn chỉnh (nhân chưa có màng nhân bao bọc) Nhân sơ. 
- Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng 
bao bọc. 
- Khoảng 1- 5m, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực. 
 =>Lợi thế : Kích thước nhỏ giúp trao đổi chất với môi trường sống nhanh sinh 
trưởng, sinh sản nhanh( thời gian sinh sản ngắn) 
Cấu tạo tế bào nhân sơ: 
1. màng sinh chất: 
 Gồm: ▪ Phôtpholipit 
 ▪ Prôtêin 
2. Tế bào chất 
- Cấu tạo : Gồm ▪ bào tương 
 ▪ ribôxôm (Prô + rARN) và hạt dự trữ. 
- Chức năng : là nơi diễn ra các phản ứng sinh hoá : tổng hợp hay phân giải các 
chất. 
3. Vùng nhân 
- Cấu tạo : 
+ Chưa có màng nhân 
+ Có phân tử ADN dạng vòng. Một số vi khuẩn khác có thêm plasmit. 
- Chức năng : 
+ Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. 
+ Điều khiển các hoạt động sống. 
4. Các thành phần khác: 
- Thành tế bào: Cấu tạo bởi peptiđôglican 
Có 2 loại: Gram+ : Khi nhuộm có màu tím 
 Gram - : Khi nhuộm có màu đỏ 
* Chức năng: Tạo cho tb nhân sơ có hình dạng ổn định 
- Lông, roi: 
+ Lông: Giúp VK gây bệnh bám được vào vật chủ 
+ Roi: Giúp vk di chuyển 
- Một số loại vi khuẩn còn có thêm 1 lớp vỏ nhày 
2.2. Hoạt động vận dụng kiến thức bài học vào liên hệ thực tiễn qua dự án học 
tập: “THUỐC CHỮA BỆNH VÀ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ QUỲNH 
ĐÔI” 
Nội dung dự án: 
I. Lí do hình thành dự án: 
Hiện nay việc sử dụng kháng sinh rất bừa bãi do người dân không hiểu tác 
dụng cụ thể của từng loại thuốc kháng sinh tương ứng với phổ kháng khuẩn nào. 
Qua đó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và chất lượng cuộc sống của cộng 
đồng. Thông qua dự án này các em sẽ có thêm hiểu biết và có thái độ đúng đắn, 
biết cách sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí, bảo vệ sức khoẻ của bản thân. 
Nhiệm vụ dự án: tìm hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng các thành phần của 
tế bào nhân sơ 
Tìm hiểu tiêu chí để phân biệt vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm 
Tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh ở một số cơ sở y tế như: trạm y 
tế xã Quỳnh đôi, các hiệu thuốc 
Giao nhiệm vụ: Nhóm dự án gồm các HS ở 3 xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Thanh và 
Quỳnh Yên 
Tổ chức thực hiện: + Quan sát một số địa điểm tại xã liên quan đến việc 
khám, chữa bệnh như: trạm y tế, các hiệu thuốc 
+ Điều tra một số loại thuốc chữa bệnh tại những địa điểm đó như nhóm 
thuốc sát trùng, nhóm thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Gram dương và Gram 
âm 
+ Tiến hành thu thập các hình ảnh khi sử dụng thuốc chữa bệnh. 
+ Lắp ráp để hoàn thiện dự án. 
 Sản phẩm dự án: HS báo cáo 
GV: nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm dự án học tập của HS. 
2.3 Hoạt động luyện tập/ củng cố: 
+ Vi khuẩn Echesrichia Coli (E. Coli) cứ 20 phút phân chia tạo số lượng tế bào 
trong quần thể rất lớn. Vì sao vi khuẩn này lại phân chia nhanh như vậy? 
+ Dựa vào tiêu chí nào người ta phân biệt vi khuẩn Gram âm và Gram dương? 
Ứng dụng trong y học như thế nào? 
2.4. Hoạt động vận dụng – tìm tòi mở rộng: (Có thể hướng dẫn HS về nhà làm) 
Nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Vì sao sữa chua rất có lợi cho đường tiêu hoá ở người? 
Câu 2: Vì sao khi muối dưa cà có mùi chua? 
Câu 3: Tại sao trước khi ngủ mà không đánh răng dễ bị sâu ăn răng? 
Dặn dò : Làm bài tập về nhà 
 Đọc và nghiên cứu bài 8: TB nhân thực. 
 Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................. 
GIÁO ÁN 2: 
BÀI 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT 
(TIẾT PPCT: 23 , theo ppct môn Sinh học của trường THPT Quỳnh Lưu 3) 
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: 
1. Kiến thức: : 
- Trình bày được các kiểu vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. 
- Nêu được sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động 
- Mô tả được các hiện tượng nhập bào và xuất bào. 
2. Kĩ năng: 
+ Rèn luyện được kĩ năng tư duy sáng tạo, cách xử lý và giải quyết tình 
huống thực tế. 
 + Rèn luyện các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác nhóm để hoàn thành 
hoạt động học tập 
 + Rèn luyện kĩ năng giải thích và kết luận. 
3.Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn. 
4. Về năng lực: 
Năng lực hợp tác nhóm 
Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống. 
Năng lực giải quyết vấn đề. 
Năng lực sáng tạo. 
Năng lực tư duy, quan sát, phân tích kênh hình và kênh chữ 
II. phương pháp dạy học: theo nhóm, giải quyết vấn đề. 
III. Phương tiện, học liệu dạy học: máy chiếu, giáo án, phiếu học tập, mẫu vật 
(cọng rau muống), dao lam, lọ thuỷ tinh, nước. 
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập: 
1. Hoạt động khởi động: 
Bước 1: Gv chia thành 4 nhóm, cử 2 đại diện mỗi tổ cùng thực hiện trò chơi: 
Ai nhanh nhất trong vòng 5 phút (chẻ cọng rau muống thành các mảnh nhỏ) 
Bước 2: HS tiến hành làm 
Bước 3: Hoàn thành sản phẩm 
Bước 4: GV- HS đánh giá sản phẩm mỗi nhóm. 
Bước 5: GV nêu vấn đề: Các em thử dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi ngâm các 
cọng rau muống đã được chẻ trong nước? 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. 
Hoạt động 1: Nghiên cứu mục: vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động: 
GV: cho HS quan sát đoạn phim hoặc hình ảnh về vận chuyển các chất qua màng 
sinh chất. Tổ chức cho học sinh thảo luận bằng phiếu học tập sau: 
Yêu cầu: - Nhóm 1,3: Nghiên cứu mục 1. Vận chuyển thụ động 
 - Nhóm 2, 4: Nghiên cứu mục 2. Vận chuyển chủ động 
- HS tự nghiên cứu tài liệu SGK , làm việc cá nhân, ghi sản phẩm vào vở hoặc 
giấy nháp (5-7 phút). 
Sau đó, làm việc theo nhóm nhỏ (theo cặp) trao đổi, thảo luận sản phẩm của 
nhau. 
Tổ chức làm việc cả lớp 
Cử đại diện lên báo cáo sản phẩm 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Có thể đặt câu hỏi cho nhóm khác. 
+ Các chất như rượu, ơstrogen được vận chuyển qua màng bằng con đường 
nào? 
+ Vì sao khi muối dưa có mùi chua, vị mặn? 
+ Tế bào hồng cầu cũng như các tế bào khác ở người luôn ở môi trường nào? 
+ Vận chuyển chủ động phụ thuộc vào yếu tố nào? 
GV: nhận xét, đánh giá chốt vấn đề. 
Tiêu chí 1.Vận chuyển thụ động 2. Vận chuyển chủ 
động 
Tiêu chí 1.Vận chuyển thụ động 2. Vận chuyển chủ động 
a. Khái niệm 
b. Hướng vận chuyển 
c. Con đường vận 
chuyển 
d. Điều kiện thực hiện 
e. Kết quả 
1. Khái niệm Là phương thức vận 
chuyển các chất qua màng 
sinh chất mà không tiêu 
tốn năng lượng, khuếch tán 
của các chất có nồng độ 
cao đến nồng đồ thấp, 
thẩm thấu nước từ thế 
nước cao đến thế nước 
thấp. 
Là phương thức vận 
chuyển các chất qua 
màng sinh chất từ nơi 
có nồng độ thấp đến 
nơi có nồng độ cao, có 
tiêu tốn năng lượng 
2. Hướng vận chuyển Cùng chiều građien nồng 
độ 
Ngược chiều građien 
nồng độ 
3. Con đường vận 
chuyển 
- Khuếch tán trực tiếp qua 
màng hoặc nhờ các protein 
xuyên màng (không cần 
chất mang) 
- Ví dụ: vận chuyển oxi, 
glucozơ, etylic 
- Nhờ các kênh protein 
đặc hiệu trên màng 
(cần chất mang). 
- Ví dụ: vận chuyển 
ion Na+, K+... 
4. Điều kiện thực hiện -Sự chênh lệch nồng độ 
chất tan giữa trong TB và 
ngoài TB 
+ môi trường ưu trương 
+ môi trường nhược 
trương 
+môi trường đẳng trương 
-Đặc tính hoá học của các 
chất 
- Cần “máy bơm” đặc 
chủng 
-Do nhu cầu của tế bào 
và cơ thể. 
5. Kết quả Đạt tới sự cân bằng về 
nồng độ 
Không đạt tới sự cân 
bằng về nồng độ 
Hoạt động 2: Nghiên cứu mục nhập bào, xuất bào: 
Gv: Chiếu hình ảnh nhập bào, xuất bào. 
HS tự nghiên cứu tài liệu SGK , làm việc cá nhân, ghi sản phẩm vào vở hoặc 
giấy nháp (5-7 phút). 
Sau đó, làm việc theo nhóm nhỏ (theo cặp) trao đổi, thảo luận sản phẩm của 
nhau. 
Tổ chức làm việc cả lớp 
Cử đại diện lên báo cáo sản phẩm 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
GV: nhận xét, đánh giá chốt vấn đề. 
Nhập bào: Màng tế bào biến dạng để lấy các chất hữu cơ có kích thước lớn 
(thực bào: vi khuẩn) hoặc giọt dịch ngoại bào (ẩm bào: mảnh vụn hữu cơ, insulin). 
Xuất bào: Sự vận chuyển các chất ra khỏi tế bào bằng sự biến dạng của màng 
sinh chất. 
Là hình thức vận chuyển chủ động, có tiêu tốn năng lượng. 
3. Hoạt động luyện tập/củng cố: 
Hoàn thành sơ đồ sau về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất: 
4. Hoạt động vận dụng – tìm tòi mở rộng (Có thể hướng dẫn HS về nhà làm) 
Nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Vì sao khi muối dưa có mùi chua, vị mặn và nhăn nheo? 
Có người nói muối dưa hay bị khú có phải do tay không? Giải thích? 
Câu 2: Vì sao ngâm rau sống vào nước muối pha loãng phù hợp có thể sát 
khuẩn? 
Câu 3: Giải thích tại sao tại quản cầu thận của người, nồng độ Ure trong nước 
tiểu gấp 65 lần trong máu nhưng ure vẫn được hấp thụ từ máu vào thận? Hậu quả 
gì xảy ra nếu ure không được hấp thụ từ máu vào thận? 
Câu 4: Một số Amip được đưa vào môi trường chứa đầy mảnh vụn hữu cơ. 
Hãy mô tả quá trình tiêu hoá các mảnh vụn hữu cơ đó của trùng Amip? 
Câu 5: Vi khuẩn có khả năng thực bào không? Vì sao? 
Dặn dò: Làm bài tập về nhà 
 Đọc bài 12 và chuẩn bị bài thực hành. 
  Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
PHỤ LỤC 3: CÁC ĐỀ KIỂM TRA 
ĐỀ 1: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I, CHƯƠNG II (Theo ppct và 
khung ma trận chung của nhóm Sinh trường THPT Quỳnh Lưu 3) 
Biến dạng màng 
Nhập bào 
V/c thụ động 
Không tiêu tốn 
năng lượng 
Các chất vận 
chuyển qua màng 
sinh chất 
HỌ VÀ TÊN: LỚP: 10A 
 MÃ ĐỀ: 257 
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (20 CÂU = 6,0 Đ): HÃY KHOANH VÀO PHƯƠNG 
ÁN ĐÚNG NHẤT. 
Câu 1: Loại bazơ ni tơ nào sau đây chỉ có trong ARN mà không có trong ADN? 
 A. Uraxin B. Ađênin C. Guanin D. Xitôzin 
Câu 2: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ 
của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường 
A. ưu trương. B. đẳng trương. C. nhược trương. D. bão hoà. 
Câu 3: Cho các trình tự nu sau, trình tự nào không phải của ADN? 
A. ATTXGGGXXAT B. ATXGGGXATAT 
C. AUGXGAAAXXG D. AGGGXTTAATX 
Câu 4. Các phân tử có kích thước lớn không thể lọt qua các lỗ màng thì tế bào đã 
thực hiện hình thức 
 A.vận chuyển chủ động. B. ẩm bào. C. thực bào. D. ẩm bào và thực bào. 
Câu 5: Chức năng không có ở prôtêin là: 
A. Xúc tác quá trình trao đổi chất B. Truyền đạt thông tin di truyền 
C. Điều hoà quá trình trao đổi chất D. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể 
Câu 6: Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại ? 
A. Tinh bột và mantôzơ B. Galactôzơ và tinh bột 
C. Glucôzơ và Fructôzơ D. Xenlucôzơ và galactôzơ 
Câu 7: Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua 
màng tế bào phụ thuộc vào 
A. đặc điểm của chất tan. 
B. sự chênh lệch nồng độ của các chất tan gữa trong và ngoài màng tế bào. 
C. đặc điểm của màng tế bào và kích thước lỗ màng. 
D. nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào. 
Câu 8: Cacbonhyđrat gồm các loại: 
A. đường đôi, đường đơn, đường đa B. đường đôi, đường đa 
C. Đường đơn, đường đôi D. đường đơn, đường đa 
Câu 9: Iốt trong cơ thể người chỉ cần một lượng cực nhỏ, nhưng nếu thiếu nó 
sẽ gây bệnh gì ? 
A. Đao (Down) B. Bướu cổ 
C. Ung thư máu D. Hồng cầu lưỡi liềm. 
Câu 10: Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho 
A. cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh. B. làm cho cây héo, chết. 
C. làm cho cây chậm phát triển. D. làm cho cây không thể phát triển được. 
Câu 11: Thành phần hoá học của Ribôxôm gồm 
A. Lipit, ADN và ARN B. ADN, ARN và prôtêin 
C. ADN, ARN và nhiễm sắc thể D. Prôtêin, ARN 
Câu 12: Tên gọi strôma để chỉ cấu trúc nào sau đây? 
A. Chất nền của lục lạp B. Enzim quang hợp của lục lạp 
C. Màng ngoài của lục lạp D. Màng trong của lục lạp 
Câu 13: Một đoạn gen có 3900 liên kết hiđrô, loại X bằng 600 nu. Tổng số nu của 
đoạn gen là: 
A. 3300 B. 2400 C. 1800 D. 1200 
Câu 14: Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là: 
A. Lưới nội chất hạt B. Ti thể C. Lục lạp D. Trung thể 
Câu 15: Chất dưới đây không phải lipit là : 
A. ơstrôgen B. Vitamin C. Xenlulôzơ D. Côlestêron 
Câu 16: Thành tế bào vi khuẩn có vai trò: 
A. Quy định hình dạng của tế bào B. Ngăn cách giữa bên trong và bên 
ngoài tế bào 
C. Liên lạc với các tế bào lân cận D. Trao đổi chất giữa tế bào với môi 
trường 
Câu 17: Trình tự sắp xếp đặc thù của các axít amin trong chuỗi pôlipeptít tạo nên 
prôtêin có cấu trúc: 
A. Bậc 1 B. Bậc 2 C. Bậc 4 D. Bậc 3 
Câu 18. Các bào quan có axitnucleic là 
 A. ti thể và không bào. B. không bào và lizôxôm. 
 C. lạp thể và lizôxôm. D. ti thể và lạp thể. 
Câu 19. Trong tế bào, các bào quan có 2 lớp màng bao bọc bao gồm 
A. nhân, ribôxôm, lizôxôm. B. nhân, ti thể, lục lạp 
C. ribôxôm, ti thể, lục lạp . D. lizoxôm, ti thể, peroxixôm. 
Câu 20: Một phân tử mỡ bao gồm: 
A. 1 phân tử glxêrôl với 3 axít béo B. 3 phân tử glxêrôl với 1 axít béo 
C. 1 phân tử glxêrôl với 2 axít béo D. 1 phân tử glxêrôl với 1 axít béo 
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 2 CÂU = 4,0 Đ) 
Câu 1 (2,0 đ): Trình bày cấu trúc và chức năng của ti thể? Nói ti thể có khả năng 
tự phân đôi tạo thành ti thể mới đúng hay sai? Giải thích. 
Câu 2 (2,0 đ): Vận chuyển thụ động là gì? Vì sao ngâm rau sống vào nước muối 
pha loãng phù hợp có thể sát khuẩn? 
PHÂN III: ĐÁP ÁN 
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : 
1A 2C 3C 4D 5B 
6C 7B 8A 9B 10B 
11D 12A 13A 14D 15C 
16A 17A 18D 19B 20A 
 II.PHẦN TỰ LUẬN : 
Câu Nội dung Điểm 
Câu 1 
2 điểm 
Cấu tạo : 
- Gồm 2 lớp màng: 
- Màng ngoài trơn 
- Màng trong phân nhánh tạo thành các mào. Trên mào 
có nhiều enzim hô hấp. 
- Bên trong là chất nền có chứa ADN và ribôxôm. 
 Chức năng 
 Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế 
bào. 
 Nói ti thể có khả năng tự phân đôi tạo thành ti thể mới 
đúng. 
Vì chứa chất nền có chứa ADN có khả năng phân chia 
0,75 
0,5 
0,25 
thành ti thể mới, độc lập với ADN của nhân. 0,5 
Câu 2 
2 điểm 
+ Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các 
chất màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ 
thấp và không tiêu tốn năng lượng. 
+ Khi ngâm rau sống vào nước muối pha loãng tạo môi 
trường ưu trương -> nước sẽ thẩm thấu từ trong TB vi 
khuẩn ra ngoài → vi khuẩn mất nước → chết. 
0,75 
 1,25 
ĐỀ 2: KIỂM TRA 15 PHÚT (SỐ 1) 
1. Trình bày đặc điểm của tế bào nhân sơ. 
2. Vi khuẩn Echesrichia Coli (E. Coli) cứ 20 phút phân chia tạo số lượng tế bào 
trong quần thể rất lớn. Vì sao vi khuẩn này lại phân chia nhanh như vậy? 
ĐỀ 3: KIỂM TRA 15 PHÚT (SỐ 2) 
1. Trình bày cấu trúc và chức năng của thành tế bào của sinh vật nhân sơ. 
2. Dựa vào tiêu chí nào người ta phân biệt vi khuẩn Gram âm và Gram dương? 
Ứng dụng trong y học như thế nào? 
ĐỀ 4: KIỂM TRA 15 PHÚT (SỐ 3) 
1. Vận chuyển thụ động là gì? Ví dụ. 
2. Vì sao khi muối dưa có mùi chua, vị mặn và nhăn nheo? 
Có người nói muối dưa hay bị khú có phải do tay không? Giải thích? 
ĐỀ 5: KIỂM TRA 15 PHÚT (SỐ 4) 
1. Vận chuyển chủ động là gì? 
2. Giải thích tại sao tại quản cầu thận của người, nồng độ Ure trong nước tiểu gấp 
65 lần trong máu nhưng ure vẫn được hấp thụ từ máu vào thận? Hậu quả gì xảy ra nếu 
ure không được hấp thụ từ máu vào thận? 
ĐỀ 6: KIỂM TRA 15 PHÚT (SỐ 5) 
1. Nhập bào, xuất bào là gì? 
2. Vi khuẩn có khả năng thực bào không? Vì sao? 
ĐỀ 7: KIỂM TRA 15 PHÚT (tham khảo) 
1. Trình bày vai trò của nước. 
2. Giải thích vì sao một số côn trùng (nhện nước, gọng vó) lại có thể chạy trên mặt 
nước mà không bị chìm? 
ĐỀ 8: KIỂM TRA 15 PHÚT (tham khảo) 
1. Trình bày chức năng của cacbonhidrat. 
2. Tại sao cơm nhai càng kĩ lại càng cảm thấy ngọt? 
ĐỀ 9: KIỂM TRA 15 PHÚT (tham khảo) 
1. Năng lượng là gì? ví dụ. 
2. Tại sao các vận động viên thể hình, bơi lội, bóng đá ... phải ăn khẩu phần 
ăn nhiều năng lượng? 
ĐỀ 10: KIỂM TRA 15 PHÚT (tham khảo) 
1. Chu kì tế bào là gì? 
2. Người hút thuốc lá và người hít phải khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi. 
Tại sao? 
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
CỦA HS 
Hoạt động khởi động để dạy bài 11, Sinh học lớp 10 
Lớp: 10A2 – Trường THPT Quỳnh Lưu 3 
Nhóm 4, lớp 10A2 
(giải nhất) 
Hoạt động khởi động để dạy bài 7, lớp 10A7 Hoạt động khởi động để 
dạy bài 3+4, lớp 10A2 
Báo cáo thuyết trình của lớp 10A2, mục vai trò của nước, bài 3+ 4; Sinh học lớp 
10 tại xóm 2, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu thông qua hoạt động trải 
nghiệm 
Báo cáo thuyết trình của nhóm 3, lớp 
10A7 (Hoạt động hình thành kiến thức 
mới, mục: các yếu tố ảnh hưởng đến 
hoạt tính của enzim, bài 14). 
Trò chơi ô chữ, lớp 10A7 (Hoạt động 
ôn tập /củng cố bài 13) 
Báo cáo thuyết trình của nhóm 1, 2 lớp 10A7 
 (Hoạt động tìm tòi, vận dụng bài 3+4) 
Thực nghiệm tại lớp 10A2, tiết dạy tự chọn và dạy thêm 
 HS lớp 10A7 tham gia thực nghiệm trong tiết tự chọn 
Bài kiểm tra 15 phút lớp 10A4 (Trước thực nghiệm) 
Bài kiểm tra 15 phút lớp 10A6 (Sau thực nghiệm) 
Bài kiểm tra 15 phút lớp 10A7 (Trước thực nghiệm) 
Bài kiểm tra 15 phút lớp 10A7 (Sau thực nghiệm) 
Bài kiểm tra 15 phút lớp 10A7 (Trước thực nghiệm) 
Bài kiểm tra 15 phút lớp 10A7 (Sau thực nghiệm) 

File đính kèm:

  • pdfvideo_38.pdf
Sáng Kiến Liên Quan