SKKN Phát triển khả năng “Đồng sáng tạo” cho học sinh qua dạy đọc hiểu văn bản Chí phèo của nhà văn Nam Cao (Khảo sát các trường Trung học Phổ thông ở huyện Yên Thành)
Thực trạng dạy đọc hiểu truyện trong chương trình Ngữ văn 11 ở các trường THPT huyện Yên Thành, Nghệ An
Các VB truyện chiếm ưu thế trong dạy đọc - hiểu văn bản ở chương trình THPT nói chung và chương trình Ngữ văn 11 nói riêng. Tuy nhiên qua khảo sát một số trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành, thực tế dạy đọc - hiểu VB truyện vẫn còn nhiều bất cập. Thông qua phiếu điều tra GV ở một số trường (THPT Phan Đăng Lưu, THPT Yên Thành II và THPT Bắc Yên Thành) chúng tôi nhận thấy có những vấn đề sau đáng để suy nghĩ:
- Chưa hiểu rõ mục đích, tầm quan trọng của dạy đọc hiểu, chưa xác định đúng mục tiêu giờ dạy; Dạy nhằm mục đích cung cấp kiến thức để HS vượt qua các kì thi; chưa rèn kĩ năng đọc hiểu VB tự sự cho HS để các em có thể tự đọc các VB tự sự tương tự trong CT và ngoài CT; chưa thực sự quan tâm đến việc các em cảm nhận thế nào qua một tiết học. Vì vậy, giờ dạy học văn diễn ra nhàm chán, chủ yếu là thầy làm thay trò; chưa phát huy được tính chủ động, tích cực của HS trong giờ học.
- Do áp lực về thời gian (mỗi VB truyện chỉ dạy trong 2 đến 3 tiết) nên GV chưa tập trung rèn kĩ năng đọc - hiểu VB tự sự để HS có thể tự đọc một VB khác cùng thể loại ngoài CT. Đây lại là điểm mấu chốt, quan trọng trong đọc - hiểu VB hiện nay.
- Do áp lực thi cử, một số GV chạy theo thành tích khiến cho một tiết đọc hiểu VB truyện trở thành một tiết “giảng văn”. Cô say sưa với bài giảng của mình, thuyết giảng tất cả vốn hiểu biết của mình về tác phẩm cho HS nghe, ghi chép. HS nghe thì thấy hay nhưng nghe xong thì dễ quên ngay. Văn chương thể hiện cái tôi rất rõ, bởi thế HS không thể nhớ nguyên xi lời văn của thầy dù các em có cố gắng bắt chước, học thuộc lòng.
- Chưa thay đổi quan niệm về người học và việc đánh giá người học; chưa thực sự chú ý đến người học - nhu cầu, mong muốn, hứng thú của các em; chưa khuyến khích HS tìm tòi, sáng tạo; sự tương tác giữa GV - HS, HS - HS còn hạn chế.
- HS học thụ động, học máy móc; không có kĩ năng đọc hiểu VB tự sự, không thể đọc hiểu những VB tương tự; chưa biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống; thiếu sáng tạo và không biết cách tự học; thiếu động cơ học tập.
- Khả năng tiếp nhận TPVH của HS còn hạn chế; chưa hiểu rõ đặc trưng loại thể tự sự; HS chưa phát hiện và lí giải được những vấn đề đặt ra trong tác phẩm, chưa thấy được sự thống nhất nội dung và hình thức biểu hiện của VB, không biết tìm kiếm kiến thức trọng tâm để học, không biết từ cái đã biết mà suy ra cái chưa biết. Kĩ năng nói, viết, trình bày vấn đề còn yếu.
Con số thực tế chúng tôi thống kê được như sau: Về vấn đề cách nhìn nhận của GV trong dạy học đọc - hiểu VBVH và giảng văn có khác nhau không có 10/50 GV (chiếm 20%) cho rằng chỉ khác về hình thức, 15/50 GV (chiếm 30%) cho biết khác hoàn toàn. Khảo sát về biện pháp giúp HS khám phá thế giới hình tượng trong truyện, tỉ lệ GV chọn biện pháp giảng cho HS nghe là 23/50 GV (chiếm 46%) trong khi đó biện pháp cho HS nêu ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật nhằm phát triển khả năng sáng tạo của HS chỉ có 12/50 GV lựa chọn (chiếm 24%). Có 31/50 GV (chiếm 62%) thừa nhận chỉ có HS khá, giỏi chú ý phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong giờ đọc hiểu VB truyện còn phần lớn HS không chú ý.
Về phía HS, chúng tôi đã khảo sát 400 HS trên cả 3 trường thực nghiệm. Có 41/400 em (chiếm 10,25%) không hiểu thế nào là đọc hiểu VBVH, có 18/400 em (chiếm 4,5%) chưa bao giờ nghĩ đến khái niệm đọc hiểu VBVH. Thậm chí, khi được hỏi nhận xét của em về các giờ đọc hiểu VBVH ở trên lớp số HS rất hứng thú chiếm tỉ lệ ít ỏi 4% (16/400 em), ngược lại tỉ lệ HS không hứng thú là 33% (132/400 em). Có 178/400 em (chiếm 44,5%) muốn GV giảng bài và ghi chép, 121/400 em (chiếm 30,25%) muốn GV đặt câu hỏi sáng rõ và dẫn dắt cụ thể, 65/100 em, (chiếm) mong muốn GV cho HS được tự do thể hiện ý kiến, 36/400 em (chiếm 9%) muốn GV tôn trọng quan điểm cá nhân của HS.
Từ thực tế dạy học văn bản tự sự ở trường THPT hiện nay, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu để tìm ra biện pháp dạy học VB Chí Phèo là cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn trong nhà trường.
iáo án thực nghiệm có đề ra yêu cầu này ở khâu ‘‘chuẩn bị’’ trước mỗi tiết dạy). Học Chí Phèo, các em đã tranh luận, phản biện sôi nổi về kết thúc của truyện và cuối cùng đều thống nhất cách kết thúc của nhà văn Nam Cao là hợp lí, tất yếu. Trong quá trình học, HS tham gia thảo luận sôi nổi, đối thoại với nhau, thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm: Tìm một kết thúc khác cho truyện ngắn Chí Phèo? Đa số các em đều sáng tạo ra những kết thúc “có hậu” cho cuộc đời Chí Phèo như: Chí Phèo và Thị Nở lấy nhau, đến sinh sống ở một vùng đất khác xa làng Vũ Đại; Chí Phèo - Thị Nở đi theo cách mạng; dân làng Vũ Đại hiểu được bản chất con người Chí Phèo và giang rộng vòng tay chấp nhận Chí Phèo. Có những bạn lại tuân theo sự kiện trong cốt truyện mà nghĩ ra kết thúc: Chí Phèo xách dao đến nhà bà cô Thị Nở và giết bà cô. Sau khi tranh luận, phản biện nghiêm túc, nhiệt tình, các em đã vỡ lẽ ra Chí Phèo không thể sống và chỉ có giết Bá Kiến - kẻ thù và tự sát thì Chí mới được là người lương thiện. Nhờ có cuộc tranh luận nói trên mà các em đã phát hiện ra những ý nghĩa sâu xa, các thông điệp, lẽ sống mà Nam Cao gửi gắm thông qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo. Trong thời gian dự giờ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy: HS lớp đối chứng chủ yếu tiếp nhận nội dung tác phẩm từ phía bài giảng, tiếp thu kiến thức một cách riêng lẻ nên không khí giờ học thiếu sôi nổi mặc dầu GV dạy lớp đối chứng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư nhiều cho tiết dạy. Trong khi đó lớp thực nghiệm, HS với định hướng, gợi mở của GV đã có những đối thoại sôi nổi. Đặc biệt, các em rất hào hứng với việc đóng vai nhân vật, diễn kịch, liên hệ thực tế để đề xuất cách giải quyết các tình huống đặt ra trong đời sống. Các em mạnh dạn trình bày cách hiểu của mình trước các vấn đề được đặt ra. Khi dạy GV luôn hướng đến việc phát triển khả năng “đồng sáng tạo” của HS trong tư duy, trong cảm thụ và trong diễn đạt; bám sát đặc trưng thể loại, qua đó hình thành cho HS kĩ năng đọc hiểu VBVH theo thể loại, tạo điều kiện cho các em tự đọc hiểu các VB truyện ngoài chương trình SGK. Sau khi dạy đọc hiểu VB Chí Phèo (Nam Cao), chúng tôi đã tiến hành cho HS ở các lớp TN và lớp ĐC làm bài kiểm tra để kiểm nghiệm tính hiệu quả của TN. Chúng tôi chọn hình thức kiểm tra tự luận, mục đích để kiểm tra khả năng “đồng sáng tạo” của HS trong tư duy, trong cảm thụ văn học và trong hành văn. - Đề số 1: Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. - Đề số 2: Từ câu chuyện của Chí Phèo, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình thương trong cuộc sống hiện nay. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra của học sinh lớp TN và lớp ĐC Trường Lớp Sĩ số Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Phan Đăng Lưu 11 A5 (TN) 38 0 0 0 0 0 3 5 13 8 4 0 11 A7 (ĐC) 37 0 0 0 2 5 3 9 15 3 0 0 THPT Bắc Yên Thành 11 C9 (TN) 38 0 0 0 0 1 5 8 17 5 2 0 11 A1 (ĐC) 38 0 0 0 0 4 3 19 9 3 0 0 THPT Yên Thành II 11 A6 (TN) 34 0 0 0 0 2 4 7 16 4 1 0 11 A9 (ĐC) 30 0 0 0 4 5 6 8 6 1 0 0 Từ bảng trên, ta có kết quả xếp loại theo các mức độ như sau: Bảng đánh giá kết quả xếp loại của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng Trường Lớp Sĩ số Xếp loại Yếu kém Trung bình Khá Giỏi Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % THPT Phan Đăng Lưu 11A5 (TN) 38 0 0 8 21.05 21 55.26 9 23.68 11A7 (ĐC) 37 7 18,92 12 32,43 18 48,65 0 0 THPT Bắc Yên Thành 11 C9 (TN) 38 1 2,63 13 34,21 22 57,89 2 5,26 11 A1 (ĐC) 38 4 10,53 22 57,89 12 31,58 0 0 THPT Yên Thành II 11 A6 (TN) 34 2 5,88 11 32,35 20 58,82 1 2,94 11 A9 (ĐC) 30 9 30 14 46,67 7 23,33 0 0 3.4.4. Đánh giá chung Từ bảng phân bố điểm số đến kết quả xếp loại, chúng tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến về chất lượng dạy học nhằm phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho HS qua dạy đọc hiểu VB Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC lần lượt là 30.29%, 31.57%, 38.43%. Đó là những ghi nhận bước đầu của việc áp dụng những biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho HS trong dạy đọc hiểu VB Chí Phèo. Trong quá trình dự giờ, chúng tôi nhận thấy: GV lớp đối chứng có định hướng, gợi mở cho HS thảo luận, hoạt động nhóm nhưng không hiệu quả như mong muốn vì đa phần HS làm việc riêng lẻ, một bộ phận các em rụt rè, ít nêu ý kiến hoặc có phát biểu nhưng trả lời chưa đạt vì ít chú ý. GV trong quá trình dạy học cũng ít có sự so sánh, đối chiếu với các VBVH khác, thể loại khác. Ở lớp thực nghiệm, GV nêu ra nhiều câu hỏi theo định hướng phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho HS cùng trao đổi, thảo luận làm cho không khí giờ học sôi nổi, trở nên gần gũi, thân thiết. Trong quá trình đọc hiểu VBVH, GV cũng luôn bám sát đặc trưng thể loại, đặt trong sự so sánh với những VB khác để HS nắm được kĩ năng đọc hiểu VBVH theo thể loại. Điều đó không chỉ phát triển được năng lực sáng tạo cho HS mà còn giúp các em đọc hiểu những VB truyện ngoài CT trong quá trình tự học. Trong khi chấm bài, chúng tôi nhận thấy: Số bài yếu kém của lớp TN chiếm tỉ lệ thấp hơn so với lớp ĐC, cụ thể là : 0%, 2.63%, 5.88% so với 18.92%, 10.53%, 30%. Tìm hiểu nguyên nhân làm bài của HS lớp đối chứng, chúng tôi thấy rằng các em ít chú ý hoặc ít biết đến các năng lực cần phát triển trong giờ đọc hiểu VBVH trong đó có năng lực sáng tạo mà chủ yếu đi vào khai thác những khía cạnh của nội dung tư tưởng của VB. Ở lớp thực nghiệm, HS nắm được yêu cầu của đề, thể hiện được sự sáng tạo trong tư duy, cảm thụ và trình bày, diễn đạt. Nhiều bài viết của các em đã bộc lộ được cá tính, giọng điệu riêng của mình trong hành văn, trong cảm nhận và thái độ. Điều này cho thấy bước đầu các em đã có ý thức phát triển khả năng sáng tạo trong dạy học đọc hiểu văn bản truyện 11. KẾT LUẬN 1. Đổi mới PPDH thực chất là đi đến mục đích tăng cường hoạt động đọc hiểu văn bản, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và tạo hứng thú khám phá tác phẩm văn học của HS. Như một dòng sữa mát lành, tác phẩm văn học sẽ lưu mãi dấu ấn, cảm hứng nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo cho người học. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho HS, GV trong quá trình hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản sẽ có định hướng, sử dụng hình thức và PPDH mới để hình thành và phát huy tố chất, khả năng, tư duy sáng tạo của HS đáp ứng yêu cầu của thời đại, hình thành nên những con người mang phẩm chất và năng lực của “công dân toàn cầu”. 2. Từ thực trạng dạy đọc hiểu truyện trong chương trình Ngữ văn 11 hiện nay và thực trạng việc phát huy khả năng “đồng sáng tạo” của HS qua dạy đọc hiểu VB Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, chúng tôi đã đề xuất “Biện pháp phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho HS qua dạy đọc hiểu VB Chí Phèo của nhà văn Nam Cao” như: Dựa vào Tiểu dẫn, bối cảnh ra đời tác phẩm, giúp học sinh hình dung động lực, tâm thế sáng tạo của tác giả; Xây dựng các câu hỏi khơi gợi trí tưởng tượng, giúp học sinh thâm nhập vào thế giới hình tượng của tác phẩm; Cho học sinh nêu ấn tượng sâu sắc nhất đối với câu chuyện, nhân vật, cách kể; Hướng dẫn học sinh phát hiện tính lô gic/ phi lô gic của câu chuyện; đối chiếu giữa lô gic đời sống với lô gic nghệ thuật toát ra từ tác phẩm; Cho học sinh phát hiện những tình huống, nhân vật, chi tiết nghệ thuật đắt giá, phát lộ những ý nghĩa sâu xa, không thể thay thế; Cho học sinh thử thay đổi nhan đề, cấu trúc, vai kể trong tác phẩm, từ đó nêu phương án tối ưu; Giúp học sinh hình dung hình tượng tác giả ẩn sau câu chuyện và thế giới nhân vật; Yêu cầu học sinh đánh giá tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác được chuyển thể từ truyện đọc hiểu. Có nhiều biện pháp để GV phát huy khả năng sáng tạo của HS, bởi vậy một giờ đọc hiểu VB truyện hiệu quả, thành công, người GV cần phải linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp phù hợp với từng đơn vị bài học. 3. Trong đề tài này, chúng tôi đã trình bày giáo án đọc hiểu VB Chí Phèo có tính chất thể nghiệm, được thực hiện theo các PP và biện pháp mà chúng tôi cho là phù hợp và hiệu quả. Giáo án này cũng đã được chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm tại các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành, Nghệ An để kiểm chứng tính khả thi của nó. Kết quả thu được ban đầu cho thấy những biện pháp chúng tôi đề xuất là có tính khả quan và có thể áp dụng rộng rãi. Chúng tôi hi vọng góp phần tìm ra được những hướng đi đúng cho GV và HS nhằm phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội. Phan Dũng (2010), Giới thiệu phương pháp luận sáng tạo và đổi mới, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Phan Huy Dũng (1998), “Bàn thêm về ý nghĩa thẩm mĩ của cái gọi là “yếu tố tự nhiên chủ nghĩa” trong tác phẩm của Nam Cao”, in trong Nam Cao - về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 448 - 453. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông - một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Hà (2012), Sáng kiến kinh nghiệm “Góp phần rèn luyện sự sáng tạo cho HS lớp 12 trường THPT số 2 Lào Cai trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn học”. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1995), Lí luận văn học, Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội Nguyễn Duy Kha - Hoàng Văn Quyết (2015), Tuyển chọn những bài văn đạt giải quốc gia học sinh giỏi trung học phổ thông 2004 - 2014, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên - 2007), Ngữ văn 11 tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Vũ Nho (1987), “Đọc diễn cảm - ý nghĩa và các hình thức trong dạy học văn”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (3), tr. 16 - 19 Hoàng Phê chủ biên (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trần Đình Sử (2007), “Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học đọc hiểu văn bản văn học”, Kỉ yếu hội thảo khoa học dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb Nghệ An. Trần Đình Sử (2009), “Trở về với văn bản văn học - con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy học văn”, Trần Đình Sử (2019), Môn Ngữ văn và dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Lê Sử (2007), “Vận dụng các phương pháp vào dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông”, Kỉ yếu hội thảo khoa học dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb Nghệ An, Nghệ An Phan Quốc Thanh (2007), “Đổi mới dạy học Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông nhìn từ phía giáo viên”, Kỉ yếu hội thảo khoa học dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb Nghệ An, tr. 41. Trần Thị Ngọc Vân (2010), “Cách thức tổ chức giờ đọc hiểu văn bản theo hướng phát huy vai trò chủ thể học sinh”, Tạp chí khoa học và giáo dục, Trường ĐHSP Huế, ISSN 1859-1612, Số 02 (14), 2010, tr. 12 - 18. PHỤ LỤC Bảng 1 PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG “ĐỒNG SÁNG TẠO” CHO HỌC SINH THPT TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN 11 Họ và tên GV............................................................................................ Trường THPT............................................................................................ Thầy/ cô vui lòng khoanh tròn vào đáp án mà mình lựa chọn Câu 1. Theo thầy/ cô, dạy học đọc hiểu văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn hiện nay có khác với dạy giảng văn trong chương trình cũ không? A. Có khác B. Chỉ khác về hình thức C. Khác hoàn toàn D. Không khác Câu 2. Khi dạy học đọc - hiểu truyện, thầy (cô) đã quan tâm đến phát huy khả năng “đồng sáng tạo” của HS ở mức độ nào? A. Rất quan tâm B. Quan tâm C. Ít quan tâm D. Không quan tâm Câu 3. Thầy (cô) đánh giá việc phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho học sinh trong dạy đọc hiểu văn bản truyện như thế nào? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Không quan trọng lắm D. Không quan trọng Câu 4. Thầy (cô) nhận xét về khả năng sáng tạo của HS hiện nay ra sao? A. Tốt B. Khá C. Trung bình D. Yếu Câu 5. Thầy (cô) thường chọn những biện pháp nào để giúp HS khám phá thế giới hình tượng trong truyện? A. Dùng câu hỏi khơi gợi HS B. Giảng cho HS nghe C. Cho HS tái hiện hình tượng D. Cho HS nêu ấn tượng sâu sắc về nhân vật Câu 6. Việc phát triển “đồng sáng tạo” cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản truyện của thầy cô hiện đang gặp khó khăn gì? A. Học sinh không hứng thú B. Thời gian bị hạn chế C. Năng lực cá nhân hạn chế D. Khó khăn khác Câu 7. Thầy (cô) thấy học sinh có chú ý phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của mình trong giờ đọc hiểu văn bản truyện không? A. Phần lớn học sinh rất chú ý B. Chỉ có học sinh khá, giỏi chú ý C. Học sinh ít chú ý D. Phần lớn học sinh không chú ý Câu 8. Theo thầy (cô), để dạy tốt tác phẩm truyện theo nguyên tắc chủ động, tích cực, sáng tạo cần có những yêu cầu gì? A. Trang bị cho GV đầy đủ SGK, SGV, tài liệu tham khảo B. Thay đổi cách đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên C. HS có kĩ năng đọc, chuẩn bị bài chu đáo D. Tăng thời lượng dạy đọc văn trên lớp Câu 9. Thầy/ cô đã có biện pháp cụ thể nào nhằm phát triển khả năng “đồng sáng tạo” cho học sinh khi dạy đọc hiểu văn bản truyện chưa? A. Đã có nhiều biện pháp B. Chưa nhiều biện pháp C. Còn ít biện pháp D. Chưa có biện pháp Câu 10. Theo thầy/ cô, giờ đọc hiểu văn bản truyện có khả năng như thế nào trong việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh? A. Khả năng rất lớn B. Có khả năng C. Rất ít khả năng D. Không có khả năng Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô ! Bảng 2 PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG “ĐỒNG SÁNG TẠO” CHO HỌC SINH THPT TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN 11 Họ và tên HS............................................................................................ Trường THPT............................................................................................ Em hãy vui lòng khoanh tròn vào đáp án mình lựa chọn Câu 1. Em có hiểu thế nào là đọc hiểu văn bản văn học không? A. Có hiểu B. Hiểu mơ hồ C. Không hiểu D. Chưa bao giờ nghĩ đến Câu 2. Em có nhận xét như thế nào về các giờ dạy đọc - hiểu văn bản ở trên lớp? A. Rất hứng thú B. Không hứng thú C. Ít hứng thú D. Bị áp lực, gò bó Câu 3. Trong giờ đọc - hiểu văn bản truyện, em mong muốn ở GV điều nào sau đây: A. Đọc và giảng truyền cảm B. Đặt câu hỏi sáng rõ và dẫn dắt cụ thể C. Cho HS được tự do thể hiện ý kiến D. Tôn trọng quan điểm cá nhân của HS Câu 4. Điều em thích thực hiện nhất trong giờ học đọc hiểu văn bản truyện là gì? A. Chăm chú nghe giảng và ghi chép B. Trình bày suy nghĩ và cảm xúc về tác phẩm trước cả lớp C. Tham gia tranh luận, phản biện D. Thực hành viết đoạn văn Câu 5. Theo em, học đọc hiểu văn bản truyện có cần sự sáng tạo không? A. Rất cần B. Cần C. Không cần lắm D. Không cần Câu 6. Em thường tưởng tượng những gì khi học tác phẩm truyện? A. Ngoại hình, hành động nhân vật B. Bức tranh cuộc sống trong tác phẩm C. Không gian, thời gian trong tác phẩm D. Số phận nhân vật trong tương lai Câu 7. Em có thích tham gia đóng vai, xem các bạn đóng vai trong giờ học đọc hiểu văn bản truyện không? A. Rất thích B. Thích C. Không thích lắm D. Không thích Câu 8. Em có thường xuyên hình dung hình tượng tác giả ẩn sau câu chuyện và thế giới nhân vật không? A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Thỉnh thoảng D. Chưa bao giờ Câu 9. Em thấy liên tưởng, tưởng tượng có cần thiết cho việc đọc hiểu truyện không? A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Không cần thiết lắm D. Không cần thiết Câu 10. Để đạt điểm cao, em thường sử dụng cách học nào sau đây? A. Đọc và học tập bài phân tích của sách tham khảo B. Học thuộc lòng bài mà giáo viên đã cho chép C. Hiểu tác phẩm, có kĩ năng - phương pháp làm bài D. Đọc kĩ văn bản, diễn đạt theo ý riêng có sáng tạo Xin trân trọng cảm ơn em! Kết quả thảo luận nhóm trong giờ dạy Đọc – Hiểu văn bản Chí Phèo KỊCH BẢN: CHÍ PHÈO THỜI HIỆN ĐẠI Nhạc lên: Chí Phèo đi ra. Ro bot: Xin chào quý khách! Đề nghị quý khách đi lối này. Chí Phèo: Cái gì? Mày bảo tao đi lối này à? Tao nói với mày nhá! Chúng mày đừng tưởng nhà nhiều gạo mà bố láo với tao nhá! Này! Này nhá! Bây giờ tao muốn đi đường này! (Robot tát và Chí nằm bổ xuống đất) (Thị Nở từ trong sân khấu bước ra) Thị Nở (Nhạc lên): Là Nở đây! Xin chào các bạn nhá! Ai mà xinh thế nhá! Ối! Các bạn có biết mình là ai không nha! Không biết là đúng rồi! Mình là Nở. Ối dồi! Bây giờ phải chụp một tấm đăng Face book mới được (Thị Nở đạp trúng Chí Phèo đang nằm) Ối dồi ôi! Thằng nào đá bà đấy nhờ! Chí Phèo (tỉnh dậy): Mẹ! Thằng nào đánh tao đấy? Thị Nở: Ối dồi ôi! Thằng này! (Ting ting: có tiếng thông báo điện thoại Chí Phèo) Chí Phèo: Thấy ảnh Thị Nở mới đăng và nhìn lên Thị Nở: Này! Sao hôm nay ...Nở chụp ảnh xinh thế? Này! Này! Sao hôm nay chụp ảnh xinh thế? Thị Nở: Ơ! Thế chú không biết à? Nở dùng phần mềm Diu tuýp đấy! Chí Phèo: Nở! Nở! Chụp ảnh bằng Diu tuýp nhìn xinh thế! Ầy! Ầy! Thì hôm nay bà chủ cho nghỉ hay sao mà đi chơi long nhong thế này? Thị Nở (Phách gối ra): Không, Nở đi chợ. Chí Phèo: Nở đi chợ à? Ầy, Nở đi chợ à? Bây giờ Nở đi xuống cầu Dinh để đi chợ à? Thị Nở: Ơ, thằng này lạ nhở! Không cầu Dinh chả lẽ Cầu Giấy à! Chí Phèo: Ờ! Cái thời đại 4.0 này rồi còn đi chợ cầu Dinh, Cầu Giấy. Lạc hậu thế này! Nhá! Để Chí bày cho Nở cái này (Chí đưa điện thoại của mình ra cho Nở xem) Đây là phần mềm TiKi mua hàng trên mạng. Đấy! Vào bấm thứ mày cần mua này! Bấm đặt hàng này! Mày chờ là có hàng tận mồm cho mày luôn! Này xem này! Đấy!!! Thị Nở: Nầy! Xịn thế cơ! Kinh thế cơ à! Không cần mua hàng nữa à! Như này thì tôi chả cần đi chợ nữa rồi. Hí hí hí hí hí Chí Phèo: Xời! Không cần đi chợ nữa rồi thì đi cà phê 4.0 với Chí Nhá? Thị Nở: Này! 4.0 cơ à? Ghê thế nhờ (Nhạc lên Chí và Nở nhảy. Thị Nở ngã, Chí Phèo đỡ Thị ngồi vào ghế) Ro bot (đi ra): Xin chào! Đây là thực đơn của quý khách ạ! Chí Phèo: Thực đơn à? Ngày hôm nay Nở muốn ăn gì nào? (nhìn Nở nói) (Nhạc lên) Thị Nở: Nầy, lãng mạn ghê! Chí Phèo: Úi dồi ôi! Chí mà lại! Nào xem thực đơn nào. (lấy tay cầm thực đơn) Này nhớ! Hôm nay Nở muốn ăn gì cứ gọi hết, Chí bao hết luôn. Thị Nở: OK! Vậy gọi cho Nở cả quán nhá. Chí Phèo: Cả quán à! (Nhìn vào thực đơn, nhấn cả quán): Ting và đưa cho Ro Bot. Ro Bot: Cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ (Thức ăn được Ro Bot đưa ra) Dạ! Cả quán của quý khách đây ạ! Chí Phèo: Đấy! Cả quán của Nở đấy! Thị Nở: Này! Nhiều thế cơ à! Mình phải ăn ngay mới được. Chí Phèo: Ăn nhiều vào! Ro Bot: Qúy khách ăn no chưa ạ? Đây là hóa đơn. Chí Phèo (nhìn hóa đơn): Này, nhiều tiền thế? Kiểu này là không có tiền trả rồi. (Nghĩ thầm: mình phải trốn thôi. Chí xách đồ bỏ chạy. Nở vẫn ngồi ăn) Ro Bot: Xin mời quý khách trả tiền ạ. Đây là hóa đơn của quý khách ạ (Đưa cho Nở) Thị Nở (Đứng dậy): Ơ! Gay rồi! Gay rồi! Cái thằng Chí này bỏ bà ở đây à! Bố mày là điên với mày lắm rồi đấy! Mày đâu rồi ra đây cho bà! Ting! Ting! Ro Bot: Hóa đơn của quý khách đã được thanh toán qua mạng ạ! Thị Nở: Ớ!!! (Tự nhiên tui thấy một hiện tượng lạ) Chí Phèo: Chí trả đấy! Nhạc lên: Nở rệt Chí vào sân khấu. Hoạt cảnh ngoại khóa: Chí Phèo thời hiện đại
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_kha_nang_dong_sang_tao_cho_hoc_sinh_qua_day.doc