SKKN Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động từ thiện ở trường Trung học Phổ thông Nghi Lộc 4
Hoạt động từ thiện và ý nghĩa của hoạt động từ thiện
a. Hoạt động từ thiện
“Từ thiện” là một hành động giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với người khác xuất phát
từ tấm lòng nhân ái ( thương người ). Từ thiện là từ Hán Việt kết hợp giữa hai từ:
“Từ” là nhân từ, từ tâm và “Thiện” là tốt lành. Vậy từ thiện có nghĩa là làm việc tốt
từ lòng thương. Những hành vi, việc làm tốt mà không xuất phát từ lòng thương thì
không được gọi là “Từ Thiện”.
Vì từ thiện là một hành động tự nguyện, nên không có một nguyên tắc bắt
buộc nào nhưng phải đi chung với việc không vụ lợi (vì lợi ích cá nhân) và tự nguyện
làm những điều tốt (thiện nguyện)
Một hành động nhỏ như đưa một bà cụ qua đường, nhường đường cho xe cứu
thương, cảnh giác cho người đi đường một tên móc túi hay chỉ đơn giản “chân chống
kìa!” cũng là từ thiện. Nhiều người còn quan niệm: Từ thiện là chỉ dành cho những
người giàu, những doanh nghiệp cần lấy lòng xã hội, những bạn trẻ dư thừa thời gian
và đối tượng được từ thiện là người nghèo, người khuyết tật hay không có khả năng
tự chăm sóc bản thân thì đó là một quan niệm sai lầm.
Khi bạn làm từ thiện, bạn đã giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn vượt lên
mặc cảm, có được sự bình an, hạnh phúc trong cuộc sống, đó chính là mang lại niềm
vui cho người xung quanh, đồng thời đó cũng chính là cách bạn hoàn thiện về nhân
cách của bản thân.
b. Ý nghĩa của hoạt động từ thiện
- Cuộc sống luôn vận động và phát triển theo quy luật khách quan, luôn tồn tại người
giàu và người nghèo, người khó khăn trong cuộc sống. Sự khó khăn đó có thể xuất
phát từ yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Vì thế cần có các hoạt động từ thiện để
giúp đỡ, hỗ trợ những mảnh đời khó khăn, thiếu may mắn trong cuộc sống. Hoạt
động từ thiện là một tất yếu khách quan, có ý nghĩa xuất phát từ ý thức và hành động
của mọi tổ chức và cá nhân con người trong xã hội. Hoạt động từ thiện phải có kế
hoạch, lộ trình và cách tổ chức phù hợp, đúng đối tượng, có tổng kết, rút kinh nghiệm
để tránh sai lầm cho những hoạt động từ thiện sau này nữa.
- Hoạt động từ thiện khơi dậy trong mỗi con người tình yêu thương, cảm thông, san
sẻ, giúp đỡ mọi người trong cuộc sống như ông cha ta đã dạy “thương người như thể
thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”
- Đặc biệt, hoạt động từ thiện trong môi trường giáo dục như ở trường THPT có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, đó là cách để giáo dục, một sự trải nghiệm cho các thế hệ
học sinh bộc lộ được tình cảm, tình yêu thương con người, sự cảm thông trước những4
mảnh đời bất hạnh, thiếu may mắn, đồng thời cũng nâng cao được nhận thức, tình
cảm của ĐVCĐ trong các hoạt động thiện nguyện
Nhà trường và Công đoàn ủng hộ khu vực cách ly dịch bệnh Covid-19 21 + Chiều ngày 8/4/2020, ĐVCĐ của trường THPT Nghi Lộc 4 đã khoác lên mình áo xanh thanh niên, đồng hành cùng Đoàn thanh niên đã tham gia tình nguyện tại khu cách ly ở trường THPTDTNT số 2 – xã Nghi Ân – Nghi Lộc. Hoạt động tình nguyện chủ yếu là chuẩn bị hơn 550 suất cơm cho đồng bào cách ly Đoàn viên và thanh niên chuẩn bị các suất cơm cho đồng bào cách ly Covid-19 22 + Chúng tôi đến tận nhà trao cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn những chiếc điện thoại thông minh có kết nối 3G/4G để tham gia học trực tuyến. Cùng với sự đồng hành của các nhà hảo tâm, ĐVCĐ thì đến thời điểm cần thiết đã có 100% học sinh tham gia học tập trực tuyến. Một số hình ảnh thầy, cô giáo đến tận nhà trao điện thoại cho HS học trực tuyến 23 + Chúng tôi đã chung tay ủng hộ các đồng nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19 là 5.000.000 * Cuộc vận động 238 “Mùa đông ấm áp, xuân yêu thương”: + Chúng tôi đã kết nghĩa anh em với trường THPT Mường Quạ - Con Cuông, tặng áo ấm và quà cho các em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 12 triệu đồng và 125 chiếc áo ấm đồng phục mùa đông. + Vào những ngày cận Tết Nguyên Đán 2020, những học trò nghèo của Nghi Lộc 4 thân yêu lại cảm thấy ấm áp hơn khi các em được nhận các món quà từ HS ở 30 chi đoàn đóng góp ủng hộ gói hơn 150 cặp bánh chưng, 20.000.000đ từ các thầy cô giáo kính yêu, các anh chị đã ra trường (26.500.000đ) hay các nhà hảo tâm (14.000.000đ) Một số hình ảnh ĐVCĐ trường THPT Nghi Lộc 4 tặng quà trường cho HS trường THPT Mường Quạ 24 Vào đêm 30 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Canh Tý khi nhà nhà đang chuẩn bị để đón Giao thừa thì chúng tôi đến thăm và tặng quà cho những bệnh nhân kém may mắn đang điều trị ở Bệnh viện huyện Nghi Lộc. Một số hình ảnh gói bánh chưng và trao quà cho học sinh nghèo vào dịp gần tết Nguyên đán 25 * Ủng hộ “Đồng bào Miền Trung lũ lụt”: Trong năm vừa qua có lẽ người dân miền Trung là những người chịu nhiều thiệt thòi đau khổ nhất. Họ vừa phải cùng đồng bào cả nước khắc phục khó khăn do dịch Covid-19, vừa phải hứng chịu sự phá hoại tàn khốc của thiên tai. Thấu hiểu được sự khó khăn chồng chất đó, ĐVCĐ và học sinh trường chúng tôi đã cùng nhau góp công, góp sức để giúp đỡ bà con miền Trung bớt khó khăn hơn. Kết quả thu được 54.000.000đ và hiện vật gồm có100 thùng mì tôm và rất nhiều quần áo cũ đang sử dụng được. Nhà trường và Công đoàn “Ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt” tại CĐ ngành Một số hình ảnh đại diện nhà trường và công đoàn tặng quà cho bệnh nhân nghèo vào đêm 30 tết Nguyên đán ở BV Nghi Lộc 26 3. Kết quả việc tìm đúng địa chỉ, đối tượng cần được giúp đỡ, hỗ trợ trong hoạt động từ thiện Nhờ sự tìm hiểu, xác minh rõ thông tin về đối tượng, nơi cần được giúp đỡ, chúng tôi đã thu được những kết quả đáng ghi nhận: * Đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt gặp khó khăn: Chúng tôi đã góp phần giúp được em Hồng Ngọc bước chân vào đại học, gia đình em Trang đã có một ngôi nhà nhỏ khang trang để sống, mẹ em được chữa khỏi bệnh, em tự tin để học tiếp, em Dần được sự hỗ trợ của nhiều nhà hảo tâm trên toàn quốc; đồng thời cũng giúp được hàng chục em bớt khó khăn trong học tập, vững tin trong cuộc sống. * Đối với chương trình “Tết vì người nghèo”: + Hàng chục em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường đã được trao tình cảm yêu thương, nhận những món quà ý nghĩa và được đón những cái Tết no ấm hơn. + Chúng tôi cúng đã góp một phần nhỏ bé cùng với chính quyền địa phương ở các khu vực lân cận cũng như bệnh nhân ở trong bệnh viện huyện để xoa dịu nỗi đau bệnh tật và sự tủi thân không được sum vầy bên gia đình trong những ngày Tết đoàn viên, ấm áp. * Đối với chương trình “Trường giúp trường”: Chúng tối đã kết nghĩa và giúp đỡ được HS trường THPT Mường Quạ bằng những chiếc áo đồng phục mùa đông, góp phần giúp các em ấm áp khi đến trường. Đồng thời làm tăng tình cảm anh em giữa hai ngôi trường thân yêu, mặc dù cách nhau cả trăm cây số. * Đối với chương trình giúp đỡ GV có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh: Trong ngành giáo dục tỉnh nhà còn có những đồng nghiệp gặp hoàn cảnh khó khăn, vì thế chúng tôi cùng các đồng nghiệp khác cùng chung tay giúp đỡ họ. Trong năm 2019, chúng tôi đã giúp được thầy Lê Sỹ Cương( GV trường THPT Quỳnh Lưu 3), thầy Ngô Học sinh ủng hộ tiền và quần áo cũ cho đồng bào Miền Trung 27 Đức Đồng (GV trường THPT Bắc Yên Thành), hai con cô Nguyễn ThịTâm (GV trường THPT Thái Lão – Hưng Nguyên) * Ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19: Đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với việc phòng chống dịch bệnh, chúng tôi đã có những hoạt động từ thiện phù hợp từng đối tượng, từng giai đoạn theo sự vận động của cấp trên. Chẳng hạn, giai đoạn đầu chúng tôi tham gia nhắn tin theo lời kêu gọi của UBTWMTTQ Việt Nam, sau đó một thời gian thấy những khu cách ly đang thiếu thốn một số thứ quan trọng như nước sạch dung dịch nước rửa tay khô, máy đo thân nhiệt thì chúng tôi kêu gọi ủng hộ những thứ đó; hay thời kỳ học sinh học trực tuyến, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn không thể tham gia được thì chúng tôi tìm cách hỗ trợ cho các em những chiếc điện thoại thông minh, có kết nối 3G/4G để các em tham gia học tập một cách thuận lợi. - Trong đợt lũ lụt miền Trung năm 2020, ĐVCĐ và HS trường chúng tôi đã góp người một khoản tiền cùng với một số hiện vật. Thông qua Công đoàn ngành GD Nghệ An và Huyện đoàn Nghi Lộc, những tình cảm của chúng tôi đã đến được tận nơi những đồng bào gặp khó khăn. Như vậy, với việc tìm đúng đối tượng, đúng địa chỉ cần được giúp đỡ, tổ chức CĐ đã thu được những kết quả cao trong hoạt động từ thiện. 4. Sự hiệu quả trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động từ thiện khoa học, phù hợp với thực tiễn Việc xây dựng kế hoạch hoạt dộng một cách chi tiết, khoa học, phù hợp tình hình thực tiễn đã mang lại kết quả rõ rệt. Nếu như trước đây một số chương trình từ thiện không được xây dựng kế hoạch hoạch kế hoạch không chi tiết, khoa học, hợp lý thu được các kết quả không cao. Ví dụ chương trình “Đông ấm áp, Xuân yêu thương” thì năm 2018 trước chỉ được triển khai chủ yếu vào dịp gần Tết Nguyên đán bằng hoạt động ủng hộ của ĐVCĐ, HS để gói bánh chưng và trao những phần quà cho 42 em có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng cũng những chương trình ấy nếu được xây dựng kế hoạch bài bản, có sự tham gia góp ý của nhiều tổ chức, ĐVCĐ thì việc triển khai thu được những kết quả vượt trội. Năm 2019, 2020 thì có hoạt động phong phú, đa dạng hơn như: - Tặng áo ấm và quà cho HS nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở trường THPT Mường Quạ. - Tổ chức gói bánh chưng và tặng quà cho 68 em HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường. - Tặng quà cho bệnh nhân vào đêm 30 Tết ở bệnh viện Nghi Lộc. Bên cạnh đó có một số chương trình từ thiện có thể lần đầu thực hiện nhưng do đã rút ra được những kinh nghiệm từ những các chương trình khác nên đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu nên mang lại kết quả cao. Chẳng hạn như chương trình “Ủng hộ 28 phòng, chống dịch Covid-19”, bên cạnh việc phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt, hiệu quả thì hoạt động ủng hộ phòng, chống dịch cũng mang lại những kết quả như: - Nhiều ĐVCĐ đã nhắn tin ủng hộ trực tuyến bằng tin nhắn SMS theo hướng dẫn. - Đa số ĐVCĐ đã tham gia góp tiền mặt và hiện vật để ủng hộ việc phòng, chống dịch bệnh ở khu cách ly tại trường THPT DTNT số 2. - Một số ĐCCĐ đã góp tiền mua điện thoại cho những HS có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập trực tuyến. - Nhiều ĐVCĐ tham gia chuẩn bị cơm cho đồng bào ở khu cách ly tại trường THPT DTNT số 2. Mặc dù, ở trên chúng tôi chỉ liệt kê kết quả của một số chương trình mà đã được xây dựng kế hoạch chi tiết, hợp lý nhưng nhờ đó quá trình hoạt động theo kế hoạch đề ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao. 5. Hiệu quả của công tác tham mưu, phối hợp với các tổ chức trong nhà trường Trong những năm qua, BCHCĐ đã thực hiện tốt công tác tham mưu với Chi bộ nhà trường nên Công đoàn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo đúng hướng từ phía Chi bộ, từ đó vai trò của tổ chức Công đoàn đoàn trong hoạt động từ thiện ngày càng được phát huy hơn, mang lại nhiều kết quả cao hơn. Từ sức mạnh của nhiều tập thể, sự đoàn kết, sự phối hợp nhịp nhàng với nhà trường, với các tổ chức trong nhà trường, hoạt động từ thiện ở trường THPT Nghi Lộc 4 đã tạo được sự tham gia tích cực của Đoàn trường, của chi đoàn giáo viên, của chi đoàn học sinh, của Hội phụ huynh. Trong hoạt động “Trường giúp trường” cùng với các ĐVCĐ, các em HS cũng đóng góp một phần sức nhỏ để giúp các bạn, cụ thể các em đã góp được 6.270.000 đồng. Trong hoạt động “Ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19”, Hội phụ huynh đã đồng hành cùng nhà trường trong công tác phòng chống dịch bệnh như mua 5 máy đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe cho HS và 30 hộp khẩu trang để phát cho HS khi đến trường. Trong hoạt động “Ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt”, cùng với tổ chức Công đoàn và Đoàn trường đã ủng hộ được 54.000.000đ, 100 thùng mì tôm và HS còn quyên góp được rất nhiều quần áo cũ đang sử dụng được. Có thể nói đây chưa phải là những con số đầy đủ nhưng qua đó thấy được việc tham mưu phối hợp của tổ chức CĐ với các tổ chức trong đoàn trường mang lại kết quả đáng ghi nhận, một lần được khẳng định được sức mạnh tập thể, của tình đoàn kết. 29 6. Kết quả việc phối hợp và sử dụng các kênh truyền thông xã hội Cùng với sự đồng hành vào cuộc của các tờ báo điện tử và sự tận dụng sự lan tỏa của các trang mạng xã hội, bằng các bài viết xác thực, sắc sảo đã chạm đến trái tim của người đọc. Vì thế đã mang lại những kết quả ngoài sự mong đợi. Cụ thể các bài viết về hoàn cảnh khó khăn của em Trần Thị Hồng Ngọc –học sinh lớp 12C1 với các bài viết “Nước mắt rơi đẫm trên giấy báo nhập học của nữ sinh nghèo xứ Nghệ (Báo dantri.com), “Rớt nước mắt nữ sinh điểm cao “đóng khung giấy báo nhập học làm kỷ niệm” ( Báo tuoitre.vn), “Mẹ mắc bạo bệnh, nữ sinh nghèo làng biển Nghệ An đau đáu khi đến với giảng đường” (Báo nghean.vn), Đài truyền hình Nghệ An tổ chức “Nhịp cầu thân ái”, những bài viết về em Đậu Thị Dần như “Nữ sinh nghèo đáng thương và sự hồi sinh khó tin của người mẹ câm điếc”(Báo Dantri.com). Kết quả thu được: + Đối với em Trần Thị Hồng Ngọc đã nhận được sự giúp đỡ của ĐVCĐ trong trường, các cựu học sinh của trường THPT Nghi Lộc 4, các nhà hảo tâm trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài bằng tiền mặt được chuyển khoản qua tài khoản của cô giáo Nguyễn Thị Nhàn – GVCN của em Ngọc với số tiền gần 200.000.000đ; bên cạnh đó Lãnh đạo trường Đại học KHXH và NV – Đại học Quốc gia Hà Nội đã về đón em Ngọc đến trường nhập học, bố trí chỗ ăn ở, miễn phí tiền ăn và kí túc xá trong những năm em học ở trường ĐH, Lãnh đạo báo Dân trí hứa sẽ tạo điều kiện sắp xếp công việc phù hợp sau khi ra trường. + Đối với em Nguyễn Thị Trang nhận được sự giúp đỡ, bảo trợ của nhóm từ thiện thành phố Vinh, Hà Nội, bệnh viện đa khoa Cửa Đôngđã xây cho nhà cho mẹ con Hình ảnh người mẹ tật nguyền và em Ngọc Đại diện trường ĐH KHXH&NV- ĐHQGHN về đón em Ngọc ra trường nhập học 30 em, đưa mẹ em đi mổ tim tại bệnh viện Tim mạch TW, lập sổ tiết kiệm cho gia đình em với số tiền hơn 100.000.000 triệu đồng. + Đối với em Đậu Thị Dần – học sinh lớp 10C2 sau khi bài báo “Nữ sinh nghèo đáng thương và sự hồi sinh khó tin của người mẹ câm điếc”(Báo Dantri.com) được đăng tải, nhiều bạn đọc khắp nơi trên mọi miền tổ quốc và cả ở nước ngoài đã gọi điện đến động viên, chia sẻ. Đại diện văn phòng Báo điện tử Dân trí tại khu vực Bắc Miền Trung đã thay mặt bạn đọc trao số tiền 92.735.000đ; ngoài ra nhiều bạn đọc còn gửi ủng hộ trực tiếp tại gia đình (“Bạn đọc giúp đỡ nữ sinh nghèo đáng thương có mẹ bị câm, điếc”- Báo Dantri.com.vn) Ngôi nhà cũ trước đây của em Trang Ngôi nhà mới được xây của em Trang Đại diện văn phòng Báo điện tử Dân trí tại khu vực Bắc Miền Trung trao tiền ủng hộ của ban đọc cho em Đậu Thị Dần 31 7. Đã xây dựng được niềm tin của những người tham gia từ thiện đến tổ chức công đoàn Bằng việc xây dựng được niềm tin, tổ chức Công đoàn đã trở thành địa chỉ tin cậy cho những người tham gia từ thiện. Trên kết quả phân tích từ bảng 1 ta cũng thấy được điều đó. Nếu trước đây, những người tham gia hoạt động từ thiện họ còn tham gia một cách e dè, đang ngờ vực liệu tiền của mình có đến được hết, đến tận tay người đáng được nhận không thì nay họ đã hoàn toàn tin tưởng vào cách mà tổ thức Công đoàn thực hiện. ĐVCĐ đã mạnh dạn, chủ động và kịp thời hơn trong các hoạt động từ thiện. Đó cũng chính là động lực cho những người làm Công đoàn như chúng tôi hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mình. 8. Hiệu quả của việc sơ kết, tổng kết kịp thời các hoạt động từ thiện. Công tác sơ kết, tổng kết các hoạt động, chương trình từ thiện đã nêu lên được kết quả toàn diện về việc triển khai công việc, những mặt đã làm được và chưa làm được trên nhiều khía cạnh nhau, chỉ ra được nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa dẫn tới những mặt đạt được và chưa đạt được của kết quả đề ra, rút ra được những bài học kinh nghiệm qua việc triển khai công việc, nhất là những bài học liên quan đến người làm từ thiện và người được nhận từ thiện. Từ đó, tìm cách khắc phục được những tồn tại, yếu kém, đồng thời kế thừa, phát huy những ưu điểm những chương trình, hoạt động trước cho các chương trình, hoạt động tiếp theo. Mặt khác, qua các chương trình sơ kết hoặc tổng kết, tổ chức Công đoàn đã tuyên dương, tặng giấy khen cho những cá nhân và tập thể có những thành tích nổi bật trong hoạt động từ thiện. 32 PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Một số kết luận trong quá trình triển khai áp dụng SKKN Trong quá trình nhiều năm làm công tác Công đoàn, chúng tôi được trực tiếp làm công tác từ thiện. Bằng những hoạt động thực tiễn, hoạt động từ thiện cũng tương đối khó khăn, phức tạp, không phải nhận lại rồi cho đi là được. Nhưng với quan niệm xuất phát từ lòng yêu thương con người, từ cái tâm hướng đến những việc làm có ý nghĩa trong cuộc sống, chúng tôi đã chịu khó học hỏi, tham khảo những ý kiến cấp trên, những người đã tiên phong trong các hoạt động từ thiện. Dần dần, sau những lần vào cuộc, chúng tôi cảm thấy hoạt động này trở nên dễ dàng hơn và ngày càng đam mê công việc này. Đề tài của chúng tôi được tích lũy và được kiểm nghiệm về vai trò của Công đoàn trong hoạt động từ thiện từ năm 2018 đến nay. Trong quá trình triển khai và áp dụng, chúng tôi nhận được sự ủng hộ của Công đoàn ngành GD Nghệ An, Chi bộ trường THPT Nghi Lộc 4, sự giúp đỡ, phối hợp của Đoàn trường, của các trang báo chí, trang mạng.. Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài, chúng tôi chắc chắn chưa có điều kiện và khả năng nghiên cứu, ứng dụng hết các giải pháp trong hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, những giải pháp chúng tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong đề tài đã mang lại những ý nghĩa vô cùng quan trọng, tác dụng thiết thực đối với nhiều đối tượng khác nhau: - Đối với những người làm từ thiện: Quá trình làm từ thiện giúp cho những người làm công tác từ thiện có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác này, bản thân học sẽ tự trau dồi được nghiệp vụ, tự tin hơn và trưởng thành hơn. Từ đó họ sẽ hăng hái làm được nhiều việc tốt hơn trong cuộc sống. Đề tài này đã được triển khai áp dụng và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn tại trường THPT Nghi Lộc 4. Đề tài này cũng có thể được triển khai, ứng dụng rộng rãi tại các trường THPT trên địa bàn Nghi Lộc nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung. Nhưng trong quá trình áp dụng cần dựa vào tình hình thực tế các trường THPT cần áp dụng một cách linh hoạt, có sự điều chỉnh hợp lý để đạt kết quả tốt nhất. 2. Một số kiến nghị, đề xuất - Chúng tôi mong muốn tiếp tục được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của các cấp trên, đặc biệt là của Công đoàn ngành GD Nghệ An và Chi bộ trường THPT Nghi Lộc 4 trong các hoạt động từ thiện. - Cần nhân rộng các giải pháp ở nhiều trường học, để các trường có thể phát huy hiệu quả hoạt động từ thiện trong nhà trường, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghiệp vụ công tác dành cho cán bộ công đoàn ngành GD – NXB Hồng Đức 2. Hướng dẫn thi hành điều lệ CĐVN – NXB Lao Động 3. Tài liệu tập huấn cán bộ công đoàn cơ sở – NXB Lao Động 4. Hồ Chí Minh toàn tập - – NXB Chính trị Quốc gia 5. Một số bài báo viết về các hoạt động từ thiện 34 PHỤ LỤC SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4 Số 08 /KH – NL4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nghi Lộc, ngày 18 tháng 03 năm 2020 KẾ HOẠCH “ỦNG HỘ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19” Thực hiện lời kêu gọi “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19” của UB MTTQ Việt Nam, lời kêu gọi “Toàn dân tham gia ủng hộ, phòng dịch Covid-19”của UB MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An; Thư ngỏ về việc hưởng ứng lời kêu gọi của UB TW MTTQ Việt Nam chung tay đẩy lùi dịch Covid-19 của Công đoàn giáo dục Việt Nam; Công văn số 47/CĐN về việc việc hưởng ứng lời kêu gọi của UB TW MTTQ Việt Nam chung tay đẩy lùi dịch Covid-19 của Công đoàn giáo dục Nghệ An; cuộc vận động số 78/CĐN v/v kêu gọi chung tay khắc phục khó khăn trong ngành Giáo dục Nghệ An do ảnh hưởng của dịch Covid-19 ngày 24/4/2020 của Công đoàn ngành GD Nghệ An. Thực hiện chỉ đạo của cấp ủy, Nhà trường THPT Nghi Lộc 4 xây dựng kế hoạch cụ thể như sau: I. Mục tiêu: - Vận động, kêu gọi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phát huy tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng cùng chung khắc phục khó khăn tay đẩy lùi dịch bệnh Covid19. – Thông qua hoạt động nhằm tuyền truyền, giáo dục học sinh xây dựng đoàn kết, yêu thương, chia sẻ khó khăn, sống thân thiện và quan tâm tới cộng đồng xã hội. II. Nội dung 1. Ban vận động “Ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19” - Trưởng ban: Ông Nguyễn Văn Phương - Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng. - Phó Trưởng ban: + Ông Lê Trung Thắng - Chủ tịch Công đoàn + Ông Lê Thanh Vinh – Bí thư Đoàn trường + Ông Phạm Văn Định - Trưởng ban CMHS trường - Các thành viên: + Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – Phó Chủ tịch Công đoàn + Bà Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên BCH Công đoàn 35 + Lê Thanh Quý – Giáo viên + Lê Thanh Dũng – Giáo viên III. Kế hoạch cụ thể TT Nội dung hoạt động Người phụ trách Thời gian Cách thực hiện 1 Nhắn tin ủng hộ trực tuyến Đ/c Nguyễn Thị Hồng Từ ngày 19/3/2020 đến 18/6/2020 ĐVCĐ, HS theo cú pháp “Cv n” gửi tới số 1407(n là số lần ủng hộ 20.000đ) 2 Ủng hộ những khu vực cách ly Đ/c Nguyễn Thị Thanh Thủy Tháng 3/2020 - Vận động ĐVCĐ ủng hộ tiền mặt, hiện vật về cho BCHCĐ - Nhà trường phối hợp với BCH CĐ, Đoàn thanh niên để mua một số đồ dùng cần thiết để trao tặng khu vực cách ly như dung dịch nước rửa tay khô, máy đo thân nhiệt và một số nhu yếu phẩm hằng ngày 3 Tham gia tình nguyện phục vụ phòng, chống dịch Đ/c Lê Thanh Vinh Tháng 4/2020 - ĐVCĐ và HS tham gia hoạt động tự nguyện phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh như đo thân nhiệt, tổng dọn vệ sinh, đi chia cơm cho người cách ly Trên đây là kế hoạch về việc tăng cường hoạt động ủng hộ phòng chống dịch bệnh Covid-19 của trường THPT Nghi Lộc 4, nhà trường đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ những nội dung nêu trên chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể để triển khai cụ thể các nội dung đã đề ra. Quá trình triển khai nếu có vướng mắc cần báo cáo về lãnh đạo trường để kịp thời giải quyết. Nơi nhận: - Ban đại diện CMHS; - Các tổ chức trong nhà trường; - Lưu: VT. HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) Nguyễn Văn Phương 36 Giấy khen của Công đoàn ngành về phong trào phòng chống dịch Covid-19 Ban đại diện cha mẹ học sinh mua máy đo thân nhiệt và khẩu trang cho HS để phòng chống Covid-19 37 Hình ảnh kết nghĩa anh em giữa 2 trường THPT Nghi Lộc 4 và Mường Quạ
File đính kèm:
- skkn_phat_huy_vai_tro_cua_to_chuc_cong_doan_nham_nang_cao_hi.pdf