SKKN Phân loại và phương pháp giải bài tập Nitơ và hợp chất của Nitơ dùng trong ôn thi Trung học Phổ thông quốc gia

I. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NITƠ

- Nhóm nitơ (nhóm VA) gồm các nguyên tố: N, P, As, Sb, Bi.

 Nitơ Phot pho Asen Antimon Bitmut

Số hiệu nguyên tử 7 15 33 51 83

Nguyên tử khối 14,01 30,97 74,92 121,75 208,98

Cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p3 3s23p3 4s24p3 5s25p3 6s26p3

Bán kính nguyên tử (nm) 0,070 0,110 0,121 0,140 0,146

Độ âm điện 3,04 2,19 2,18 2,05 2,02

Năng lượng ion hóa khử ion thứ nhất 1402 1012 947 834 703

- Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns2np3.

- Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm nitơ có mức oxi hóa cao nhất là +5, ngoài ra còn có các mức -3 và +3. Riêng N còn có thêm các mức oxi hóa +1, +2 và +4.

- Từ N đến Bi: tính phi kim của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính kim loại tăng dần; tính axit của các oxit và hidroxit giảm dần đồng thời tính bazơ của chúng tăng dần.

- Hợp chất với H của các nguyên tố nhóm VA đều có dạng RH3. Độ bền nhiệt giảm dần từ NH3 đến BiH3. Dung dịch của chúng không có tính axit.

II. NITƠ

1. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí

- Cấu tạo phân tử: N2 (N ≡ N).

 Liên kết ba trong phân tử N2 có năng lượng lớn, lớn gấp 6 lần liên kết đơn N – N (EN – N = 169 kJ/mol), nên là liên kết rất bền. Ở 30000C nó mới bắt đầu bị phân huỷ thành nguyên tử nitơ, do đó ở nhiệt độ thường nitơ phân tử là một trong những chất trơ nhất. Còn ở nhiệt độ cao, nitơ trở nên hoạt động hơn, nhất là khi có mặt chất xúc tác.

 N ≡ N

 109,76pm

Cấu tạo phân tử N2

- Chất khí, không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự sống, sự cháy.

2. Tính chất hóa học

- Các mức oxi hóa có thể có của N: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

- Vì phân tử chứa liên kết ba rất bền vững nên ở điều kiện thường, nitơ là một chất ít hoạt động chỉ tham gia phản ứng ở nhiệt độ cao. Nitơ vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.

a. Nitơ là chất oxi hóa

- Tác dụng với kim loại → muối nitrua.

 + Nhiệt độ thường chỉ tác dụng với Li:

 6Li + N2 → 2Li3N

 + Nhiệt độ cao phản ứng với một số kim loại như Mg, Ca và Al .

 2Al + N2 → 2AlN

 3Ca + N2 → Ca3N2

- Tác dụng với H2 → Amoniac

N2 + 3H2 ↔ 2NH3 (> 4000C; Fe, p); ΔH = -92kJ

b. Nitơ là chất khử

N2 + O2 ↔ 2NO (Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ > 3.0000C hoặc có tia lửa điện)

 (khí không màu)

2NO + O2 → 2NO2

 (khí màu nâu đỏ)

3. Điều chế

- Trong phòng thí nghiệm: nhiệt phân muối amoni nitrit

NH4NO2 → N2 + 2H2O (t0)

NH4Cl + NaNO2 → N2 + NaCl + 2H2O (t0)

- Trong công nghiệp: chưng cất phân đoạn không khí lỏng, dùng màng lọc rây phân tử.

- Nitơ được điều chế bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng còn chứa khí hiếm và những vết oxi. Trong nhiều trường hợp, tạp chất khí hiếm không gây trở ngại gì cả, như¬ng oxi thì không đư¬ợc lẫn. Để loại tạp chất oxi, người ta cho nitơ đi qua một hệ thống chứa đồng kim loại đốt nóng. Khi đó tất cả oxi đều phản ứng tạo thành CuO.

 

docx75 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phân loại và phương pháp giải bài tập Nitơ và hợp chất của Nitơ dùng trong ôn thi Trung học Phổ thông quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i không khí đến khối lượng không đổi được 32,03 gam chất rắn Z. 
a. Khối lượng mỗi chất trong X là 
A. 3,6 gam FeS và 4,4 gam FeS2 	B. 4,4 gam FeS và 3,6 gam FeS2
	C. 2,2 gam FeS và 5,8 gam FeS2 	D. 4,6 gam FeS và 3,4 gam FeS2
b. Thể tích khí NO (đktc) thu được là 
	A. 1,12 lít 	B. 2,24 lít 	C. 3,36 lít 	D. 6,72 lít 
c. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là 
	A. 1 M 	B. 1,5 M 	C. 2 M 	D. 0,5 M 
Bài 120. Cho tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm S, FeS và FeS2 trong dung dịch HNO3 thu được 0,48 mol NO2 và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi, được m gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là 
	A. 11,650 gam 	B. 12,815 gam 	C. 13,980 gam D. 15,145 gam 
Câu 121. Khi cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 có những hiện tượng nào sau đây:
	A. Có kết tủa trắng xuất hiện. B. Kết tủa trắng tan khi dư NH3 .
	C. Không có hiện tượng gì.	D. Ban đầu có kết tủa trắng sau đó kết tủa trắng tan.
Câu 122. Nitơ có thể ở những trạng thái oxi hóa nào?
	A.+1; +2; +3; +4; +5.	B. -3: -2: -1; 0; +1; +2; +3; +4; +5.
 C. -3; 0; +1; +2; +3; +4; +5.	D. -4; -3: -2: -1; 0; +1; +2; +3; +4; +5.
Câu 123: Đốt NH3 trong khí Cl2 thấy có hiện tượng:
	A. Khói trắng.	B. Khói vàng.	
	C. Khói không màu 	D. Khói màu nâu đỏ.
Câu 124. NH3 thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây:
	A. NH3 + HCl NH4Cl.	B. 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
	C. Na + NH3 NaNH2 + H2.	D. NH3 không có tính oxi hoá.
Câu 125. Hiệu suất của phản ứng: N2 + 3H2 D 2NH3 - H, sẽ tăng nếu:
A. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ.	 B. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
C. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất. D. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất.
Câu 126. Cho một số tính chất sau: 1/ tác dụng với quỳ tím khô; 2/ tan tốt trong nước; 3/ tác dụng với kiềm; 4/ tác dụng với axit; 5/ tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao; 6/ tác dụng với khí clo; 7/ khử oxit kim loại ; 8/ phân hủy ở nhiệt độ cao. Tính chất nào trong các tính chất trên không đặc trưng với khí NH3; 
	A. 1,2,3,4,5,6,7,8;	B. 1,3,5,	C. 1,3	D. 1,5,7,8.
Câu 127. Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4 có hiện tượng:
	A. có kết tủa trắng.	 	B. có kết tủa trắng và khí mùi khi bay lên.
	C. chỉ có khí mùi khai bay lên.	D. có kết tủa trắng sau đó kết tủa tan.
Câu 128. Dẫn V lít khí NO2 ( đo ở đktc) vào nước, thu được 1 lít dung dịch có pH = 1. Tính V.
 A. 2,24 lít	B. 3,36 lít	C. 4,48 lít	D. 5,6 lít
Câu 129. Cho 4 dung dịch Ba(OH)2; NaOH; NH3 có cùng nồng độ mol/l và có giá trị pH lần lượt là pH1 ; pH2; pH3. Hãy cho biết sự sắp xếp nào đúng.
	A. pH1 > pH2 > pH3.	 	B. pH1 < pH2 < pH3.
	C. pH1 » pH2 » pH3.	D. pH2 > pH3 > pH1
Câu 130. Cho phản ứng sau : 2NO + O2 D 2NO2 Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng:
	A. phản ứng chỉ xảy ra ở điều kiện nhiệt độ thường.	
	B. phản ứng chỉ xảy ra ở điều kiện nhiệt độ cao.
	C. phản ứng xảy ra ở điều kiện nhiệt độ thường và cao.	
	D. phản ứng xảy ra ở mọi điều kiện .
Câu 131. Cho a gam N2O5 vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch A . Dung dịch A hoà tan vừa hết 0,15 mol Al2O3 . Hãy lựa chọn giá trị đúng của a.
	A. 118,8 gam	B. 237,6 gam	C. 97,2 gam	D. 59,4gam.
Câu 132 Một dung dịch có chứa các ion sau : NH+4, Al3+, NO-3, Ba2+. Có thể sử dụng hoá chất nào sau đây để nhận biết được ion NH+4 có trong dung dịch đó :
	A. Na2SO4	B. NaOH thiếu 	C. NaOH dư. D. NaOH dư, đun nóng.
Câu 133. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa muối X và đun nóng thu được khí mùi khai bay ra và kết tủa trắng. Kết tủa trắng tan trong axit HCl và cho khí mùi sốc. Lựa chọn công thức đúng của X.
	A. (NH4)2SO3	B. NH4HSO3	C. cả A, B đúng.	D. cả A, B đều sai.
Câu 134. Cho 100 gam dung dịch NH4HSO4 11,5% vào 100 gam dung dịch Ba(OH)2 13,68% và đun nhẹ. Tính thể tích khí màu khai bay ra ( quy về đktc) và khối lượng lượng kết tủa thu được.
	A. 2,24 lít khí và 23,3 gam kết tủa. B. 2,24 lít khí và 18,64 gam kết tủa.
	C. 1,344 lít khí 18,64 gam kết tủa.	 D. 1,792 lít khí và 18,64 gam kết tủa.
Câu 135. Cho các dung dịch không màu, mất nhãn sau: HCl, NaOH, Na2CO3, (NH4)2SO4 , CaCl2 . Chỉ sử dụng một thuốc thử để nhận biết các dung dịch đó (được phép đun nóng). Hãy cho biết thuốc thử cần dùng.
	A. Quỳ tím.	 	B. dung dịch Ba(OH)2	 
	C. dung dịch H2SO4 . 	 	D. cả A, B, C đều được.
Câu 136. Cho Al vào dd HNO3 không thấy khí thoát ra. Kết luận nào sau đây đúng:
	A. không có phản ứng xảy ra.	 B. phản ứng tạo NH4NO3. 
	C. A và B đều đúng.	 	D. A và B sai.
Câu 137. Dãy chất nào sau đây khi nhiệt phân thu được NH3:
	A. NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2.	B. NH4Cl, (NH4 )2CO3, NH4HCO3.
	C. NH4Cl, (NH4 )2SO4 , NH4HCO3.	D. Cả B và C đều đúng.
Câu 138: Nhiệt phân các chất nào sau đây có thể thu được NO2 và O2:
	A. NaNO3, Mg(NO3)2, AgNO3.	
	B. KNO3, Cu(NO3)2, NH4NO3, AgNO3.
	C. Mg(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3.	
	D. Mg(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3. NH4NO2.
Câu 139..Dung dịch X chứa 0,3 mol Na+ ; 0,4mol NH4+ ; 0,2mol SO42- ; 0,3mol NO3- . Dung dịch X được pha chế từ 2 muối, Hãy cho biết dung dịch X được pha chế từ 2 muối nào ? 
	A. Na2SO4 , NH4NO3 	 B. NaNO3 , (NH4)2SO4 	
	C. Cả 2 A và B 	 D. không thể từ 2 muối.
Câu 140: Cho 9,6 gam Cu tan hoàn toàn trong 93,4 gam dung dịch HNO3 (lấy dư) thu được khí Y duy nhất và dung dịch Z. Trong dung dịch Z, nồng độ % của muối Cu(NO3)2 là 28,2%. Xác định khí thoát ra.
	A. NO2	B. NO	 C. N2O	D. đáp án khác.
Câu 141. Cho các dung dịch không màu, mất nhãn sau: NH4HSO4, NH4Cl, BaCl2, HCl, MgCl2 và H2SO4. Chỉ sử dụng một thuốc thử để nhận biết các dung dịch đó (được phép đun nóng). Hãy cho biết thuốc thử cần dùng.
	A. quỳ tím.	B. Phenolphtalein.	 C. dung dịch NaOH.	D. đáp án khác.
Câu 142. Cho các dung dịch sau: (NH4)2SO4, NH4Cl, MgCl2, AlCl3 , FeCl2, FeCl3, NaNO3 . Lựa chọn một thuốc thử nào để có thể nhận biết các dung dịch đó.
	A. dd NaOH.	B. quỳ tím.	 C. dung dịch Ba(OH)2.	D. dung dịch AgNO3.
Câu 143. Cho khí NO2 tác dụng vừa đủ với NaOH trong dung dịch thì thu được dung dịch có môi trường gì ?
	A. môi trường axit	B. môi trường bazơ	 
	C. môi trường trung tính	D. không xác định.
Câu 144. Để hoà tan vừa hết 8,4 gam Fe cần dùng tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch HNO3 4M; biết NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3. 
 A. 150 ml 	B. 120 ml 	C. 100 ml 	D.100 l.
Câu 145. Cho hỗn hợp X gồm các kim loại X, Y, Z tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng nóng dư thu được hỗn hợp Y gồm 0,1 mol NO và 0,1 mol N2O . Tính số mol HNO3 đã phản ứng . Biết rằng N+5 trong HNO3 chỉ có 2 sự thay đổi số oxi hoá.
 A. 0,8 mol	 B. 1,0 mol 	C. 1,2 mol	D. 1,4 mol
Câu 146. Cho 6,48 gam kim loại Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng nóng dư thu được 0,896 lít khí X nguyên chất và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y và đun nóng thấy thoát ra 1,12 lít khí mùi khai ( quy về đktc). Xác định công thức của khí X.
 A. N2O	B. N2	C. NO	D. NH3
Câu 147. Cần trộn dung dịch HNO3 16,0M với dung dịch HNO3 1M theo tỷ lệ thể tích như thế nào để thu được dung dịch HNO3 nồng độ 4M. 
	A. Tỷ lệ 1: 2	B. Tỷ lệ 1: 4	C. Tỷ lệ 1: 6	D. 1: 5
Câu 148. Cho 2,16 gam kim loại R tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch X (không có NH4NO3 ) và 2,688 lit (đktc) hỗn hợp khí Ygồm NO2 và NO. Tỷ khối của Y so với H2 là 19. Xác định kim loại R .
	A. Mg	B. Al	 C. Cu	D. Zn
Câu 149. Hoà tan 5,76 g Mg trong dung dịch HNO3 loãng nóng dư thì thu được dung dịch B và 0,896 lít khí X duy nhất . Cô cạn cẩn thận dung dịch B thu được 37,12 gam chất rắn . Xác định số mol HNO3 đã tham gia phản ứng. 
	A. 1,0 mol	B. 0,8 mol 	C. 0,6 mol	D. đáp án khác.
Câu 150. Hoà tan 32g kim loại M trong HNO3 dư thu 8,96 lít hh hai khí (đktc) NO và NO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 17. M là:
	A. Mg	B. Cu	C. Al	D. Fe
Câu 151: Cho sơ đồ phản ứng: Mg + HNO3 ----> Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O ( Tỉ lệ mol NO: N2O = 1:1). Hệ số tói giản của 2 chất tham gia phản ứng sau khi cân bằng phương trình lần lượt là:
	A. 11 và 6.	B. 11 và 28.	C. 7 và 18.	D. 7 và 24.
Câu 152: (khối A – 2013) Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3? 
 A. HCl. 	B. K3PO4. 	C. KBr. 	D. HNO3. 
Câu 153: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
	(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. 	
	(b) Cho FeS vào dung dịch HCl. 
	(c) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc. 	
	(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF. 
	(e) Cho Si vào bình chứa khí F2. 	
	(f) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
	Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là 
	A. 5. 	B. 3. 	C. 6. 	D. 4. 
Câu 154: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là: 
 A. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag. 	B. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag. 
 C. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe. 	D. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu. 
Câu 155: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là 
	A. 21,60. 	B. 18,90. 	C. 17,28. 	D. 19,44. 
Câu 156: Hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại X bằng dung dịch HCl, thu được 1,064 lít khí H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Kim loại X là 
	A. Zn. 	B. Cr. 	C. Al. 	D. Mg. 
Câu 157: Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
 A. 2,40. 	B. 4,06. 	C. 3,92. 	D. 4,20. 
Câu 158: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng: 
	(a) bông khô. 	
	(b) bông có tẩm nước. 	
	(c) bông có tẩm nước vôi. 	
	(d) bông có tẩm giấm ăn. 
	Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là 
 	A. (d). 	B. (a).	C. (c). 	D. (b). 
Câu 159: Cho phương trình phản ứng 
	aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là 
 	A. 1 : 3. 	 B. 2 : 3. 	C. 2 : 5. 	D. 1 : 4. 
Câu 160: Cho 12 gam hợp kim của bạc vào dung dịch HNO3 loãng (dư), đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch có 8,5 gam AgNO3. Phần trăm khối lượng của bạc trong mẫu hợp kim là 
 	 A. 45%. 	B. 55%. 	C. 30%. 	D. 65%. 
Câu 161: (khối B – 2013) Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion ). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là 
	A. 28,66%.	B. 30,08%.	C. 27,09%.	D. 29,89%.
Câu 162: Cho phản ứng: FeO + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O.
	Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là
	A. 6.	B. 10.	C. 8.	D. 4.
Câu 163: Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol ; 0,12 mol và 0,05 mol . Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
 	A. 7,190	 	B. 7,020	C. 7,875	D. 7,705.
Câu 164: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn, Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là	
	A. 29,24	B. 30,05	C. 28,70	D. 34,10
Câu 165: Nhúng một thanh sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,02 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng m gam (coi toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh sắt). Giá trị của m là 
 A. 5,36	B. 3,60	C. 2,00	D. 1,44
Câu 166.(khối B – 2014) Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là : 
	A. 18,035.	B. 14,485.	C. 16,085.	D. 18,300.
Câu 167. Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào sau đây : 
	A. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc nóng tác dụng với quăng photphorit.
	B. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit.
	C. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
	D. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.
Câu 168. Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3 thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (khôn còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau - Phần một tác dụng hết với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa.
	- Phần 2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa.
	Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là : 
	A. 20,21.	B. 31,86.	C. 41,24.	D. 20,62.
Câu 169. Tiến hành các thí nghiệm sau : 
	a. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch BaCl2. 
	b. Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
	c. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4. 
	d. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
	e. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là : 
	A. 4.	B. 2	C. 5.	D. 3.
Câu 170. Chô hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 7,84 lít khí SO2 (duy nhất, ở đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là : 
	A. 0,15.	B. 0,20.	C. 0,30.	D. 0,25.
Câu 171. Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOh 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 3m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
	A. 12,78.	B. 21,30.	C. 7,81.	D. 8,52.
Câu 172. Nung nóng bình kín chứa a mol hỗn hợp NH3 và O2 (có xúc tác Pt) để chuyển toàn bộ NH3 thành NO. Làm nguội và thêm nước vào bình, lắc đều thu được 1 lít dung dịch HNO3 có pH = 1, còn lại 0,25a mol khí O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là : 
	A. 0,1.	B. 0,3.	C. 0,4.	D. 0,2.
Câu 173. Cho bột Fe vào dung dịh AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan : 
	A. Fe(NO3)2, AgNO3.	B. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.
	C. Fe(NO3)3, AgNO3.	D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
Câu 174. (khối A – 2014) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết : 
	A. cộng hóa trị phân cực	B. ion
	C. hidro	D. cộng hóa trị không cực.
Câu 175. Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây ?
	A. 9,5	B. 8,5	C. 8,0	D. 9,0
Câu 176. Từ 6,2 kg photpho điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4 2M (hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 80%)?
	A. 64 lít	B. 100 lít	C. 40 lít	D. 80 lít.
Câu 177. Có 3 dung dịch riêng biệt : H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). 
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO
- Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng?
	A. V2 = 3V1	B. V2 = V1.	C. V2 = 2V1.	D. 2V2 = V1.
	- Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Trên đây tôi đã đề xuất một số nguyên tắc, quy luật, các bước để giải nhanh bài toán hóa học dựa vào các phương pháp giải toán nhanh đã phân tích. Tuy nhiên việc triển khai giải nhanh các bài toán có thực hiện hiệu quả không thì ngay chính bản thân các em học sinh cần phải trang bị cho mình kiến thức hóa học đầy đủ, chính xác và sâu sắc. Phải biết suy luận nhanh, có sự phán đoán chính xác, phải vận dụng linh hoạt kết hợp các phương pháp giải nhanh một cách hợp lý thì việc giải các bài toán mới nhanh và chính xác được.
	- Bài toán hoá học có những tác dụng sau:
	+ Rèn luyện cho các em khả năng vận dụng những kiến thức đã học, biến những kiến thức tiếp thu được qua bài giảng của thầy thành kiến thức của mình.
	+ Giúp cho các em đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chỉ có vận dụng kiến thức vào giải bài tập các em mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc.
	+ Phát triển năng lực nhận thức, khả năng suy luận logic, đồng thời bài tập hoá học còn rèn trí thông minh cho các em.
	+ Việc áp dụng các phương pháp giải nhanh để giải bài toán trắc nghiệm nhiều lựa chọn có những ưu điểm sau:
	- Phù hợp với yêu cầu thời gian để làm một câu TNKQ (khoảng từ 1 đến 2 phút)
	- Giúp các em phát triển tư duy, tìm tòi những phương án giải nhanh phù hợp với mỗi dạng bài toán
	- Phân hoá được học sinh trong quá trình vận dụng kiến thức và giải bài tập 
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
	Việc áp dụng chuyên đề này để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tuỳ thuộc vào lực học của học sinh trong mỗi nhà trường.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
	Vấn đề mới của sáng kiến kinh nghiệm đặt ra và giải quyết so với các sáng kiến kinh nghiệm trước đây ở trong trường THPT Bình Xuyên nhằm giúp các em hình thành các năng lực. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực tính toán, năng lực vận dụng, năng lực hợp tác, năng lực làm việc độc lập, năng lực giải quyết vấn đề. Hi vọng chuyên đề này là một tài liệu tham khảo hữu ích và bổ ích cho các em học sinh và đồng nghiệp. Đề tài này có thể triển khai thực hiện ở các trường THPT.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
Tên tổ chức
cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Lớp 11A1
Trường THPT Bình Xuyên
Các Trường THPT
2
Lớp 11A2
Trường THPT Bình Xuyên
3
Lớp 11A3
Trường THPT Bình Xuyên
Vĩnh Phúc, ngày.....tháng 01 năm 2019
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Vĩnh Phúc, ngày.....tháng 01 năm 2019
 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 Nguyễn Thị Thu Nga
Tµi liÖu tham kh¶o
1. Sách giáo khoa hóa học 11 ban nâng cao – NXB GD HN
2. Sách bài tập hóa học 11 ban nâng cao – NXB GD HN
3. Bộ đề thi tuyển sinh vào các trường ĐH và CĐ – NXB GD 
4. Lý thuyết và các phương pháp chọn lọc giải toán hóa học – Đào Hữu Vinh – NXB ĐH và GD chuyên nghiệp – 1988 (tập 1 và tập 2)
5. 300 bài tập trắc nghiệm hóa học vô cơ - Nguyễn Văn Hạnh, Trần Ngọc Thắng, Nguyễn Văn Thoại – NXB ĐHQG Hà Nội
6. 700 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học - Nguyễn Đình Độ - NXB Hải Phòng
7. Bài tập trắc nghiệm hóa học THPT tập 1, 2, 3 – Ngô Ngọc An – NXB Giáo dục
8. 450 bài tập trắc nghiệm hóa học 11 – Lê Xuân Trọng, Ngô Ngọc An, Từ Ngọc Ánh – NXB ĐH Sư Phạm
9. Các dạng đề thi trắc nghiệm hóa học – Cao Cự Giác – NXB Giáo dục
10. Cơ sở lí thuyết và 500 câu hỏi trắc nghiệm hóa học - Nguyễn Phước Hòa Tân – NXB ĐHQG Hà Nội
11. Các dạng toán và phương pháp giải hóa học 11 vô cơ – Lê Thanh Xuân – NXB Giáo dục
12. Phân loại phương pháp giải bài tập trắc nghiệm hóa học vô cơ và hữu cơ – Lê Thanh Xuân – NXB Thanh Hóa

File đính kèm:

  • docxskkn_phan_loai_va_phuong_phap_giai_bai_tap_nito_va_hop_chat.docx
Sáng Kiến Liên Quan