SKKN Nâng cao văn hoá đọc cho học sinh thông qua dạy học theo chủ đề: Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 (Ngữ văn 12 - cơ bản)

Cơ sở lí luận

 * Văn hoá đọc là một trong những nhân tố, góp phần cấu thành đời sống văn hóa của con người trong xã hội. Theo tác giả Nguyễn Hữu Viêm trong “Văn hoá đọc và Thư viện” thì: Văn hóa đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.

 Văn hóa đọc có vai trò to lớn trong việc cập nhật các tri thức của nhân loại, định hướng, giúp cho con người hình thành và phát triển nhân cách: giúp người đọc nhận ra giá trị của các quy tắc ứng xử trong cuộc sống, những chuẩn mực đạo đức làm người, có cái nhìn tích cực hơn trong cuộc sống, biết yêu thương, chia sẻ những khó khăn với người khác, biết lên án những thói hư tật xấu, những hành vi trái đạo đức. Từ đó hình thành cho người đọc cách nghĩ tích cực hơn, luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, tới lợi ích của bản thân trong mối quan hệ với lợi ích của những người xung quanh.

 Văn hóa đọc có vai trò giáo dục, tự giáo dục cho người đọc nâng cao trình độ, rèn luyện ngôn ngữ, tư duy

 * Dạy học theo chủ đề

 Theo công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD-ĐT ra ngày 08/10/2014: "Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong SGK như hiện nay, việc căn cứ vào chương trình và SGK hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề (chuyên đề) dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng". Như vậy, xây dựng chủ đề dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên ở các trường phổ thông. Tuỳ vào điều kiện thực tế, có thể xây dựng các chủ đề đơn môn, liên môn hoặc chủ đề tích hợp, liên môn.

 *Trải nghiệm: Là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi ) và quá trình tâm lí bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Qua đó, chủ thể học hỏi, tìm tỏi, sáng tạo, tiếp thu, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thành các kĩ năng trong cuộc sống.

 

doc37 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao văn hoá đọc cho học sinh thông qua dạy học theo chủ đề: Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 (Ngữ văn 12 - cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Việt Nam và Thượng Lào.
Thành phần : Sinh viên, học sinh, dân lao động thành thị thuộc mọi ngành nghề khác nhau.
Điều kiện sống :Gian khổ, thiếu thốn.
-Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn – lạc quan, yêu đời.
- Gv hướng dẫn hs nêu hoàn cảnh sáng tác và bố cục của bài thơ Tây Tiến
Hs trình bày, nhận xét, Gv định hướng đúng
Gv-học sinh đọc văn bản Tây Tiến, chú ý âm hưởng, sắc thái tình cảm, cảm xúc từng đoạn.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs đọc- hiểu văn bản
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đoạn 1 bài thơ Tây Tiến
- Tích hợp kiến thức liên môn: môn Địa lý
+ Bằng kiến thức địa lý tìm hiểu được từ sách, học sinh nêu những hiểu biết về dòng sông Mã và đặc điểm núi rừng Tây Bắc? 
Hs trình bày, Gv định hướng đúng:
Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km², cao trung bình 762 m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km². Lưu lượng nước trung bình năm 121m³/s tại Xã Là và 341m³/s tại Cẩm Thuỷ . Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam.
- Địa hình Tây Bắc núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.Tây Bắc là khu vực nhiều đồi núi có địa hình hiểm trở nhưng đẹp đến mê mẩn với các cung đường đèo 
-Gv hướng dẫn hs tìm hiểu 2 câu thơ đầu
+ Gv giao nhiệm vụ: tìm hiểu hai câu thơ đầu: 
. Địa danh sông Mã mở đầu bài thơ thể hiện điều gì?
. Cách gieo vần "ơi" , từ láy "chơi vơi" 
. Hai câu thơ đầu thể hiện nỗi nhớ như thế nào của tác giả? 
+ Hs thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+Hs báo cáo, nhận xét, bổ sung; Gv định hướng đúng
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đoạn 1: Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc:
+ Giao nhiệm vụ học tập học sinh thảo luận nhóm:
. Nhóm 1: Bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc được hiện lên trong nỗi nhớ của tác giả như thế nào?
. Nhóm 2: Hình ảnh người lính Tây Tiến trọng đoạn 1 ? 
. Nhóm 3: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ thứ 1?
+ Học sinh thảo luận nhóm, báo cáo kết quả; Học sinh và giáo viên nhận xét, bổ sung
- Gv cho học sinh tập làm nhà phê bình văn học để bình về một số hình ảnh thơ:
+ Bài làm của học sinh trong vai trò tập làm nhà phê bình văn học để bình về câu thơ: "Heo hút cồn mây súng ngửi trời"
 " Một câu thơ xuất hiện với hình ảnh những người lính Tây Tiến như đang leo trên những cồn mây và mũi súng như chạm tới đỉnh trời. Đặc biệt hai chữ "ngửi trời" được dùng rất tự nhiên và cũng rất đọc đáo, vừa bạo khoẻ vừa rất tinh nghịch, rất tếu, nêu rõ được vẻ đẹp tâm hồn người lính trẻ, hồn nhiên, yêu đời". 
Gv gợi dẫn hs bình thêm các từ ngữ, hình ảnh khác:
+ Từ láy: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút đều tả độ cao theo hướng nhìn lên trong cuộc hành trình.Khổ thơ là một bằng chứng về “Thi trung hữu hoạ”-> Gợi tả mặt dốc lồi lõm, nhấp nhô, khúc khuỷu, càng lên cao càng dựng đứng hun hút, thăm thẳm như lên đến đỉnh trời, chót vót chênh vênh giữa mây trời, như sắp chạm đến đỉnh trời!-> Gợi bao nỗi vất vả nhọc nhằn nhưng cũng không kém phần thú vị, tinh nghịch)
- Hs báo cáo kết quả thảo luận: hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ thứ 1; học sinh và giáo viên nhận xét, bổ sung
+ Tác giả tả thực về sự hi sinh mất mát: Gợi cảm giác cái chết như lẫn vào bức tranh chung của những gian khổ nhọc nhằn. Người chiến sĩ như đột ngột dừng chân trong cuộc hành trình của đơn vị. Câu thơ gợi một kí ức buồn trên những chặng đường hành quân của bộ đội TT
+ Tích hợp kiến thức liên môn: tích hợp kiến thức môn lịch sử ( tìm hiểu về anh hùng Trần Can tại xã Sơn Thành, hi sinh trong kháng chiến chống Pháp): học sinh làm video giới thiệu về anh hùng Trần Can, có lồng ghép một số bài thơ về đề tài người lính trong kháng chiến chống Pháp. 
Sản phẩm của học sinh được đăng tại https://youtu.be/uQpa7JpTtYA
- Học sinh nêu cảm nhận về hai câu cuối của đoạn 1, Gv định hướng đúng
( Hết tiết 1, chuyển sang tiết 2)
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả: Quang Dũng
- Tên thật : Bùi Đình Diệm (1921 – 1988)
- Quê hương: Phượng Trì - Đan Phượng – Hà Tây.
Cuộc đời : 
+ Là người đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh , soạn nhạc
+ Được biết nhiều với tư cách là nhà thơ.
+ Phong cách sáng tác: mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và hào hoa, đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây)
 - Sáng tác chính: Mây đầu ô (1968), Thơ văn Quang Dũng (1988)
2. Tác phẩm: Tây Tiến
a. Hoàn cảnh sáng tác : 
Viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đoàn quân Tây Tiến.
b. Bố cục : 
- Phần 1: Nỗi nhớ về chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến và khung cảnh núi rừng miền Tây Bắc 
- Phần 2: Nhớ kỉ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh sông nước miền tây thơ mộng.
- Phần 3: Nhớ hình tượng người lính Tây Tiến
- Phần 4: Tấm lòng và sự gắn bó với Tây Tiến.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đoạn 1 : Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến và khung cảnh núi rừng miền Tây Bắc
a. Hai câu thơ mở đầu: 
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi...”
- Hình ảnh “Sông Mã” như gợi thức nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn nhà thơ.
- Nhớ “Chơi vơi” 
+ Từ láy vần với hai thanh không, gợi độ cao phiêu du, bay bổng, để diễn tả nỗi nhớ hướng về vùng núi cao miền Tây 
+ Gợi cảm giác về một nỗi nhớ vô hình, vô lượng, không thể đo đếm, một nỗi nhớ mơ hồ, đầy ám ảnh, lơ lửng, khôn nguôi
► Hai câu thơ đầu đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ, cũng là của cả bài thơ, đó là nỗi nhớ tha thiết của tác giả hướng về miền Tây Bắc, về đoàn quân Tây Tiến.
b. Bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, hiểm trở, hoang vu, nghiệt ngã vừa độc đáo thú vị:
 - Cảnh vật hiện ra hùng vĩ, hiểm trở (Mở ra trong nhiều chiều không gian, thời gian)
+ Nhiều tên đất lạ lẫm, gợi 1 vùng xa xôi, hẻo lánh
+ Nhiều đèo dốc hiểm trở
 => Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình, gợi tả, gợi cảm, những câu thơ toàn thanh trắc ...
=> Một bức tranh hoành tráng với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây Bắc
+ Vẻ hoang dại, bí ẩn, khắc nghiệt: Với mưa rừng, “Sương lấp đoàn quân mỏi”, “Thác gầm thét”, “Cọp trêu người.”
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn thơ 
+ Đó là những chiến sĩ anh hùng bất khuất không quản ngại vượt qua bao chặng đường gian khổ , bao nhiêu hi sinh mất mát lớn lao:
 “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa
 Gục lên súng mũ bỏ quên đời...”
=> Nổi bật chất bi tráng
+ Nhưng đó còn là những chàng trai hào hoa lãng mạn tinh nghịch với bao hăm hở khám phá, chinh phục.
- Hai câu kết đoạn thơ : 
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"
=> Gợi không khí đầm ấm tình quân dân, như xua đi bao mệt mỏi của cuộc hành trình, tạo cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho đoạn sau 
3. Luyện tập, vận dụng
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
- GV giao nhiệm vụ: 
- HS thực hiện nhiệm vụ:
Bài tập 1: Câu thơ : “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" ngắt nhịp thế nào là phù hợp nhất với ý thơ?
a. Nhịp 4/1/2
b. Nhịp 2/2/1/2
c. Nhịp 2/2/3
d. Nhịp 4/3
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
Bài tập 2: Trò chơi "ai nhanh hơn"
- Viết những câu thơ về đề tài người lính 
( trong vòng 5 phút ai viết đúng và nhiều câu thơ về đề tài người lính, người đó sẽ chiến thắng) 
Bài 1: b. Nhịp 2/2/1/2
Bài 2: Một số câu thơ viết về đề tài người lính:
- Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
( Trích " Đồng chí" của Chính Hữu)
- Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
( Trích "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" của Tố Hữu)
4. Tìm tòi, mở rộng
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Bài 1: Học sinh đóng vai người lính Tây Tiến 
( Gv giao nhiệm vụ học sinh viết kịch bản, đóng vai người lính Tây Tiến diễn tả hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ thứ 1) 
Bài 2: Gv cho học sinh vẽ tranh: phác hoạ về thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ thứ 1 ( bài tập dành cho học sinh có năng khiếu hội hoạ) 
Bài 1: Học sinh đóng vai người lính Tây Tiến trong đoạn thơ thứ 1
+ Hình ảnh người lính Tây Tiến hành quân vất vả, nhưng lạc quan, tinh nghịch, hào hoa
+ Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến: cái chết của người lính Tây Tiến "gục lên súng mũ bỏ quên đời" 
Bài 2: Vẽ tranh về thiên nhiên miền Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây tiến trong đoạn thơ thứ 1: phát huy năng khiếu hội hoạ và sự sáng tạo của học sinh.
* Củng cố, dặn dò:
- Gv nhấn mạnh nội dung -nghệ thuật đặc sắc của đoạn 1 bài thơ “Tây Tiến"
- Dặn dò hs tiếp tục tìm hiểu đoạn 2, 3, 4 của bài thơ "Tây Tiến"
- Bài tập về nhà: 
+ Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ thứ 1 của bài thơ "Tây Tiến"?
+ Tìm đọc quyển sách " Thơ Yên Thành" Nhà xuất bản Hội Nhà văn, tháng 6 năm 2015 và quyển sách "Yên Thành, di tích và danh thắng" để biết về văn học địa phương, về di tích, danh thắng, những con người hào kiệt của quê hương.
IV. KẾT QUẢ
 	Sau khi tiến hành giảng dạy chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 bằng các hình thức trải nghiệm, đã đem lại hiệu quả rất khả quan.
 	* Văn hoá đọc của học sinh được nâng cao: 
- Theo số liệu báo cáo của nhân viên thư viện trường sở tại, số học sinh tham gia mượn sách, báo về nhà và đọc tại phòng đọc tăng lên 75% so với trước khi áp dụng các hình thức trải nghiệm vào dạy chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975
- Số học sinh tham gia đọc sách, báo đã có sự thay đổi: 
 	+ Số học sinh không đọc sách, báo từ 10% giảm xuống còn 2% ( giảm 8%)
 	+ Số học sinh chỉ đọc sách, báo khi cần biết thông tin từ 85% giảm xuống còn 15% ( giảm 70%) 
 	+ Số học sinh thường xuyên đọc sách, báo từ 5% lên 80% ( tăng 75%) 
Số liệu được tổng hợp từ phiếu khảo sát 01- phụ lục, được thể hiện qua biểu đồ: 
Biểu đồ về kết quả đọc, sách báo của học sinh THPT sau khi áp dụng các hình thức trải nghiệm trong chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975
- Học sinh có ý thức chọn lọc, kiểm tra thông tin trước khi bình luận, chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội. Từ 60 % số học sinh không kiểm tra thông tin khi đọc, trước khi bình luận, chia sẻ xuống còn 5% ( giảm 55% ); số học sinh đọc có chọn lọc, kiểm tra thông tin trên mạng xã hội từ 40% lên 95% ( tăng 55% ). Số liệu được tổng hợp từ phiếu khảo sát 02- phần phụ lục, được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ về kết quả sử dụng thông tin trên mạng xã hội của học sinh THPT sau khi áp dụng các hình thức trải nghiệm trong chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975
	Đó là một kết quả rất thiết thực, cần thiết trong bối cảnh học sinh sử dụng mạng xã hội nhiều. Khi các em có ý thức và sử dụng mạng xã hội một cách thông minh sẽ khai thác được các hữu ích từ mạng xã hội, tránh được những tiêu cực từ tin giả, tin có nội dung bạo lực, không lành mạnh. 
 	- Sau khi được trải nghiệm các hình thức dạy học từ chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975, các loại sách học sinh tìm đọc cũng phong phú hơn: sách giáo khoa, sách tìm hiểu về pháp luật, sách tìm hiểu về lịch sử- địa lý, các tác phẩm văn học, phê bình văn học, sách tìm hiểu về sức khoẻ, giới tính, tâm lý, các loại sách giáo dục đạo đức, quà tặng cuốc sống Mục đích đọc sách, báo của học sinh THPT cũng có sự chuyển biến: đọc sách, báo không chỉ để phục vụ học tập, mà còn hướng tới đọc sách, báo để giải trí, đọc sách, báo vì yêu thích. 
 * Kết quả của giờ dạy học theo chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 có áp dụng các hình thức trải nghiệm:
 - Đối với giáo viên: 
+ Mỗi giờ dạy, giáo viên không đơn thuần là người cung cấp kiến thức, mà chính giáo viên cũng là người được trải nghiệm, tiếp nhận kiến thức từ sự chuẩn bị bài ở nhà và khả năng ứng phó, phân tích trên lớp của học sinh. Bên cạnh đó, thông qua những hoạt động trải nghiệm được vận dụng trong giờ dạy giáo viên đánh giá, hiểu thêm về tính cách, kĩ năng sống của học sinh; học sinh cũng tạo nên sự hứng thú, say mê cho giáo viên trong mỗi tiết dạy vì khả năng thể hiện sự sáng tạo của các em. 
+ Các đồng nghiệp sau khi dự giờ dạy học theo chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 có áp dụng các hình thức trải nghiệm, nhận thấy: 
. Việc áp dụng các hình thức trải nghiệm, thực hành phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với cơ sở vật chất của trường, với đối tượng học sinh.
. Việc áp dụng các hình thức trải nghiệm, thực hành vừa đem lại hiệu quả học tập cao hơn cho chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975, vừa lan toả văn hoá đọc cho toàn trường.
. Những hình thức trải nghiệm này không chỉ áp dụng cho dạy chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975, Ngữ Văn 12, mà có thể biến tấu để dạy các chủ đề khác trong chương trình Ngữ Văn THPT. 
 - Đối với học sinh: 
+ Mỗi tiết học với những hoạt động trải nghiệm ở trên, học sinh sẽ thích thú, phát huy được năng khiếu. Các em sẽ cảm thấy giờ học rất thoải mái, nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo lượng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành các năng lực tự chủ, tự học, sáng tạo, hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ 
+ Kết quả học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng các hình thức trải nghiệm dạy chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 ( số liệu được tổng hợp tại đơn vị tôi công tác ): 
Năm học
Lớp
Tỉ lệ % điểm giỏi
(8,0-10)
Tỉ lệ % điểm khá
(6,5-7,9)
Tỉ lệ % điểm trung bình
(5,0-6,4)
Tỉ lệ % điểm yếu - kém
( Dưới 5,0)
2019-2020
12A1
5%
50%
40%
5%
12D
10%
55%
32%
3%
2020-2021
12A1
15%
70%
15%
0%
12D
25%
67%
8%
0%
 	Qua bảng số liệu về kết quả học tập trên của học sinh, khẳng định hiệu quả thiết thực của việc áp dụng các hình thức trải nghiệm dạy chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975. Văn hoá đọc của học sinh được nâng cao, các em tiếp cận nhiều kiến thức văn học, cuộc sống, biết cách vận dụng vào các bài kiểm tra Ngữ Văn, cảm thụ văn học, từ đó nâng cao chất lượng học tập. 
PHẦN C. KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN
1. Nâng cao văn hoá đọc cho học sinh thông qua dạy học theo chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 ( Ngữ Văn 12- Cơ bản) sẽ tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa văn hoá đọc và học Ngữ Văn. Học sinh có ý thức, yêu thích đọc sách, báo, tìm hiểu về văn hoá, văn học, lịch sử địa phương , yêu quý, tự hào về di sản văn học dân tộc, về sách, tình yêu quê hương, đất nước.
2. Thông qua dạy học theo chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 với các hình thức trải nghiệm phong phú, để nâng cao văn hoá đọc cho học sinh; từ đó học sinh có kĩ năng khai thác tài nguyên học tập và đọc tin tức từ internet. Học sinh sẽ có ý thức chọn lọc, kiểm tra thông tin từ mạng xã hội, phân biệt được tin giả, tin thật, có ứng xử văn minh trên mạng xã hội.
3. Từ việc nâng cao văn hoá đọc, học sinh có thêm nhiều kiến thức nhiều lĩnh vực của cuộc sống, rút ra thông điệp ý nghĩa từ sách, báo, học sinh sẽ vận dụng vào quá trình học tập, cuộc sống và hoàn thiện bản thân, vươn tới chân, thiện, mỹ. 
4. Trong quá trình dạy học theo chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975, giáo viên vận dụng nhiều hình thức trải nghiệm, thực hành nhằm tăng sự yêu thích của học sinh đối với môn học, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành năng lực tự học, nghiên cứu, sử dụng ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩở học sinh.
II. KIẾN NGHỊ
 	Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tiễn dạy học, tôi có kiến nghị sau: 
- Trong thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi áp dụng chưa phổ biến, nên tôi mong muốn đề tài tiếp tục được thực nghiệm ở nhiều đơn vị trường học khác, để khẳng định tính khả thi, đúng đắn của đề tài, đồng thời đẩy mạnh phong trào đọc sách, báo ở địa phương.
- Tôi mong muốn áp dụng các hình thức trải nghiệm thực hiện trong đề tài cho các chủ đề dạy học khác của môn Ngữ Văn, để tăng thêm sự hứng thú, yêu mến của học sinh đối với môn học.
- Đề xuất với chính quyền địa phương, ban giám hiệu nhà trường:
+ Đầu tư mua thêm nhiều sách báo, nâng cấp phòng đọc ở thư viện xã, thư viện trường để đáp ứng nhu cầu đọc sách, báo của học sinh.
+ Tổ chức thường xuyên các chương trình: kể chuyện theo sách, báo, chia sẻ sách, báo, kể chuyện về Bác và những tấm gương làm theo lời Bác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngữ Văn 12, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, tháng 3 năm 2009
2. Nguyễn Thị Thanh Hương, Định hướng hoạt động tiếp nhận sáng tạo tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, năm 2013
3. Phan Huy Dũng, Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông- một góc nhìn, một cách đọc, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tháng 10 năm 2009
4. Thơ Việt Nam thế kỷ XX thơ trữ tình, Nhà xuất bản Giáo dục, tháng 7 năm 2005
5. Thơ ca dân gian Yên Thành, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, tháng 6 năm 2015
6. Thơ Yên Thành, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, tháng 6 năm 2015
7. Yên Thành di tích và danh thắng, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, tháng 6 năm 2015
8. Sắc phong Nghệ An, Nhà xuất bản Nghệ An, tháng 2 năm 2013
9. Tạp chí Sông Lam, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Nghệ An, số 7 tháng 7 năm 2020. 
PHỤ LỤC
Phiếu khảo sát 01: Về việc đọc sách, báo của học sinh THPT ( tại đơn vị tôi công tác, khảo sát 200 học sinh ) 
Thời điểm
Mức độ
Không đọc
Đọc khi cần thiết
Thường xuyên đọc
Trước khi thực hiện đề tài
Sau khi thực hiện đề tài
( Ở mức độ nào thì đánh X vào ô đó, khảo sát 2 đợt trước và sau khi thực hiện đề tài vào dạy học)
Phiếu khảo sát 02: Các loại sách học sinh THPT đọc ( tại đơn vị tôi công tác, khảo sát 200 học sinh ) 
Thời điểm khảo sát
Sách giáo khoa
Sách tìm hiểu về pháp luật
Sách tìm hiểu về lịch sử- địa lý
Các tác phẩm văn học, phê bình văn học
Sách tìm hiểu về sức khoẻ, giới tính, tâm lý
Sách giáo dục đạo đức
Các loại sách khác
Trước khi thực hiện đề tài
Sau khi thực hiện đề tài
( Đọc sách nào thì đánh X vào ô đó, khảo sát 2 đợt trước và sau khi áp dụng đề tài vào dạy học)
Phiếu khảo sát 03: Mục đích đọc sách, báo của học sinh THPT ( tại đơn vị tôi công tác, khảo sát 200 học sinh ) 
Thời điểm khảo sát
Mục đích đọc sách, báo của học sinh THPT
Đọc sách để phục vụ học tập
Đọc sách, báo để giải trí
Đọc sách, báo vì yêu thích
Trước khi thực hiện đề tài
Sau khi thực hiện đề tài
( Mục đích đọc sách thế nào thì đánh X vào ô đó, khảo sát 2 đợt trước và sau khi áp dụng đề tài vào dạy học)
Phiếu khảo sát 04: Sử dụng thông tin trên mạng xã hội của học sinh THPT ( tại đơn vị tôi công tác, khảo sát 200 học sinh ) 
Thời điểm khảo sát
Không kiểm tra thông tin trên mạng xã hội
Có chọn lọc và kiểm tra thông tin trên mạng xã hội trước khi bình luận, chia sẻ
Trước khi thực hiện đề tài
Sau khi áp dụng đề tài vào dạy học
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ	
1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
VI. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
2
B. NỘI DUNG
4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 
4
1. Cơ sở lí luận: 
4
2. Cơ sở thực tiễn
4
II. MÔ TẢ CÁC HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO VĂN HOÁ ĐỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 1945-1975 ( NGỮ VĂN 12- CƠ BẢN )
7
1. Yêu cầu đối với việc dạy học theo chủ đề thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 ( Ngữ Văn 12- Cơ bản ) bằng hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao văn hoá đọc cho học sinh
7
 2. Các hình thức trải nghiệm để nâng cao văn hoá đọc cho học sinh thông qua dạy học theo chủ đề thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 ( Ngữ Văn 12- Cơ bản )
8
2.1. Tổ chức hoạt động "Tuần này đọc gì?" 
8
2.2. Điểm báo cuối tuần
9
2.3. Khi em là nhà báo, nhà phê bình văn học
10
2.4. Tích hợp kiến thức liên môn 
12
2.5. Dạy học theo dự án
13
2.6. Đóng vai
16
a. Đóng vai các nhà thơ để trình bày thông điệp các tác phẩm văn học
16
b. Đóng vai các nhân vật văn học hoặc nhân vật trong một số câu chuyện từ sách báo
16
2.7. Tổ chức hội thi
17
2.8. Câu lạc bộ 
17
III. THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 1945-1975 ( NGỮ VĂN 12 - CƠ BẢN ) ĐỂ NÂNG CAO VĂN HOÁ ĐỌC CHO HỌC SINH
19
GIÁO ÁN MINH HOẠ 1
19
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 
26
C. KẾT LUẬN
30
1. Kết luận
30
2. Kiến nghị
30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
31
PHỤ LỤC
32,33
MỤC LỤC
34,35

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_van_hoa_doc_cho_hoc_sinh_thong_qua_day_hoc_the.doc
Sáng Kiến Liên Quan