SKKN Nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh cho học sinh thông qua các hoạt động tạo môi trường tiếng anh tại trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành

1. Lý do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm

Tiếng Anh một trong những bộ môn mũi nhọn tại các trường phổ thông, tiếng Anh không chỉ là bộ môn giúp học sinh hình thành và phát triển công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng mà còn góp phần hình thành các năng lực và phẩm chất của thế hệ trẻ năng động, linh hoạt với những chuyển biến của xã hội. Hiện nay, mục tiêu chương trình bộ môn tiếng Anh tại các trường phổ thông chú trọng đến năng lực giao tiếp của học sinh. Năng lực giao tiếp chính là năng lực đặc thù của môn học này và được coi là mục tiêu của quá trình dạy và học tiếng Anh. Chương trình nhấn mạnh một số quan điểm sau: Xây dựng dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại; năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết; xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ qui định những yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp nghe, nói, đọc và viết cho mỗi lớp và gợi ý một số chủ đề, chủ điểm chính gắn với chuẩn đầu ra từng cấp học; đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học; đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh giữa các cấp; đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy học tiếng Anh đa dạng ở các địa phương.

 Để hình thành được năng lực giao tiếp tiếng Anh học sinh cần có môi trường học tiếng Anh. Môi trường tiếng Anh trong các trường phổ thông chính là cơ sở để học sinh phát triển ngôn ngữ đang học trong các tiết học là công cụ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức và thực hành thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ thông qua ba loại hình mội trường chính là môi trường tĩnh, môi trường động và môi trường kết hợp tĩnh-động. Môi trường giao tiếp được thực hiện sẽ tạo ra một môi trường học tiếng Anh hữu ích cho học sinh, giúp các em có hứng thú với môn học, luôn đổi mới cập nhật ngôn ngữ, ôn luyện kiến thức thường xuyên, liên tục và sử dụng những kiến thức ngôn ngữ đã học vào trong các tình huống thực tiễn của cuộc sống. Từ đó, học sinh trải nghiệm kiến thức bằng sự tự tin khi sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp với người nước ngoài. Ngoài ra, việc rèn luyện tiếng Anh thông qua môi trường giao tiếp tiếng Anh giúp học sinh hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ, ghi nhớ kiến thức một cách chủ động, " không học cũng nhớ và khống biết cũng dần quen". Với học sinh lứa tuổi trung học cơ sở, các hoạt động môi trường tiếng Anh sẽ thật sự hữu ích cho việc học của các em; các em sẽ chủ động tiếp nhận kiến thức mà không cảm thấy nhàm chán. Tuy nhiên, năng lực giao tiếp của học sinh trong trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành còn khá hạn chế, học sinh còn rụt rè khi giao tiếp trong và ngoài lớp học và những kiến thức ngôn ngữ mà học sinh đã học chưa được phát huy một cách trọn vẹn. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạnh chế đó chính là vì môi trường giao tiếp tiếng Anh trong trường học chưa được chú trọng xây dựng hoặc các hoạt động không được thể hiện rõ ràng, chưa thu hút được hứng thú và niềm đam mê của học sinh với môn học. Do đó, vai trò quan trọng và tính cần thiết để xây dựng một môi trường tiếng Anh trong trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành cần được chú trọng phát triển nhằm tạo ra một không gian học tập tích cực, hiệu quả cho học sinh trong nhà trường. Xuất phát từ những lí do trên đây, tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm " Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh trường thông qua các hoạt động tạo môi trường tiếng Anh tại trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành" trong năm học 2019-2020.

 

docx28 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 5503 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh cho học sinh thông qua các hoạt động tạo môi trường tiếng anh tại trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và rèn luyện kiến thức. Không chỉ việc tự ý thức cá nhân, ý thức tập thể trong học tập và rèn luyện sẽ được nâng cao mà học sinh còn ý thức được trách nhiệm với gia đình, nhà trường và thế giới từ những thông điệp mà môi trường giao tiếp tĩnh-động mang lại.
2.3. Tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh tĩnh-động ngoài không gian lớp học.
	Môi trường lớp học, không gian lớp học mang lại cho học sinh khuôn khổ và sự tập trung nhất định. Các bài học trong không gian lớp học cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Tuy nhiên, môi trường đó sẽ hạn chế cho các hoạt động chung với sự tham gia của số lượng lớn học sinh, hạn chế sự vận động của học sinh và hạn chế về thời gian của tiết học vì thế mà giáo viên chỉ có thể tổ chức các hoạt động theo sách giáo khoa. Với mục đích để học sinh có môi trường học rộng mở, có cơ hội giao lưu kiến thức với các bạn cũng khối và học sinh khác trong nhà trường. Nhóm giáo viên bộ môn tiếng Anh tạo cơ hội cho học sinh được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường như về chủ đề Festival, Christmas và Halloween Festival. Năm học 2019-2020, hoạt động ngoại khóa chủ đề Halloween Festival đã mang lại sân chơi bổ ích không chỉ là cơ hội để học sinh tìm hiểu về một lễ hội truyền thống của các quốc gia nói tiếng Anh, am hiểu thêm về phong tục tập quán và phát huy được năng lực sử dụng tiếng Anh thông qua các hoạt động trong buổi ngoại khóa đó. Nội dung chương trình ngày hội Halloween 2019 của trường Phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành được thực hiện ngày 31 tháng 10 năm 2019 với của đề Halloween Festival có bản kế hoạch chi tiết kèm theo.(Phụ lục)
Ngoài ra, môi trường giao tiếp ngoài không gian lớp học còn được giáo viên bộ môn thực hiện tại bảng tin của nhà trường. Hàng tuần, học sinh khối tiểu học và trung học cở sở của trường Phổ thông thực hành CLC Nguyễn Tất Thành sẽ được trải nghiệm kiến thức và hiểu biết về trường học, bạn bè, thầy cô và nền văn hóa của các nước sử dụng tiếng Anh đặc biệt là trải nghiệm kiến thức liên môn qua kênh ngôn ngữ tiếng Anh. Học sinh sẽ ghi lại đáp án của mình rồi chuyển cho giáo viên phụ trách. Đáp án đúng và nhanh nhất sẽ được tổng hợp và trao giải vào các buổi sáng thứ hai hàng tuần. Một lần nữa, trong 10 phút dành cho bộ môn tiếng Anh nhắc lại kiến thức cho toàn trường cùng biết và thôi thúc các em nỗ lực giành giải và qua đó chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân và khẳng định được mình. 
2.4. Tạo câu lạc bộ tiếng Anh.
	Qua 3 năm dạy học tiếng Anh tại trường Trung học cơ sở tôi thất rằng phần lớn học sinh không thể vận dụng tiếng Anh trong các tình huống nhất định, các em có thể hiểu được nhưng không thể dùng ngôn ngữ học để tham gia giao tiếp. Do đó Câu lạc bộ của nhà trường cần được xây dựng và đưa vào hoạt động để góp phần hoàn thiện năng lực giao tiếp của học sinh, giúp ngôn ngữ các em đang học được sử dụng và sử dụng có hiệu quả. Từ những ngày đầu thành lập, Ban Giám Hiệu nhà trường luôn chú trọng xây dựng Câu lạc bộ tiếng Anh và coi hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh là một trogn những đặc trung của trường Phổ thông thực hành CLC Nguyễn Tất Thành. Câu lạc bộ hoạt động vào thứ 5 hàng tuần do giáo viên nước ngoài phụ trách hoạt động. Chủ đề hoạt động của câu lạc bộ là chủ đề về văn hóa, về cuộc sống xung quanh thông qua game, quiz, các hoạt động nhóm các dự án về Môi trường, Từ thiện và Kỹ năng sống. Câu lạc bộ tiếng Anh đã giúp các em thấy tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh, tạo ra một khoảng thời gian thư giãn, thoải mái cho các em đắm chìm trong môi trường thực hành tiếng với các hình thức đa dạng phong phú để từ đó hoạt động giao tiếp ngôn ngữ trở nên thiết thực hơn, hiệu quả hơn.
	Để có một câu lạc bộ hoạt động hiệu quả thì cần có sự chỉ đạo và thống nhất hoạt động trong tổ bộ môn tiếng Anh về phân công nhiệm vụ và chương trình hoạt động. Các thành viên tham dự câu lạc bộ cần tuân thủ theo quy chế hoạt động. Sự hoạt động tích của của các giáo viên trợ giảng nước ngoài và giáo viên bộ môn tiếng Anh câu lạc bộ đã thu hút đông đảo sự tham gia đăng kí của các em học sinh các khối, thúc đẩy được phong trào học tiếng Anh với các nội dung tạo sự phần khích, vui nhộn trẻ trung đã khuyến khích các ý tưởng mới lạ từ các thành viên của câu lạc bộ. Việc thực hiện câu lạc bộ hiệu quả cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến các tổ bộ môn khác và khuyến khích sự ra đời của các câu lạc bộ khác trong nhà trường.
2.5. Khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi tiếng Anh trên mạng Internet.
Trong năm học vừa qua và các năm học trước nhà trường luôn khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi tiếng Anh, các cuộc thi giao lưu tiếng Anh trên mạng Internet. Giáo viên bộ môn tích cực hướng dẫn và hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình rèn luyện và thi đấu qua các vòng thi. Việc khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi tiếng Anh trên mạng không chỉ giúp các em tham gia thi kiến thức và khẳng định mình mà còn là cơ hội cho học sinh giao lưu, học hỏi, để biết mình còn thiếu sót năng lực ngôn ngữ ở đâu và cần khắc phục điểm yếu của mình như thế nào thông qua bạn bè cùng thi trong nhà trường và của các bạn từ các trường khác trong thành phố và khắp nơi trên đất nước ta. Qua các cuộc thi các em sẽ được củng cố kiến thức đã học và tìm hiểu sâu hơn về đất nước và con người của các quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới bằng việc trải nghiệm kiến thức ngôn ngữ. Học sinh sẽ có quá trình luyện tập sử dụng đúng ngữ pháp và ngữ nghĩa một cách tích cực, chủ động và trải nghiệm vui vẻ qua các phần thi mà không hề bị căng thẳng hay quá áp lực.
2.6. Các hoạt động khác
Mỗi học sinh đề có năng lực học riêng, do đó giáo viên cần nắm bắt thế mạnh của học sinh và hướng dẫn học sinh phát huy năng lực giao tiếp của mình bằng cách:
Luyện nghe qua các kênh CNN, BBC, StarMovies hay HBO, AXN, Warner TV hoặc kênh cho trẻ em như CN, Disney sẽ là sự lựa chọn tốt cho học sinh. Xem các chương trình nước ngoài trên ti vi ít nhất 30 phút mỗi ngày là cách hiệu quả lại không tốn nhiều công sức để luyện nghe tiếng Anh. Ngoài ra, học sinh có thể tham gia các hoạt động xem phim với phụ đề tiếng Anh và sau đó giáo viên tổng hợp thu hoạch. Trong học kỳ I, học sinh toàn trường đã được xem bộ phim “ Sur le Chemin de L’école – On the way to school” đã được học sinh trường Phổ thông thực hành CLC Nguyễn Tất Thành đón nhận với đầy tình cảm yêu thương, qua bộ phim các em vừa được học tiếng Anh vừa biết đồng cảm, sẻ chia hiểu được giá trị của việc được đến trường học tập để từ đó phát triển bản thân và tiến bộ hơn. Qua buổi xem phim, các em đã chia sẻ tình cảm của mình qua nhiều hình thức. Những chia sẻ của cá em học sinh đã được Thạc sĩ Lê Thị Thu Hương giảng viên bộ môn tiếng Anh tổng hợp và biên soạn. Điều đó cho thấy xem phim, hay xem các kênh giải trí tiếng Anh, không chỉ mục đích giải trí mà mục đích giao tiếp vẫn được chú trọng phát huy nếu người học được định hướng đúng đắn.
Luyện đọc: Ở trường học, ở nhà và ở mọi nơi hãy người học hãy chú ý đọc thông tin nhất là các biển hiệu bằng tiếng Anh. Hoặc khi mua sản phẩm bất kỳ, hãy đọc hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh. Hãy đọc báo bằng tiếng Anh và nếu không hiểu hãy tìm các tra cứu bằng tiếng Việt. dần dần lượng từ vựng và khả năng phán đoán từ sẽ được cải thiện mà thông tin kiến thức sẽ được bổ sung phong phú hơn. Tại sân trường hay mọi góc của nhà trường học sinh sẽ dễ dàng nhìn thấy các tiêu đề, khẩu ngữ bằng tiếng Anh. Các em chú ý tìm hiểu sẽ thu thêm một phần kiến thức về ngôn ngữ cho bản thân mình.
Luyện nói: Học sinh sẽ gặp khó khăn khi thiếu môi trường thực hành. Nếu không có thời gian đến các lớp học ngoại ngữ, học sinh nên tập hợp nhóm bạn cùng luyện tập. Mỗi tuần hãy gặp nhau khoảng 1-2 lần, chọn chủ đề hấp dẫn để thực hành như nói về sở thích cá nhân, hay kể các câu chuyện hằng ngày, hay tâm sự bằng tiếng Anh, cùng hát những bài hát Tiếng Anh vui tươi, sôi động. Học sinh đừng sợ sai, bởi nếu vậy, học sinh sẽ không thể nói tốt được. Bên cạnh đó, học sinh có thể tự ghi âm giọng nói của mình và gửi phần nghe cho giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh hoặc nhờ người giỏi ngoại ngữ sửa giúp. Sau mỗi lần nghe, mỗi lần luyện tập học sinh sẽ rút ra được điểm thiếu sót và dần khắc phục cho chính bản thân mình. Cách học này rất hiệu quả, giúp bạn nhanh cải thiện khả năng nói và khả năng ngôn ngữ sử dụng sẽ được khắc sâu hơn.
Quá trình tự học, tự nghiên cứu được thực hiện thường xuyên sẽ giúp học sinh phát triển vững chắc năng lực sử dụng tiếng Anh của mình, cá nhân học sinh sẽ trở nên năng động và sáng tạo hơn nhờ kiên trì học hỏi và rèn luyện một cách chủ động trong môi trường thực hành tiếng phù hợp với sự phát triển của mỗi cá nhân người học.
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến kinh nghiệm
Sau một năm thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh khối thông qua hoạt động tạo môi trường tiếng Anh tại trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành đã bước đầu cho thấy hiệu quả của các phương pháp nhằm khuyến khích học sinh học tập bộ môn tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh. Những giải pháp mà sáng kiến đã đưa ra trên đây đã góp phần tạo cơ hội cho các em học sinh thể hiện khả năng ngôn ngữ, tạo động lực học tiếng Anh trong nhà trường, xóa đi những mặc cảm, những khó trong việc học tiếng Anh. Giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức, tự tin vận dụng tiếng Anh trong giao tiếp và học tập. Thông qua các hoạt động tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh, các em được trau dồi, nâng cao năng lực tin học, ngoại ngữ; khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng; hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội. Sáng kiến kinh nghiệm đã khích lệ phát triển những năng lực sẵn có của học sinh, giúp các em rèn luyện và phát triển ý chí độc lập, tự chủ, sáng tạo, hoàn thiện kỹ năng sống cho các em để đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Vì vậy, sáng kiến kinh nghiệm tiếp tục được áp dụng trong nhà trường và trong các trường trung học cơ sở, thậm chí là các trường tiểu học hay trung học phổ thông đều có thể áp dụng các biện pháp tạo môi trường tiếng Anh đã nêu trong sáng kiến kinh nghiệm này để cải thiện năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh trường mình. 
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
	Năng lực giao tiếp tiếng Anh của học sinh trường phổ thông thưc hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành chưa được phát huy và chưa có chất lượng cao vì thời gian chú trọng xây dựng môi trường thực hành tiếng Anh chưa lâu và học sinh chưa được trải nghiệm để phát triển năng lực giao tiếp của bản thân nhiều trong năm học 2019-2020.Tuy nhiên, hiệu quả trong sự nỗ lực của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và sự đồng hành của học sinh trong quá trình dạy học và các hoạt động tạo môi trường tiếng đã góp phần nâng cao ý thức học tập môn học tiếng Anh của học sinh. Tạo cho các em học sinh cơ hội để nhận ra thế mạnh bản thân và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh như một nhu cầu giao tiếp hàng ngày. Do đó, việc tiếp tục xây dựng các hoạt động tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh là nhu cầu thiết yếu của nhà trường, tổ bộ môn tiếng Anh và của chính học sinh nhằm mục đích giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập môn học tiếng Anh và cải thiện năng lực giao tiếp tiếng Anh. Từ đó, tạo sự yêu thích môn học, thay đổi cách học, cách tư duy kiến thức khuyến khích sự chủ động hình thành tri thức và luyện tập kiến thức học sinh đã được trang bị và thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên trong nhà trường. Một môi trường học tập mới sẽ mang lại hứng thú đến trường cho học sinh, tạo không khí mới mẻ giúp học sinh và giáo viên trong trường thực hiện nhiệm vụ dạy học tích cực có chất lượng hơn.
2. Kiến nghị
	Xây dựng các hoạt động tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh là nhiệm vụ cấp thiết của trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành nói riêng và các trường phổ thông tại Hòa Bình nói chung. Vì vậy, nhà trường cần chú trọng đầu tư và trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ mục đích và nhiệm vụ dạy và học bộ môn tiếng Anh để việc học tập gây hứng thú, có sức hút và tạo hiệu quả cao.
Giáo viên bộ môn cần có kế hoạch xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh và xây dựng các hoạt động tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh, báo cáo và xét trình lên Ban Giám Hiệu nhà trường phê duyệt và hướng dẫn thực hiện. Giáo viên bộ môn cần phối hơp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh để trang trí không gian lớp học hợp lí, tạo mỹ quan, có hiệu quả. 
Học sinh tích cực chủ động với việc học của mình, học tập có mục đích, có động cơ và tự khơi niềm đam mê với môn học, thực hành giao tiếp thường xuyên và tự bổ sung kiến thức còn thiếu sót.
	Môi trường giao tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao nếu nhà trường, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và học sinh tích cực chủ động với nhiệm vụ xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh và tích cực tham gia các hoạt động tạo môi trường tiếng Anh trong tại trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành. Tác giả mong rằng những nghiên cứu và trải nghiệm của bản thân khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh thông qua các hoạt động tạo môi trường tiếng Anh sẽ góp phần thay đổi cách học tập tiếng Anh tích cực, hiệu quả cho học sinh trong nhà trường và còn thúc đẩy quá trình dạy học của giáo viên ngày càng tiến bộ, gây được húng thú và tình cảm của học sinh với bộ môn tiếng Anh. Trong hiện tại và tương lai, hy vọng những nghiên cứu mà sáng kiến thực hiện sẽ được áp dụng rộng rãi trong các nhà trường nhằm mang lại lợi ích học tập bộ môn tiếng Anh cho học sinh, giúp các em học sinh hay chính những thế hệ công dân tương lai có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí vươn lên, có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người Việt, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước góp phần xây dựng và bảo vệ tổ Quốc, khẳng định vị thế Việt Nam trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chung Lợi và Chung Thị Thanh Hằng (2014). Các yếu tố ảnh hưởng năng lực tiếng Anh của sinh viên sư phạm tiếng Anh. Tạp chí khoa học số 26, NXB Đại học Cần Thơ.
2. Đinh Anh Vũ. Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Chức năng của giao tiếp phi ngôn ngữ. Ngày truy cập 12/10/2019. 
https://www.cet.edu.vn/giao-tiep-phi-ngon-ngu.
3. Hoàng Giang (2015). Tạo môi trường thực hành tiếng anh qua các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trưởng Trung học phổ thông.
4. Đặng Thành Hưng (2018). Chương trình môn Tiếng Anh mới tập trung năng lực giao tiếp của học sinh.
5. Sách giáo khoa tiếng Anh 6,7,8 (2018). NXB Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – 2019. 
PHỤ LỤC
TRƯỜNG CĐSP HÒA BÌNH
TRƯỜNG PT THỰC HÀNH CLC
NGUYỄN TẤT THÀNH
Số: NTT/KH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Hòa Bình , ngày 17 tháng 10 năm 2019
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TIẾNG ANH “LỄ HỘI HALLOWEEN”
Năm học 2019 - 2020
Căn cứ kế hoạch chuyên môn số 65/KHCM-NTT, ngày 26/9/2019 về thực hiện hoạt động chuyên môn của trường PT thực hành CLC Nguyễn Tất Thành năm học 2019-2020;
Căn cứ kế hoạch chuyên môn của tổ Xã Hội và tình hình thực tế, trường PT thực hành CLC Nguyễn Tất Thành xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm Tiếng Anh “Lễ hội Halloween” với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Tạo sân chơi lành mạnh, hấp dẫn, bổ ích và mới mẻ cho học sinh nhằm thúc đẩy phong trào học tập trong toàn trường.
- Thông qua lễ hội Halloween, học sinh được trải nghiệm thực tế về nền văn hóa phương Tây.
- Tạo một sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh nhà trường trong dịp giao lưu học hỏi kinh nghiệm với giáo viên bản ngữ để tăng cường khả năng nghe và giao tiếp thông qua các hoạt động cụ thể của chương trình.
- Tăng cường phát triển khả năng sử dụng Tiếng Anh vào thực tế cuộc sống.
- Tạo sự thích thú, hăng hái, tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm của tất cả cá nhân và đơn vị cùng tham gia.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
2.1. Thời gian: 14h30 ngày 31 tháng 10 năm 2019
2.2. Địa điểm: Hội trường Đa chức năng, trường Cap đẳng sư phạm Hòa Bình.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
(Đính kèm theo kế hoạch)
IV. KINH PHÍ 
( Có dự trù kinh phí kèm theo)
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Tổ Xã Hội - trường PT thực hành CLC Nguyễn Tất Thành chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chuẩn bị cơ sở vật chất, xây dựng dự trù kinh phí.
5.2. GVCN hướng dẫn học sinh tổ chức tập luyện tiết mục đồng diễn, tiết mục nhảy " Halloween Dance", chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thời trang, chia nhóm học sinh tham gia các phần thi. 
5.3. Giáo viên bộ môn tiếng Anh và giáo viên nước ngoài chịu trách nhiệm chuẩn bị câu hỏi cho phần thi kiến thức, chuẩn bị tài luyện cho học sinh nghiên cứu
5.4. Giáo sinh thực tập chịu trách nhiệm xây dựng kịch bản chương trình, trang trí sân khấu, kê bàn ghế và dọn dẹp hội trường trước và sau lễ hội.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm Tiếng Anh “Lễ hội Halloween” năm học 2019 – 2020 của trường PT thực hành CLC Nguyễn Tất Thành, kính trình Ban Giám Hiệu trường CĐSP Hòa Bình xem xét và phê duyệt. Đề nghị các cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện và triển khai các nội dung trong kế hoạch hoạt động trải nghiệm đến tất cả các học sinh và tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia./.
Nơi nhận:
- BGH trường CĐSP (để b/cáo);
- BGH trường Nguyễn Tất Thành (c/đạo)
- Tổ CM (p/hợp, t/hiện)
- GVCN (t/hiện)
- Lưu: VT, NTT.
DUYỆT LÃNH ĐẠO
(Đã ký)
Nguyễn Thị Lệ Hường
TRƯỜNG PT THỰC HÀNH CLC
NGUYỄN TẤT THÀNH
(Đã ký)
Ngô Thị Thùy Hương
CHƯƠNG TRÌNH HALLOWEEN
Đối với khối THCS
Phần 1: Đồng diễn bài "Gummy Bear Song": 10 phút
Cả trường thực hiện đồng diễn theo video clip được gửi đến các lớp.
Video được gửi đến các lớp và các lớp chủ động tập luyện.
- Ban giám khảo chấm điểm điệu nhảy tập thể theo các tiêu chí.
Phần 2: Phần thi kiến thức (20 phút)
- Các lớp được phát tài liệu về lễ hội Halloween và tự nghiên cứu tài liệu
- Trong ngày tổ chức lễ hôi Halloween, mỗi lớp cử 3 bạn tham gia thi.
- Các đội trả lời câu hỏi bằng cách lắc chuông trả lời đáp án, đội nào lắc chuông nhanh nhất sẽ được quyền trả lời, và ghi được 10 điểm nếu câu trả lời là đúng.
- Các đội chỉ được phép lắc chuông trả lời sau khi MC đọc câu hỏi. Nếu phạm quy sẽ bị trừ 5 điểm
Phần 3: Phần thi trình diễn thời trang " Halloween Couples" (20 phút)
- Mỗi lớp cử ra 2 bạn, hóa trang là cặp đôi Halloween và trình diễn thời trang trên sân khấu.
- Các lớp tự hóa trang cho nhân vật của đội mình ( Cho phép các thành viên của lớp hỗ trợ và không quá 3 người).
- Ban giám khảo sẽ cho điểm các đội thi theo các tiêu chí.
Phần 4: Phần thi năng khiếu " Halloween Dance"(30 phút)
- Mỗi lớp tập luyện 1 tiết mục nhảy theo chủ đề lễ hội Halloween.
- Mỗi tiết mục không quá 4 phút.
- Đội nhảy sẽ được giám khảo cho điểm theo các tiêu chí.
Phần 5: Phần thi Feeding Vampire (15 phút)
- Phần thi này nhằm tìm ra đội nhanh nhất, khỏe nhất và năng động nhất.
- Mỗi lớp cử ra 1 đội gồm 7 thành viên. Các thành viên lần lượt chuyền " máu" hay thức ăn về nuôi ma cà rồng của đội mình. Đội nào thu được nhiều máu nhất sẽ chiến thắng và dành 50 điểm.
Phần 6: Kết thúc và trao giải
- BTC thông báo kết quả của cuội thi và trao giải
CHƯƠNG TRÌNH HALLOWEEN
Đối với khối Tiểu Học
I. Phần thi
Phần 1: Halloween Dance
- Mỗi lớp chuẩn bị 1 tiết mục nhảy theo chủ đề lễ Hội Halloween.
- Các lớp thực hiện quay video tiết mục đó và đăng tải trên trang facebook chính thức của trường Phổ thông thưc hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành.
- 01 lượt like = 2 điểm; 01 lượt comment = 01 điểm; 01 lượt share = 03 điểm. Chú ý BTC chỉ tính điểm trên video được đăng tải chính thức trên fanpage của nhà trường.
Thời gian được phép đăng tải video vào : h 00 phút, ngày 28 tháng 10 năm 2019.
Phần 2: Trang trí lớp theo chủ đề Halloween 
- Các khối lớp tiểu học thực hiện trang trí lớp theo chủ đề Halloween. 
- BGK thực hiện chấm điểm trang trí lớp vào 10h00 ngày 28 tháng 10 năm 2019.

File đính kèm:

  • docxSKKN- Thiện.docx
Sáng Kiến Liên Quan