SKKN “Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn Lịch sử Lớp 4” tại trường TH Lương Châu, Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Thuận lợi
Lịch sử, theo cách hiểu thông thường, đó là những sự kiện đã xảy ra trong đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên, được con người ghi chép bằng giấy bút (văn bản) nhằm để lại cho hậu thế. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Là một người dân Việt Nam yêu nước, mỗi chúng ta học Lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, quá trình lao động sáng tạo của cha ông, để biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những thế hệ cha ông và làm giàu thêm truyền thống dân tộc.
Kiến thức môn Lịch sử lớp 4 ở bậc Tiểu học, mặc dù không được trình bày theo một hệ thống logic chặt chẽ mà chủ yếu chọn ra những sự kiện tiêu biểu, những nhân vật lịch sử gắn liền với một giai đoạn lịch sử nhất định.
Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên, giúp đỡ GV trong việc cập nhật công nghệ thông tin để giáo viên dễ dàng tìm kiếm tư liệu lịch sử, tăng cường tính tương tác thông tin khi giảng dạy môn Lịch sử cho học sinh.
5.2 Khó khăn
Trong một tuần mỗi giáo viên 9 môn phải dạy rất nhiều môn học khác nhau do vậy việc đầu tư cho môn học ít giờ như Lịch sử sẽ là không được nhiều và không chuyên, đồng thời sẽ không khai thác hết hay cái đẹp mà môn lịch sử vốn có để truyền tải đến học sinh. Do vậy ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên, cũng như việc tiếp cận kiến thức của học sinh.
Số lượng tiết dạy một tuần của giáo viên tiểu học tương đối nhiều nên cũng không có thời gian để trao dồi kiến thức lịch sử cùng đồng nghiệp, cũng như cập nhật các thông tin, phương pháp giảng hay của đồng nghiệp trong thành phố nói riêng cũng như trong ngành giáo dục nói chung.
Việc học lịch sử chưa đạt hiệu quả cao, chưa được quan tâm đúng mực như mong muốn. Là một giáo viên có nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em học sinh lớp 4 học tốt môn Lịch sử? Với những lí do trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn Lịch sử lớp 4.”. Với mong muốn giúp học sinh của mình sẽ hiểu biết thêm về lịch sử nước nhà, giúp các em thêm yêu thích và tự hào về truyền thống lịch sử Việt Nam. Và tôi tin rằng nếu được giáo viên gợi mở đúng cách sẽ giúp các em yêu thích môn Lịch sử lớp 4 nói riêng, khơi gợi tình yêu môn học cho các giai đoạn kế tiếp nói chung.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Sông Công 1. Tác giả và sáng kiến: 1.1. Tác giả: Ngày Trình độ Tỷ lệ (%) Nơi công Họ và tên tháng năm chuyên đóng góp tạo tác sinh môn ra sáng kiến Trường Đại học Tiểu học Hoàng Thị Thanh Nga 03/06/1980 sư phạm 100% Lương Tiểu học Châu 1.2. Tên sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn Lịch sử lớp 4” tại trường TH Lương Châu, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hoàng Thị Thanh Nga 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo viên và học sinh 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 09 năm 2022 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Thuận lợi Lịch sử, theo cách hiểu thông thường, đó là những sự kiện đã xảy ra trong đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên, được con người ghi chép bằng giấy 1 hiệu quả trong việc giảng dạy môn Lịch sử lớp 4.”. Với mong muốn giúp học sinh của mình sẽ hiểu biết thêm về lịch sử nước nhà, giúp các em thêm yêu thích và tự hào về truyền thống lịch sử Việt Nam. Và tôi tin rằng nếu được giáo viên gợi mở đúng cách sẽ giúp các em yêu thích môn Lịch sử lớp 4 nói riêng, khơi gợi tình yêu môn học cho các giai đoạn kế tiếp nói chung. 2. Nội dung sáng kiến: 2.1 Thực trạng Về nội dung chương trình Lịch sử lớp 4 theo mô hình trường học mới VNEN cũng giống như chương trình hiện hành nhưng cách chia nội dung bài theo sách VNEN thì mỗi bài học là được tích hợp nhiều nội dung, gồm một chuỗi sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử nhất định. Thời lượng dành cho mỗi bài học thường là 2 đến 3 tiết. Nội dung bài khá dài và dàn trải. Năm học 2021–2022 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4A tổng số 29 học sinh, 15 nữ, dân tộc 3, hộ nghèo 1. Trong tháng đầu giảng dạy tôi nhận thấy: Nhiều học sinh có thái độ thờ ơ và chưa tích cực trong việc tiếp nhận kiến thức môn lịch sử như chưa tập trung vào bài học, có những học sinh học môn lịch sử với tâm thế đối phó nên không nhớ kiến thức Lịch sử hoặc nhầm giữa các sự kiện hay các mốc thời gian trong bài học. Học lịch sử trước đây cũng là học chay, không cọ xát thực tế. Học sinh cũng ít được xem phim tài liệu, tư liệu để hình dung về giai đoạn lịch sử, sự kiện lịch sử. Thầy cô đang bị phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa. Trong khi sách giáo khoa lịch sử lại dài và nặng nề, vì vậy mà bài học trở nên cứng nhắc. Hiện nay Bộ GD-ĐT đã đưa ra giải pháp để tháo gỡ nhưng chưa thực sự hiệu quả. Bởi lẽ, không thay đổi từ căn nguyên nên chưa đem lại hiệu quả cao. Bởi chỉ đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhưng vẫn dạy trên chương trình cũ, nội dung kiến thức lớn, trong quá trình dạy, giáo viên không 3 2.3. Giải pháp thực hiện: Để làm rõ sáng kiến “Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy môn Lịch sử lớp 4.”, sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp thực hiện như sau: 2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Nắm vững các yêu cầu cơ bản của việc dạy học Lịch sử để giải quyết cho nguyên nhân bài học dài, tích hợp nhiều nội dung. * Đảm bảo tính cụ thể của lịch sử : Đứng trước thời đại 4.0 nhưng người giáo viên luôn luôn phải hiểu rằng đảm bảo tính cụ thể của lịch sử là đặc tính đặc trưng của môn lịch sử. Khi giảng dạy lịch sử, giáo viên cần giúp học sinh thấy rõ những bài học từ quá khứ có mối liên hệ đến hiện tại và tương lai. Biết quá khứ, hiểu hiện tại và dự đoán cho tương lai, làm cho những giá trị của quá khứ tiếp tục đóng góp cho hiện tại và tương lai; giúp các em thấy được ẩn sau lớp bụi phủ của thời gian, lớp rêu phong của di tích, lăng tẩm, đền đài, trầm tích, cổ vật... là lấp lánh những giá trị vô giá của lịch sử. Từ đó, các em biết tôn trọng lịch sử và ứng xử văn minh với quá khứ. Để làm được điều này giáo viên cần “Kết nối lịch sử với cuộc sống” Cụ thể, phải lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy. Giáo viên cần chú trọng đến đối tượng người học hơn là các sự kiện lịch sử, coi trọng sự hứng thú và khả năng nhận thức của người học hơn là những yêu cầu của chương trình. Đồng thời, cần nhận ra năng lực và sự khác biệt về trình độ, sở thích, hứng thú của từng đối tượng học sinh để có những điều chỉnh kịp thời. Kết nối lịch sử với cuộc sống với các hoạt động như tham quan viện bảo tàng, nơi học sinh có thể tiếp xúc trực tiếp với một số sự kiện và được tương tác với các hiện vật. Tham quan các di tích lịch sử, công trình kiến trúc, văn hóa... Dạy lịch sử thông qua video, kênh hình, sơ đồ, biểu đồ giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng liên kết nội dung. 5 7 thể ghi nhớ phần nào kiến thức trong quá trình học trên lớp. Ví dụ khi dạy bài 10 “Phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn (1771 – 1802) sách hướng dẫn học lịch sử - địa lí trang 28 tập 2 tôi đã cho học sinh xem phim hoạt hình tư liệu lịch sử về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ. Khi dùng cách làm này tôi cũng rất thận trọng xem trước video và giữ lại link hoặc donwload video xuống máy, tránh đưa phải video hoặc những thước phim có thông tin xuyên tạc xuất hiện nhiều trên mạng xã hội. * Dạy học lịch sử bằng trò chơi Tôi đã vận dụng theo dự án IPLAY (học thông qua chơi) để tổ chức trò chơi trong các giờ lịch sử: -Trò chơi đoán tên nhân vật lịch sử: Tôi dùng các câu hỏi liên quan đến nhân vật lịch sử tôi muốn học sinh tìm, học sinh kết nối các câu trả lời để tìm tên nhân vật lịch sử mình muốn nhắc tới. Để tạo kích thích tâm lí, có thể trao thưởng cho các em đoán đúng. Hình thức này tôi đã từng vận dụng trong tiết chuyên đề lịch sử cấp tỉnh được đánh giá cao. 9 biến về nhiều lĩnh vực xã hội như kinh tế chính trị văn hóa... trong các giai đoạn lịch sử khác nhau để từ đó ý thức được việc giữ gìn thành quả của cha ông trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khơi lên trong tâm hồn học sinh lòng biết ơn sâu sắc, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, thêm yêu những trang sử hào hùng của dân tộc. Ví dụ: Em hãy viết một đoạn văn ca ngợi sự thông minh của Ngô Quyền trong việc sử dụng tài thao lược trong trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. 11 cứu, đưa vào bài giảng những sáng kiến mới. Qua đó, đã tạo nên những hiệu ứng tích cực, giúp HS thời đại công nghệ số hình thành nên những năng lực, phẩm chất cơ bản về sáng tạo, phát hiện, giải quyết vấn đề, giao tiếp và làm việc nhóm Để phát huy vai trò trung tâm của HS thì giáo viên cũng cần chú trọng việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy, tránh lối dạy hỏi - đáp bám sát sách giáo khoa, thiếu tính linh hoạt trong tổ chức các hoạt động dạy học. Người giáo viên nên giữ vai trò định hướng, rèn cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học. Nên dành nhiều thời gian trên lớp để HS luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận; giáo viên tổng hợp, nhận xét, kết luận để HS tiếp nhận và vận dụng. 2.3.4 Giải pháp thứ tư: Trao đổi thường xuyên với phụ huynh học sinh để họ nhận thấy thời đại 4.0 không có môn học phụ, hay môn học chính, tăng cường sự kết nối giữa nhà trường với xã hội thông qua các buổi học ngoại khoá, .. Từ lâu, môn Lịch sử vô tình bị coi là môn phụ trong chương trình dạy học ở Tiểu học. Mặc dù chủ trương của nhà nước chưa bao giờ gắn cho nó vị trí “môn phụ” nhưng trên thực tế, việc dạy học môn học này đã không được quan tâm đúng mức. Một phần nguyên nhân do cơ chế thi cử của chúng ta chú trọng vào Toán và Tiếng việt, nên việc học Lịch sử bị đẩy ra ngoài rìa là điều đễ hiểu. Để thay đổi khái niệm môn phụ theo bản thân tôi cần thay đổi đầu tiên có lẽ là từ bậc phụ huynh. Phụ huynh có ý thức về lịch sử thì con của họ mới yêu môn lịch sử. Để thay đổi suy nghĩ của phụ huynh ngay trong buổi họp đầu năm tôi đã chia sẻ về tầm quan trọng của tất cả các môn học. Mỗi môn học trẻ có sự sáng tạo và niềm yêu thích riêng, mỗi trẻ có năng lực tự nhiên để phát triển trí thông minh khác nhau trong 8 loại trí thông minh, dần dần tháo gỡ khái niệm đã 13 chức các hoạt động như : giỗ tổ Hùng Vương, Kỉ Niệm 1000 năm Lý Công Uẩn dời đô ra Đại La ( Thăng Long ) - Học sinh nhận thức được các giá trị tinh thần sâu sắc thông qua các hoạt động lễ hội trong và ngoài nhà trường. - Học sinh được trang bị kiến thức cơ bản nhất về lịch sử nước nhà. Nhận thấy học sinh có chuyển biến tích cực tôi làm bảng khảo sát vào cuối năm học cho 29 em trong năm học 2021 - 2022 như sau: HS yêu HS thấy bài HS thường ngồi HS không có ấn TS thích môn học quá dài, học thuộc các sự tượng gì Lớp lịch sử khó nhớ kiện HS TS % TS % TS % TS % 4A 29 19 65,52 6 20,68 2 6,9 2 6,9 Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến: Chỉ có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng. Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi sở, ngành theo chứng cứ đính kèm. Đã phục vụ rộng rãi người dân trên địa bàn Thành phố, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn Thành phố theo chứng cứ đính kèm. Đã phục vụ rộng rãi người dân tại Việt Nam, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiều tỉnh, thành theo chứng cứ đính kèm. V. Kết luận: Trong chương trình phổ thông 2018 Lịch sử dần được coi trọng, ngành giáo dục đã bước đầu đưa môn lịch sử là môn học, môn thi bắt buộc trong kì thi cuối cấp. Chính vì vậy tôi mong rằng: * Đối với các cấp quản lí giáo dục: Mở thêm các chuyên đề, các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giúp cho giáo viên có cơ hội học hỏi các đồng nghiệp giỏi đang công tác ở đơn vị khác. 15
File đính kèm:
skkn_nang_cao_hieu_qua_trong_viec_giang_day_mon_lich_su_lop.doc