SKKN Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo năm học 2019-2020 ở trường THPT Trần Phú - tỉnh Vĩnh Phúc

1. Khái niệm

Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào? Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển. Hay nói một cách ngắn gọn: Kiểm tra có nghĩa là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét.

Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy - học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường, nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng.

Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên nhằm đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ qui chế chuyên môn.

2. Nội dung công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo

Căn cứ Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ văn bản số 3930/BGDĐT-TTr ngày 30/8/202019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2019 - 2020;

Căn cứ văn bản số 1270/SGDĐT-TTr ngày 23/9/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc về việc hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2019-2020;

Trường THPT Trần Phú đã xây dựng kế hoạch số 282/KH-TP ngày 01 tháng 10 năm 2019, Kế hoạch công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2019-2020. Trong đó nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo cụ thể như sau:

- Kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm: yêu cầu nắm được nội dung, chương trình, kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy; việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định, chấm bài, dự giờ, thao giảng; việc đảm bảo các loại hồ sơ chuyên môn theo quy định; việc tự bồi dưỡng và tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn.

- Để thực hiện đạt các chỉ tiêu kiểm tra trong một năm học là một việc không dễ dàng, điều ấy đòi hỏi Ban kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên phải đảm bảo đúng quy trình và thời gian hoàn thành đúng tiến độ.

 

docx28 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo năm học 2019-2020 ở trường THPT Trần Phú - tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi
- Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ: 
+ Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục (thực hiện chỉ tiêu, số lượng học sinh từng khối lớp, công tác tuyển sinh, tỷ lệ tốt nghiệp, hiệu quả đào tạo). 
+ Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh (hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của các đoàn thể, của giáo viên chủ nhiệm, kết quả giáo dục đạo đức học sinh).
+ Hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập các môn văn hóa (việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục; việc dự giờ, thao giảng, sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; kết quả học tập của học sinh).
+ Việc thực hiện các hoạt động giáo dục khác như: hướng nghiệp và dạy nghề, giáo dục thể chất, quốc phòng, ngoài giờ lên lớp, kỹ năng sống,
- Tự kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: 
+ Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, việc tổ chức thực hiện kế hoạch của Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, của các tổ chuyên môn, các bộ phận.
+ Kiểm tra công tác quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên: việc phân công nhiệm vụ; quản lý kỷ luật lao động, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện các chủ trương, giải pháp giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.
+ Kiểm tra công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.
+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện quy chế dân chủ của nhà trường.
 b. Kiểm tra chuyên đề
- Kiểm tra việc thực hiện ba công khai: công khai chất lượng giáo dục; công khai các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học và đội ngũ; công khai về thu, chi tài chính.
- Kiểm tra việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo và quản lý.
- Kiểm tra thư viện, thiết bị.
- Kiểm tra việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua 
 c. Kiểm tra các tổ, nhóm trong nhà trường
- Kiểm tra công tác quản lý của tổ chuyên môn: vai trò, uy tín, năng lực lãnh đạo chuyên môn.
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: kế hoạch, nghị quyết, biên bản, chất lượng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến.
- Kiểm tra chất lượng dạy-học: kiểm tra việc thực hiện chương trình, chuẩn bị bài, chất lượng dạy học, việc đổi mới phương pháp, sử dụng thiết bị, việc kiểm tra đánh giá học sinh.
- Kiểm tra việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.
- Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Kiểm tra việc dạy phụ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoại khóa, việc thực hiện chuyên đề
 d. Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo
- Kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm: nắm yêu cầu của nội dung, chương trình, kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy...
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy; việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định, chấm bài, dự giờ, thao giảng; việc đảm bảo các loại hồ sơ chuyên môn theo quy định; việc tự bồi dưỡng và tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn.
e. Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân
- Kiểm tra, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, hạn chế các vụ việc khiếu nại tố cáo; theo dõi đơn thư khiếu nại tố cáo, có hòm thư góp ý.
- Thực hiện thời gian tiếp công dân vào các buổi chiều trong tuần.
- Lực lượng: Lãnh đạo nhà trường thực hiện tiếp công dân theo lịch trực của Ban giám hiệu cùng Ban Thanh tra nhân dân, Ban chấp hành Công đoàn;
- Biện pháp: Thực hiện việc giải quyết khiếu nại tố cáo theo đúng pháp luật của Nhà nước.
g. Kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng
- Kiểm tra việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc thực hiện các qui định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
- Các việc đã triển khai và kết quả đạt được trong công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại nhà trường.
- Phối hợp với bộ phận tài chính kiểm tra việc thực hiện công khai trong đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, sử dụng kinh phí, văn phòng phẩm, chế độ học tập, hội nghị, hội thảo,
- Xử lý kịp thời những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra.
Kế hoạch cụ thể:
TT
Thời gian
Đối tượng
Nội dung
Thành phần kiểm tra
- Bộ phận Tuyển sinh, giáo viên chủ nhiệm.
- Ban giám hiệu
- Các tổ nhóm chuyên môn, các đoàn thể.
- Kiểm tra công tác Tuyển sinh lớp 10.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ.
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của các tổ CM, các đoàn thể, cá nhân.
 Ban giám hiệu, 
Tổ trưởng, Tổ phó CM, Ban thanh tra nhân dân, Chủ tịch CĐ, Bí thư Đoàn TN
- Giáo viên bộ môn.
- Giáo viên bộ môn.
- Giáo viên bộ môn
- Giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi;
- Kiểm tra hoạt động thanh tra sư phạm nhà giáo: 14 người
- Kiểm tra nề nếp hoạt động của các tổ chuyên môn: việc thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn.
-Kiểm tra hồ sơ giáo viên(cá nhân,tổ)Lần 1. 
- Kiểm tra công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các tổ CM
Ban giám hiệu,
Tổ trưởng, Tổ phó CM, Ban thanh tra nhân dân
- Giáo viên bộ môn;
- Bộ phận Kế toán, Thủ quỹ, GVCN.
- Nhân viên thiết bị, y tế.
- Kiểm tra hoạt động thanh tra sư phạm nhà giáo: 15 người.
- Kiểm tra công tác: Thu, chi đầu năm học.
- Kiểm tra thiết bị, phòng học bộ môn, thư viện, y tế.
Ban giám hiệu, 
Tổ trưởng, Tổ phó CM, Ban thanh tra nhân dân.
-Hiệu trưởng, Kế toán.
- Giáo viên bộ môn;
- Giáo viên bộ môn;
 Tổ, nhóm, giáo viên phụ trách, giáo viên dạy GDCD.
- Kiểm tra hoạt động thanh tra sư phạm nhà giáo: 12 người.
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn Lần 2 (cá nhân, tổ), kết hợp kiểm tra việc thực hiện lồng ghép Luật phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong môn GDCD.
Ban giám hiệu, 
Tổ trưởng, Tổ phó CM, Ban thanh tra nhân dân
Tháng 1+2/2020
- Giáo viên bộ môn;
- Giáo viên bộ môn;
- Văn phòng, nhân viên thiết bị, Giáo viên chủ nhiệm 12.
- Ban giám hiệu
- Kiểm tra hoạt động thanh tra sư phạm nhà giáo: 16 người.
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn (cá nhân, tổ) Lần 3. 
- Kiểm tra hồ sơ học bạ, văn bằng, giấy tờ chuẩn bị thi THPT năm 2020 (lớp12). 
- Tự kiểm tra công tác quản lý của BGH.
-Ban giám hiệu, 
Tổ trưởng, Tổ phó CM, Ban thanh tra nhân dân
Tháng 3/2020
- Giáo viên bộ môn 
-Giáo viên dạy thêm học thêm.
- Giáo viên chủ nhiệm.
- Kiểm tra hoạt động thanh tra sư phạm nhà giáo: 13 người.
- Kiểm tra việc quản lý dạy thêm, học thêm.
- Kiểm tra hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, ngoại khóa.
-Ban giám hiệu, 
Tổ trưởng, Tổ phó CM, Ban thanh tra nhân dân, Bí thư Đoàn TN
Tháng 4+5
Năm 2020
- Giáo viên bộ môn 
- Giáo viên bộ môn 
-Giáo viên dạy ôn thi.
- Giáo viên chủ nhiệm.
- Văn phòng, nhân viên thiết bị, thư viện
- Bộ phận Kế toán, Thủ quỹ, GVCN.
- Kiểm tra hoạt động thanh tra sư phạm nhà giáo: 08 người.
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn (cá nhân, tổ) Lần 4. 
- Công tác chuẩn bị thi THPT Quốc gia.
- Kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh cuối năm, việc hoàn thành sổ điểm, học bạ.
- Kiểm tra thiết bị, đồ dùng dạy học, thư viện.
- Kiểm tra cơ sở vật chất, tài chính cuối năm.
Ban giám hiệu, 
Tổ trưởng, Tổ phó CM, Ban thanh tra nhân dân.
- Hiệu trưởng, Kế toán
Tháng 6+7 năm 2020
- Văn thư.
- Giáo viên chủ nhiệm. 
 - Kiểm tra việc quản lý cấp phát các văn bằng, chứng chỉ.
- Kiểm tra học bạ, giấy khai sinh, giấy chứng nhận tốt nghiệp.
- Ban giám hiệu, Tổ trưởng hành chính, Thanh tra nhân dân
(Ghi chú: Lịch trên có thể điều chỉnh hoặc bổ sung theo tình hình thực tế của nhà trường trong năm học).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
1. Công tác chuẩn bị (lực lượng, kinh phí, tài liệu,...)
* Lực lượng: Thực hiện theo Quyết định của Hiệu trưởng nhà trường.
* Kinh phí, tài liệu: Thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường đã được thống nhất trong Hội nghị cán bộ viên chức năm học 2019-2020.
2. Quyết định thành lập Tổ kiểm tra: 
- Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ đã xây dựng (hoặc có việc đột xuất), Hiệu trưởng Ban hành Quyết định thành lập Tổ kiểm tra theo từng đợt trong năm học.
- Nhà trường thành lập Ban kiểm tra nội bộ, kiểm tra các hoạt động của nhà trường, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo và các hoạt động khác có liên quan.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, triển khai kế hoạch tới toàn thể lãnh đạo, cán bộ giáo viên, nhân viên ngay từ đầu năm học để các Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn nắm bắt kế hoạch kịp thời, xây dựng kế hoạch thực hiện cho tổ, nhóm và các cá nhân.
3. Tiến hành kiểm tra, lưu hồ sơ các cuộc kiểm tra:
- Kết hợp các hình thức kiểm tra toàn diện và chuyên đề trong quá trình kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên và các hoạt động khác của đơn vị.
- Xây dựng hệ thống biên bản kiểm tra, tập hợp hồ sơ kiểm tra theo quy định.
* Tổ chức thực hiện kiểm tra theo các bước: 
- Chuẩn bị kiểm tra;
- Tiến hành kiểm tra;
- Kết thúc kiểm tra;
- Xử lý sau kiểm tra.
* Hồ sơ các cuộc kiểm tra nội bộ, kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo lưu đầy đủ, đúng quy định từ tổ chuyên môn đến nhà trường.
Trên đây là kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2019-2020 của Trường THPT Trần Phú đề nghị các bộ phận, các tổ chuyên môn và cá nhân giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện.
IV. Nội dung công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo ở trường THPT Trần Phú năm học 2019 - 2020
Theo quy định hiện hành, hàng năm Hiệu trưởng cần kiểm tra toàn diện 1/3 tổng số giáo viên của trường. Nhưng ở trường THPT Trần Phú để nâng cao chất lượng giáo dục 100% cán bộ giáo viên được kiểm tra toàn diện. Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm của GV bao gồm các mặt: 
Trình độ nghiệp vụ sư phạm: 
Xem xét đánh giá giáo viên thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên.
* Kiểm tra về trình độ nghiệp vụ sư phạm gồm 2 nội dung cơ bản: 
- Kiểm tra về trình độ nắm yêu cầu của nội dung chương trình, kiến thức, kĩ năng thái độ. 
- Kiểm tra về trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục. 
Việc kiểm tra các nội dung trên được tiến hành thông qua việc dự các giờ lên lớp của giáo viên. Nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức và kết quả. Tiêu chuẩn để xếp loại giờ dạy như sau: 
Loại Giỏi: a) Điểm tổng cộng đạt từ 17 - 20; 
	 	 b) Các yêu cầu 1,4,6,9 phải đạt 2 điểm. 
 Loại khá: a) Điểm tổng cộng đạt từ 13 - 16,5; 
	 	 b) Các yêu cầu 1,4,9 phải đạt 2 điểm. 
 Loại TB: a )Điểm tổng cộng đạt từ 10 - 12,5; 
	 	 b) Các yêu cầu 1,4 phải đạt 2 điểm. 	 
 Loại yếu: Điểm tổng cộng đạt từ 9 trở xuống 
Thực hiện quy chế chuyên môn kiểm tra các mặt:
+ Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy, giáo dục.
+ Thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo quy định.
+ Kiểm tra việc chấm bài, trả bài.
+ Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học.
+ Việc bồi dưỡng chuyên môn.
+ Thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm.
Kết quả giảng dạy, giáo dục:
+ Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
+ Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học. 
+ Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh . 
+ Kết quả kiểm tra chất lượng các lớp giáo viên dạy so với chất lượng chung của toàn trường. 
+ So sánh với kết quả học tập của học sinh các năm học trước, mức độ tiến bộ. 
Tham gia các công tác khác:
+ Công tác chủ nhiệm.
+ Thực hiện các công tác khác được phân công.
* Những lưu ý khi kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo được tiến hành theo quy trình chung với những hoạt động cụ thể như sau: 
- Dự các giờ dạy của giáo viên. 
- Kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh. Đây là một trong những khâu rất quan trọng để đánh giá học sinh cũng như công tác giảng dạy của giáo viên. 
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên và hồ sơ của nhà trường để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. 
- Thu thập các thông tin về chất lượng học tập của học sinh qua hồ sơ của trường để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên. Thái độ của học sinh trong lớp, sự tham gia xây dựng bài, nội dung phát biểu trả lời của học sinh.Không khí và thái độ hoạt động của lớp, của nhóm. Quan hệ của các nhóm hoặc từng học sinh với nhau. 
Qua các bước trên, cán bộ kiểm tra sẽ trao đổi kinh nghiệm, thông báo kết quả để giúp giáo viên biết tự đánh giá và định hướng phấn đấu, nâng cao chất lượng giảng dạy. Cuối cùng là hoàn thiện hồ sơ kiểm tra giáo viên với các biên bản, các phiếu dự giờ và phiếu đánh giá. 
* Chuẩn bị hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ kiểm tra hoạt động sư phạm của GV. Hồ sơ kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm giáo viên gồm có: 
- Biên bản kiểm tra hồ sơ, sổ sách của GV; 
- Các phiếu đánh giá tiết dạy; 
- Biên bản thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên
- Hồ sơ thanh tra nhà giáo (Phụ lục đính kèm). 
V. Kinh phí thực hiện kế hoạch trên
- Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp.
- Huy động hỗ trợ từ phụ huynh học sinh và từ một số nguồn khác.
VI. Khó khăn, trở ngại, hướng khắc phục
Để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc kiểm tra hoạt động sư phạm của 74 giáo viên trong trường. Về mặt đội ngũ tham gia công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo của trường tuy có trình độ chuyên môn, nhưng về nghiệp vụ kiểm tra thì còn có phần hạn chế. Vì thực tế chỉ có cán bộ quản lý và một số ít đồng chí được qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra. Đây là một điểm hạn chế của đội ngũ cán bộ kiểm tra nói chung và đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên chưa đạt như mong muốn. Để có thể tham gia tốt công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia phải luôn không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững các quy định của công tác kiểm tra.
 Ngoài ra, nguồn tài chính hạn hẹp, thiết bị dạy học có nhiều hư hỏng. Trước tình hình như vậy cần điều chỉnh kế hoạch, ưu tiên những công việc thiết yếu, tiết kiệm chi tiêu, báo cáo chính quyền các cấp hỗ trợ. 
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Trường học phải có cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, có giáo viên và học sinh để tổ chức các hoạt động dạy học.
- Ban giám hiệu, toàn thể cán bộ giáo viên đoàn kết, thống nhất cùng tham gia công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo. Có được sự phối hợp như vậy thì công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo mới phát huy được hiệu quả và mới góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Ban giám hiệu chỉ đạo các thành viên tham gia công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo phải tích cực nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kinh nghiệm để có thể làm tốt công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo. Không chỉ làm tốt công tác hoạt động sư phạm nhà giáo mà còn góp ý, thức đẩy công tác hoạt động sư phạm được tốt hơn, phát huy những ưu điểm giáo viên đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Nhà trường có được đội ngũ giáo viên thực hiện tốt các hoạt động sư phạm nhà giáo thì mới có khả năng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trường THPT Trần Phú là trường đóng trên địa bàn trung tâm của thành phố Vĩnh Yên nên thường xuyên được tham gia tổ chức các sự kiện của ngành, của tỉnh, của thành phố, điều đó càng khẳng định cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng như đội ngũ giáo viên của nhà trường có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục Vĩnh Phúc nói chung. Chính vì thế mà công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo càng được nhà trường quan tâm.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 
Bản thân người viết có tham khảo công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo một số trường bạn nhưng không thấy đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây là cách ứng dụng sáng kiến và thu được kết quả đáng khích lệ ở trường THPT Trần Phú đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục Vĩnh Phúc nói chung. 
Từ lợi ích thu được bằng việc áp dụng sáng kiến, hiệu quả của công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo được đổi mới làm cho các giờ dạy của giáo viên, giờ học của học sinh không bị nhàm chán mà ngược lại tăng thêm sự hứng thú, hấp dẫn. Giáo viên và học sinh có điều kiện được tiếp cận phương pháp dạy học, phát huy năng lực người học làm cho người dạy cũng như người học thêm năng động, sáng tạo, giờ học đạt được hiệu qủa cao và điều quan trọng nhất là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường. 
Có thể khẳng định rằng: Chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá, xếp loại nhà trường cũng như đánh giá, xếp loại người dạy và người học. Chính vì lợi ích như vậy, bản thân tôi lựa chọn đề tài sáng kiến để nghiên cứu và ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường đó là: “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo năm học 2019-2020 ở trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc”.
Bằng lý luận đã được bồi dưỡng, cùng với thực tiễn tìm hiểu công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của GV ở trường THPT có thể khẳng định rằng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của GV có một vị trí vô cùng quan trọng. Qua việc thực hiện công tác kiểm tra, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm: 
- Phải có nhận thức đúng đắn đối với công tác chuyên môn, nhất là kiểm tra hoạt động sư phạm của GV, đây là một khâu then chốt của thanh tra giáo dục. 
- Tập trung xây dựng và hoàn thiện đội ngũ, coi trọng việc lựa chọn đội ngũ kiểm tra có kinh nghiệm, lựa chọn cán bộ cốt cán.. 
- Luôn luôn quan tâm tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho lực lượng kiểm tra, chuẩn bị các phương tiện và chuẩn bị hệ thống văn bản hướng dẫn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. 
- Cải tiến phương pháp, hình thức, nội dung kiểm tra nhằm đạt kết quả chất lượng và hiệu quả thực tiễn; đánh giá , nhận xét và xếp loại đúng, chính xác, có tác dụng thiết thực đối với giáo viên. 
Trên đây là toàn bộ nội dung về công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, một trong những công tác rất quan trọng góp phần đánh giá khách quan chính xác hiệu quả của công tác giáo dục. Đồng thời công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo đã góp phần thúc đẩy giáo dục của nhà trường ngày càng đạt được hiệu quả như mong muốn, đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục và sự tin tưởng, kỳ vọng của phụ huynh, học sinh.
11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
(Sáng kiến kinh nghiệm này mới đang được áp dụng trong công tác kiểm tra hoạt động sư phạm ở trường THPT Trần Phú - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc).
Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 3 năm 2020 , ngày  tháng  năm 2020 Vĩnh Yên, ngày 09 tháng 3 năm 2020
	Thủ trưởng đơn vị	CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG	Tác giả sáng kiến
	SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
	Nguyễn Ngọc Trâm	Lê Thị Hiền
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quản lý trường phổ thông - NXBGDVN.
2. Điều lệ trường THPT.
3. Quy chế trường trung học phổ thông.
4. Văn bản của Đảng, Nhà nước, của Ngành về giáo dục và đào tạo.
5. Lịch sử trường THPT Trần Phú (1947-2012) xuất bản năm 2012.
6. Tạp chí quản lý giáo dục - Học viện quản lý giáo dục - Năm 2013, 2014.
7. Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian.
8. Luật giáo dục - Quốc hội nước Cộng hòa XHCNVN ban hành ngày 14/7/2005 tại kỳ họp thứ 7- khóa XI.
9. Đảng CSVN - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII.
10. Trường THPT Trần Phú - Báo cáo tổng kết năm học 2013-2014, 2014 -2015, 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019.
11. Các tập văn bản về công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2014-2015; 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018; 2018-2019; 2019-2020.
12. Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên - NXB Đà Nẵng 1997.
13. Bộ luật lao động của nước CHXHCNVN - NXBCTQG 2002.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ MINH CHỨNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA
HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM NHÀ GIÁO Ở TRƯỜNG THPT 
TRẦN PHÚ - VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_kiem_tra_hoat_dong_su_pham_n.docx
Sáng Kiến Liên Quan