SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học Phổ thông thông qua phương pháp tìm hiểu, phân loại học sinh

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo, đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông: “Tập trung phát

triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi

dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng

giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,

ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực

tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.Đảng ta

đã quyết tâm phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Thực hiện

nhiệm vụ đó, ngành giáo dục nhiều năm nay đã không ngừng triển khai tới tất cả

các nhà trường, các thầy cô giáo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lí,

ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công tác chủ nhiệm, giáo dục kĩ năng sống,

tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.Đã có rất nhiều cuộc tập huấn đổi mới

phương pháp được tổ chức, nhiều tài liệu có tính chất lí luận về các vấn đề này đã

được ban hành. Trong đó có cả những nội dung tập huấn về công tác chủ nhiệm.

Tại hướng dẫn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 7 tháng 8 năm 2013 của Bộ

giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học nên rõ “Tích

cực triền khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học; chú trọng

bồi dưỡng năng lực giáo dục đạo đức, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiếm

tra đánh giá; phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán các bộ môn; tăng cường vai trò và

các hoạt động của tổ bộ môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc

quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh, tích cực tham gia tư vấn học

đường, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh”.

Tại khoản 2 điều 31 Điều lệ trường Trung học quy định: giáo viên chủ

nhiệm, ngoài nhiệm vụ quy định đối với giáo viên còn có nhiệm vụ sau đây: Xây

dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tieu, nội dung, phương pháp

giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm của học sinh, với hoàn cảnh

và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và từng học sinh. Giáo

viên chủ nhiệm thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. Phối

hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn thanh

niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám

sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm, và góp

phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển của nhà trường. Nhận xét,

đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng, kỉ luật

học sinh; đề nghị danh sách học sinh lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn

luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và

học bạ của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm báo cáo định kì và

đột xuất về tình hình lớp với Hiệu trưởng. Mỗi học sinh thực hiện phê và tự phê, tự

đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau7

mỗi tuần học, đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tiếp theo nhằm

mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra.

Công tác chủ nhiệm lớp là làm công việc chỉ đạo, quản lý giáo dục toàn diện

học sinh của một lớp. Đồng thời là người chỉ đạo mọi hoạt động của học sinh bao

gồm: hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện theo quy định của điều lệ trường phổ

thông. Bên cạnh đó, chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức

xã hội trong và ngoài nhà trường; là người tổ chức phối hợp các lực lượng, giáo

dục.

Cùng với nhà trường, thông qua công tác chủ nhiệm, góp phần định hình,

định hướng tính cách của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lý, nhà tâm

lý; là nơi để các em học sinh chia sẻ những buồn vui, là một chỗ dựa tinh thần

vững vàng cho các em trong cuộc sống. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm là người

đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của

lớp. Đổi mới công tác chủ nhiệm là phải đổi mới cả nội dung và phương pháp. Đổi

mới phương pháp vừa là yêu cầu để phù hợp với đổi mới nội dung, vừa là động lực

thúc đẩy nội dung không ngừng hoàn thiện. Nếu chỉ đổi mới nội dung mà không

đổi mới phương pháp thì sa vào tình trạng không đồng bộ; gặp rất nhiều khó

khăn khi giải quyết vấn đề. Ngược lại, nếu chỉ đổi mới phương pháp mà không đổi

mới nội dung thì sa vào tình trạng “bình mới rượu cũ”, vô tình tạo sức ỳ cho sự

phát triển nội dung.

pdf41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học Phổ thông thông qua phương pháp tìm hiểu, phân loại học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạm của bố mẹ học sinh 
 Tìm hiểu, nghiên cứu trình độ hiểu biết của các bậc phụ huynh là đòi hỏi 
mới với giáo viên chủ nhiệm ngày nay, vì chính trình độ sư phạm của bố mẹ học 
sinh là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện phối hợp với gia đình và là cơ sở để giáo 
viên chủ nhiệm thành lập Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh của lớp, của trường và 
phác thảo nội dung hoạt động của chi hội cha mẹ học sinh. 
 Ví dụ 3: Mẫu phiếu tìm hiểu trình độ sư phạm của các bậc cha mẹ (qua 
phiếu trắc nghiệm) 
 Lưu ý: Trả lời tại cuộc họp phụ huynh đầu năm học, không nên đem về nhà 
sẽ thiếu tính khách quan vì người khác trả lời 
 (*) Thông tin về người trả lời 
- Họ và tên.. 
- Địa chỉĐiện thoại 
- Tên học sinh 
30 
 (Lưu ý: cần có những thông tin về nhận thức, kiến thức sư phạm đơn giản) 
 (*) Thông tin về trình độ sư phạm và nguyện vọng của cha mẹ 
 - Gia đình có những hiểu biết và có thể tham gia cùng nhà trường về những 
lĩnh vực nào dưới đây? 
+ Phương pháp giáo dục, dạy học 
+ Giáo dục dân số - kế hoạch hóa gia đình 
+ Giáo dục sức khỏe sinh sản 
+ Kĩ năng sống 
+ Văn hóa, giáo dục 
+ Các lớp chuyên đề 
+ Thể dục thể thao 
- Đã và đang tham gia câu lạc bộ nào? (Xin ghi cụ thể địa chỉ, người phụ 
trách câu lạc bộ) 
- Khi con cái ốm đau, quý phụ huynh thường tham khảo ý kiến của ai? 
+ Giáo viên chủ nhiệm 
+ Người thân 
+ Hàng xóm 
+ Cán bộ cộng đồng 
+ Thầy thuốc 
+ Đưa ngay đi bệnh viện... 
- Khi phát hiện ra con cái của hàng xóm nghiện hút, quý phụ huynh sẽ làm 
gì? 
+ Không để ý 
+ Theo dõi hiện tượng 
+ Trao đổi với gia đình cháu đó 
+ Trao đổi với công an 
+ Cán bộ tổ dân phố 
+ Trao đổi trực tiếp với cháu đó 
- Xin quý phụ huynh cho biết con em quý vị có năng khiếu về lĩnh vực gì? Xin 
ghi cụ thể.. 
- Để bồi dưỡng năng khiếu cho con em, quý phụ huynh cho cháu tham gia: 
+ Học thêm tại trường 
31 
+ Sinh hoạt ở câu lạc bộ 
+ Sinh hoạt ở các nhà văn hóa thiếu nhi/ thiếu niên 
+ Cung thiếu nhi 
+ Gia đình tự tổ chức 
+ Có khả năng đóng góp kinh phí 
- Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho các cháu, xin quý 
phụ huynh cho biết nhưng mặt yếu ở cháu, để nhà trường quan tâm giúp đỡ. 
TT Con cái của các bậc cha mẹ 
Những biểu hiện ở cháu 
Yếu Bình thường Tốt 
1 Biết chào hỏi người lớn (cha mẹ) 
2 Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ 
3 Biết chia sẻ, giúp đỡ người khác 
4 Tự giác học tập ở nhà 
5 Biết giữ vệ sinh cá nhân 
6 Sống ngăn nắp, gọn gàng 
7 Sinh hoạt đúng giờ (ăn, ngủ, học) 
8 Biết kiềm chế (ít khóc nhè, ít cáu) 
9 Biết lắng nghe 
- Quý phụ huynh cho biết con quý vị có những đặc điểm nào cần phải quan 
tâm giáo dục nhất? Xếp theo thứ tự ưu tiên 1,2,3 
TT Đặc điểm riêng Thứ tự ưu tiên Ghi chú 
1 Rụt rè, không tự tin 
2 Không tập trung chú ý 
3 Có năng khiếu về lĩnh vực nghệ thuật 
4 Chậm phát triển trí tuệ 
5 Biểu hiện nghiện game 
32 
6 Biểu hiện nói dối để nghỉ học/ lười học 
7 Trộm tiền chơi game/ hút hít ma túy 
8 Mặc cảm, hay thu mình 
9 Mắt tật, sức khỏe yếu 
10 . 
Ví dụ 4: Phiếu tìm hiểu đặc điểm tâm lý – xã hội của HS 
1. Họ và tên HS............................................................................................ 
2. Ngày, tháng, năm sinh............................................................................. 
3.Địa chỉ sinh sống........................................................................................... 
 Số điện thoại, địa chỉ email của bố mẹ hoặc của những người thân khác......... 
4. Hứng thú riêng của HS. 
a. Theo ý kiến của bản thân HS. 
b. Theo ý kiến của cha mẹ HS. 
5. Họ và tên cha mẹ, nơi côngt ác, chức vụ, số điệnt hoại ở nơi làm việc, địa 
chỉ email. Trình độ học vấn của cha mẹ. 
6. Hứng thú của bố và mẹ: 
a. Theo ý kiến của bản thân HS. 
b. Theo ý kiến của cha mẹ HS. 
7. Tình trạng điều kiện vật chất của gia đình. 
8. Điều kiện về nhà ở của gia đình. 
9. Thành phần/ cơ cấu gia đình. 
10. Số lượng trẻ dưới 18 tuổi trong gia đình và độ tuổi của từng em. 
11. Tình trạng sức khỏe của HS. 
12. Những đặc điểm cá nhân của trẻ cần được GV đặc biệt chú ý. 
13. Những đặc điểm tính cách nổi bật của trẻ. 
14. Những năng lực mà trẻ có. 
15. Thiên hướng mà HS bộc lộ đối với các môn học (HS thích học và học tốt 
môn nào)? 
16. Trẻ gặp khó khăn ở những môn học nào? 
17. Trẻ tham gia vào các nhóm nào: trong trường, ngoài trường. 
33 
18. Cha mẹ có thể giúp gì được cho lớp, cho trường. 
Ví dụ 5: Phiếu trưng cầu ý kiến PHHS 
1. Họ và tên. 
2. Ngày, tháng, năm sinh. 
3. Hứng thú riêng của HS. 
4.Địa chỉ sinh sống, 
điện thoại nhà riêng, điện thoại của những người thân khác hoặc điện thoại 
của hàng xóm (nếu có thể). 
5. Họ và tên mẹ HS, nơi làm việc, chức vụ, số điện thoại cơ quan, số điện 
thoại riêng, trình độ đào tạo, hứng thú. 
6. Họ và tên bố HS, nơi làm việc, chức vụ, số điện thoại cơ quan, số điện 
thoại riêng, trình độ đào tạo, hứng thú. 
7. Thành phần/ cơ cấu gia đình, số trẻ dưới 18 tuổi và năm sinh của chúng. 
8. Tình trạng điều kiện vật chất của gia đình. 
9. Điều kiện về nhà ở. 
Các vị phụ huynh kính mến! 
Để sự phối hợp giáo dục HS giữa GV với phụ huynh có hiệu quả, đề nghị các 
quý vị hãy trả lời cho chúng tôi một số câu hỏi dưới đây càng chi tiết càng tốt. Xin 
cảm ơn các quý vị. 
1. Ông/ bà mong đợi gì từ nhà trường? 
2. Điều gì trong nhà trường không làm ông/ bà hài lòng? 
3. Con của ông/ bà có những nét tính cách nổi bật nào? 
4. Theo ông/ bà, những đặc điểm riêng nào của con ông/ bà cần được GV đặc 
biệt chú ý? 
5. Con của ông/ bà có những năng lực gì? 
6. Cha mẹ có được những năng lực nào trong sự phát triển của trẻ? Điều đó đã 
được tiếp tục bù đắp như thế nào? 
7. Ông/ bà nhận thấy con mình có thiên hướng đối với những môn học nào? 
8. Con của ông/ bà gặp khó khăn ở những môn học nào? 
9. Con của ông/ bà thích làm gì những lúc rảnh rỗi? 
10. Ông/ bà thích điều gì ở con của mình? 
11. Con của ông/ bà có chăm chỉ, chuyên cần không? 
12. Con ông/ bà có nhanh bị mệt mỏi không? 
34 
13. Con của ông/ bà có phải là người tự lập không? 
14. Con của ông/ bà có hay đọc không? Thường đọc cái gì? Trong nhà của 
ông bà có nhiều sách không? 
15. Ông/ bà mong muốn điều gì ở con mình? 
16. Theo ông/ bà, con cái mong muốn điều gì ở cha mẹ? 
17. Con của ông/ bà có gặp khó khăn trong giao tiếp không? Nếu có thì trẻ 
thường gặp khó khăn như thế nào? Gặp khó khăn trong giao tiếp với ai? 
18. Con của ông/ bà có phòng riêng không? 
19. Cha mẹ có nhiều thời gian rỗi không? 
20. Những mối quan tâm trước hết ở thời điểm hiện tại của mẹ là gì? Của cha 
là gì? 
21. Ông/ bà có cần đến sự tư vấn của nhà tâm lý học không? Nếu có thì đó là 
vấn đề gì? 
22. Ông/ bà quan niệm thế nào về một “sự giáo dục tốt”? 
23. Ông/ bà có thể giúp đỡ được gì cho lớp, cho trường? (về vật chất, sửa 
chữa phòng ốc, thực hiện các biện pháp giáo dục, hoạt động nghỉ ngơi dã 
ngoại)? 
3. Sử dụng phương pháp tìm hiểu, phân loại học sinh giải quyết một số 
tình huống thường gặp trong thực tiễn giáo dục: 
2.1. Tình huống 1: 
THẦY ĐÂU BIẾT 
Đã vào giờ học được 15 phút, Thắng mới rụt rè xin vào lớp. Thầy chủ nhiệm 
lớp 10A với gương mặt tức giận quay ra và quát: 
- Đứng ngoài đó 
Thắng chưa kịp nói gì thì thầy đã nói tiếp: 
- Em sẽ không được vào lớp ngày hôm nay, vì em đã đi học muộn 3 buổi 
trong tuần này rồi. 
Nói xong, thầy quay vào giảng bài tiếp mà không để ý đến hôm đó trời rất 
lạnh. 
Thắng im lặng, co ro ngoài cửa lớp. Cả lớp nhìn bạn ái ngại. Thầy có biết đâu 
mẹ Thắng đang nằm viện, bố Thắng lại đi làm xa chưa về kịp. Thắng vừa phải lo 
cho mẹ lại vừa phải lo cho em nhỏ còn đang học lớp ba nên đi học muộn. 
 Cái sai của thầy chủ nhiệm trong tình huống này là ở chỗ nào?Bài học cần 
thiết nên rút ra từ tình huống này? 
35 
Giải quyết tình huống: 
Học sinh đi học muộn là điều rất thường gặp, có khi có thể là do nguyên nhân 
chủ quan hoặc khách quan, do đó cũng không nên làm to chuyện hoặc xử lí quá 
nghiêm khắc. Trong tình huống trên, thầy giáo đã quá cứng nhắc, chứ tìm hiểu rõ 
nguyên nhân học sinh đi học muộn, đã vô tình trách phạt học sinh và có thể gây tổn 
thương cho em học sinh đó. 
Trong trường hợp này, thầy giáo nên nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp 
bằng cách gật đầu rồi tiếp tục hướng dẫn học sinh học. Như vậy, giờ học không bị 
gián đoạn và cả lớp không có gì phải bàn tán. Hết tiết học, thầy giáo hãy gọi học 
sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở em đi học 
đúng giờ. Giáo viên cũng nên hướng dẫn cho học sinh phần kiến thức mà em ấy 
chưa tiếp thu được vì đi học muộn. .. 
2.1. Tình huống 2 
MẸ BẠN VỪA MẤT 
Nguyễn Văn Sơn là học sinh lớp 11. Sơn nghỉ học đã gần một tuần nay mà 
lớp chưa rõ lí do. Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, cô M – giáo viên chủ nhiệm 
hỏi: 
- Em nào gần nhà bạn Sơn? 
- Thưa cô em ạ! Bạn Tuấn đứng lên trả lời. 
- Em có biết vì sao bạn Sơn lại nghỉ học không? Cô hỏi tiếp. 
- Thưa cô, bạn Sơn chỉ còn mẹ, mà mẹ bạn ấy lại vừa mới mất ạ! Tuấn đáp 
giọng buồn buồn. 
Cô chủ nhiệm lớp đã quản lí học sinh tốt chưa? Bài học nào nên rút kinh 
nghiệm từ tình huống này? 
Giải quyết tình huống 
Trong tình huống này, giáo viên chủ nhiệm đã chưa gần gũi, sâu sát với học 
sinh lớp mình. Học sinh nghỉ học một tuần nhưng cô không tìm hiểu và nắm bắt lí 
do vì sao học sinh nghỉ học để có sự can thiệp, quan tâm, động viên kịp thời. 
Từ tình huống nêu trên, mỗi giáo viên ngoài vai trò giảng dạy, chúng ta phải 
thực sự là một người bạn thân thiết chia sẻ mọi vui buồn, khó khăn trong học tập 
cũng như cuộc sống với học sinh. 
2.2. Tình huống 3 
Theo phân công chỗ ngồi trong lớp, em A ngồi ở dãy bàn cuối. Một tuần sau, 
mẹ em A đến gặp giáo viên chủ nhiệm yêu cầu đổi chỗ cho em lên ngồi bàn đầu. 
Trong trường hợp này, anh (chị) giải quyết như thế nào? 
36 
Giải quyết tình huống: 
- Tìm hiểu phụ huynh để biết trong thời gian gần đây em này có bệnh về mắt, 
khiếm thính hay không? 
- Nếu phụ huynh nói em thị lực kém hoặc nghe kém thì giải quyết cho em lên 
ngồi bàn đầu và khuyên phụ huynh đưa em đi khám để điều trị. 
- Nếu sức khỏe em bình thường thì giải thích cho phụ huynh biết: giáo viên sẽ 
đổi chỗ luân phiên hai tuần một lần để đảm bảo công bằng cho mọi học sinh trong 
lớp. 
2.3. Tình huống 4 
 Một học sinh trong lớp thầy/ cô chủ nhiệm trước đây rất ngoan và chăm học, 
nhưng thời gian gần đât có biểu hiện bỏ một số tiết học và kết quả học tập đi 
xuống. Sau khi tìm hiểu thầy/cô biết bố mẹ em đó mới li hôn và em đã bỏ tiết đi 
chơi game. Khi thầy/cô gọi riêng em đó để nhắc nhở thì em đó trả lời: “Bố mẹ có 
thương em đâu, không ai quan tâm cả thì em cố gắng học làm gì, không sớm thì 
muộn em cũng phải bỏ học thôi.”. Là một giáo viên chủ nhiệm, thầy/cô hãy xử lí 
tình huống trên? 
Giải quyết tình huống: 
- Có thể nhẹ nhàng khuyên em đó hãy bình tĩnh, vì tương lai của mình em hãy 
xem lại hành động của em. Ngoài tình cảm gia đình dành cho em còn có thầy cô, 
bạn bè luôn quan tâm, đứng đằng sau giúp đỡ em, em không nên biểu hiện như thế 
mà phụ lòng người khác. 
- Đồng thời giáo viên chủ nhiệm về nhà học sinh đó tìm hiểu, gặp mặt người 
đại diện nuôi em để phối hợp khuyên răn em. Giáo viên chủ nhiệm cần có thái độ 
ân cần, quan tâm hơn đối với em đó, luôn động viên nhắc nhở, trò chuyện sau các 
giờ học, theo dõi biểu hiện của em trong các ngày tiếp theo để có thể phối kết hợp 
với giáo viên bộ môn, Đoàn trường hoặc Ban giám hiệu nếu em đó chưa tiến bộ. 
Đặc biệt cần quan tâm, chia sẻ với học sinh đó và uốn nắn kịp thời bởi cú sốc tinh 
thần đó có thể khiến học sinh kia lạc lối. Đồng thời động viên các bạn trong lớp 
quan tâm, chia sẻ với học sinh kia để em ấy nhanh chóng vượt qua những cú sốc 
tâm lí đó. 
2.4. Tình huống 5 
Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh ở lại lớp. Đầu năm, tập trung học 
sinh không thấy em đó đi học. Bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về 
tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt hơn 
thì bố của em lại xin cho con thôi học. Lí do vì em không được khôn như các bạn 
cùng lớp, học rất kém, học trước quên sau và thích gì làm nấy. 
Trước tình huống này, bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh? 
37 
Giải quyết tình huống: 
- Trước hết, giáo viên chủ nhiệm nên động viên gia đình tạo điều kiện cho học 
sinh đến lớp, tìm hiểu xem nguyên nhân có phải em thuộc đối tượng trẻ khuyết tật 
về trí tuệ hay không? 
- Sau đó giải thích cho phụ huynh rõ: trẻ em có quyền được học tập và vui 
chơi. Mặc dù em không được khôn như các bạn cùng lớp nhưng nghỉ học lúc này 
sẽ làm mất đi cơ hội được đào tạo, trang bị mọi kiến thức để em ấy bước vào đời, 
và chắc chắn em ấy sẽ không có cơ hội về sau này có được việc làm tốt, tương lai 
không thể rộng mở. 
- Ở nhà trong độ tuổi này không làm được việc gì, ngược lại có thể làm cho 
học sinh buồn chán, thậm chí chơi bời, lêu lổng. Động viên gia đìnhc ho em cố 
gắng học hết bậc trung học phổ thông, sau đó sẽ đi học một nghề nào đó để em ấy 
có thể tự kiếm sống, tự lập, giúp đỡ gia đình. 
- Nếu em thuộc đối tượng học sinh khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, qua việc xác 
nhận từ gia đình, y tế, địa phương thì cần lập kế hoạch và hồ sơ cá nhân của em 
để phối hợp cùng gia đình giáo dục, theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của em. 
2.5. Tình huống 6 
Trong lớp có hai trường hợp học sinh như sau: 
- Học sinh A thuộc gia đình khá giả, nhà gần trường lại được bố mẹ thường 
xuyên đưa đón đến trường nên luôn luôn đi học đúng giờ và được cô giáo thường 
xuyên biểu dương. 
- Học sinh B thuộc gia đình nghèo, nhà lại xa trường, một mình em phải đi 
một quãng đường khá xa mới tới được trường, cho dù em đã dậy và đi học từ rất 
sớm nhưng vẫn có lúc trễ giờ vào học. Mỗi lần như vậy thường bị cô giáo chê trách 
và bảo: “Em cần cố gắng”. Qua nhiều lần như thế, em B mạnh dạn thưa với cô 
giáo: “Thưa cô! Em đã cố gắng hết sức rồi ạ!” 
Theo bạn, bạn nên nói gì với em B và bạn có nhận xét gì về việc đánh giá, 
nhận xét của cô giáo về hai học sinh nêu trên? 
Giải quyết tình huống: 
- Trong tình huống này, trước ý kiến của em B, giáo viên chủ nhiệm nên an ủi 
và thông cảm với em. 
- Việc nhận xét, đánh giá của cô giáo với hai học sinh như trên chỉ mới đúng 
ở biểu hiện cuối cùng của mỗi em mà không có tác động giáo dục, khuyến khích sự 
tiến bộ cụ thể đối với từng em; một bên không cần cố gắng gì cả đã “tốt”; một bên 
đã cố gắng hết sức mình mà vẫn không thể tốt hơn được. 
- Tình huống, có lẽ, muốn nhắc nhở người giáo viên cần đổi mới sâu sắc cách 
đánh giá học sinh trong giai đoạn hiện nay: tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh, tình hình 
38 
của học sinh; cảm thông và chia sẻ những khó khăn và đánh giá theo mỗi tiến bộ 
nhỏ trong điều kiện và khả năng hiện tại của mỗi em. 
 VI. KẾT QUẢ KINH NGHIỆM: 
Sau khi thực hiện đề tài Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua 
tìm hiểu, phân loại học sinh ở lớp D5 khóa 43 (2017-2020) trường THPT Hà Huy 
Tập, thành phố Vinh, đặc biệt năm học 2019-2020, tôi nhận thấy chất lượng lớp 
chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm của bản thân có chuyển biến rõ rệt theo chiều 
hướng rất tích cực và đạt được nhiểu thành tích đáng ghi nhận. 
- Học sinh lớp D5 khóa 42 (2017 – 2020) đạt được nhiều kết quả cao trong 
học tập và rèn luyện. Tập thể lớp đạt lớp tiên tiến xuất sắc liên tục cả 2 năm học 
2018 - 2019, 2019 - 2020. 
- Học sinh lớp chủ nhiệm D5 khóa 42 đã phát huy được sở trường, năng lực 
của bản thân trong mọi hoạt động học tập và rèn luyện không chỉ trong nhà trường 
mà còn cả trong cuộc sống hằng ngày, hạn chế được nhiều khuyết điểm dưới sự 
hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và thầy cô bộ môn. Cụ thể kết quả học tập và 
rèn luyện qua các năm như sau: 
STT MẶT THI ĐUA 
NĂM HỌC 
2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 
1 HỌC TẬP B B A 
2 CƠ SỞ VẬT CHẤT A A A 
3 AN NINH NỀ NẾP A A A 
4 HOẠT ĐỘNG ĐOÀN A A A 
5 ĐÓNG GÓP A A A 
6 SỔ ĐẦU BÀI A A A 
7 VỆ SINH A A A 
8 AN TOÀN GIAO THÔNG B A A 
Xếp loại tập thể lớp Tiên tiến Xuất sắc Xuất sắc 
Kết quả rèn luyện trước và sau áp dụng các biện pháp tìm hiểu, phân loại học sinh 
lớp D5 (sĩ số 37): 
39 
TT Nội dung Trước tác động Sau tác động 
1 Học lực giỏi 2 HS 
(5,4%) 
30 
(81,1%) 
2 Học lực khá 30 HS 
(81,1%) 
7 
(18,9%) 
3 Học lực trung bình 5HS 
(13,5%) 
0 
(0%) 
4 Hạnh kiểm tốt 30HS 
(91,9%) 
37 
(100%) 
5 Hạnh kiểm khá 5 HS 
(13,5%) 
0 
(0%) 
6 Hạnh kiểm trung bình 2 HS 
(5,4%) 
0 
(0%) 
 - Năm học 2017-2018, đạt giải Nhì hội diễn văn nghệ do nhà trường tổ chức, 
em Nguyễn Thị Thu Trà đạt giải Nhất cuộc thi Vở sạch chữ đẹp; giải Nhì báo 
tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; Năm học 2018 -2019 và năm học 
2019-2020 đạt giải Nhất hội diễn văn nghệ. Năm học 2019-2020 đạt giải Nhì hội 
thao quốc phòng; giải Nhất tìm hiểu về phòng chống dịch Covid 19. Tập thể lớp 
được Thành Đoàn Vinh tặng giấy khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong phong 
trào Đoàn. 
 - Bí thư chi đoàn Nguyễn Thị Bảo Ngọc được chi bộ nhà trường kết nạp 
Đảng vào tháng 08/2020. Em Phạm Triệu Lâm đậu học viện an ninh. 
Riêng học kì I năm học 2020-2021, áp dụng đề tài với lớp 10D3 khóa 46 (2020-
2023) do tôi chủ nhiệm đã đạt được những thành tích sau: 
 - Về học tập: 15 em đạt học lực giỏi; 31 em đạt học lực khá; không có học 
sinh trung bình. 
 - Về hạnh kiểm: 46/46 em hạnh kiểm Tốt. 
 - Chi đoàn đạt giải Nhì hội diễn văn nghệ; Chi đoàn xuất sắc trong đợt thi 
đua chào mừng 20/11. 
 - Xếp loại thi đua tập thể: Lớp xuất sắc. 
 - Về cá nhân: Em Trần Phan Phương Linh đạt giải 4 cuộc thi Người dẫn 
chương trình giỏi; em Đinh Đường Đức Duy được học bổng Vietcombank – 
thi khảo sát chất lượng đạt điểm cao nhì khối. 
 Các biện pháp tìm hiểu, phân loại học sinh THPTcó thể áp dụng trong 
công tác chủ nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục. 
40 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
 I. Kết luận: 
Mỗi giáo viên, ai cũng muốn học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi, phát 
triển toàn diện, để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Mỗi học sinh như 
những cây non, chúng ta cần uốn nắn, chăm chút cẩn thận, nhẹ nhàng chỉ bảo, nêu 
gương nhiều hơn là khiển trách để giúp học sinh tự tin vào bản thân mình và phát 
triển. 
Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi 
luôn tìm tòi, học hỏi trau dồi nhiều kinh nghiệm hơn nữa, để sao cho lớp mình chủ 
nhiệm luôn đạt được kết quả và thành tích cao trong mọi lĩnh vực. Chắc chắn rằng 
giải pháp đưa ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót do đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy 
của cá nhân. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng chấm sáng kiến 
kinh nghiệm. 
II. Kiến nghị: 
- Hằng năm cần tổ chức các phong trào thi đua về một số nội dung liên quan 
đến công tác chủ nhiệm giữa các lớp, các khối. 
- Tổ chức những buổi sinh hoạt dành riêng cho giáo viên chủ nhiệm trao đổi, 
chia sẻ kinh nghiệm, kể những câu chuyện liên quan đến công tác chủ 
nhiệm,cho nhau nghe để học hỏi, trau dồi lẫn nhau. 
- Trong thư viện cần bổ sung thêm sách, tài liệu về công tác chủ nhiệm, để 
giáo viên tham khảo, học tập. 
Rất mong quý cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thành 
tốt đề tài của mình. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
41 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, 
giáo viên trung học phổ thông. Ban hành kèm theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT 
ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
2.Công ước quốc tế Quyền trẻ em 
3. Đại học Vinh (2019), Tài liệu bồi dưỡng tư vấn cho GVPT, NXB Đại học Vinh, 
Nghệ An 
4. Điều lệ trường THPT. 
5. Giáo dục học (tập 1) - Hà Thế Ngữ, Đặng Thế Hoạt. 
6. Tài liệu tập huấn công tác chủ nhiệm 
7. Tâm lí học( dành cho sinh viên đại học sư phạm) , Phạm Minh Hạc (chủ biên), 
Lê Khanh, Trần Trọng Thủy; nxb giáo dục năm 1989. 
8. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn 
Văn Thành, NXB Thế giới. 
9. Trang tin điện tử về công tác chủ nhiệm và các trang tin khác liên quan đến. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_lop_o_truong_trung.pdf
Sáng Kiến Liên Quan