SKKN Nâng cao giáo dục ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm trong việc dạy – học sinh học vi sinh vật cấp Trung học Phổ thông

Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

Ở Việt Nam, an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được nhắc đến thường xuyên vì

đây là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng liên quan đến sức khoẻ của người dân. Từ lâu nó

đã trở thành mối quan tâm, lo ngại không phải chỉ riêng của người tiêu dùng và mà là của

toàn xã hội.

Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và

toàn thể xã hội rất quan tâm và đã có nhiều tiến bộ trong những năm qua: hệ thống văn

bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm được bổ sung hoàn thiện

hơn; công tác phối hợp liên ngành được tăng cường và ngày càng có hiệu quả; công tác

giáo dục truyền thông được đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, nâng cao

trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và người tiêu dùng, góp

phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn

còn nhiều bức xúc: chưa kiểm soát và ngăn chặn triệt để tình trạng một số nơi rau quả bị ô

nhiễm hóa chất độc hại; thịt gia súc, gia cầm, thủy sản của một số cơ sở sản xuất còn dư

lượng kháng sinh, hoocmôn; việc sử dụng các hóa chất, phụ gia không đúng quy định

trong chế biến, bảo quản thực phẩm; việc kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại

các chợ, đường phố, khu du lịch, lễ hội, trường học, bệnh viện chưa được quản lý tốt, ngộ

độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, các khu công nghiệp vẫn xảy ra làm ảnh hưởng tới

sức khỏe của nhân dân và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, du lịch, văn minh đô thị. Tình

trạng hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, hàng thực phẩm lậu qua biên giới chưa được

kiểm soát chặt chẽ; các vi phạm pháp luật chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh. Nguyên

nhân của tình trạng trên là do nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, chính

quyền, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng chưa cao; các cơ sở trồng trọt, chăn

nuôi và chế biến thực phẩm chủ yếu vẫn ở trình độ thấp; hệ thống tổ chức, quản lý vệ sinh

an toàn thực phẩm ở Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh. Hiện nay, thực trạng an toàn vệ sinh

thực phẩm ở nước ta đang trong tình trạng báo động. Đây là vấn đề thời sự được dư luận

đặc biệt quan tâm, thời gian gần đây báo chí đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực

trạng đáng báo động về an toàn vệ sinh thực phẩm trên cả nước, các vấn đề về mất an toàn

vệ sinh thực phẩm có mặt trên các mặt báo từ trung ương đến địa phương, trên các bản tin

thời sự hàng ngày và nhất là khi các cơ quan chức năng vào cuộc đã phát hiện ra hàng loạt

những vụ vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm gây lo lắng và bức xúc cho

toàn xã hội. Phải nói rằng các vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta xảy ra ở các

công đoạn, từ trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cho đến tiêu dùng.

Thêm vào đó là sự quản lý lỏng lẻo và thiếu đồng bộ của các cơ quan chức năng. Tình

trạng ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, hoocmon tăng

trưởng trên các nông sản: rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm còn tồn lưu chất độc hại khiến

người nội trợ thực sự cảm thấy bất an khi chuẩn bị thực phẩm cho gia đình mình hiện nay.

Trong đó, vấn đề tồn dư hoá chất và vi sinh vật ô nhiễm trên thực phẩm đang là thực trạng

gây rất nhiều bức xúc.

pdf50 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao giáo dục ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm trong việc dạy – học sinh học vi sinh vật cấp Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Độc lực đủ mạnh (mầm bệnh và 
độc tố) 
 + Số lượng nhiễm đủ lớn. 
+ Con đường xâm nhập thích hợp. 
2. Phương thức lây truyền. 
a. Truyền ngang (Truyền từ cá 
thể này sang cá thể khác). 
- Qua sol khí. 
- Qua đường tiêu hoá. 
- Qua tiếp xúc trực tiếp. 
- Qua động vật căn hoặc côn trùng. 
b. Truyền dọc (truyền từ thế hệ này 
sang thế hệ khác): Ví dụ từ mẹ sang 
con. 
 NGUYỄN THỊ DIỆU THƯ 43 THPT CHU VĂN AN 
- Bệnh truyền nhiễm do thực phẩm nhiễm vi 
khuẩn 
a. Bệnh thương hàn 
b. Bệnh lỵ 
c. Bệnh Bruxella 
d. Bệnh lao 
e. Bệnh than 
f. Bệnh tả 
g. Bệnh lợn đóng dấu 
- Bệnh truyền nhiễm do thực phẩm nhiễm vi 
rút: Bệnh sốt lở mồm long móng,Bệnh cúm gia 
cầm 
GV: Dựa vào các con đường lây nhiễm, muốn 
phòng tránh bệnh do virut và các VSV khác 
gây nên thì cần thực hiện những biện pháp gì? 
HS : Trả lời câu hỏi 
GV: Đặt vấn đề: Xung quanh chúng ta có 
rất nhiều các VSV gây bệnh nhưng vì sao đa 
số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh? 
Để trả lời chúng ta nghiên cứu tiếp nội dung 
của bài? 
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm 
về: Miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể. 
GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ và yêu cầu 
các nhóm HS thảo luận câu hỏi trong phiếu 
học tập: Chuẩn bị trong thời gian 5 phút 
+ Các nhóm chẵn thảo luận và hoàn thành 
PHT số 1 
+ Các nhóm lẻ thảo luận và hoàn thành PHT 
số 2. HS: Thảo luận nhóm, trả lời các câu 
hỏi. 
GV: Điều khiển các nhóm HS tiến hành 
thảo luận, báo cáo kết quả. Cuối cùng GV 
chuẩn hoá kiến thức theo mẫu và hướng dẫn 
HS hoàn thiện phiếu học tập. 
3. Các bệnh truyền nhiễm thường 
gặp do virut. 
-Bệnh đường hô hấp: Viêm phổi, 
viêm họng, viêm phế quản... 
 -Bệnh đường tiêu hoá: Viêm gan, tiêu 
chảy, quai bị 
- Bệnh thần kinh: Viêm não, bại 
liệt 
- Bệnh đường sinh dục: HIV, giang 
mai, viêm gan B.... 
- Bệnh da: Đậu mùa, sởi... 
III.Miễn dịch 
*Khái niệm: Miễn dịch là khả năng 
của cơ thể chống lại các tác nhân 
gây bệnh. Miễn dịch được chia làm 2 
loại là miễn dịch đặc hiệu và không đặc 
hiệu. 
 NGUYỄN THỊ DIỆU THƯ 44 THPT CHU VĂN AN 
GV: Giải thích để HS hiểu rõ hơn về vai trò 
của miễn dịch không đặc hiệu. 
Cơ thể chúng ta không thụ động trước sự tấn 
công của VSV gây bệnh. Cơ thể có nhiều 
cách ngăn trở sự xâm nhập và sự nhân lên 
của các VSV gây bệnh trong các mô, các cơ 
chế đó là: Cơ chế không đặc trưng (Miễn 
dich không đặc hiệu) và cơ chế đặc trưng 
(Miễn dich đặc hiệu). 
Miễn dich không đặc hiệu là tuyến phòng 
thủ đầu tiên ngăn cẳn sự xâm nhập vào cơ thể 
là hàng rào vật lí, hóa học, VSV: 
+ Hàng rào vật lí bao gồm da, niêm mạc ở 
các đường hô hấp tiêu hóa... 
+ Hàng rào hóa học bao gồm khả năng tiết ra 
một số chất ức chế sinh trưởng của VSV 
như lizôzim trong nước mắt, nước mũi... 
+ Hàng rào VSV đó là các VSV sống trên bề 
mặt cũng như bên trong cơ thể. Chúng 
không gây hại mà có lợi do chúng chiếm 
trước vị trí của các VSVgây bệnh dẫn đến 
làm giảm nồng độ ôxi, cạnh tranh và nhiều 
VSV còn tiết ra chất diệt khuẩn. 
GV: Sử dụng các câu hỏi bổ xung: 
- Hãy kể tên những bệnh truyền nhiễm 
mà em biết? Và nêu các biện pháp chính để 
phòng chống các bệnh truyền nhiễm đó? 
HS: Trả lời câu hỏi. 
GV: Khi cơ thể đang bị VSV gây bệnh tấn 
công mạnh thì cần phải làm gì? 
HS: Cần sử dụng ngay các biện pháp để ngăn 
chặn sự nhân lên của chúng, một phương pháp 
hiệu quả là sử dụng chất kháng sinh thích hợp 
với liều lượng được thầy thuốc chỉ dẫn . 
GV: Bổ sung và giải thích rõ cơ sở khoa học 
của các biện pháp đó. 
* Tạo điều kiện sống vệ sinh: 
+ Ăn uống sạch (nước đun sôi, thức ăn nấu 
chín) sẽ ngăn chặn mần bệnh xâm nhập vào 
* Đáp án phiếu học tập I 
 NGUYỄN THỊ DIỆU THƯ 45 THPT CHU VĂN AN 
cơ thể theo đường tiêu hóa. 
+ Ở sạch sẽ hạn chế mần bệnh và các trung 
gian truyền bệnh (Ruồi, muỗi, ve, bét...) đưa 
mần bệnh xâm nhập vào cơ thể theo đường 
tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn.... 
* Thường xuyên luyện tập để tang sức đề 
kháng của cơ thể. Nếu mần bệnh xâm 
nhập được vào cơ thể thì cơ thể cũng đủ 
sức chống chọi và tiêu diệt chúng. 
* Tiêm chủng phòng bệnh theo chương trình 
quy định giúp tăng thêm sức đề kháng của cơ 
thể với một số bệnh dịch nguy hiểm. 
 Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, 
bệnh sẽ phát triển và biểu hiện, cần phát 
hiện sớm và điều trị ngay bằng các loại 
thuốc có thể bổ sung và thay thế phần sức 
đề kháng bị thiếu hụt giúp chặn đứng bệnh 
dịch. 
3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm. 
- Tiêm vac xin. 
- Kiểm soát vật trung gian truyền 
bệnh. 
- Giữa gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh 
cộng đồng 
* 
IV. Củng cố. 
GV nhấn mạnh kiến thức cơ bản và sử dụng câu hỏi: 
1. Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Hãy kể tên những bệnh truyền nhiễm qua thực 
phẩm xảy ra ở địa phương em? Làm cách nào để phòng chống các bệnh đó? 
2. Thế nào là miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch không đặc hiệu? Muốn tăng khả năng 
miễn dịch cần phải làm gì? 
* Vận dụng: GV nhấn mạnh kiến thức cơ bản và sử dụng câu hỏi vận dụng: 
1.VSV gây hại như thế nào khi chúng xâm nhập vào thực phẩm? 
2. Thế nào là bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm? Hãy kể tên những bệnh truyền 
nhiễm qua thực phẩm xảy ra ở địa phương em? 
3. Thực phẩm có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng miễn dịch của con người? 
Muốn tăng khả năng miễn dịch cần phải sử dụng nguồn thực phẩm như thế nào? 
4. Những bệnh truyền nhiễm do VSV gây ra thông qua thực phẩm thường lây 
truyền theo con đường nào? Cần phải làm gì để hạn chế các bệnh truyền nhiễm qua 
thực phẩm? 
5. Vệ sinh cá nhân có liên quan gì tới ATVSTP và phòng tránh bệnh truyền nhiễm? 
6. Điều gì có thể xảy ra khi sử dụng phải những thực phẩm mang VSV gây bệnh? 
7. Nêu những tác động của VSV trong thực phẩm? 
8. Có thể sử dụng VSV để sản xuất những sản phẩm gì cho công nghiệp thực 
phẩm? 
9. Tại sao ở nước ta các bệnh truyền nhiễm thường phát triển và lây lan nhanh từ 
tháng 3 - 5 hàng năm? 
10. Sau khi xâm nhập vào thực phẩm, vi khuẩn trao đổi chất mạnh nhất ở pha nào? 
Cần chế biến và bảo quản thực phẩm ở pha nào? Tại sao? 
11. Hãy kể tên 5 dịch bệnh lớn do virút gây ra ở người và động vật? Tại sao các 
bệnh đó có thể phát thành dịch lớn? 
 NGUYỄN THỊ DIỆU THƯ 46 THPT CHU VĂN AN 
IV. Hiệu quả đạt được: 
- Các em học sinh biết vận dụng những kiến thức học được trong việc giữ gìn an 
toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội. Đồng 
thời tuyên truyền, giải thích cho bạn bè, người thân cùng chung tay bảo vệ môi trường 
xanh – sạch – đẹp, tạo nên một ngôi trường thân thiện, tích cực nhờ phong trào 
“Trường học thân thiện, học sinh tích” 
 Hình: Chúng ta hãy cùng chung tay vì sức khỏe của người tiêu dùng. 
- Các em học sinh có ý thức hơn trong tự trang bị cho mình vốn hiểu biết cần thiết 
về vệ sinh an toàn thực phẩm và có những cách lựa chọn hàng hóa khôn ngoan là điều 
vô cùng quan trọng và vô cùng cần thiết. Vì vậy, cần tuân thủ các nguyên tắc về vệ 
sinh an toàn thực phẩm như sau: ăn uống đúng nơi quy định, không ăn thực phẩm 
thiếu vệ sinh bán trước cổng trường học, lề đường không rõ nguồn gốc lên án, phê 
phán những vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm. 
- Cùng các hoạt động giáo dục hưởng ứng tháng hành động giữ gìn an toàn vệ 
sinh thực phẩm giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, 
mạnh dạn tham gia các cuộc thi liên quan đến lĩnh vực thực phẩm: Sáng tạo thanh 
thiếu niên nhi đồng, Sáng tạo khoa học kỹ thuật, Vận dụng kiến thức liên môn để giải 
quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học, .có hiệu quả. 
 NGUYỄN THỊ DIỆU THƯ 47 THPT CHU VĂN AN 
Hình: giấy khen của Sở GD và chứng nhận của Bộ GD- ĐT về cuộc thi vận 
dụng kiến thức liên môn của HS với tình huống “thực phẩm bẩn” năm 2017. 
- Học sinh hứng thú học tập bộ môn nhiều hơn, tiết học sinh động, các em tích 
cực xây dựng và phát biểu ý kiến hơn. 
- Qua khảo sát thực tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, học sinh hiểu rõ hơn cuộc 
sống kinh tế địa phương, giúp các em có cái nhìn tổng thể, đối chứng giữa lý thuyết và 
thực tế. Các em đã nhận thức được vấn đề và ý thức về hành vi, thái độ của mình với 
bản thân và cộng đồn. Phát huy vai trò của người công dân trong việc đấu tranh, phát 
hiện, tố giác các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm. 
- Góp phần thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, 
“lấy học sinh làm trung tâm”, tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi 
mặt, mọi khâu của quá trình dạy học; tìm cách phát huy năng lực tự học, năng lực 
sáng tạo của học sinh và đồng thời nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn Sinh 
học, đặc biệt trong kỳ thi học sinh giỏi trong các năm qua cũng như kỳ thi THPT quốc 
gia. 
V. Mức độ ảnh hưởng: Khả năng áp dụng giải pháp 
Đối tượng học sinh được tôi tập trung nghiên cứu để viết đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm “Nâng cao giáo dục ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua việc dạy – 
học môn sinh học cấp THPT” là những lớp do tôi trực tiếp giảng dạy cùng những hoạt 
động giáo dục, phong trào do nhà trường tổ chức. Và sáng kiến cũng được phổ biến 
trong phạm vi các giáo viên giảng dạy môn sinh học của toàn trường, và cũng có thể 
áp dụng được ở các trường trong huyện, tỉnh, trong phạm vi cả nước. 
- Có thể áp dụng trong giảng dạy chuyên môn, dạy theo chủ đề, tích hợp liên hệ, 
lồng ghép nhiều bộ môn. 
- Về giải pháp thực hiện: 
+ Chịu trách nhiệm chính: Giáo viên bộ môn, cần kết hợp với trợ lý thanh niên, 
 NGUYỄN THỊ DIỆU THƯ 48 THPT CHU VĂN AN 
giáo viên chủ nhiệm nếu liên quan đến hoạt động thực tế, phong trào liên quan với an 
toàn thực phẩm ở trường học. 
+ Giáo viên bộ môn cần xây dựng kế hoạch dạy học, lồng ghép, dạy tích hợp theo 
dự án, chủ đề về an toàn thực phẩm ở trường học và phải được thực hiện thường 
xuyên thì kết quả tác động mới hiệu quả càng cao. 
VI. Kết luận: 
1. Tính mới, tính sáng tạo: 
- Nâng cao ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường là một trong 
những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện 
cũng như mang lại những lợi ích trước mắt và lâu dài bởi trong tương lai không xa các 
em sẽ chính là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào dây truyền thực 
phẩm từ sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, chế biến đến tiêu dùng thực phẩm. 
- Để thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện học sinh ngoài việc cung cấp 
kiến thức cơ bản của các bộ môn văn hóa nhà trường cần phải giúp học sinh có ý thức 
an toàn vệ sinh thực phẩm. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người chúng ta. Dù 
không muốn, hàng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc với các thực phẩm nguy hại từ rau củ, 
trái cây đến thịt cá, các món ăn vậtDo đó, giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm 
trường trong trường phổ thông là giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cơ 
bản, tự trang bị cho mình vốn hiểu biết cần thiết về về an toàn vệ sinh thực phẩm giúp 
học sinh có những kỹ năng, thói quen bảo vệ sức khỏe và có thái độ tình cảm tốt biết 
yêu quý con người, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ giữ gìn vệ sinh an toàn 
thực phẩm ở lớp học, ở trường và gia đình. Đồng thời, có những cách lựa chọn hàng 
hóa khôn ngoan là điều vô cùng quan trọng. Môi trường giáo dục sạch – đẹp sẽ tạo 
cho các em tâm lý thoải mái yêu thích đến trường từ đó chất lượng giảng dạy các bộ 
môn văn hóa sẽ được nâng cao. 
- Đáp ứng nhu cầu giáo dục trước tình hình đổi mới, giáo viên cần đổi mới 
phương pháp và công tác giáo dục truyền thông được đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến 
tích cực về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, các tổ 
chức xã hội và người tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế 
- xã hội. 
- Trong các bài giảng, căn cứ vào điều kiện từng môn học cụ thể, có thể lồng ghép 
những kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm vào phần sinh học vi sinh vật. Việc cho 
học sinh thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm qua 
các hoạt động trải nghiệm, thực tế của các em, lời giảng của giáo viên có thể tác động 
trực tiếp và có tác dụng to lớn để các em có những hiểu biết đúng và thực hành đúng 
về an toàn vệ sinh thực phẩm.. Không chỉ trong các tiết dạy trên lớp, giáo viên cần 
làm gương cho học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. 
2. Tính khả thi: 
- Có thể áp dụng ở các cấp quản lý giáo dục, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc 
thực hiện các nội dung về giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm nêu trên, coi đó như 
một hoạt động chuyên môn của ngành. Song song với việc phê bình, xử lý các hiện 
tượng buông lỏng hoặc xem nhẹ công tác giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm, các cấp 
quản lý giáo dục phải chú trọng việc nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, 
cá nhân có những sáng kiến hay, cách làm tốt, hiệu quả trong công tác giáo dục an 
toàn vệ sinh thực phẩm. Tóm lại, để góp phần cho công tác bảo vệ an toàn vệ sinh 
thực phẩm đạt hiệu cao, chúng ta cần có sự phối hợp, giúp đỡ của Sở Giáo dục và đào 
tạo, nhà trường và đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn vệ sinh 
thực phẩm trong trường học ngày càng cụ thể, thiết thực, đồng bộ và hiệu quả, giúp 
cho các em học sinh được phát triển một cách hoàn thiện hơn về trí tuệ và nhân cách, 
biết sống thân thiện với môi trường,với tình trạng báo động về an toàn thực phẩm hiện 
nay để việc bảo vệ sức khỏe của mỗi người không còn là khẩu hiệu chung chung mà 
trở thành nếp nghĩ, thành thói quen hàng ngày. 
 NGUYỄN THỊ DIỆU THƯ 49 THPT CHU VĂN AN 
3. Tính hiệu quả: 
Sáng kiến mang lại hiệu quả khá cao: 
- Học sinh tham gia tích cực các buổi mitting, tuyên truyền nâng cao ý thức trách 
nhiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, do đoàn trường, huyện đoàn, ngành y tế phát động, 
dọn dẹp khuôn viên của trường hàng tuần, tránh tình trạng ứ đọng rác, làm cho dịch 
ruồi, muỗi bùng phát ảnh hưởng đến vấn đề an toàn thực phẩm trong nhà trường. 
- Khắc phục tình trạng học sinh ồ ạc mua hàng rong không rõ chất lượng, không 
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào giờ ra chơi trước cổng các trường học như 
hiện nay, tạo cảnh mỹ quan sư phạm, cơ quan văn hóa cho nhà trường. 
- Khuyến khích học sinh tự giám sát việc nâng cao ý thức an toàn vệ sinh thực 
phẩm của nhau và đưa ra những lời nhắc nhở kịp thời và đề nghị giáo viên chủ nhiệm 
tuyên dương những học sinh có ý thức tốt trong việc giữ gìn an toàn vệ sinh thực 
phẩm trong nhà trường trước các tác động xấu. 
- Học sinh chủ động hứng thú học tập hơn trong bộ môn, kết quả cao hơn trong 
các kỳ thi nhất là kỳ thi học sinh giỏi bộ môn. 
- Nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoại khóa như tham quan các cơ sở sản xuất 
rau sạch, bún, tàu hủ, bánh phòng ở địa phương.để học sinh thấy rõ được thực tế 
sản xuất, tổ chức hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, tổ chức hưởng 
ứng “ Tuần lễ về nước sạch vệ sinh môi trường”. Đồng thời các em tham gia tích cực 
các cuộc thi tìm hiểu về an toàn vệ sinh thực phẩm dưới các hình thức bài viết, vẽ 
tranh, hội thảo, trắc nghiệm kiến thức. 
- Giúp các em có thói quen ăn uống đúng nơi quy định không phải bằng khẩu hiệu 
hay lời khuyên mà quy định bắt buộc mỗi lớp học sinh không được mang thức ăn, đồ 
uống vào phòng học. Khi nhìn thấy học sinh khác ăn uống không đúng nơi, không 
đúng chỗ trong khuôn viên nhà trường, nên nhắc nhở lịch sự. 
- Công tác giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm được làm 
thường xuyên, liên tục và ở mọi lúc, mọi nơi trong và ngoài trường học, các cơ quan 
ban ngành cùng chung tay hành động vì sức khỏe cộng đồng. 
 - Qua đó, ngành giáo dục phối hợp với y tế tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp 
vụ cho các cán bộ quản lý, cán bộ y tế trường học về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh 
thực phẩm. Đồng thời ngành y tế cũng tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện 
các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trường. Cấp phát tờ rơi, tờ bướm 
hay xây dựng góc tuyên truyền các quy định, các loại bệnh dịch do mất an toàn vệ 
sinh thực phẩm và hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đến các 
trường học trong huyện, tỉnh, .. 
4. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: 
- Sáng kiến có mức ảnh hưởng rộng rãi giúp cho giáo viên nâng cao khả năng 
tích hợp, lồng ghép hay dạy học theo chủ đề, góp phần giáo dục học sinh phát triển 
toàn diện, các năng lực. 
- Giúp Ban giám hiệu các trường tăng cường phối hợp với tổ chức Đoàn, chi đoàn 
giáo viên, Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động cụ thể và sinh động nhằm giáo 
dục an toàn vệ sinh thực phẩm phải đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 
Bản thân tôi cho rằng hiệu quả giáo dục ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm muốn bền 
vững thì phải hình thành cho các em những thới quen tốt, những kỹ năng sống liên 
quan đến bảo vệ sức khỏe. Chẳng hạn: trong học tập, chúng ta nên khuyên các em ăn 
uống đúng nơi quy định, chấp hành tốt nội quy của nhà trường về việc mua đồ ăn 
trước cổng hàng rào của nhà trường. Trong khi lựa chọn mua hàng tiêu dùng, chúng ta 
nên định hướng các em giảm, tránh mua các hàng hóa không rõ nguồn gốc, nên chọn 
mua những sản phẩm có ghi “sản phẩm xanh”, sản phẩm không độc hại với môi 
trường hoặc loại hàng hóa có uy tín, chất lượng. 
- Riêng trong tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm hàng 
năm các trường thành lập đoàn kiểm tra việc mua bán thức ăn, nước uống và điều kiện 
 NGUYỄN THỊ DIỆU THƯ 50 THPT CHU VĂN AN 
vệ sinh tại bếp ăn của đơn vị; nội dung kiểm tra bao gồm: nguồn gốc thực phẩm, cách 
chế biến, vệ sinh khu vực chế biến Có thể qua kiểm tra hầu hết các đơn vị đều thực 
hiện tốt, còn một vài đơn vị còn thiếu sót trong việc mua bán các mặt hàng thức ăn, 
nước uống không rõ nguồn gốc, chưa đảm bảo vệ sinh sẽ được góp ý chấn chỉnh kịp 
thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. 
- Công tác triển khai, chỉ đạo của ngành và công tác tổ chức thực hiện của các 
đơn vị, trường học đã giúp cho đội ngũ thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em HS 
từng bước nâng cao hiểu biết về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm giúp 
mọi người biết lựa chọn thực phẩm an toàn để sử dụng. 
- Qua đó nâng cao nhận thức học sinh về bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn 
việc giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm với việc triển khai thực hiện cuộc vận động 
“Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”. Trong các tiêu chí xây dựng 
trường học thân thiện mà Bộ Giáo dục và đào tạo quy định, Sở chỉ đạo tập trung xây 
dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp, phấn đấu tất cả các điểm trường đều có 
nhà vệ sinh và bố trí người dọn vệ sinh. Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và 
môi trường, giảm thiểu tối đa tình trạng mất vệ sinh ở các khu vệ sinh trong trường 
học đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 
- Nhằm huy động mọi nguồn lực, từng bước đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất 
trường học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về ánh sáng, không khí, về cung cấp nước 
sạch, và có công trình vệ sinh đạt chuẩn. Các trường có đủ tranh giáo khoa, phim tư 
liệu, tài liệu, báo chí, thiết bị phục vụ công tác giáo dục nói chung và giáo dục an toàn 
vệ sinh thực phẩm nói riêng. Các trường có điều kiện về đất đai cần xây dựng vườn 
trường, góc sinh thái. 
- Thực tiễn góp phần cho các đơn vị trường học trong huyện, tỉnh, trong nước 
thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về những quy định của pháp luật trong công 
tác vệ sinh trường học, vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể các đơn vị đã triển khai 
tuyên truyền Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; Nghị định 163 của Chính phủ quy 
định một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; Thông tư Liên tịch của Bộ 
Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác y tế trường học; Quyết định của 
Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực 
phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở chế biến thức ăn sẵn”. Pháp luật đề ra 
những hình thức xử phạt nghiêm khắc hơn đối với những đối tượng vi phạm, đề ra 
một khuôn khổ pháp lý mới chặt chẽ hơn nhằm tăng cường giám sát chất lượng thực 
phẩm. 
 An Giang, ngày 14 tháng 03 năm 2019 
 Người viết 
Nguyễn Thị Diệu Thư 

File đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_giao_duc_y_thuc_an_toan_ve_sinh_thuc_pham_tron.pdf
Sáng Kiến Liên Quan