SKKN Nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn Tập đọc Lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đối với lớp 3 thì việc rèn đọc cho học sinh là một là một yêu cầu cơ bản, vô cùng quan trọng. Hiện nay việc rèn đọc cho học sinh chưa đạt kết quả chưa cao, chưa thỏa mãn với yêu cầu đặt ra. Có thể do nhiều nguyên nhân: do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp; phân bố thời gian dành cho rèn đọc còn ít; do học sinh phát âm không chuẩn; một số em khó khăn trong học tập, học sinh chưa ham mê đọc sách. Phần luyện đọc giáo viên cho là dễ nhưng thực chất đây là phần khó khăn nhất, là phần trọng tâm trong giờ tập đọc.
Ở lớp 3, nội dung hướng dẫn đọc ở một số bài chỉ dừng lại những lưu ý phát âm đúng các từ ngữ hoặc âm thanh của Tiếng Việt, chưa chú ý đầy đủ tới các thao tác nhằm tái hiện các tác phẩm hoặc khắc sâu kiến thức. Yêu cầu kĩ năng đọc của học sinh lớp 3 ngoài việc phát âm đúng học sinh phải đọc lưu loát từng đoạn, từng bài, biết ngắt phù hợp theo thể thơ hay nội dung đọc. Bước đầu đọc diễn cảm được bài có cảm xúc, biết nhấn giọng ở những ở những từ ngữ biểu cảm, gợi tả. Chính vì thế phải có biện pháp để nâng cao hiệu quả đoc cho học sinh. Thế nhưng trong thời gian qua, việc vận dụng rèn đọc trong quy trình một tiết tập đọc nhất là đối với lớp 3 (giai đoạn học sinh vừa đọc đúng vừa là cơ sở để bước sang làm quen với đọc diễn cảm ở các lớp tiếp theo) thì giáo viên còn nhiều lúng túng nên giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao. Một số em đọc bài chưa được trôi chảy, tốc độ đọc còn chậm, phát âm sai do phương ngữ, đọc sai nhiều ở những tiếng có âm ch/tr; n/l; x/s; thanh hỏi/ thanh ngã. Đa số học sinh đọc đúng văn bản nhưng chưa có sự đồng đều về âm lượng và chưa hiểu được nội dung của câu văn, đoạn văn. Số em biết đọc diễn cảm một văn bản (thuộc văn bản nghệ thuật) chưa nhiều, cách ngắt nghỉ giữa các từ, cụm từ, cách ngắt nhịp thơ, cách thể hiện giọng đọc hay trong một bài văn, bài thơ còn hạn chế.
Học sinh ít đọc sách, chưa có thói quen say mê đọc sách. Nếu có đọc thì học sinh cũng chưa biết cách đọc, chỉ đọc qua loa, đại khái, đọc cho có cho xong mà không chịu tìm hiểu.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO . TRƯỜNG TIỂU HỌC . BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Tác giả: Trình độ chuyên môn: Chức vụ: Đơn vị công tác: .., ngày . tháng . Năm 2022 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tình trạng các giải pháp đã biết Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong Chương trình giáo dục phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng. Đây là môn học công cụ với nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập đọc trong trường Tiểu học có một ý nghĩa rất to lớn. nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được mọi ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là một công cụ để học tập các môn học khác. Việc dạy Tập đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như có hình ảnh về các sự vật trong cuộc sống xung quanh chúng ta. Như vậy, trọng tâm của phân môn Tập đọc cấp tiểu học là vấn đề rèn đọc. Việc rèn đọc cho học sinh có vị trí vô cùng quan trọng, là vấn đề cấp thiết đòi hỏi mỗi giáo viên cần xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo việc rèn đọc trong quy trình dạy một tiết tập đọc nhằm mang lại hiệu quả cao. “Đọc” là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập, nó cũng là công cụ để học các môn học khác, nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập, đồng thời tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập, đọc là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Đối với lớp 3 thì việc rèn đọc cho học sinh là một là một yêu cầu cơ bản, vô cùng quan trọng. Hiện nay việc rèn đọc cho học sinh chưa đạt kết quả chưa cao, chưa thỏa mãn với yêu cầu đặt ra. Có thể do nhiều nguyên nhân: do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp; phân bố thời gian dành cho rèn đọc còn ít; do học sinh phát âm không chuẩn; một số em khó khăn trong học tập, học sinh chưa ham mê đọc sách. Phần luyện đọc giáo viên cho là dễ nhưng thực chất đây là phần khó khăn nhất, là phần trọng tâm trong giờ tập đọc. Ở lớp 3, nội dung hướng dẫn đọc ở một số bài chỉ dừng lại những lưu ý phát âm đúng các từ ngữ hoặc âm thanh của Tiếng Việt, chưa chú ý đầy đủ tới các thao tác nhằm tái hiện các tác phẩm hoặc khắc sâu kiến thức. Yêu cầu kĩ năng đọc của học sinh lớp 3 ngoài việc phát âm đúng học sinh phải đọc lưu loát từng đoạn, từng bài, biết ngắt phù hợp theo thể thơ hay nội dung đọc. Bước đầu đọc diễn cảm được bài có cảm xúc, biết nhấn giọng ở những ở những từ ngữ biểu cảm, gợi tả. Chính vì thế 1 4. Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi áp dụng giải pháp. 2.2.3. Cách thức thực hiện Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc đúng, đọc hay. Bài đọc mẫu của giáo viên chính là kĩ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Do đó, yêu cầu đọc mẫu của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy tập đọc mà đọc chưa đúng, chưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, tìm hiểu kĩ nô ôi dung cảm thụ sâu sắc nhất, tinh tế nhất của bài văn, bài thơ để tìm được giọng đọc đúng, đọc hay, đồng thời tìm ra câu (đoạn) mà học sinh có thể đọc hay bị vấp, chứ không đơn thuần tìm ra những từ khó, dễ lẫn. Trước khi đọc mẫu giáo viên cần tạo cho học sinh tâm thế nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát cả lớp không nên đi lại trong khi đọc và thỉnh thoảng mắt phải dừng sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn. Có như vậy thì bước đọc mẫu của giáo viên mới hấp dẫn được học sinh. Khi dạy Tập đọc giáo viên phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém. Nhất là những tiết luyện đọc ở buổi hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng. - Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của học sinh lớp mình. - Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều càng tốt. * Để rèn đọc cho học sinh đạt hiệu quả cao thì trong mỗi giờ tập đọc giáo viên phải coi trọng việc rèn đọc theo 5 yêu cầu dưới đây: + Rèn phát âm đúng - Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ tập đọc giáo viên gọi học sinh có giọng đọc tốt đọc bài, và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng khó đọc, các phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3, 4 em phát âm và giáo viên kết luận và sửa (nếu cần thiết) lại cuối cùng. Chẳng hạn: Các em hay đọc sai tiếng có thanh ngã, thanh sắc, tiếng có các nguyên âm đôi như oa; yê; iê; ươ,... * Quá trình giảng dạy cần chú ý 3 ngắt hơi, ngắt nhịp trong câu đó; Sau đó dùng bút lông (phấn màu) sổ (đánh dấu) chỗ ngắt hơi, ngắt nhịp, nhấn giọng... học sinh có thể dùng chì để làm kí hiệu vào SGK. Sau đó cho các em luyện đọc cá nhân, hoặc đồng thanh . Khi đọc phải liền từ; ngoài viê ôc ngắt, nghỉ hơi theo dấu câu thì dựa vào nghĩa để ngắt hơi giữa các cụm từ. Sau khi xác định ngắt giọng ở mỗi câu văn dài bao giờ giáo viên cũng phải nhấn mạnh cho các em thấy tầm quan trọng trong viê ôc ngắt, nghỉ hơi đúng ở câu văn. + Rèn đọc đoạn - Phương pháp dạy phân môn Tập đọc hiện nay là giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc xong rồi mới tìm hiểu bài, sau đó tiếp theo phần luyện đọc lại. Thực tế học sinh trong lớp lúc đầu chưa hiểu hết nội dung bài nên đọc bài lúc đầu chưa thể đọc đúng, đọc diễn cảm được. Nên ở lần đọc đoạn thứ nhất giáo viên nên chọn những học sinh đọc tốt trong lớp đọc trước, sau đó hướng dẫn học sinh đọc câu khó có trong đoạn xong giáo viên mới hướng dẫn luyện đọc đoạn, giáo viên cần nêu cách cụ thể về đọc như: nhấn giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào, đọc cao hạ thấp từ nào..., nhanh, chậm, vui, buồn. - Tóm lại giáo viên cần phải rèn cho học sinh đọc có ngữ điệu, giọng điệu phải phù hợp với từng loại câu (kể, hỏi, cảm, cầu khiến). Giáo viên hướng dẫn đọc một cách cụ thể, rõ ràng, tránh hướng dẫn chung chung như phần hướng dẫn đọc ở SGK. Đối với các bài thơ để rèn học sinh đọc diễn cảm, giáo viên phải biết khai thác những nét đặc trưng của thơ: dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ, thể thơ. Cần hướng dẫn kỹ về cách ngắt nhịp, cách ngắt nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, cách đọc những tiếng cùng vần với nhau... sao cho phù hợp với thể thơ, nội dung của từng khổ thơ, đoạn thơ. - Rèn đọc lại thì tùy theo bài mà yêu cầu đọc lại đoạn hoặc bài văn, bài thơ. Sau khi tìm hiểu nội dung bài. Giáo viên nêu lại cách đọc toàn bài và đọc mẫu một đoạn nữa, rồi mới gọi học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn và cả bài. Tuy nhiên để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, trong khi học sinh luyện đọc (diễn cảm) xong giáo viên phải gọi học sinh khác nhận xét chỗ nào được, chỗ nào chưa 5 hai câu thơ cuối bài cần đọc châ ôm để thể hiện sự thán phục và nhấn giọng các từ: biết bao, bàn tay cô. Bài “Ngưỡng cửa” trang 82 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 cần đọc với giọng trầm lắng pha chút trang nghiêm. Kết hợp với cách ngắt nhịp và cao giọng ở cuối câu hỏi. Để tạo nên âm hưởng biểu lộ sự xúc động niềm yêu thương của bạn nhỏ trước những hoạt động hằng ngày của người thân nơi ngưỡng cửa. 7 Giọng nhân vật “ tôi ” đọc với giọng tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên; giọng “mẹ” đọc dịu dàng. Hoặc bài : “ Nhật ký tập bơi ” trang 26 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1, đoạn 3,4 đọc nhanh và dồn dập( tả hoạt động tập bơi); đoạn 3,4 đọc chậm lại (hậu quả tai hại của trò chơi không đúng chỗ). Việc đọc diễn cảm tuy chưa là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh lớp ba nhưng đối với dạng bài kể chuyện thì bước đầu giáo viên cần giúp cho học sinh biết đọc phân biệt lời nhân vật và thay đổi giọng đọc trong đoạn, bài để giúp học sinh kể chuyện tốt. * Bài dạng văn bản hành chính 9 quy định sau đó giáo viên xóa hoặc ẩn đi yêu cầu học sinh đọc lại. - Tạo điều kiện cho học sinh giúp đỡ nhau trong việc rèn đọc thông qua “Đôi bạn cùng tiến”, khuyến khích những em đọc tốt giúp đỡ, kèm bạn đọc chưa tốt. việc làm này rất quan trọng vì những học sinh đọc chưa tốt thường ngại đọc nhưng khi được bạn giúp đỡ, kèm cặp các em sẽ tích cực hơn. 2.3. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp này so với những giải pháp đã được áp dụng trước đây Đa phần giáo viên khi dạy Tập đọc chỉ chú trọng phần tìm hiểu nội dung bài, dành nhiều thời gian soạn phần tìm hiểu bài, ít quan tâm phần luyện đọc cho học sinh mặc dù môn Tập đọc lớp 3 phần luyện đọc chiếm nhiều thời lượng hơn. Bản thân tôi khi soạn và nghiên cứu bài dạy tôi thường đọc kĩ văn bản để tìm giọng đọc phù hợp cho bài đọc đồng thời tìm ra câu (đoạn) mà học sinh có thể đọc hay bị vấp, chứ không đơn thuần tìm ra những từ khó, dễ lẫn để hướng dẫn học sinh khi luyện đọc. Khi dạy Tập đọc tôi chú trọng phần luyện đọc câu, đọc đoạn cho học sinh vì có đọc tốt học sinh mới nắm được nội dung của bài đọc, mới hiểu được văn bản và cảm nhận được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Nhắc học sinh đọc trước bài ở nhà, khi các em đã học trước bài thì các em sẽ đọc trơn tru hơn và sẽ không ngại đọc, các em sẽ hào hứng tham gia vào bài học. Rèn đọc thông qua tất cả các môn học, cách làm này giúp giáo viên có nhiều thời gian để kèm những học sinh đọc chưa tốt không phải dồn tất thời gian rèn đọc cho học sinh vào giờ dạy Tập đọc. 3.Khả năng áp dụng của giải pháp Nội dung sáng kiến kinh nghiệm này phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng quy định trong chương trình Tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Với những giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng trong việc rèn đọc cho học sinh lớp 3 nói riêng và rèn kĩ năng đọc cho học sinh Tiểu học nói chung. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Sau một thời gian áp dụng giải pháp trên vào giảng dạy tại lớp 3C và áp dụng thử nghiệm tại các lóp trong khối 3 của trường Tiểu học nguyễn trãi tôi thấy kĩ năng đọc của các em được nâng lên, các em đọc to rõ ràng, đúng và diễn cảm hơn. Các em cũng yêu thích đọc sách báo hơn trước. Kết quả áp dụng tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi trong năm học 2021 – 2022 như sau: Trước khi áp dụng thử nghiệm sáng kiến 11
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_chat_luong_gio_day_phan_mon_tap_doc_lop_3_bo_s.docx