SKKN Một số thủ thuật sử dụng bảng tương tác thông minh trong bài giảng điện tử môn Vật lý ở Trường Trung học Phổ thông Trung An

Nội dung sáng kiến:

 Thực tế giảng dạy môn Vật Lý nói riêng và tất cả các môn khác nói chung ở trường phổ thông chủ yếu soạn bài giảng trên PowerPoint, bài giảng này còn mang nặng tính trình bày áp đặt kiến thức, khô cứng theo khuôn khổ đã được dựng sẳn, chưa thể hiện được đổi mới phương pháp dạy học, hiểu quả giảng dạy chưa cao, đôi khi còn lạm dụng các hiệu ứng và màu sắc, dễ gây mất tập trung, phản tác dụng dạy học.

Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của Sở giáo dục Thành phố Cần Thơ về việc vận dụng CNTT trong giảng dạy, tăng cường đầu tư các trang thiết bị hiện đại như máy chiếu projector, máy thu vật thể kết hợp với bảng tương tác thông minh cho các trường mầm non đến THPT trong địa bàn thành phố với mục đích góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên không phải trường nào cũng sử dụng hết tính năng, ưu điểm vượt trội của công nghệ này, thậm chí có nơi sử dụng bản tương tác như một màn chiếu. Đây là điều bất cập, bởi vì đầu tư bảng tương tác thông minh giá thành cao gấp 6 đến 7 lần so với sử dụng projector và màn chiếu thông thường (Bảng tương tác ActivBoard 78'', công nghệ Electromagnetic Technology có giá 175 triệu động). Qua nhiều năm thực hiện giảng dạy với bảng tương tác thông minh, tôi thực sự thấy được hiệu quả của nó trong lớp học. Đề tài “Một số thủ thuật sử dụng bảng tương tác thông minh trong bài giảng điện tử” nhằm chia sẻ với các giáo viên một số kinh nghiệm sử dụng bảng tương tác nhằm tăng hiệu quả giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

 Từ năm 2010 Sở Giáo dục đầu từ cho Trường THPT Trung An bảng tương tác thông minh cùng với phần mềm hỗ trợ (ActivInspire Studio; Mimio Studio Notebook) bản thân tôi đã nhận thức phải thay đổi phương pháp dạy với sự hỗ trợ các thiết bị, phần mềm dạy học hiện đai, mang tính chuyên nghiệp hơn mới đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Việc tôi ứng dụng bảng tương tác vào giảng dạy thực sự mang lại những hiệu quả nhất định. Những bài giảng bằng phần mềm ActivInspire hoặc Mimio trên bảng tương tác đã tạo môi trường học tập năng động giúp lớp học sôi nổi, tập trung hơn vào bài giảng làm gia tăng động cơ học tập của học sinh. Mỗi bài giảng trên bảng tương tác mang đến cho các em những kiến thức sinh động, trực quan, dễ hiểu, nhớ lâu, tạo ấn tượng mạnh, làm cho học sinh hào hứng hơn khi tham gia học tập bởi nó tạo ra sự tương tác đa chiều, chặt chẽ giữa người dạy, người học và bài giảng, đồng thời tạo ra môi trường học tập thân thiện, tích cực, phát huy tối đa sự sáng tạo của giáo viên và học sinh, giúp các em chủ động, tích cực hơn trong việc tiếp nhận kiến thức, qua đó yêu thích bộ môn hơn.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số thủ thuật sử dụng bảng tương tác thông minh trong bài giảng điện tử môn Vật lý ở Trường Trung học Phổ thông Trung An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ.
1. Tên sáng kiến: “Một số thủ thuật sử dụng bảng tương tác thông minh trong bài giảng điện tử môn Vật lý ở Trường THPT Trung An”.
2. Quyết định công nhận sáng kiến: Sáng kiến được hội đồng sáng kiến nhà Trường THPT Trung An công nhận theo quyết định số: 28/QĐ-THPTTA ngày 02 tháng 04 năm 2018.
3. Tác giả sáng kiến:
Số
TT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ,
đơn vị công tác
Trình độ chuyên môn
1
Trần Minh Tâm
04/01/1980
Giáo viên
ĐHSP Lý
4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: 2014 đến 2018.
5. Nội dung sáng kiến: 
	Thực tế giảng dạy môn Vật Lý nói riêng và tất cả các môn khác nói chung ở trường phổ thông chủ yếu soạn bài giảng trên PowerPoint, bài giảng này còn mang nặng tính trình bày áp đặt kiến thức, khô cứng theo khuôn khổ đã được dựng sẳn, chưa thể hiện được đổi mới phương pháp dạy học, hiểu quả giảng dạy chưa cao, đôi khi còn lạm dụng các hiệu ứng và màu sắc, dễ gây mất tập trung, phản tác dụng dạy học. 
Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của Sở giáo dục Thành phố Cần Thơ về việc vận dụng CNTT trong giảng dạy, tăng cường đầu tư các trang thiết bị hiện đại như máy chiếu projector, máy thu vật thể kết hợp với bảng tương tác thông minh cho các trường mầm non đến THPT trong địa bàn thành phố với mục đích góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên không phải trường nào cũng sử dụng hết tính năng, ưu điểm vượt trội của công nghệ này, thậm chí có nơi sử dụng bản tương tác như một màn chiếu. Đây là điều bất cập, bởi vì đầu tư bảng tương tác thông minh giá thành cao gấp 6 đến 7 lần so với sử dụng projector và màn chiếu thông thường (Bảng tương tác ActivBoard 78'', công nghệ Electromagnetic Technology có giá 175 triệu động). Qua nhiều năm thực hiện giảng dạy với bảng tương tác thông minh, tôi thực sự thấy được hiệu quả của nó trong lớp học. Đề tài “Một số thủ thuật sử dụng bảng tương tác thông minh trong bài giảng điện tử” nhằm chia sẻ với các giáo viên một số kinh nghiệm sử dụng bảng tương tác nhằm tăng hiệu quả giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
	Từ năm 2010 Sở Giáo dục đầu từ cho Trường THPT Trung An bảng tương tác thông minh cùng với phần mềm hỗ trợ (ActivInspire Studio; Mimio Studio Notebook) bản thân tôi đã nhận thức phải thay đổi phương pháp dạy với sự hỗ trợ các thiết bị, phần mềm dạy học hiện đai, mang tính chuyên nghiệp hơn mới đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Việc tôi ứng dụng bảng tương tác vào giảng dạy thực sự mang lại những hiệu quả nhất định. Những bài giảng bằng phần mềm ActivInspire hoặc Mimio trên bảng tương tác đã tạo môi trường học tập năng động giúp lớp học sôi nổi, tập trung hơn vào bài giảng làm gia tăng động cơ học tập của học sinh. Mỗi bài giảng trên bảng tương tác mang đến cho các em những kiến thức sinh động, trực quan, dễ hiểu, nhớ lâu, tạo ấn tượng mạnh, làm cho học sinh hào hứng hơn khi tham gia học tập bởi nó tạo ra sự tương tác đa chiều, chặt chẽ giữa người dạy, người học và bài giảng, đồng thời tạo ra môi trường học tập thân thiện, tích cực, phát huy tối đa sự sáng tạo của giáo viên và học sinh, giúp các em chủ động, tích cực hơn trong việc tiếp nhận kiến thức, qua đó yêu thích bộ môn hơn. 
Bảng tương tác thông minh có rất nhiều tiện ích và chức năng:
 Tiện ích:
	-    Tạo môi trường tương tác toàn diện, nhằm thu hút sự tập trung chú ý, tham gia của học sinh ngay cả những em thụ động, e ngại nhất. Kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.
	- Tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu của học sinh. Giúp học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, âm thanh, hiện tượng
	-    Khuyến khích học sinh xây dựng các khái niệm của bài học vui nhộn thông qua thực hiện và thử nghiệm.
	-    Nâng cao năng lực của học sinh và chuyên môn của giáo viên.
	-    Có thư viện tài nguyên phong phú và đầy đủ công cụ hỗ trợ giáo viên soạn giáo án một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.
 Chức năng:
  Học sinh có thể viết hoặc vẽ trên bảng tương tác bằng tay. Đặc biệt bảng có chức năng cảm ứng đa điểm (hai người có thể tương tác trên bảng cùng lúc khi máy tính sử dụng hệ điều hành win 7 trở lên).
  Có thể truy cập vào google trực tiếp từ phần mềm tích hợp của bảng tương tác.
  Người dùng có thể thao tác, thoát ứng dụng hay trở lại các thao tác đang dùng một cách dễ dàng.
  Người dùng có thể thao tác một cách dễ dàng. Trên màn hình bảng tương tác là các phím nóng mà người dùng có thể sử dụng các phím nóng này để viết, dùng bút màu vẽ, chèn hình khối, các ký tự đặc biệt
  Trong giáo dục, giáo viên dễ dàng chèn các sách điện tử vào phần mền của bảng tương tác để giảng dạy.
  Người dùng dễ dàng sao lưu các thao tác, ghi âm phần thuyết trình, giảng dạy và sau đó phát lại thông qua phần mền ActivInspire Studio hoặc Mimio Studio Notebook giành riêng cho bảng.
  Khi học Anh văn học sinh có thể trực tiếp viết các từ mới, nghe cách phát âm chuẩn của người bản xứ, với những hình ảnh mô ta thêm dễ hiểu
  Đặc biệt bảng tương tác còn kết nối với máy chiếu vật thể, rất tiện lợi trong giảng dạy các môn khoa học thực nghiệm (Lý, Hóa, Sinh), những thí nghiệm được phóng to giúp học sinh dễ dàng quan sát. Bên cạnh đó, giáo viên còn dễ dàng chú thích, phân tích kết quả thí nghiệm trực tiếp rất sinh động, hấp dẫn trên bảng tương tác.
	Với tên là bảng tương tác thông minh thì giáo viên phải thiết kế, sáng tạo bài giảng sao cho tạo môi trường học tập với những trải nghiệm tương tác giàu trí tưởng tượng thu hút sự chú ý của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức trực quan sinh động, tự giác, tích cực hơn trong học tập, hiểu bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Để làm được điều đó chịu khó, tâm huyết với nghề. Việc biên soạn bài giảng trên bảng tương tác ở giai đoạn đầu sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm dạy học của giáo viên. Do vậy, người giáo viên phải kiên trì vượt qua những khó khăn ban đầu để sử dụng tốt bảng tương tác. Bản thân tôi tìm hiểu cũng như đã áp dụng giảng dạy nhiều năm nên có vài kinh nghiệm chia sẽ cùng đồng nghiệp
* Giới thiệu sơ lượt về cấu tạo, cách kết nối máy chiếu, máy vật thể 
Kết nối máy chiếu khác
hoặc Monitor qua cổng MONITOR OUT
Kết nối 2 máy tính qua cổng 
COMPUTER IN1 ,COMPUTER IN2
Âm thanh qua cổng AUDIO IN 1 và AUDIO IN 2
Micro qua cổng MIC
Kết nối máy tính với AverVision 355AF
Gạt nút chuyển về vị trí RGB
Cắm 1 đầu cáp VGA vào cổng RGB Input trên máy Aver, đầu còn lại cắm vào cổng RGB trên máy tính.
Cắm đầu nhỏ cáp USB vào Aver đầu còn lại cắm vào máy tính.
Cắm Tai nghe và Micro vào Aver tương ứng với dây màu đỏ và xanh
Bút vẽ tự do
Bút xoá
Bút vẽ đường thẳng
Gõ văn bản
Di chuyển đối tượng
Vẽ hình
Chụp ảnh màn hình
Công cụ đặc biệt khác
Quay phim màn hình
Hiển thị ảnh từ Camera
Phần mềm Aver Plus có khả năng chụp ảnh, cắt ảnh, tạo ghi chú,  giúp cho việc soạn giáo án của giáo viên trở nên sinh động hơn.
Kết nối hệ thống bảng tương tác ActivBoard
	Sau khi kết nối xong tiến hành cài đặt 2 phần mềm (phần mềm điều khiển bảng, phần mềm soạn bài giảng: ActivInspire Studio hoặc Mimio Studio Notebook). Các bước tiến hành soạn, sử dụng bài giảng trên bảng tương tác được trình bày cụ thể trong sáng kiến. Bản mô tả này chỉ trình bài một vài thiết kế bài giảng tiêu biểu 
	+ Thiết kế phần trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, có thêm hình minh họa; tạo thùng chứa một đối tượng và nhiều đối tượng (kéo thả chữ hay hình vào thùng chứa);
Cách tạo câu hỏi trắc nghiệm bằng phần mềm ActivInspire
Click vào mục chèn/câu hỏi/trình quản lý câu hỏi
Cilck vào biểu tượng thêm câu hỏi
Click vào nút hoàn tất là tạo xong câu hỏi trắc nghiệm
	Ngoài ra trên phần mềm ActivInspire còn tạo ra được các câu hỏi đố vui, Crossword puzzle (giải ô chữ), Hidden pictures game (đoán hình nền), The Magic box (chiếc hộp thần kỳ), Wheel of fortune (Bánh xe may mắn)
	+ Bên cạnh đó nếu biết kết hợp giữa máy thu vật thể và phần mềm (ActivInspire, Mimio) cũng góp phần rất lớn cho tiết dạy thêm trực quan, sinh động, hấp dẫn nhất là các môn khoa học thực nghiệm. Cụ thể:
	* Sử dụng máy thu vật thể để ghi hình và chụp ảnh làm thí nghiệm xác định đường sức từ thông qua từ phổ của từ trường, sau đó dùng phần mềm ActivInspire để phân tích, chú thích trực tiếp trên thí nghiệm đó. 
	* Thí nghiệm Momen lực học sinh khó quan sát, xác định giá trị của cánh tay đòn d1, d2, hay biểu diễn các lực và độ lớn F1, F2 trực tiếp trên thí nghiệm. thông qua máy thu vật thể và phần mềm ta làm được điều đó. 
Cách làm như sau
	Tóm lại giáo viên thiết sao bài giảng sao cho cho người học tương tác trực tiếp với bảng, gây hứng thú, hấp dẫn, sinh động và chủ động lĩnh hội kiến thức. Bản thân sử dụng bản tương tác để dạy học đã đạt kết quả cao:
	* Tạo hứng thú cho người học
	Bảng khảo sát hứng thú học tập của học sinh khi học trên bảng tương tác so với học với phần mềm trình chiếu Powerpoint của học sinh các lớp 11C1, 11C2, 11C3 (năm học 2016- 2017)
Tổng số HS
11C1, 11C2, 11C3
Sử dụng bảng tương tác kết hợp với phần mềm chuyên dùng
Sử dụng phần mềm Powerpoint để trình chiếu trên màn vải
Số HS thích học trên bảng đen tại lớp
Số HS không ý kiến
106
87
14
4
1
	* Kết quả giảng dạy Vật lý lớp 10C9 năm học: 2016 – 2017 ứng dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm hỗ trợ chuyên dùng
 THỐNG KÊ ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN
 MÔN VẬT LÍ - LỚP 10C9 - NĂM HỌC: 2016-2017
Thời điểm thống kê
TSHS 
8.0-10
6.5-7.9
5.0-6.4
3.5-4.9
0-3.4
TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm (trước khi dạy bằng bảng tương tác)
36
0
0.00
1
2.78
12
33.33
16
44.44
7
19.44
9
25.00
Học kỳ 1
36
0
0.00
4
11.11
13
36.11
17
47.22
2
5.56
18
50.00
Học kỳ 2
36
1
2.78
3
8.33
16
44.44
15
41.67
1
2.78
27
75.00
Cả năm
36
1
2.78
7
19.44
15
41.67
12
33.33
1
2.78
24
66.67
Thống kê trên lấy từ Smas
	Từ kết trên thấy được học sinh có sự tiến bộ rõ nét ở học kỳ 1,2 so với khảo sát đầu năm.
 Bản tương tác thông minh là thiết bị dạy học sáng tạo, tương đối mới nhưng có thể thực hiện được:
	+Tính mới, sáng tạo: 
	Ngay khi được phát mình ra, bảng tương tác đã được hưởng ứng nhiệt tình của các nền giáo dục hàng đầu thế giới. Họ đã áp dụng vào thử nghiệm trong nhà trường và đạt nhiều thành tích khả quan. Đến năm 2004, bảng tương tác phát triển mạnh mẽ, ở vương quốc Anh đã đưa thiết bị này vào phần lớn các trường tiểu học, đến năm 2008 trung bình cứ mỗi 1 trường tiểu học thì có tới 18 bảng. Như thế đủ để thấy tính mới và tầm quan trọng của bảng tương tác thông minh như thế nào.
	Bên cạnh sự cải tiến về công nghệ phần cứng, các giải pháp công nghệ phần mềm (Mimio, ActivInspire) giúp thiết bị này trở thành công cụ cần thiết trong các phòng học hiện đại. Tôi nhận thấy từng giáo viên muốn tạo ra bài giảng chất lượng phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ những công dụng, kỹ thuật, đặc biệt phải có óc sáng tạo khi thiết kế.
	+ Tính khả thi: Sáng kiến được viết trên cơ sở thực tiễn giảng dạy của bản thân trong nhiều năm giảng dạy (năm 2010 đến năm 2017). Giải pháp đưa ra hoàn toàn phù hợp với thực tế, năng lực, trình độ của giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường, đặc biệt sự hứng đón nhận của người học.
6. Hiệu quả mang lại: 
 Khi áp dụng bảng tương tác trong dạy học mang lại hiệu quả cao:
 + Hiệu quả tiết dạy:
Bảng tương tác đa phương tiện bao gồm cả văn bản, hình ảnh, âm thanh tương tác.Vì vậy, học sinh cảm thấy tập trung chú ý nhiều hơn trên bài giảng, hiểu và ghi nhớ kiến thức qua những minh họa cụ, bài tập cụ thể.
Học sinh được trực tiếp tham gia vào bài giảng, tương tác trên màn hình đa phương tiện tạo sự hứng thú khi được học những tiết dùng bảng tương tác. Từ đó kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh qua những bài tập mở học sinh tự trình bày trên bảng.
Nếu biết kết hợp giữa máy thu vật thể và phần mềm (ActivInspire, Mimio) trong thí nghiệm cũng góp phần rất lớn cho tiết dạy thêm trực quan, sinh động, hấp dẫn như học sinh vẽ các lực, phân tích lực hay chú thích trực tiếp trên các thí nghiệm
 Tất cả tích hợp thành một file duy nhất không cần phải đóng gói hay chép kèm các tệp tin đa phương tiện.
Giáo viên có thể tìm tài nguyên từ nhiều nguồn phong phú trên internet và tự xây thành gói tài nguyên riêng cho bản thân, nâng cao năng lực của học sinh và chuyên môn của giáo viên.
+ Hiệu quả kinh tế: Tuy giá thành của phòng có bảng tương tác có giá cao nhưng so với đầu tư 1 phòng vi tính hay 1 phòng học ngoại ngữ để học sinh tương tác thì tốn kếm hơn nhiều.
7. Phạm vi áp ảnh hưởng: Áp dụng được ở trường THPT Trung An, ở tất cả các trường trên địa bàn thành phố có điều kiện tương đương trường THPT Trung An.	
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Cờ Đỏ, ngày 28 tháng 3 năm 2018
Người mô tả sáng kiến
Trần Minh Tâm

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_thu_thuat_su_dung_bang_tuong_tac_thong_minh_tron.doc
Sáng Kiến Liên Quan