SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng các món ăn giàu dinh dưỡng từ tôm, cá cho trẻ trong trường Mầm Non

"Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai". Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì một tương lai tươi sáng trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai thì ngay từ thủa ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp hiện đại và toàn diện về mọi mặt Đức, Trí, Thể, Mỹ. Chính vì vậy công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người.

Song song với việc chăm sóc là việc nuôi dưỡng trẻ mà ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nấu ăn là một công việc hết sức gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và trường mầm non. Trong mỗi chúng ta ai cũng có thể nấu ăn được nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp lý nhất, điều này không dễ bởi nó luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về nấu ăn nói chung và đặc biệt là nấu ăn cho các cháu ở nhà trẻ và mẫu giáo nói riêng. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khoẻ tốt và đó là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là một việc hết sức quan trọng.

Bản thân tôi là một cô nuôi trường mầm non lại được phân công phụ trách bếp ăn của nhà trường tôi thật sự băn khoăn trăn trở trước thực tế thị trường nhạy cảm hiện nay, làm thế nào để có được một thực đơn cân đối hợp lý, đảm bảo calo, cân đối tỷ lệ 3 chất P – L – G, Can xi, B1, Vitamin. thay đổi theo mùa với nhiều loại thực phẩm phong phú đa dạng.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng các món ăn giàu dinh dưỡng từ tôm, cá cho trẻ trong trường Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Cách sơ chế
- Cá lăng lọc lấy thịt, rửa sạch, cho xay nhỏ. Xương đầu cá rửa sạch để riêng.
- Bí đỏ nạo vỏ ,rửa sạch, thái miếng.
-Vo gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh sau đó để ráo nước.
- Hành lá, thìa là bỏ rễ rửa sạch thái nhỏ
- Gừng củ cạo vỏ, rửa sạch đập dập
- Hành khô bóc vỏ rửa sạch, đập dập, băm nhỏ
 3. Cách chế biến.
- Xương cá cho vào ninh để lấy nước nấu cháo ( cho gừng củ vào đun cùng để bớt mùi tanh của cá)
- Bí đỏ cho vào đun chín rồi xay nhuyễn.
- Phi thơm hành khô cho cá vào xào cùng gia vị nước mắm rồi để riêng.
- Xương hom cho vào ninh lấy nước dùng. Sau khi có nước dùng xương hom và nước xương cá, đổ cùng vào với nhau đun sôi, đổ gạo,đậu xanh vào ninh nhừ. Trong khi đun cần chú ý nồi cháo đun vừa nhỏ lửa để tránh trường hợp cháo bị trào ra ngoài. Kiểm tra nồi cháo khi các hạt gạo nở bung, cháo sánh thì ta cho thịt cá, bí đỏ vào đảo đều đến khi cháo nhuyễn sánh, nêm gia vị nước mắm cho vừa cho hành thì là rồi tắt bếp.
. 
Yêu cầu thành phẩm:
Cháo quánh mịn. cháo có vị ngọt của gà, thơm của hạt sen
Tháng 11. Món Canh cá thả giá nấu chua
 Nguyên liệu:
 -Cá trắm
 -Cà chua
 -Giá
 -Hành khô, hành hoa, thì là, dầu ăn, gia vị, dấm bỗng
Cách chế biến:
Cá trắm đánh vảy, mổ bỏ ruột, rửa sạch, luộc chin tới, gỡ lấy thịt
Cà chua rửa sạch, cắt múi cau, xay nhỏ
Giá rửa sạch, thái nhỏ.
Hành khô bóc vỏ băm nhỏ, hành thì là cắt bỏ rễ rửa sạch thái nhỏ
Cho nước vào nồi đủ với số lượng của trẻ rồi đun sôi
Phi thơm hành cho cá đã ướp gia vị vào xào
Cho cà chua vào đun thành nước sốt
Cho phần thịt cá và nước sốt cà chua vào nồi nước đun sôi. Nêm gia vị vừa ăn, vặn nhỏ lửa cho canh sôi từ từ.Thả giá,cho dấm bỗng cân chỉnh gia vị, cho hành thì là vào rồi tắt bếp. 
Yêu câù thành phẩm:
Màu đỏ của cà chua, vị dịu mát của giá, ngon của thịt cá, thơm của rau khiến cho bé không thể từ chối món ăn này
	Tháng 12. Tôm đồng nấu rau cải xanh
 Nguyên liệu:
- Tôm đồng
- Rau cải ngọt
-Dầu ăn, gia vị, nước mắm
Cách sơ chế:
Nhặt rửa sạch rau cải ngọt, để ráo nước rồi đem thái nhỏ. Tôm đồng rửa sạch cho vào máy xay nhỏ lọc lấy nước. Cho nước và nước tôm đã lọc cho đủ số lượng của trẻ, đun sôi thả rau cải ngọt nêm gia vị nước mắm, để rau sôi chin đều rồi tăt bếp
 Yêu cầu thành phẩm
Canh ngọt vị tôm, Canh có màu xanh của rau cải, rau vừa chin tới, không chin quá tránh mùi nồng của rau cải. 
Tháng 1.i Ruốc tôm thịt
Nguyên liệu:
-Tôm
-Thịt thăn
-Gia vị, nước mắm
Cách chế biến:
 Thịt trần qua nước sôi, thái miếng mỏng dài thớ, đun với bột canh, nước mắm, cho một ít nước đun gần cạn. Xay bằng cối xay thịt
 Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ đen, cho bột canh, nước mắm, đun gần cạn nước, xay thịt tôm.
 Cho thịt vào đảo đều trên chảo chống dính tầm 15' khi thịt còn ẩm tay cho tiếp tôm vào đảo cho đến độ khô của ruốc 
	Tháng 2. Tôm thịt sốt chanh leo
 Nguyên liệu:
-Tôm lớp
-Thịt nạc vai
-Chanh leo
-Hành lá, hành khô, đường, bột năng
 Cách chế biến:
Tôm rửa sạch trần qua,bóc vỏ lấy phần thịt xay nhỏ, ướp chút gia vị
Thịt nạc vai rửa sạch thái miếng, xay nhỏ ướp chút gia vị
Chanh leo cắt đôi, lấy ruột và nước chanh lọc lấy nước
Hành khô bóc vỏ, rửa sạch băm nhỏ
Hành lá cắt bỏ rễ rửa sạch
Bắc chảo lên bếp cho chút dầu ăn, cho hành khô phi thơm, cho tôm vào chảo xào săn cho ngấm gia vị, thịt nạc vai xào săn cho ngấm gia vị. Cho dầu vào chảo, cho nước cốt chanh leo vào đun sôi, them đường gia vị khuấy đều, sau đó cho bột năng vào khuấy đều đến khi nước sốt sánh là được
Trộn đều tất cả các nguyên liệu với nhau, đun sôi trở lại cho các nguyên liệu quyện vào nhau, cho hành hoa vào rồi tắt bếp.
Yêu cầu thành phẩm:
Món tôm thịt sốt chanh leo có vị thanh thanh của chanh leo, quyên với tôm thịt xào săn thơm ngon sẽ khiến trẻ ăn rất ngon miệng.
Tháng 3. Canh tôm nõn nấu bí xanh
 Nguyên liệu:
	- Tôm nõn 
- Bí xanh	
 - Gừng	 
- Dầu ăn, gia vị, nước mắm
 Cách chế biến:
 Bí xanh nạo vỏ bỏ ruột, rửa sạch nạo nhỏ.
 Tôm nõn khô cho vào ngâm nước nóng khoảng 20’ rồi rửa sạch cho vào giã .Cho tôm vừa giã vào nước đun sôi, cho thêm một chút gừng, cho gia vị vào đun đến khi tôm tạo thành vầng thì cho bí xanh vào. Đun đến khi bí xanh chín, nêm vừa tắt bếp .
 Yêu cầu thành phẩm:Món canh ngọt của tôm, thanh mát của bí xanh.
Khi có món mới chế biến từ tôm, cá tôi đề xuất với ban giám hiệu nhà trường có sự phối hợp giữa tổ nuôi và giáo viên trên lớp. Các cô nuôi cần giới thiệu món ăn, thành phần, giá trị dinh dưỡng của món ăn với giáo viên một cách đầy đủ chi tiết. Từ đó khi tổ chức cho trẻ ăn giáo viên sẽ giới thiệu với trẻ về món ăn một cách hấp dẫn, đầy đủ. Chính như vậy, trẻ sẽ nắm bắt được ý nghĩa của món ăn và có sự yêu thích hứng thú với món ăn, ăn hết xuất.
* Kết quả:
- Món ăn mới chế biến từ tôm, cá trước khi đưa vào thực đơn chính của nhà trường đã được thử nghiệm và đánh giá nên đạt hiệu quả cao. Món ăn phù hợp với trẻ, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, hương vị, tính thẩm mỹ.
- Thực đơn các món ăn chế biến từ tôm, cá của nhà trường phong phú, đa dạng.
- Tổ nuôi và tổ dậy có sự phối hợp nhịp nhàng trong bữa ăn của trẻ.
- Trẻ hứng thú, ăn ngon miệng. 
Biện pháp 4: Theo dõi đánh giá kết quả chất lượng món ăn.
* Mục đích:
- Đánh giá chất lượng món ăn và sự hứng thú yêu thích của trẻ đối với món ăn trên cơ sở đó điều chỉnh thay đổi giúp trẻ hứng thú với món ăn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
* Cách thực hiện:
- Để đánh giá một món ăn ngon trước tiên cần có tiêu chí cụ thể. Dựa trên kiến thức tìm tòi học hỏi từ các chuyên gia dinh dưỡng tôi đã đúc rút ra được các tiêu chí cụ thể để đánh giá món ăn chế biến từ tôm, cá dành cho trẻ mầm non như sau:
+ An toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Chất dinh dưỡng.
+ Độ mềm của thực phẩm.
+ Hương vị.
+ Tính thẩm mỹ.
+ Sự phù hợp với đối tượng sử dụng.
- Nhờ giáo viên kết hợp khảo sát đánh giá.
- Xây dựng phương pháp đánh giá:
+ Phương pháp đánh giá theo bảng điểm: Tôi xây dựng bảng điểm đánh giá theo các tiêu chí cụ thể: An toàn vệ sinh thực phẩm, tính thẩm mỹ, hương vị, độ mềm thực phẩm. Sau đó tổng hợp lại, đưa ra đánh giá chung về món ăn.
+ Phương pháp phê bình lưu giữ:  ghi lại những ý kiến đóng góp của ban giám hiệu, đồng nghiệp, giáo viên, trẻ hay những ý kiến tốt của món ăn. Do đó, những món ăn rất tốt hoặc không tốt sẽ được đánh giá riêng. Đối với những món ăn đã có những đóng góp rút kinh nghiệm sẽ lưu ý kiểm tra lại món ăn để khắc phục. 
+ Phương pháp phê bình lưu giữ sẽ nhắc nhở cô nuôi nhớ về những điểm yếu, những sai sót của món ăn và có biện pháp điều chỉnh trong quá trình chế biến, kết hợp thực phẩm.
+ Phương pháp quan sát: Quan sát trẻ ăn trong bữa ăn để đánh giá mức độ ngon miệng, sự hứng thú của trẻ đối với món ăn. 
- Với 3 phương pháp: chấm điểm, phê bình lưu giữ tôi mời ban giám hiệu, đồng nghiệp, giáo viên tham gia nhận xét đánh giá. Đối với phương pháp quan sát, trò chuyện tôi thực hiện trực tiếp trên trẻ. Trong các bữa ăn có món ăn chế biến từ tôm, cá tôi trực tiếp đến từng lớp quan sát trẻ ăn và trò chuyện cùng trẻ. Hỏi trẻ về món ăn ngày hôm nay như thế nào? Con có thích ăn không? Nếu có trẻ bỏ bã tôi sẽ hỏi trẻ nguyên nhân.Qua đó tổng hợp kết quả món ăn trẻ yêu thích, món ăn nào trẻ chưa thích và nguyên nhân. Từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp với trẻ.
* Kết quả:
- Tôi đã xây dựng được biểu mẫu đánh giá món ăn. Cụ thể:
- Tôi đã nhận được sự đánh giá, góp ý của ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp, giáo viên về chất lượng các món ăn chế biến từ tôm, gà, bò. Những ý kiến khách quan về món ngon, chưa ngon cũng như các đánh giá nhận xét về tính thẩm mỹ, hương vị của món ăn, sự phù hợp với trẻ mầm non giúp tôi có được cái nhìn tổng quát hơn, toàn diện hơn về các món ăn chế biến từ tôm, cá do mình chế biến.
- Qua thực tế quan sát bữa ăn của trẻ và cùng trò chuyện với trẻ tôi nắm bắt được sở thích, tâm lý của trẻ về món ăn; về đặc điểm riêng của từng nhóm tuổi qua đó có điều chỉnh phù hợp trong quá trình chế biến. Ví dụ: với trẻ nhà trẻ, mẫu giáo bé tôm, gà, bò cần được làm nhỏ, mềm giúp trẻ dễ ăn. Đối với trẻ lớp lớn tôm, gà, bò chế biến vừa chín tới không quá nhừ như vậy giúp cho món ăn ngon, thơm và trẻ ăn không có cảm giác bã khiến trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Tôi đã tổng hợp được các ý kiến đánh giá đóng góp của ban giám hiệu, đồng nghiệp, giáo viên, cảm nhận của trẻ về món ăn. Cụ thể:
+ Cá quả thịt lợn xào ngũ sắc: trẻ không thích ăn nhiều đậu hà lan vì trẻ không thích mùi của quả đậu. 
+ Canh cá trắm nấu chua: chú ý độ chua phù hợp với trẻ, 
+ Cá thu sốt cà chua: chú ý thành phẩm món ăn không bị nhiều váng dầu mỡ gây ngấy cho trẻ.
Biện pháp 5: Tuyên truyền các món ăn từ tôm, cá đến phụ huynh.
* Mục đích:
- Tuyên truyền đến phụ huynh các món ăn được chế biến từ tôm, cá
* Cách thực hiện:
- Đề xuất với ban giám hiệu nhà trường, phối kết hợp với giáo viên các lớp đưa kiến thức dinh dưỡng từ tôm, gà, bò; thực đơn và cách chế biến các món ăn từ tôm, gà, bò lên góc tuyên truyền của các lớp và của nhà trường. Ví dụ:
 Bài tuyên truyền
Giá trị dinh dưỡng của cá:
Cá đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn vì giàu dinh dưỡng, nhiều protein và ít chát béo. 
Phân loại:
Cá có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein và các vitamin A, B và D, chất khoáng như phốt-pho và I-ốt. Cá chứa ít chất béo hơn thịt nên dễ tiêu hóa.
Cá thường được chia làm 2 loại: cá trắng và cá dầu.
Cá trắng:
- Đa số thịt đều trắng.
- Có rất ít mỡ trong thịt, mỡ chỉ có trong gan.
- Thịt cá trắng ăn dễ tiêu, thích hợp với trẻ em và những người vừa mới bình phục sau cơn bệnh.
Ví dụ: Cá chim, cá mú, cá đồng, cá hồng
Cá dầu:
- Thịt có màu thẫm hơn.
- Trong thịt có nhiều mỡ hơn cá trắng, do đó hương vị cá cũng hấp dẫn hơn, loại cá này có nhiều vitamin A và D
- Thịt cá dầu không dễ tiêu như thịt cá trắng vì nó có nhiều mỡ, không thích hợp với người vừa bệnh xong.
Ví dụ: Cá thu, cá ba-sa,...
Cách chọn cá tươi
- Vảy: mịn và ép vào da.
- Mắt: trong suốt và nhô ra.
- Thịt: chắc, có độ đàn hồi khi chạm vào, không có mùi hôi.
- Mang cá: màu đỏ tươi.
- Da: màu tươi và óng.
Tuy nhiên, cần lưu ý để tránh sử dụng những loại cá có ướp hóa chất dùng trong bảo quản tươi lâu hoặc các loại cá tự thân có độc tố gây ngộ độc chết người thường xảy ra trong các hộ gia đình nông thôn.
+ Cá nóc: không có vảy rõ như các loại cá khác. Thân cá nóc thô ráp, sần sùi, có nhiều đốm màu khác nhau. Mình cá ngắn với lưng lởm chởm đầy gai. Con dài nhất không quá 25cm và nặng không quá 1kg và thường dưới 0,5kg. Bụng cá phình tròn ra, than tròn, đuôi nhỏ dần 
Bảo quản lạnh cá
Nếu biết cách, cá ướp lạnh cũng bổ dưỡng như cá tươi.
- Làm sạch và rửa cá cẩn thận.
- Nên cắt con cá lớn thành những lát nhỏ, bọc cá lại trong giấy sáp và đặt trong hộp chứa cẩn thận (có nắp đậy kín hoặc để trong bao nhựa tổng hợp).
- Ướp lạnh cá ngay tức khắc.
- Khi rã đôgn, không để cá tan đá trong nước, nên để cá mềm lại trong ngăn bớt lạnh hơn ở trong tủ lạnh.
Bảo quản lạnh cá
Nếu biết cách, cá ướp lạnh cũng bổ dưỡng như cá tươi.
- Làm sạch và rửa cá cẩn thận.
- Nên cắt con cá lớn thành những lát nhỏ, bọc cá lại trong giấy sáp và đặt trong hộp chứa cẩn thận (có nắp đậy kín hoặc để trong bao nhựa tổng hợp).
- Ướp lạnh cá ngay tức khắc.
- Khi rã đôgn, không để cá tan đá trong nước, nên để cá mềm lại trong ngăn bớt lạnh hơn ở trong tủ lạnh.
- Không ướp lạnh phần cá đã được xả đông.
Làm sạch cá
- Cạo vảy.
- Xẻ dọc dưới bụng.
- Bỏ mang và ruột.
Sau khi sơ chế, có thể chế biến cá:
- Cá phi lê: Lát cá dài cắt dọc từ xương sống, với rất ít xương ở trong thịt.
- Cá lát: miếng cá được cắt ngang, trong đó có một phần của xương sống.
- Cá viên: Là các sản phẩm từ thịt cá băm nhỏ, ướp gia vị và trộn với bột, nhồi mịn.
- Cá muối: bảo quản cá bằng muối và phơi khô.
Chú ý khi nấu món cá
 - Các món nấu ăn với cá đều làm nhanh vì có ít mô liên kết hơn thịt nên dễ chín, mềm.
- Cá nấu chín quá, đặc biệt với cá nướng, cá chiên... ăn sẽ dai và khô.
- Cá chín, thịt sẽ đục và mềm.
 	 Bài tuyên truyền:
Giá trị dinh dưỡng của tôm với sức khỏe & những điều bạn nên biết giúp mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích. Tôm là một trong những loại thực phẩm quen thuộc với mọi người, mọi gia đình và có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, tạo nên món ăn ngon hấp dẫn được nhiều người yêu thích. Trong tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nên được rất sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn gia đình. Vậy nguồn dinh dưỡng trong tôm mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe, giá trị dinh dưỡng của tôm gồm những gì,.mời mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc của bản thân nhé. 1. Ăn nhiều tôm có làm tăng cholesterol trong máu?
Từng có thời gian người ta ngại ăn tôm vì sợ tăng hàm lượng cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Bởi trong một khẩu phần tôm trung bình chứa 189 mg cholesterol. Hàm lượng này chiếm 60% khuyến nghị về dung nạp cholesterol mỗi ngày. Như vậy thực hư thế nào?
Theo một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học cho rằng ăn tôm không làm tăng LDL. Bởi trong tôm không có chất béo chuyển hóa, ít chất béo bão hòa. Ngược lại, ăn tôm giúp làm tăng hàm lượng HDL (cholesterol tốt) trong máu ở mức an toàn.
Các nhà khoa học còn khẳng định tôm không làm tăng LDL mà chính phương pháp chế biến mới làm tăng LDL. Chúng ta thấy hầu hết những món ngon từ tôm đều là món chiên, sốt bơ, kem, nhiều muốiNếu ăn quá nhiều chúng sẽ không hề tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, đối với món tôm cách chế biến tốt nhất nên hấp, luộc, nướng hoặc nấu súp. 
2. Giá trị dinh dưỡng của tôm
2.1. Bổ sung chất sắt
Sắt là thành phần dinh dưỡng thiết yếu cần có cho tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, cơ thể dễ gặp tình trạng thiếu máu, mệt lả và khó thở. Để giải quyết những vấn đề sức khỏe đó, hấp thu dinh dưỡng trong tôm là cách tốt nhất. Vì tôm là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất sắt nhất.
2.2. Cung cấp canxi
Không có gì quá ngạc nhiên khi người ta thường chọn tôm trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Vì cứ trong 100g tôm có đến 2000 mg canxi. Khoa học đã chứng minh canxi là yếu tố thiết yếu trong cấu tạo mô xương, góp phần hệ xương khỏe mạnh.
Có nhiều người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Do đó nếu cố gắng ăn cả vỏ tôm, cơ thể cũng chỉ bài tiết ra ngoài. Chúng không hề giàu canxi như một số người đã nhầm tưởng.
2.3. Cung cấp protein
Thật khó có thể tìm được thực phẩm nào chứa ít calo nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tôm. Trước hết phải kể đến nguồn protetin gần như tinh khiết có trong tôm. Theo phân tích, trong 100g nguồn dinh dưỡng trong tôm tươi có đến 18,4g protein. Cùng với trứng, thịt, cá thì tôm cũng là nguồn cung cấp đạm quan trọng trong khẩu phần ăn của người Việt.
2.5. Bổ sung vitamin B12
Vitamin B12 (Cobalamin) là loại vitamin phức tạp nhất tham gia vào quá trình sinh hóa và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể con người. Vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp nucleotic, protein, biến dưỡng carbohydrat và chất béo. Nếu cơ thể thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, cơ bắp trở nên yếu ớt. Trường hợp nặng hơn là bị tổn hại thần kinh, dễ mắc các bệnh thiếu máu và mất trí.
Tôm được xem là một trong những thực phẩm tuyệt vời nhất khi cơ thể cần bổ sung vitamin B12. Theo phân tích, cứ trong 100g tôm chứa 11.5μg vitamin B12. Trong các loại tôm, tôm hùm đất giàu lượng vitamin B12 nhất.
2.6. Chứa nhiều omega – 3
Dinh dưỡng trong tôm chứa rất nhiều omega – 3, chất có tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm. Ngoài ra các axit béo omega-3 còn giúp chống oxy hóa, đẩy lùi quá trình lão hóa.
3. Những lưu ý khi ăn tôm cần biết
Không chỉ riêng tôm, kể cả các loại hải sản khác không nên ăn tái vì rất dễ “rước” giun sán và ký sinh trùng vào người, thậm chí gây ngộ độc.
Đừng cho trẻ con ăn cả vỏ tôm, nếu không trẻ rất dễ bị hóc.
Phụ nữ sau sinh không nên ăn tôm nhiều có thể gây khó tiêu hóa, hình thành sẹo lồi.
Nếu là người bị dị ứng tôm, tuyệt đối không nên ăn hoặc ăn với số lượng ít.
Khi bị ho không nên ăn tôm bởi hệ hô hấp đang rất nhạy cảm với mùi tanh của tôm, chỉ khiến bệnh tình càng lâu khỏi.
Không kết hợp tôm cùng các rau, củ, quả giàu vitamin C. Vì khi vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm dẫn đến ngộ độc nghiêm trọng.
4. Hiệu quả sáng kiến
Đối với giáo viên: Khi tổ chức cho trẻ ăn trên lớp các cô giới thiệu cho trẻ những món ăn được chế biến từ tôm cá rất đa dạng, đồng thời lồng ghép để giáo dục trẻ về dinh dưỡng thông qua các giờ tổ chức cho trẻ ăn .
Đối với trẻ: Trẻ được ăn những món ăn chế biến từ tôm cá thì rất thích thú, trẻ ăn ngon miệng hơn, ăn hết xuất, ăn nhanh và nhiều trẻ tăng cân.
Đối với phụ huynh: bản thân đã phối hợp với với giáo viên ở các lớp tuyên truyền đến phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh của năm học, thông qua các giờ đón trả trẻ chính vì vậy mà các bậc phụ huynh đã nắm được sâu hơn ý nghĩa dinh dưỡng từ tôm, cá đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.Các món ăn mới chế biến từ tôm, cá được giới thiệu đến 100% phụ huynh trong trường.
KẾT QUẢ CÂN ĐO 
Theo dõi cụ thể
Nội dung
Tháng 9
Tháng 4
TS trẻ đi học
871
871
Toàn Trường
TS trẻ được cân
871
871
%
Kênh BT
728
728
%
96.5%
98.2%
Kênh SDD
15
4
Cân nặng
%
3.5%
1.8%
- Điều này đã tạo được niềm tin lớn ở phụ huynh học sinh. Phụ huynh gửi con đến trường ngày càng đông.
4. Đối với bản thân và đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng:
Qua thực hiện áp dụng các biện pháp trong quá trình chế biến các món ăn cho trẻ trong trường mầm non
Bản thân tôi và các đồng nghiệp rút ra một số kinh nghiệm hữu ích thiết thực quý báu trong quá trình chế biến các món ăn từ tôm
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc cải tiến bữa ăn hàng ngày cho trẻ nói chung và bữa ăn chính cho trẻ ở trong các trường mầm non nói riêng là rất cần thiết. Tích cực cải tiến bữa ăn nhằm đảm bảo dinh dưỡng trẻ em là nhiệm vụ then chốt trong các trường mầm non. Chính thực hiện tốt nhiệm vụ này đã mang lại sự tin tưởng đối với các bậc phụ huynh học sinh và góp phần giảm tỷ lệ trẻ SDD. Vì sự quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ -Thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Góp phần tạo sự phát triển thể lực, sức khỏe tạo nền móng phát triển nhận thứcGiúp trẻ phát triển toàn diện về đức-trí-thể -mĩ
2.Bài học kinh nghiệm:
Từ những kết quả trên tôi nhận thấy bản thân tôi cũng như các cô nuôi cần chú ý:
- Luôn thực hiện tốt trong nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi giao nhận thực phẩm, sơ chế và chế biến.Thực hiện tốt nội quy, quy chế nuôi dạy trẻ - Luôn tự nghiên cứu tài liệu, sách báo liên quan đến dinh dưỡng, sự kết hợp thực phẩm và các món ăn mới.
- Luôn học tập trao đối kinh nghiệm với chị em đồng nghiệp những kinh nghiệm đảm bảo món ăn ngon, an toàn, cung cấp dinh dưỡng cho trẻ hài hoà, cân đối.
- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập do phòng giáo dục và đào tạo huyện và nhà trường tổ chức.
3. Đề xuất và khuyến nghị
Qua đây rất mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho tôi đi kiến tập các bếp ăn có những món ăn mới để tôi có thêm kinh nghiệm hơn trong công tác nuôi dưỡng trẻ
Trên đây là một số kinh nghiệm chế biến món ăn từ tôm, cá tôi đã đúc rút được kinh nghiệm trong quá trình công tác. Rất mong các cấp lãnh đạo giúp đỡ tạo điều kiện đóng góp ý kiến để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non nói chung và công tác chế biến món ăn ngon cho trẻ tại trường nói riêng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hiệu trưởng
(Ký tên, đóng dấu)
Tôi xin cam đoan SKKN này là của tôi. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2019
Người viết
Hà Nội, ngày tháng năm 
Người viết
 Đinh Thị Nga
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảng thành phần dinh dưỡng món ăn Việt Nam
Tác giả: Viện dinh dưỡng Việt Nam.
2.Trang web
3. ĐỀ TÀI: So sánh giá trị dinh dưỡng của các loại thủy sản.
Tác giả: Phạm Thanh Quang, Nguyễn Thanh Sang, Ngô Ngọc Hùng
Đơn vị: Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh.
4. Những điều tối kỵ khi ăn tôm – Báo Đất Việt.
5. Tôm hợp và kỵ những thực phẩm nào? – Tạp chí Thế giới nghiêng.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_cac_mon_an_giau_dinh_duong.doc
Sáng Kiến Liên Quan