SKKN Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phần mềm Ispring Suite và triển khai phong trào thiết kế E-Learning tại đơn vị

Vai trò của công nghệ thông tin trong đổi mới, phát triển giáo dục

Từ trước đến nay, giáo dục chủ yếu là cung cấp kiến thức, công việc của

người thầy chủ yếu là truyền thụ kiến thức. Ngày nay, khoa học phát triển như vũ

bão, kiến thức nhân loại nhiều vô kể, bổ sung mới liên tục, rất nhanh, người thầy

không thể truyền thụ hết, không thể cập nhật và truyền thụ kịp. Đổi mới giáo dục

phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng

lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học,

cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do công

nghệ thông tin đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để

người thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn

đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của

học sinh.

Công nghệ thông tin thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp mọi người tiếp

cận rất nhiều thông tin, thông tin nhiều chiều, rất nhanh, rút ngắn mọi khoảng

cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm “chưa từng có” về thời gian; từ đó, con

người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức, trí tuệ và tư duy. Do thông

tin nhiều chiều nên hoạt động giáo dục tất yếu phải dân chủ hơn, hạn chế áp đặt

một chiều, tự do tư tưởng tốt hơn đối với người học, nhờ vậy, tư duy độc lập phát

triển, dẫn đến năng lực phát triển.

Đổi mới giáo dục đòi hỏi nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác

quản lý, quản trị giáo dục. Công nghệ thông tin giúp cho công việc quản lý đầy

đủ hơn, khoa học hơn, minh bạch và dân chủ hơn, kể cả quản lý học sinh, nhân6

lực, chương trình học tập, công việc thi, kiểm tra và quản lý tài chính; không

những thế, công nghệ thông tin còn tham gia lựa chọn các phương án tối ưu cho

quản lý.

Công văn số 3892/BGDĐT-GDTrH, ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học

năm học 2019-2020 có nội dung tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong

dạy học và quản lý, trong đó:

- Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học; tăng

cường sử dụng các mô hình học kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp

học trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như tăng cường sự công

bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục chất lượng cao.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lí các

hoạt động chuyên môn, quản lý kết quả học tập của học sinh; tăng cường mối liên

hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng; phấn đấu đến hết năm học

2018-2019, 100% số cơ sở giáo dục THCS và THPT sử dụng hiệu quả sổ điểm

điện tử, học bạ điện tử.

pdf35 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 8Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phần mềm Ispring Suite và triển khai phong trào thiết kế E-Learning tại đơn vị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh. Kết thúc, ta bấm Save and Return to Course. 
Đặc điểm của loại câu hỏi dạng này là ghép đôi nội dung với nhau nên nó 
sẽ rất phù hợp để thiết kế câu hỏi cho các môn thuộc lĩnh vực xã hội. 
 Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn từ bảng liệt kê 
 Từ menu Question trong cửa sổ iSpring Quizmaker, ta chọn Select from 
List. Trong ví dụ ta nhập nội dung câu hỏi "Hoạt động 2. Cho hàm số 
2 1
1
x
y
x



có đồ thị như hình vẽ bên. Hãy chọn câu trả lời thích được để được 05 khẳng định 
đúng.", chèn thêm hình vẽ bằng cách chọn vào nút Add Picture ở góc bên phải 
phần nội dung. 
Hình 17. Nhập nội dung câu hỏi vào cửa sổ Select from List Question 
Cửa sổ mới được mở ra để ta chọn hình thêm vào cho câu hỏi. 
17 
Hình 18. Cửa sổ được mở để chèn hình 
 Đối với phần Text with Blanks ta nhập nội dung "Trên đoạn [-4; 0] hàm 
số đã cho" với ba lựa chọn: 
 + đạt GTLN tại hoành độ điểm A 
 + đạt GTLN tại hoành độ điểm B 
 + không có GTLN 
Hình 19. Nhập nội dung trong khung Text with Blanks 
 Muốn thiết lập lựa chọn đúng, ta bấm vào nút tròn ngay trước lựa chọn đó 
để làm xuất hiện dấu chấm tròn đen. Các nội dung còn lại được thiết lập tương tự 
tùy thuộc vào ý tưởng của người thiết kế. Bấm Save and Return to Course để 
lưu lại. 
 Với câu hỏi dạng này, chỉ với một câu dẫn, người thiết kế có thể đưa ra đa 
dạng các loại đơn vị kiến thức, sẽ phù hợp cho các bài ôn tập. 
 Câu hỏi trắc nghiệm chọn điểm hotspot 
18 
 Đây là loại câu hỏi gắn với việc quan sát hình ảnh nên sẽ rất phù hợp cho 
việc thiết kế bài tập chọn điểm trên đồ thị trong Toán học hay tìm địa điểm trên 
bản đồ của môn Địa lý. 
 Cửa sổ Hotspot Question sẽ được mở ra sau khi chọn Hotspot trong menu 
Question. 
Hình 20. Cửa sổ Hotspot Question 
 Tương tự các phần trước, ta nhập nội dung câu hỏi để dòng trắng phía trên. 
Chẳng hạn, trong ví dụ ta nhập "Ví dụ 4. Cho hàm số có đồ thị như hình vẽ bên. 
Hãy chọn một điểm trên đồ thị có hoành độ âm, mà tại đó hàm số đạt giá trị nhỏ 
nhất." Để chèn hình ảnh (mà các lựa chọn sẽ nằm trên nó), ta chọn From file phía 
dưới Add a Picture (Hình 20). Cửa sổ mới sẽ hiện ra để ta đưa hình vào 
Hình 21. Cửa sổ được mở để chèn hình 
19 
 Chọn hình cần đưa vào rồi bấm Open. Ở ô Choose Hotspot Shape ta chọn 
một dạng hình rồi khoanh vùng đúng vào hình vẽ mới đưa vào (Hình 22). 
Hình 22. Dạng khoanh vùng đúng là hình chữ nhật 
 Bấm Save and Return to Course để hoàn thành. 
c) Tạo hình nền, chọn font chữ, chỉnh sửa hình ảnh 
 Để hình thức bài giảng được đẹp hơn, sau khi thiết kế nội dung ta cần cá 
nhân hóa bài giảng của mình như chọn nền cho e-Learning, chọn font chữ, chỉnh 
sửa hình ảnh, 
 Tạo nền cho e-Learning 
 Đối với các slide PowerPoint, mỗi slide ta có thể chọn background riêng. 
Tuy nhiên, khi tạo các câu hỏi trong iSpring Quizmaker, nếu ta không tùy chọn 
thì background mặc định sẽ có màu trắng. Do đó, nhằm thống nhất hiển thị 
background từ slide PowerPoint với nền của câu hỏi trong iSpring Quizmaker, 
ta làm như sau: 
 + Chọn slide chứa câu hỏi, bấm Quiz trong menu iSpring Suite mở cửa sổ 
iSpring Quizmaker, rồi chọn Player. 
Hình 23. Tùy chọn Player trong cửa sổ iSpring Quizmaker 
20 
Lúc này, ta thấy cửa sổ Untitled Quiz mở ra với nền trắng như Hình 24. 
Hình 24. Cửa sổ Untitled Quiz 
 + Đánh dấu vào ô Use presentation background để đồng nhất background 
của slide PowerPoint với background câu hỏi. Kết quả ta được như Hình 25. 
Hình 25. Kết quả hiển thị khi chọn vào ô Use presentation background 
21 
 + Cuối cùng chọn Apply & Close để lưu lại tùy chọn. 
 Chọn font chữ 
 Để thay đổi font chữ cho các câu hỏi, ta chọn slide chứa câu hỏi, bấm Quiz 
trong menu iSpring Suite mở cửa sổ iSpring Quizmaker, rồi chọn Slide View. 
Hình 26. Chọn thẻ Slide View trong iSpring Quizmaker 
 Ở cửa sổ lớn bên phải ta tô khối chữ, rồi chọn Font trên thanh menu. Ta có 
thể tùy chỉnh màu chữ, cỡ chữ tương tự như Microsoft Word. Ngoài ra, ta cũng 
có thể chỉnh số cột hiển thị đáp án bằng cách chọn vào tùy chọn Columns ở cạnh 
tùy chọn Font. 
 Cuối cùng bấm Save & Return to Course để lưu lại thay đổi. 
Hình 27. Chọn font chữ trong iSpring Quizmaker 
 Chỉnh sửa hình ảnh 
22 
 Đối với những hình trên slide PowerPoint thì việc tùy chỉnh thực hiện bình 
thường. Ở đây, ta đề cập đến việc tùy chỉnh những hình ảnh được đưa vào câu hỏi 
trong iSpring Quizmaker. 
 Đến một slide chứa câu hỏi trắc nghiệm có sử dụng hình ảnh, bấm Quiz 
trong menu iSpring Suite mở cửa sổ iSpring Quizmaker, rồi chọn Slide View. 
Chọn hình ảnh cần chỉnh kích thước, kéo co giãn hoặc tùy chỉnh các hiệu ứng như 
thực hiện trong Microsoft Word. 
Hình 28. Điều chỉnh hình vẽ trong iSpring Quizmaker 
d) Xử lý âm thanh 
 Sau khi biên tập xong nội dung, hình ảnh của bài giảng, bước tiếp theo ta 
cần đưa âm thanh vào để hoàn chỉnh bài giảng. Có hai cách cơ bản để tạo ra âm 
thanh cho bài giảng: 
 + Chèn âm thanh có sẵn được ghi âm bằng điện thoại, máy ghi âm, hoặc 
âm thanh từ các nguồn khác mà người thiết kế cần đưa vào bài giảng. 
+ Ghi âm trực tiếp vào bài giảng thông qua thiết bị head phone gắn vào máy 
tính. 
 Chèn âm thanh có sẵn 
 Ta có thể chèn âm thanh có sẵn vào các slide PowerPoint thông thường 
hoặc các slide chứa câu hỏi trắc nghiệm của iSpring. 
 Chèn âm thanh có sẵn vào các slide PowerPoint thông thường theo các 
bước sau 
23 
+ Trỏ chuột đến slide cần chèn âm thanh, chọn Manage Narration trên 
thanh menu của iSpring Suite. 
Hình 29. Thẻ Manage Narration trong menu iSpring Suite 
+ Trong cửa sổ iSpring Narration Editor, chọn Audio. 
Hình 30. Chọn Audio trong iSpring Narration Editor 
+ Cửa sổ Import Audio Clips hiện ra. Chọn tệp âm thanh cần đưa vào 
slide rồi nhấp Open. Cuối cùng bấm Save & Close. 
 Đối với việc chèn âm thanh có sẵn vào các slide PowerPoint chứa câu 
hỏi iSpring ta thực hiện như sau 
+ Trỏ chuột đến slide chứa câu hỏi iSpring. Chọn Quiz từ menu iSpring 
Suite để mở cửa sổ iSpring Quizmaker. 
Hình 31. Nút Add Audio được khoanh tròn 
+ Bấm chọn nút Add Audio bên phải phần nội dung. 
+ Cửa sổ mới hiện ra để ta lựa chọn tệp âm thanh. Chọn xong, bấm 
Open và bấm Save & Return to Course lưu lại. 
24 
 Tạo mới âm thanh 
 Ta cũng có thể tạo ra âm thanh bài giảng từ các slide thông thường và các 
slide chứa câu hỏi iSpring thông qua head phone gắn váo máy tính. 
 Đưa âm thanh trực tiếp vào các slide PowerPoint thông thường theo 
các bước sau 
+ Trỏ chuột đến slide cần chèn âm thanh, chọn Record Audio trên thanh 
menu của iSpring Suite. 
Hình 32. Thẻ Record Audio trên menu iSpring Suite 
+ Trên cửa sổ Record Audio Narration hiện ra, ta bấm chọn nút Start 
Record để ghi âm lời giảng. 
Hình 33. Chọn Start Record để ghi âm lời giảng 
 Đưa âm thanh trực tiếp vào các slide chứa câu hỏi iSpring 
+ Trỏ chuột đến slide chứa câu hỏi iSpring. Chọn Quiz từ menu iSpring 
Suite để mở cửa sổ iSpring Quizmaker. 
+ Trên thanh menu của iSpring Quizmaker, ta nhấp vào nút Audio, rồi 
chọn Record Mic. 
Hình 34. Chọn Record Mic có dấu chấm đỏ 
+ Cửa sổ Sound Recorder hiện ra, ta bấm vào nút Record (màu đỏ) để 
bắt đầu ghi âm. Thực hiện xong, chọn OK để kết thúc. 
25 
Hình 35. Cửa sổ Sound Recorder 
 Chỉnh sửa âm thanh 
 Các âm thanh được đưa tệp vào bài giảng hay tạo ra từ việc ghi âm lời giảng 
ngay trong iSpring Suite đều có thể chỉnh sửa như: cắt bỏ âm thanh, chèn âm câm, 
giảm tiếng ồn hay điều chỉnh âm lượng, Để thực hiện chỉnh sửa âm thanh ta 
thực hiện như sau: 
 + Trong menu iSpring Suite, chọn thẻ Manage Narration để mở cửa sổ 
iSpring Narration Edit. 
Hình 36. Chọn thẻ Manage Narration 
 + Cửa sổ iSpring Narration Edit, ta chọn chọn vào đoạn âm thanh cần 
chỉnh sửa ở phía dưới, rồi chọn Edit Clip để mở cửa sổ iSpring Audio Editor. 
Hình 37. Chọn vào âm thanh cần chỉnh, rồi chọn Edit Clip 
26 
 + Cửa sổ iSpring Audio Editor được mở ra. Lúc này, ta có thể tùy chỉnh 
như sau: 
 Xóa âm thanh: Muốn xóa đoạn âm thanh nào, ta quét chọn đoạn âm thanh 
đó, rồi chọn Delete để xóa như Hình 38. 
Hình 38. Xóa âm thanh trong iSpring Audio Editor. 
 Chèn âm câm: Để chèn âm câm, ta đưa trỏ chuột đến vị trí cần chèn, rồi 
lần lượt chọn Silence và Insert Silence như Hình 39. Cửa sổ Insert Silence xuất 
hiện, chọn khoảng thời gian cho đoạn âm câm rồi bấm OK (Hình 40). 
Hình 39. Chọn Silence và Insert Silence trong cửa sổ iSpring Audio Editor 
27 
Hình 40. Cửa sổ Insert Silence 
 Xóa tiếng ồn: Ta chọn đoạn âm thanh cần xóa tiếng ồn, rồi chọn Remove 
Noise (Hình 41). 
Hình 41. Chọn Remove Noise trong cửa sổ iSpring Audio Editor 
 Tăng, giảm âm lượng: Trong cửa sổ iSpring Audio Editor, ta chọn 
Adjust Volume. Cửa sổ Adjust Volume, tùy chỉnh âm lượng phù hợp rồi bấm 
OK. 
Hình 42. Tùy chỉnh âm lượng 
28 
 Sau mỗi thao tác trên, ta bấm chọn Save and Close để lưu lại. 
e) Xuất bản bài giảng 
 Cuối cùng, để xuất bản bài giảng, ta chọn thẻ Publish trong menu iSpring 
Suite. 
Hình 43. Thẻ Publish trong menu iSpring Suite 
 Cửa sổ Publish Presentation được mở ra, ta lần lượt đặt tên cho bài giảng 
ở dòng Title, chọn nơi để xuất bài giảng bằng cách bấm Browse ở dòng Local 
folder. Nếu muốn sử dụng bài giảng trên ứng dụng di động, ta nhấp chọn Use 
iSpring Play app on mobile devices. Sau khi chọn xong, ta bấm nút Publish để 
xuất bài giảng. 
Hình 44. Cửa sổ Publish Presentation xuất bản bài giảng 
 Như vậy, chúng ta đã nắm được những kỹ thuật cơ bản nhất trong việc thiết 
kế e-Learning bằng phần mềm iSpring Suite. 
2.2. Kinh nghiệm trong việc triển khai phong trào thiết kế e-Learning tại đơn 
vị 
Với vai trò quản lý cơ sở vật chất và công nghệ thông tin tại đơn vị, cũng 
như từng đề ra các giải pháp để đơn vị duy trì phong trào thiết kế e-Learning, tôi 
xin được chia sẻ một số kinh nghiệm sau: 
Để duy trì và đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 
học nói chung, phong trào thiết kế bài giảng e-Learning nói riêng, mỗi năm chúng 
29 
tôi đều xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và kế hoạch hội thi thiết 
kế bài giảng e-Learning cấp trường, trong đó giao cụ thể cho từng bộ môn đều 
phải có bài giảng e-Learning tham dự hội thi. 
Bên cạnh việc giao chỉ tiêu về các tổ bộ môn, chúng tôi cũng thành lập 
nhóm chuyên gia gồm những thầy cô có kỹ năng tốt về công nghệ thông tin, đặc 
biệt những thầy cô đã từng tham gia hội thi thiết kế e-Learning cấp tỉnh và đạt 
giải. Nhóm chuyên gia này sẽ tổ chức tập huấn cho các thầy cô khác những phần 
mềm thiết kế e-Learning như: Adobe Presenter, iSpring Suite, Violet, hay các 
phần mềm xử lí tệp media như: Camtasia, Format Factory, Cool Edit,; đồng 
thời chia sẻ những kinh nghiệm khai thác các video, mô hình thí nghiệm ảo từ các 
website nước ngoài làm nguồn tư liệu chất lượng lồng vào các bài giảng; 
Nhằm tạo động lực cho cán bộ, giáo viên, tôi cùng lãnh đạo nhà trường 
thường xuyên động viên, khuyến khích để thầy cô tích cực trong việc nghiên cứu 
phần mềm thiết kế e-Learning. Chúng tôi cũng khuyến khích các tổ, nhóm chuyên 
môn xây dựng ý tưởng kịch bản bài giảng. Trong quá trình chấm chọn, chúng tôi 
góp ý trên tinh thần xây dựng nhằm giúp các tác giả hoàn thiện sản phẩm của 
mình, từ đó có thể tạo ra những e-Learning chất lượng tham gia hội thi cấp tỉnh. 
Hiện tại, trang web nhà trường ngoài việc cập nhật thông tin giáo dục, là 
kênh kết nối học sinh, phụ huynh tới nhà trường thì webiste còn là nơi giới thiệu 
và cung cấp các phần mềm giáo dục hữu ích, trong đó có các phần mềm phục vụ 
thiết kế e-Learning. Chúng tôi xem đây là kênh trao đổi và phổ biến công nghệ 
thông tin qua việc giới thiệu, hướng dẫn sử dụng tính năng các phần mềm đến cán 
bộ, giáo viên của nhà trường. 
Chúng tôi cũng chọn lọc và đưa những bài giảng lên webiste nhà trường 
nhằm giới thiệu đến học sinh phương thức học tập mới, hiện đại, đồng thời cũng 
xem đây là phương thức tuyên dương những thầy cô đã bỏ nhiều công sức nghiên 
cứu thiết kế những bài giảng, góp phần xây dựng kho e-Learning cho nhà trường. 
Ngoài ra chúng tôi còn giới thiệu đến cán bộ, giáo viên các trang web có 
đăng tải bài giảng e-Learning, khuyến khích thầy cô sưu tầm bài giảng hay để 
tham khảo. Qua đó, thầy cô cùng thảo luận chia sẻ những ý tưởng hay, mới, hoặc 
những kỹ thuật được lồng ghép vào bài giảng rồi phổ biến lại trong các đợt tập 
huấn về công nghệ thông tin của nhà trường. 
Cuối cùng, chúng tôi đưa việc tham gia thiết kế e-Learning là một trong 
những tiêu chí trong quy ước thi đua của đơn vị. Qua đó, những cán bộ, giáo viên 
có tham gia thiết kế bài giảng những được cộng điểm thi đua cuối năm góp phần 
tạo ra sự cạnh tranh tích cực trong thực hiện các phong trào, hội thi của nhà trường. 
30 
VI- HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
Với việc tự nghiên cứu phần mềm iSpring Suite, bản thân tôi cũng tham gia 
thiết kế bài giảng Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trong chương trình Giải tích 
12, sản phẩm đã đạt được giải A cấp trường và giải B trong hội thi cấp tỉnh năm 
học 2018-2019. 
 Qua việc thực hiện các giải pháp triển khai phong trào thiết kế bài giảng e-
Learning tại đơn vị, hiện tại nhiều giáo cán bộ, giáo viên đã sử dụng được những 
phần mềm hỗ trợ thiết kế e-Learning như Adobe Presenter, iSpring Suite, 
Camtasia, từ đó hưởng ứng tích cực hơn trong phong trào do trường phát động. 
 Trước khi áp dụng sáng kiến, tất cả các e-Learning tham gia hội thi đều 
được thiết kế bằng Adobe Presenter (vốn khó cài đặt, có dụng lượng lớn nên đòi 
hỏi máy có cấu hình cao, nếu không hay xảy ra lỗi không quá trình thiết kế hay 
trích xuất). 
Năm học 
Đạt giải cấp trường Đạt giải cấp tỉnh 
Giải A Giải B Giải C Giải A Giải B Giải C 
2016-2017 4 1 0 1 1 1 
2017-2018 1 0 0 
Sau khi áp dụng sáng kiến, số lượng và chất lượng e-Learning tham gia hội 
thi đều tăng, đặc biệt có một số e-Learning thiết kế bằng phần mềm iSpring Suite. 
Năm học 
Đạt giải cấp trường Đạt giải cấp tỉnh 
Giải A Giải B Giải C Giải A Giải B Giải C 
2018-2019 7 2 0 1 1 1 
VII- MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG 
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho tất cả giáo viên có nguyện vọng 
học thiết kế bài giảng e-Learning ở tất cả các môn học và cấp học. 
Những kinh nghiệm được chia sẻ tại đơn vị có thể áp dụng tại hầu hết các 
trường học trong giai đoạn hiện nay. 
31 
VIII- KẾT LUẬN 
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, lợi 
ích của e-Learning đem lại là rất lớn, bất cứ ai cũng có thể học mọi kiến thức cần 
thiết chỉ cần có thiết bị kết nối internet ổn định như điện thoại di động, tablet, máy 
tính, Khả năng vô hạn của công nghệ thông tin đã giúp phương thức e-Learning 
truyền tải kiến thức dễ dàng và ngày càng phát triển rực rỡ, trong đó iSpring Suite 
có thể được xem như một trong những đại diện điển hình. Với iSpring Suite, chúng 
ta có một công cụ toàn diện với các tính năng hữu ích. Công cụ soạn thảo dựa trên 
PowerPoint dễ sử dụng, được lưu trữ đầy đủ này không yêu cầu đào tạo để bắt 
đầu. Cho dù bản trình bày phức tạp đến đâu, iSpring Suite vẫn giữ gìn cẩn thận 
tất cả các hiệu ứng sau khi chuyển đổi PowerPoint thành bài giảng e-Learning 
chuẩn HTML5. 
Qua việc chia sẻ những kinh nghiệm triển khai sử dụng tại đơn vị, tác giả 
cũng mong muốn góp phần thúc đẩy phong trào thiết kế bài giảng e-Learning của 
tỉnh nhà ngày càng lan tỏa nhằm xây dựng kho học liệu điện tử ngày càng phong 
phú, đa dạng. 
Do phạm vi của đề tài, tác giả không đề cập đến nhiều chức năng khác của 
iSpring Suite. Tuy nhiên, với những nội dung đã trình bày, tác giả mong muốn đề 
tài như một tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ, giáo viên của đơn vị nói riêng 
và cho tất cả các thầy cô giáo có nguyện vọng xây dựng bài giảng điện tử e-
Learning nói chung. Bằng cách cụ thể hóa các ví dụ từ bài giảng e-Learning của 
bản thân thực hiện, tác giả hy vọng đơn giản hóa việc thiết kế bài giảng e-Learning 
bằng phần mềm iSpring Suite, từ đó góp phần tháo gỡ những khó khăn về mặt kỹ 
thuật khi sử dụng iSpring Suite. 
Ngày nay, giáo dục điện tử đã thay đổi hoàn toàn cách thức học tập được 
truyền đạt cho học sinh. Không giống như phương pháp giảng dạy bằng phấn và 
bảng truyền thống, e-Learning giúp việc học đơn giản hơn, dễ dàng hơn và hiệu 
quả hơn. Nếu có được kho bài giảng chất lượng và đầy đủ, e-Learning sẽ hỗ trợ 
đắc lực cho các phương pháp dạy học truyền thống do tính tiện lợi vốn có của nó. 
Tuy nhiên, tại tỉnh An Giang, phong trào thiết kế e-Learning vẫn đang trong giai 
đoạn lan tỏa. Bản thân là người phụ trách các bộ phận công nghệ thông tin của 
nhà trường, với kinh nghiệm triển khai phong trào thiết kế e-Learning tại đơn vị, 
xin được đóng góp một số kiến nghị sau: 
 - Hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo chưa có website hỗ trợ học trực tuyến, 
có chăng chỉ tồn tại dưới dạng đính kèm tập để người học tại về và học offline. 
Điều này làm mất đi tính tiện lợi của e-Learning, đồng thời cũng không giới thiệu 
được các bài giảng e-Learning đạt giải trong các hội thi do Sở tổ chức. Do đó, bản 
32 
thân tôi kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng website đủ dung lượng để 
đăng online các e-Learning có chất lượng phục vụ nhu cầu học online và quảng 
bá bài giảng của các hội thi. Đồng thời, website này dành một góc cho diễn đàn 
thiết kế e-Learning. Diễn đàn sẽ là nơi để hướng dẫn thiết kế e-Learning, giới 
thiệu và hỗ trợ sử các phần mềm thiết kế, cũng là nơi để chia sẻ những ý tưởng, 
kịch bản hay các mô hình thí nghiệm ảo phục vụ cho việc xây dựng các bài giảng. 
 - Xây dựng đội ngũ chuyên gia trong việc thiết kế e-Learning cấp tỉnh. Đội 
ngũ này sẽ hỗ trợ các trường phổ thông từ ý tưởng đến các kỹ thuật thiết kế bài 
giảng e-Learning thông qua diễn đàn của Sở. 
 - Việc soạn một e-Learning đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Do vậy, 
kiến nghị Sở hỗ trợ kinh phí cho các bài giảng đạt giải ở các hội thi. Khoản hỗ trợ 
này có thể không lớn nhưng sẽ đóng phần động viên cần thiết cho những người 
tham gia hội thi. 
 - Cuối cùng, nhằm đẩy mạnh hơn nữa xây dựng các mô hình giáo dục điện 
tử của tỉnh nhà, kiến nghị Sở bổ sung hình thức thiết kế các sản phẩm sách giáo 
khoa điện tử và sản phẩm thí nghiệm ảo cùng với thiết kế e-Learning, để các sản 
phẩm của hội thi phong phú và đa dạng hơn. 
 Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
 Huỳnh Bảo Toàn 
33 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng 
Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ 
thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012; 
[2] Công văn số 3892/BGDĐT-GDTrH, ngày 28 tháng 08 năm 2019 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học 
năm học 2019-2020; 
[3] Thể lệ cuộc thi quốc gia “thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-learning” ban 
hành kèm theo Quyết định số 908 /QĐ-BGDĐT ngày 8 tháng 3 năm 2010 của Bộ 
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 
[4] Giới thiệu về iSpring Suite, [https://cntt.huph.edu.vn/vi/node/7], (truy cập 
ngày 05/12/2019); 
[5] iSpring Suite 9.7 eLearning Authoring Supercharger, 
[https://www.ispringsolutions.com/ispring-suite], (truy cập ngày 01/12/2019); 
[6] Minh Châu, E-Learning nên có vai trò chủ đạo tạo ra môi trường học tập 
ảo, [https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/elearning-nen-co-vai-tro-chu-dao-tao-ra-
moi-truong-hoc-tap-ao-3915944.html], (truy cập ngày 10/11/2019); 
[7] Ngô Văn Hiệp, Thách thức và lợi thế của đào tạo trực tuyến trong cuộc 
cách mạng công nghiệp 4.0, [
tao-truc-tuyen-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html], (truy cập ngày 
15/11/2019); 
[8] ThS. Hồ Sỹ Anh, Phương pháp giáo dục hiện đại E-learning: Còn xa “tầm 
tay” với trường lớp, [https://www.giaoduc.edu.vn/phuong-phap-giao-duc-hien-
dai-e-learning-con-xa-tam-tay-voi-truong-lop.htm], (truy cập ngày 15/11/2019); 
[9] TS. Vũ Ngọc Hoàng, Công nghệ thông tin và đổi mới, phát triển giáo dục, 
[
dan/cong-nghe-thong-tin-va-doi-moi-phat-trien-giao-duc-347592.html], (truy 
cập ngày 10/11/2019). 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_su_dung_phan_mem_ispring.pdf
Sáng Kiến Liên Quan