SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt trong trường Trung học cơ sở Vạn Phúc - Thanh Trì - Hà Nội

Sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay đang được toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Một trong những đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, luật giáo dục và các văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.( Điều 23- Luật giáo dục). Chính vì vậy, vai trò của người giáo viên trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa vừa có nhân cách làm người.

Đất nước Việt Nam chúng ta đang trong thời kì hội nhập kinh tế. Ngoài mặt tích cực của nó còn làm phát sinh những vấn đề như: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc. Hiện nay, một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Ngày nay, bạo lực học đường đang là mối quan tâm không chỉ riêng của ngành giáo dục mà đã trở thành vấn đề cả xã hội đều lo lắng, trăn trở. Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về tình hình học sinh cá biệt. Vấn đề này đã trở thành mối quan ngại của dư luận, nhất là đối với gia đình và nhà trường.

 

docx15 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt trong trường Trung học cơ sở Vạn Phúc - Thanh Trì - Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hói hư tật xấu, phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ, tôi cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử thách.
Kiên trì tạo niềm tin.
Chúng ta hãy thử hòa mình vào phong cách sống của các em xem sao? Để điều hành được học sinh “cá biệt”, người thầy phải sắm đủ các vai. Khi thì nhà mô phạm nghiêm khắc, lúc lại là cái vai cho các em gục đầu vào. Khi thì nhà tâm lý, lúc lại là bác sĩ trị liệu, khi thì ông trọng tài, lúc khác lại là người cố vấn. kiên trì cho đến khi các em tự nhận ra tại sao mình phải thay đổi.
Từ cảm giác cô đã không chối bỏ mình, không chê mình, luôn khen ngợi, động viên và tặng trái tim ghi điểm thưởng... các em dần phát hiện ra giá trị của bản thân, cảm thấy mình hữu ích và được việc... Thế là tinh thần học tập được nhân lên, tạo ra sự tương tác và cộng hưởng.
Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh, phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sắn
sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô.
Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi lý do gì hết mà đã la mắng học sinh, cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân học sinh đó không quan trọng .
Biết chấp nhận và yêu thương.
Đối với học sinh cá biệt, người GVCN phải biết nhìn bằng con mắt của tình thương và sự thông cảm, thật sự xem học sinh như người thân của mình. Ta nên có sự hiền từ, bao dung của người mẹ, người cha; sự gần gũi, cảm thông của người anh, người chị và cái thân thiết của một người bạn.
Frank McCourt, một thầy giáo người Mỹ trong hồi ức “Người thầy” đã kể: Trường hướng nghiệp nơi thầy dạy được xem là “bãi rác” cho những học sinh không đủ trình độ vào trường trung học bình thường. Ngày nhận lớp cũng là ngày thầy đứng quan sát chúng quậy phá, la ó... đủ kiểu. Cao điểm là lấy bánh mì ném nhau và một học sinh lên tiếng: “Để xem tay thầy giáo mới này sẽ làm gì?”. Frank McCourt nói ông cố nghĩ về những kiến thức được học ở Trường ĐH Sư phạm New York để tìm cách đối phó. Tiếc là chỉ có những triết lý giáo dục, các mệnh lệnh đạo đức và luân lý, mà không có cách giải quyết tình huống... “ném bánh mì”. Cuối cùng, ông quyết định... ăn chiếc bánh. Ông viết: “Đó là hành xử đầu tiên của tôi trong lớp. Cái miệng đầy bánh của tôi thu hút sự chú ý của cả lớp. Chúng trố mắt nhìn tôi đầy nét thán phục... Tôi nghĩ, tôi đã nắm được chúng trong tay...”.
Giáo viên phải biết làm mới tiết dạy của mình
Giáo dục học sinh cá biệt còn một yêu cầu quan trọng đó là thầy, cô phải giỏi nghề. Thầy, cô luôn cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tiết sau “mới” hơn tiết trước. Sau một tiết học, trò học được nhiều tri thức bổ ích tạo nên sự đam mê học hỏi, khám phá tự tin, khẳng định mình.
Thầy, cô biết hỏi “gợi mở” mang tính “phát động”, nhất định sẽ nhận được câu trả lời độc đáo. Thầy hỏi: “Theo em cô Tấm có mặt nào tốt, mặt nào chưa tốt. Em thích Tấm ở đức tính gì?”. Trò mạnh dạn trả lời: “Em không thích nhân vật Tấm. Tấm chỉ sống dựa vào người khác. Tấm cũng ác không kém gì mụ dì ghẻ. Tấm lừa giết Cám để trả thù. Tấm thật đáng sợ”. Ta khoan bình luận đúng sai. Em học sinh dám đưa ra một đánh giá riêng của mình. Cũng giống Phùng Quán nói về câu ca dao cổ: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hoa sen đẹp, lại có hương thơm, nhờ có “bùn”. Tại sao sen lại vô tình “không tanh mùi bùn”.
Thầy, cô biết “cuốn” học sinh vào trò chơi học tập, sẽ “lấp” thời gian “chết”, trò không “nhàn cư” nghịch, đánh cờ ca rô, nhắn tin ngay trong tiết học.
Giáo dục học sinh cá biệt là một nghệ thuật. Thầy, cô đứng trên bục giảng phải đóng nhiều vai: Tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, cả khán giả- tức học sinh ngồi nghe giảng trên lớp. Làm thầy, nhưng phải hiểu trò đang nghĩ gì, làm gì trong giờ học. Bài giảng là một “món ăn”, nếu nhàm chán, học trò sẽ bỏ ăn bỏ học.
Phải biết tác động vào động cơ học tập.
Tác động vào động cơ học tập để các em này thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học - chỉ mới mấy tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt.
Phải biết động viên kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng.
- Giáo viên phải biết trân trọng những gì là tốt dù rất nhỏ của học sinh. Một lời động viên khích lệ kịp thời khi các em chỉ có một việc làm tốt rất nhỏ cũng đủ làm cho các em thấy tự tin hơn, thấy mình thực sự có ích.
Hãy mạnh dạn giao việc cho học sinh, hướng dẫn các em để chúng làm theo định hướng của mình nhưng vẫn phải để “Đất” cho các em thể hiện tính sáng tạo, tuyệt đối không được áp đặt.
Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong xã hội
Chúng ta cần biết sử dụng và phát huy hợp lí giá trị, tác dụng của dư luận xã hội.
Phát huy vai trò của ban đại diện hội cha mẹ học sinh.
Tổ chức các buổi ngoại khóa, kết hợp với những người cao tuổi, có uy tín trong làng xã, mời họ đến trường nói chuyện, nhờ họ tuyên truyền giáo dục giúp nhà trường.
Thường xuyên thăm gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, tạo sự gần gũi giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Không nên chỉ khi các em có khuyết điểm mới đến thăm gia đình.
Các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Từ việc đề ra các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đã nêu ở phần trên, theo tôi người giáo viên bao giờ cũng biết áp dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau đồng thời phải biết lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh cho nên tôi tiến hành thực hiện các bước như sau:
B1: Ổn định tổ chức lớp
Bầu và sắp xếp đội ngũ cán bộ lớp, phân tổ, ban cán sự các môn học
Phổ biến nội quy của trường, lớp
Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập
Phân loại học sinh theo các mặt:Học tập, đạo đức, phân công đôi bạn cùng tiến.
B2: Đi sâu tìm hiểu và phân loại học sinh cá biệt
Sau khi mọi hoạt động của lớp đã ổn định và có nề nếp, tôi chủ động tìm hiểu hoàn cảnh gia đình để biết được nguyên nhân vì sao các em học yếu, ý thức kỉ luật kém, tìm hiểu tính cách, sở thích của từng em để tìm các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Phân loại học sinh cá biệt theo các đối tượng:
STT
Họ và tên HSCB
Biểu hiện của HSCB
Phân loại HSCB
1
Trần Thanh Hà
Thường xuyên không học bài và làm bài tập ở nhà. Học yếu, lười học và rất sợ học, trong các giờ kiểm tra hay quay cóp.
Cá biệt về học tập
2
Nguyễn Tuấn Anh
Học yếu, lười học, thường xuyên không học bài và làm
bài tập.
Cá biệt về học tập
3
Phạm Xuân Hưng
Hay mất trật tự, lười học, học yếu, hay bị ghi tên trong sổ ghi đầu bài, hay trêu trọc các bạn, thường xuyên không mặc đúng trang phục, không
đeo khăn quàng đỏ.
Cá biệt về đạo đức
4
Nguyễn Đức Vinh
Thường xuyên bỏ học không
lí do, học yếu.
Cá biệt về đạo đức
5
Nguyễn Thùy Linh
Thường xuyên nói chuyện trong lớp, trong các giờ kiểm tra hay quay cóp, học yếu, không tham gia các hoạt động
tập thể.
Cá biệt về đạo đức
Sau khi phân loại, tôi thấy nổi lên ba học sinh cá biệt mà tôi cần quan tâm đi sâu giáo dục. Đó là các em: Trần Thanh Hà, Phạm Xuân Hưng, Nguyễn Đức Vinh.Tuy nhiên, sự phân loại như trên chỉ là tương đối. Vì trên thực tế, chúng ta biết có những học sinh yếu cả về học tập lẫn kỉ luật.
B3: Kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt
Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh cá biệt.
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em học yếu, ý thức kỉ luật kém.
Tìm hiểu tính cách, ý thích, sở trường của các em.
Phân công cán bộ lớp, các bạn học sinh giỏi giúp đỡ các em học sinh cá biệt về cả học tập lẫn kỉ luật.
Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh
Thường xuyên trao đổi với các giáo viên bộ môn về học sinh cá biệt
Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường như Ban giám hiệu, công đoàn, đoàn đội..
Chọn lựa những phương pháp giáo dục phù hợp cho từng học sinh cá biệt.
B4: Chọn phương pháp giáo dục cho từng học sinh cá biệt:
Đối với học sinh cá biệt về học tập:
Đối với em Trần Thanh Hà và một số em lười học khác, các em ít khi mắc khuyết điểm về kỉ luật nhưng lại rất lười học và sợ học. Đa phần là các em bị hổng kiến thức từ các lớp dưới. Lượng kiến thức ở cấp 2 nhiều hơn, khó hơn so với cấp 1 đòi hỏi các em phải suy nghĩ nên các em rất sợ học. Tôi đã kết hợp với giáo viên bộ môn cùng kiểm tra, đôn đốc, lập sổ theo dõi từng tiết, có chữ kí của giáo viên bộ môn sau mỗi tiết dạy. Cuối tuần giáo viên chủ nhiệm kiểm tra, có nhận xét và gửi về cho phụ huynh. Tôi cũng thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để quan tâm, động viên em nhiều hơn. Tôi cử lớp trưởngTrần Thanh Hà giúp đỡ em trong học tập. Khi có tiến bộ, tôi khen thưởng em kịp thời và động viên em trước lớp. Thanh Hà rất vui mừng, em chăm chỉ học hơn và bắt đầu đã có sự chuyển biến trong học tập. Học kì một vừa qua, em đã đạt học sinh trung bình không còn yếu nữa.
Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
Em Trần Xuân Hưng là một học sinh lưu ban, rất hay mất trật tự, lười học, học yếu, thường xuyên bị ghi tên trong sổ ghi đầu bài, hay trêu trọc các bạn. Tôi đã tìm hiểu gia đình em, được biết bố em bị bệnh mất sớm, nhà nghèo, mẹ làm ruộng nuôi hai anh em Hưng . Tôi thường xuyên để nhắc nhở em. Tôi phân công tổ trưởng giúp đỡ Hưng cả trong học tập lẫn kỉ luật. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi thấy rõ hiệu quả của những lời khen chê đúng lúc. Những lúc em mắc khuyết điểm, tôi đã phân tích cho em thấy những hậu quả của việc mất trật tự, vô kỉ luật và lười học. Có lần trong giờ sinh hoạt lớp, em đã vô lễ và cho rằng tôi đã không công bằng với em. Bạn Quang Huy cũng mất trật tự mà cô không phạt bạn nhiều bằng em. Lúc đó, tôi đã bình tĩnh và nói với lớp: “ Bạn Quang Huy tuy mất trật tự nhưng khi cô nhắc nhở bạn đã biết sửa chữa. Bạn còn rất cố gắng trong học tập học bài và làm bài tập đầy đủ hơn. Hơn nữa, hôm bạn Bình bị ốm, Huy đã
xung phong cõng bạn xuống phòng y tế. Cô thấy ngoài những khuyết điểm mà Huy mắc phải thì bạn còn là người rất tình cảm, biết sửa lỗi và có ý thức phấn đấu vươn lên”. Thấy rằng mình đã sai, Hưng đỏ mặt mà ngồi xuống. Cuối giờ tôi đã gọi Hưng lại nhẹ nhàng nói chuyện với Hưng một cách chân thành và cởi mở. Hưng suy nghĩ một lát, rồi xin lỗi tôi và hứa sẽ cố gắng hơn. Sau hôm đó, Hưng có tiến bộ tuy chưa phải rõ rệt. Em không bỏ học nữa, hòa đồng và giúp đỡ các bạn trong lớp nhiều hơn tuy vẫn còn bị nhắc nhở về kỉ luật. Giờ sinh hoạt, tôi tuyên dương em trước tập thể lớp.
Nhưng rồi mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, sáng sớm mẹ Hưng đã gặp tôi vừa khóc vừa kể: “Hưng đã lấy 500.000đ trong tủ và bỏ đi từ tối hôm qua”. Tôi đã động viên bác hết sức bình tĩnh, kết hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Linh tính mách bảo tôi thế nào, tôi đã đến hàng điện tử và bắt gặp Hưng ở đó. Tôi đưa Hưng về trường, yêu cầu em viết bản tường trình. Ban đầu, em đã không thành khẩn. Tôi đã rất kiên nhẫn cho em suy nghĩ và viết lại. Em có thành khẩn hơn. Tôi nói: “Cô rất buồn và thất vọng khi Hưng không thành thật với cô. Cô biết em đã lấy tiền của mẹ và đi chơi từ tối hôm qua. Hưng ạ! Em có biết bố em mất đi mọi gánh nặng đè lên vai mẹ em. Mẹ đã phải bươn trải, tích góp từng đồng nuôi hai anh em ăn học. Mẹ đã vất vả rồi, đáng lẽ em phải biết thương mẹ, thương em, biết đỡ đần, động viên mẹ, dạy bảo em gái học hành. Mỗi gia đình đều cần đến người đàn ông làm trụ cột, làm điểm tựa. Bố mất đi, em trở thành chỗ dựa của mẹ và em gái. Bây giờ em chính là trụ cột của gia đình, em phải biết giúp đỡ mẹ. Em hãy động viên mẹ, thương yêu em, cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập để cho mẹ yên lòng. Niềm vui của mẹ lúc này chính là kết quả của hai anh em Hưng đấy”. Hưng đã khóc rất nhiều. Tôi nghĩ rằng em đã phần nào hiểu được những gì tôi nói. Sau đó, tôi đưa em về nhà. Hưng đã xin lỗi mẹ. Từ hôm đó, Hưng thay đổi rất nhiều, học tập tiến bộ, kỉ luật cũng tốt hơn. Cuối học kì I vừa qua, từ một học sinh yếu Hưng đã cố gắng phấn đấu được học sinh trung bình, dù chưa phải là kết quả cao nhưng đó cũng là công sức cố gắng của cậu học trò đã từng vô kỉ luật và ngỗ ngược.
Em Nguyễn Đức Vinh có hoàn cảnh rất éo le: Em không biết mặt bố, thực tế em chỉ có mẹ. Mẹ em là người không biết chữ, cuộc sống rất khó khăn. Mẹ phải làm ăn xa để lại Vinh ở nhà với bà ngoại. Vinh luôn ngại với các bạn về hoàn cảnh, em tự ý bỏ học ở nhà không đến trường. Tôi đến nhà Vinh động viên em quay trở lại lớp học. Tôi đã gặp Ban giám hiệu, các đoàn thể trong nhà trường, trưởng ban phụ huynh học sinh để tìm cách giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần của em. Ban giám hiệu nhà trường đã miễn giảm học học phí cho em, ban phụ huynh học sinh trích quỹ khuyến học giúp đỡ em. Các bạn trong lớp và bản thân tôi cũng giúp đỡ em để giúp em lấy lại cân bằng. Tôi thường nói chuyện
riêng với em và căn dặn học sinh trong lớp đừng xa lánh bạn mà cần giúp đỡ, động viên để bạn tiếp tục đi học. Từ đó Vinh đã không bỏ học nữa, em đã có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập.
Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm:
Kết quả đạt được
Kể từ khi áp dụng các phương pháp giáo dục trên, vấn đề học sinh cá biệt của lớp 8B do tôi chủ nhiệm đã dần dần được cải thiện. Những học sinh thường xuyên vi phạm cũng đã sửa đổi. Một số học sinh có biểu hiện lười học, ý thức kỉ luật yếu, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp đã biết nghe lời thầy cô. Các em đã biết nhận ra khuyết điểm của mình để sửa lỗi.
* Kết quả như sau:
STT
Họ và tên HSCB
Biểu hiện
Kết quả
1
Trần Thanh Hà
Đã học bài và làm bài tập về nhà. Trong các giờ kiểm tra không quay cóp nữa. Chăm chỉ học hơn tuy rằng học còn
yếu.
Đã có sự tiến bộ không còn là học sinh cá biệt nữa
2
Nguyễn Tuấn Anh
Đã có sư thay đổi trong học tập thường xuyên học bài và
làm bài tập đầy đủ.
Đã có sự tiến bộ không còn là học
sinh cá biệt nữa
3
Phạm Xuân Hưng
Đã có sự thay đổi chú ý lắng nghe giảng, không còn trêu các bạn, không mất trật tự, đi học đúng giờ, không bỏ học. Mặc dù học còn yếu nhưng đã
có sự cố gắng rất nhiều.
Đã có sự tiến bộ không còn là học sinh cá biệt nữa
4
Nguyễn Đức Vinh
Đã có sự thay đổi học bài và làm bài tập, khắc phục được tình trạng bỏ học. Ý thức kỉ
luật tốt hơn trước
Đã có sự cố gắng rất nhiều không còn là học sinh cá
biệt nữa
5
Nguyễn Thùy Linh
Có sự thay đổi ít nói chuyện hơn, đã tham gia các hoạt động tập thể nhưng chưa
được nhiệt tình, học còn yếu.
Chưa có sự thay đổi rõ rệt cho nên vẫn là học sinh cá
biệt
* Kết quả so sánh đầu năm trước khi thực hiện các biện pháp và cuối học kì I sau khi thực hiện các biện pháp như sau:
Đầu năm trước khi
thực hiện các biện pháp
Cuối học kì I sau khi
thực hiện các biện pháp
Số lượng
Học sinh cá biệt
5 học sinh
1 học sinh
Vậy là, từ một lớp có nhiều học sinh cá biệt, giờ đây tập thể học sinh lớp tôi đã chăm ngoan, học giỏi, nhiều em đã có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập, kỉ luật như em: Phạm Xuân Hưng từ một học sinh lưu ban, học yếu, ý thức kỉ luật kém mà giờ đây em đã đạt học sinh trung bình thậm trí trong các phong trào thi đua giành nhiều bông hoa điểm 9,10 em được khen, được nhận phần thưởng của lớp. Lớp tôi thường đứng thứ 3- 4 trong các hoạt động thi đua của trường. Hai lần vinh dự nhận giải hai về phong trào làm bích báo chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11 và thi nghi thức Đội mừng ngày thành lập Đoàn 26- 3. Nhìn các em, học hành chăm ngoan, tôi không thể quên được công lao của Ban giám hiệu, ban phụ huynh học sinh đặc biệt là các đồng nghiệp và tập thể học sinh lớp 8B đã giúp tôi vượt qua khó khăn, giúp các em học sinh đã từng là học sinh cá biệt với những thói hư tật xấu trở về với thầy cô, bạn bè và gia đình.
Bài học kinh nghiệm:
Sau kết quả đã đạt được, tôi rút ra cho mình những bài học bổ ích như sau:
Người giáo viên chủ nhiệm muốn làm tốt việc truyền thụ kiến thức và giáo dục đạo đức nói chung đặc biệt là giáo dục học sinh cá biệt nói riêng thì điều đầu tiên là phải thực sự yêu nghề, có tâm huyết với nghề, luôn đi sâu, đi sát với tình hình của lớp để có những biện pháp kịp thời đối với từng hoàn cảnh cụ thể và chọn những phương pháp phù hợp để giáo dục từng loại đối tượng học sinh.
Luôn có tinh thần trách nhiệm cao với nghề, yêu thương học sinh và luôn xác định cho mình phương châm “ Vì sự nghiệp trăm năm trồng người” và “ Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Chủ động kịp thời kết hợp với Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, ban phụ huynh học sinh, tập thể lớp cùng tham gia.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Trên đây là một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường THCS mà tôi đã đúc kết được từ thực tiễn giảng dạy. Mặc dù những kết quả thu được chưa phải là lớn lao nhưng với tôi đây cũng là thành công bước đầu trong sự nghiệp giáo dục học sinh cá biệt để hoàn thành nhiệm vụ do Ban giám hiệu phân công là giảng dạy và chủ nhiệm lớp 8B.
Vấn đề giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường luôn luôn là đề tài nóng hổi, được sự quan tâm của hầu hết các thầy cô đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Để có thể giáo dục tốt các em chưa ngoan này, cần phải có sự phối hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội. Vai trò giáo dục của gia đình và xã hội giữ vị trí quan trọng, vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết định giúp các em có thể có những định hướng đúng đắn, để sau này trở thành những con người có ích trong xã hội, người con hiếu thảo với bố, mẹ. Chính các em sẽ là tấm gương tốt cho các học sinh khác mà người thầy luôn lấy các em ra làm ví dụ khi giáo dục các học sinh khác.
Về phía nhà trường, để làm tốt công tác giáo dục học sinh cá biệt, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các đoàn thể, giữa các thầy cô. Vai trò của thầy cô chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Trong lớp, thầy cô chủ nhiệm như là cha, mẹ của các em, có tiếng nói điều chỉnh kịp thời mọi hành vi chưa đúng của các em, là tấm gương cho các em noi theo. Thầy cô giáo dục các em không chỉ bằng lời nói mà bằng cả hành động, cử chỉ, thái độ, tác phong hàng ngày... Hãy cảm hóa, giáo dục các em bằng cả tấm lòng của người thầy, người cha, người chị, người mẹ... Hãy nhìn các em với ánh mắt hướng về tương lai, không nên dựa vào các hành vi nhất thời mà đánh giá cả bản chất con người các em.
Học sinh chúng ta chỉ là những cành cây non, đang muốn vươn lên trở thành cành cây vững chắc, hãy tạo điều kiện cho các em thể hiện mình, vươn lên nơi có ánh sáng vững bền, hãy giáo dục các em bằng thái độ thân thiện và tích cực. Bởi các em là những măng non của đất nước với những tâm hồn trong sáng.Có làm được như vậy, chúng ta mới thực sư làm tốt nhiệm vụ “Trồng người” cho thế hệ tương lai của đất nước.
Khuyến nghị
Trước những sự việc xảy ra như trên, tôi muốn qua bài viết này gửi đến các bậc phụ huynh những lời tâm huyết chân thành của một giáo viên chủ nhiệm: Hãy quan tâm đến con em mình hơn, hiểu được những sở thích nhỏ nhất của cháu, đến những thói quen hay những biểu hiện khác thường của con em mình, kịp thời trao đổi, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường để có sự thống
nhất trong việc giáo dục con em mình để mai này các em trở thành những người có ích cho xã hội.
Cảm ơn Thầy cô đã bỏ thời gian để đọc qua đề tài này, mong rằng Thầy cô sẽ có nhiều ý kiến đóng góp, để chúng ta cùng nhau hoàn thiện một cách cụ thể các biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan, nhằm xây dựng nhà trường trở thành môi trường giáo dục thân thiện, tích cực, giúp các em phát triển toàn diện và bền vững.
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Phạm Thị Đức Hạnh

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_trong_truo.docx
  • pdfskkn-_duc_hanh_2020_20720207.pdf
Sáng Kiến Liên Quan