SKKN Một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ Tiếng Việt cho học sinh dân tộc Bru - Vân Kiều
Cơ sở vật chất của thư viện trường
Nhà trường mặc dù mới thành lập chưa lâu nhưng về phòng thư viện, trang thiết bị, cơ sở vật chất bàn ghế, giá sách, tủ, máy tính kết nối internet, tạo được không gian đọc khá đẹp thoáng mát. Sách giáo khoa dùng chung, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách thiếu nhi, báo, tạp chí được nhà trường quan tâm đầu tư mua sắm đảm bảo đạt thư viện Tiên tiến.
Về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên
Cô thủ thư có năng lực chuyên môn khá tốt, có ý thức trách nhiệm, luôn quan tâm đến hoạt động thư viện, chất lượng phục vụ bạn đọc. Nhưng chưa quan tâm nhiều đến luân chuyển sách, báo tạo không gian đọc hấp dẫn cho thư viện lưu động ở khu vực lẻ và tủ sách các lớp thiếu thường xuyên. BGH nhà trường luôn quan tâm đến phát triển thư viện, chất lượng, hiệu quả hoạt động nhưng kinh phí để đầu tư xây dựng chưa nhiều, không chủ động về kinh phí. Đối với giáo viên một bộ phận giáo viên thực hiện việc đọc sách, làm nhiệm vụ tổ cộng tác thư viện chưa trở thành nề nếp, còn làm việc theo tính thời vụ do đó hiệu quả hoạt động vẫn chưa cao.
Đối với học sinh
Cơ bản học sinh đã có ý thức trong việc mượn sách, đọc sách, đọc sách tại lớp, tại các khu vực, thư viện lưu động, thư viện trường. Song vẫn còn không ít học sinh việc đọc sách như bắt buộc, chưa có ý thức và chưa đam mê đọc sách để chiếm lĩnh tri thức. Tính hấp dẫn, lôi cuốn của việc đọc sách ở một bộ phận học sinh chưa trở thành nề nếp, đọc sách cho có khi kiểm tra.
y dây, trò chơi oẳn tù tì, trò chơi kéo co, trò ô ăn quan, trò chơi thẻ bồi. Giúp học sinh có được những trải nghiệm thú vị, qua trò chơi các em có được các kĩ năng hợp tác chia sẻ cùng bạn cùng nhóm, có cơ hội phát triển ngôn ngữ, nói tiếng Việt được nhiều hơn, năng lực ngôn ngữ được nâng dần lên... Góc “Em nói tiếng Việt”: Đây là góc đặc thù của thư viện của các trường vùng cao, là nơi giúp học sinh khối 1, 2 củng cố lại kiến thức tiếng Việt của mình khi đến với thư viện trường. Ở đây có tài liệu “Em nói tiếng Việt” do Bộ GD&ĐT phát hành cấp riêng theo Đề án Tăng cường tiếng Việt của Thủ tướng Chính phủ. Góc này được giáo viên chủ nhiệm và cô thủ thư phối hợp trình bày, có tên góc, các từ, ngữ, cụm từ, câu mẫu theo 6 chủ đề trong tài liệu. Học sinh lớp 1, 2 lên thư viện đọc sách, đồng thời giáo viên hướng dẫn học sinh đến góc riêng của khối 1, 2. Ngoài ra các em tự do lựa chọn sách, tài liệu để đọc theo lứa tuổi và sở thích, sở trường của mình, nhằm mục đích giúp các em tiếp cận nhanh với vốn từ tiếng Việt, giúp các em hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt một cách thuận tiện nhất, hiệu quả nhất. Khai thác có hiệu quả Thư viện Công nghệ thông tin Trong phòng Thư viện nhà trường lắp đặt 6 máy tính có nối mạng Internet. Tại đây học sinh có thể tra cứu, lấy thông tin trên mạng hoặc xem các nội dung cần thiết phục vụ cho hoạt động học tập của các em. Các em được sự hỗ trợ của cô thủ thư về sử dụng máy để truy cập lấy thông tin, đọc truyện, đọc báo, lấy tin tức. Các em vào đây có nội quy sử dụng máy, bảo quản máy, những trang Web các em được truy cập, những trang cần thiết giúp học sinh có những kênh thông tin bổ trợ cho các em như: Quyền của trẻ em, truyện thiếu nhi, các câu chuyện cổ tích, những video về các bài học lịch sử, Địa lý, Khoa học, Tự nhiên xã hội, các em có thể đánh văn bản, nói về cảm nghĩ của mình về một câu chuyện, một việc làm ý nghĩa để lại cho các em bài học quý giá. Các hoạt động của học sinh trong phòng đọc có sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhân viên thư viện, giáo viên chủ nhiệm, các đồng chí trong tổ cộng tác thư viện theo lịch phân công hỗ trợ. Ngoài ra có giáo viên tổng phụ trách Đội khi tổ chức một buổi trại đọc cho học sinh các khối lớp. Các em tự tìm cho mình vị trí thích hợp và tự lựa chọn tài liệu, sách mà mình cần một cách thuận tiện, tuy nhiên cần hướng dẫn cho học sinh có nề nếp, ý thức văn hóa khi đọc sách, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bạn khác tại phòng đọc. Tổ chức có hiệu quả Thư viện góc lớp Tại các lớp học, nhà trường trang bị cho mỗi lớp 1 giá treo tường đựng sách được gọi là tủ sách linh động và thân thiện. Giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng dẫn và bố trí thêm các góc đọc, góc viết, góc vẽ tại từng lớp. Tổ chức bình bầu ban thư viện của các lớp học theo sơ đồ, có phân công nhiệm vụ của các thành viên trong ban để tổ chức cùng với GVCN có hiệu quả trong việc tạo điều kiện cho học sinh đọc sách. Sách, báo trong giá sách thân thiện là những sách, báo mà nhà trường mua bổ sung hằng kì hằng năm học. Nhà trường kêu gọi sự ủng hộ, hỗ trợ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các công ty, các tổ chức Đoàn, cơ quan doanh nghiệp quan tâm đến học sinh của nhà trường. Giao cho các em tự bảo quản, dưới sự giám sát của GVCN, luân chuyển và theo dõi cũng như tạo điều kiện cho học sinh và CB-GV-NV có không gian, cơ hội đọc sách, báo, tạp chí một cách thuận tiện nhất. Giáo viên chủ nhiệm, cùng với tổ cộng tác thư viện trường sẽ giúp đỡ để học sinh sử dụng sách có hiệu quả và bảo quản tốt tủ sách của lớp. Hằng tuần giáo viên chủ nhiệm nhận sách từ thư viện trao lại cho ban thư viện của các lớp, các khu vực lẻ, với sự giúp đỡ của cô thủ thư. Như vậy các em luôn luôn có sách mới để đọc, tạo được hứng thú cho học sinh khi đọc được sách mới với nhiều nội dung, chủ đề, thể loại phong phú. Tổ chức hoạt động đọc sách ở Thư viện xanh, thân thiện có hiệu quả Không gian thư viện xanh thân thiện ngoài sân trường của đơn vị vừa đẹp mắt, hấp dẫn vừa tiện dụng, có khu nhà che treo các tủ sách không phải cất vào sau mỗi ngày; có những chiếc dù xinh xắn che nắng, mưa để treo những giỏ sách lưu động có thể mang ra và thu về mỗi ngày; có các góc thư giãn cho học sinh vui chơi như chơi cờ vua, vẽ tranh, khu vận động cho học sinh thỏa thích sau mỗi giờ ra chơi và mỗi ngày đến trường. Tại các khu vực có sách, tài liệu, bố trí ghế ngồi, xích đu, thảm cỏ nhân tạo, dù che nắng, thuận lợi cho việc đọc sách của học sinh, giáo viên vừa thư giản sau những giờ học căng thẳng. Nhà trường và tập thể giáo viên cùng với nhân viên thư viện đã tạo được một thư viện có cảnh quan đẹp, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt cách phục vụ bạn đọc chuyên nghiệp, đầy trách nhiệm, do đó thư viện nhà trường ở tất cả các khu vực và đặc biệt Thư viện xanh, thân thiện đã thu hút được rất nhiều bạn đọc khi thư viện đưa vào hoạt động. Nhà trường đã phân lịch cụ thể cho các khối lớp lịch đọc sách ở thư viện đa năng và thư viện xanh lịch cố định vào chiều thứ 4 cho khối 1, 2 và chiều thứ 6 hàng tuần cho khối 3, 4, 5. Riêng thư viện xanh thân thiện, ngoài trời phục vụ vào tất cả các buổi học sinh đều có thể đến đọc. Ở đây có cô thủ thư, ban công tác thư viện của giáo viên, TPT Đội, nhóm cộng tác viên thư viện của học sinh được bầu từ các khối lớp. Với mạng lưới đa dạng phong phú do đó đã tạo được thuận lợi nhất cho học sinh đến Thư viện đọc sách vui chơi một cách thoải mái, tự nhiện. Với cách phục vụ, tạo cho học sinh tiếp cận tốt với sách báo tài liệu và cách thức tổ chức hoạt động linh động sáng tạo của Thư viện nhà trường đã đem đến niềm vui hứng khởi cho học sinh cũng như cán bộ giáo viên nhà trường sau những giờ giải lao khi đến với Thư viện xanh, thân thiện. Các em đến Thư viện với không gian thoáng mát, cảnh vật đẹp được bày trí tin tế mang tính thẩm mỹ cao, các giá sách được trưng bày ở góc thuận tiện đẹp mắt, nhiều loại sách báo, phù hợp với lứa tuổi của các em. Những truyện nói về lứa tuổi thiếu nhi, những câu chuyện dạy cách làm người, câu chuyện khoa học đưa các em đến những chân trời sáng tạo Tổ chức có hiệu quả Ngày hội đọc sách Hằng năm cô thủ thư lên kế hoạch tổ chức Ngày hội đọc sách được nhà trường quan tâm chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch kĩ lưỡng, tạo được không khí đọc sách và lan tỏa đến tất cả học sinh toàn trường và đến với phụ huynh học sinh. Ngày hội đọc sách không đơn thuần là ngày chỉ cho học sinh cầm sách để đọc như những ngày bình thường. Ngày hội đọc sách được lên kế hoạch cụ thể ngày giờ tổ chức, phân công người phụ trách, nội dung, hình thức tổ chức như thế nào cho có hiệu quả, tránh hình thức. Tổ chức cho các em đọc sách với đúng nghĩa là Ngày hội của các em. Để cho các em đề xuất ý kiến từ các khối lớp, tổ chức kể chuyện về Bác Hồ, kể chuyện theo các câu chuyện mà các em được học, được đọc. Tổ chức giao lưu giữa các khối lớp, tạo sân chơi bổ ích lý thú cho các em. Thông qua Ngày hội đọc sách để tuyên truyền cho các em học sinh, các bậc phụ huynh biết ý nghĩa về đọc sách, biết được rằng đọc sách đem đến cho con người nhiều điều thú vị hấp dẫn hơn. Đồng thời qua các hoạt động trong Ngày hội đọc sách sẽ tìm ra được những em có năng khiếu về kể chuyện, đọc truyện, đọc diễn cảm, thuyết trình trước đám đông để phát huy sở trường của mỗi em trong việc giáo dục và giảng dạy. Ngày hội đọc sách là sân chơi có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh vùng cao, bởi đây là cơ hội cho các em được giao lưu học hỏi lẫn nhau về hiểu biết, vận dụng năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của các em. Các em dần yêu thích đọc sách, quý sách báo hơn, xem sách như một món ăn tin thần không thể thiếu giống như trong mỗi bữa ăn mà không có “muối”!. Tổ chức tiết học đọc ở thư viện Trên thời khóa biểu của mỗi khối lớp, mỗi tuần có một tiết đọc thư viện. Tiết học này là tiết học phụ đạo thêm cho tất cả học sinh của mỗi khối lớp, đây là thời gian của mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp tự nguyện tăng thêm cho học sinh với đặc thù là học sinh người dân tộc Vân- Kiều. Thời gian của mỗi tiết đọc tương đương với những tiết học khác. Trong tiết đọc thư viện có các hoạt động đọc chính giúp phát triển thói quen đọc sách của học sinh. Những hoạt động đọc không tập trung vào dạy kĩ năng đọc mà mục đích chính của tiết đọc thư viện là hình thành và phát triển thói quen đọc sách. Khi các em có thói quen đọc sách thì kĩ năng đọc sách phát triển; kĩ năng đọc sách phát triển thì học sinh sẽ đọc tốt đồng thời sẽ phát triển về tư duy ngôn ngữ cũng như học tập được nhiều điều bổ ích. Trong mỗi tiết, ngoài hoạt động đọc, các em được tham gia các trò chơi nhẹ nhàng như: viết hoặc vẽ những gì mình thích trong câu chuyện; trao đổi cho nhau nghe về suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật, về câu chuyện đó. Giáo viên có thể trao đổi với các em bằng một số câu hỏi giản đơn có liên quan đến nhân vật cũng như nội dung câu chuyện nhằm hướng tới nhu cầu đọc sách tích cực cho học sinh. Ở tiết học này không biến các câu hỏi thành khai thác sâu nội dung từng câu chuyện. Sự thân thiện, thoải mái về không gian làm cho các em hào hứng với việc đọc sách, cảm giác mong chờ đến tiết đọc hàng tuần. Từ đó, các em có thói quen mượn sách, sưu tầm sách; ngoài đọc ở lớp, các em đọc ở nhà, ở nội trú học sinh, giảm được việc các em chơi game, chơi trò chơi điện tử hoặc các trò chơi thiếu lành mạnh khác. Cũng từ đó, trình độ đọc của học sinh cũng được nâng lên, tư duy ngôn ngữ phát triển, tăng cường trí nhớ, tâm hồn thêm trong sáng, phong phú hơn. 2.2.4 Giải pháp thứ tư: Triển khai có hiệu quả hoạt động đọc sách ở Thư viện tổ chức Trại đọc Trong gần 2 năm học nhà trường đã thực hiện có hiệu quả theo các văn bản hướng dẫn tổ chức cho học sinh đọc sách theo hình thức tổ chức Trại đọc. Với 8 bước của quy trình Trại đọc, nhà trường chỉ đạo cô thủ thư và chuyên môn bố trí phân thời khóa biểu hợp lý để học sinh có thời gian trong tuần và các buổi có thời gian để đọc sách. Học sinh đến đọc sách dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm cùng “cô thủ thư”, tổ chức cho các em nêu cảm nghĩ của mình qua đọc truyện, viết lại cảm nghĩ của mình qua câu chuyện, hoặc vẽ lại những hình ảnh mà các em thích. Làm những sản phẩm mà các em tâm đắc để mang về. Tổ chức cho học sinh thi kể lại câu chuyện, tổ chức sắm vai theo từng nhân vật Tổ chức đọc sách theo lớp, nhóm, cặp đôi, các em được chia sẻ ý kiến của mình qua câu chuyện với giáo viên với các bạn. Với sự đa dạng phong phú các hình thức tổ chức hoạt động Trại đọ của Thư viện đã giúp các em học sinh người dân tộc Bru- Vân Kiều có nhiều cơ hội tiếp cận tri thức mới của nhân loại và nâng cao kĩ năng sử dụng vốn từ tiếng Việt. Đây thực sự là một môi trường thuận lợi cho các em học sinh của nhà trường có điều kiện nâng cao kĩ năng đọc sách, kĩ năng nói, kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Từ các hoạt động hằng ngày đọc sách, học tập vui chơi với bạn, đã giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn, có kĩ năng sinh hoạt tập thể, các em được hòa mình vào một môi trường học tập bình đẳng, thân thiện, gần gũi với các em. Học sinh của trường ngày một tiến bộ hơn về mọi mặt, các em lĩnh hội được kiến thức và nền văn hóa của các dân tộc anh em và sự phát triển của nhân loại 2.2.5. Giải pháp thứ năm: Phối hợp với các Đoàn thể trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh, các đơn vị bạn đóng chân trên địa bàn xây dựng văn hóa đọc sách Đây là một giải pháp khó thực hiện đặc biệt với môi trường vùng khó khăn, nhưng với đặc thù này chính là yếu tố nhà trường cần phải phối hợp tốt để xây dựng được văn hóa đọc sách. Nhà trường đã có cơ sở vật chất đảm bảo cho việc đọc sách của học sinh, giáo viên, phụ huynh và các lực lượng khác đóng chân trên địa bàn. Vốn sách báo của nhà trường được quan tâm tăng trưởng hàng năm, bàn ghế, các trang thiết bị đi kèm để tổ chức đọc sách và tạo điều kiện cho mọi người dân, phụ huynh có điều kiện về thời gian vào trường đọc sách. Ngoài nguồn kinh phí của nhà trường thì BGH đã làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo UBND huyện, các ban ngành cấp huyện hỗ trợ kinh phí cho xấy dựng thư viện khang trang, đẹp, đáp ứng tốt cho hoạt động của thư viện. Và đặc biệt nhà trường luôn được sự quan tâm của các cơ quan, Đoàn thể trong tỉnh, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các cá nhân tổ chức muốn chia sẻ khó khăn cho trường và học sinh nơi đây. Từ kết quả xây dựng thư viện xanh, thân thiện, phong trào đọc sách của CB-GV, học sinh trường đã dần đi vào nền nếp, hoạt động có hiệu quả. Học sinh đã dần có thói quen đọc sách, biết lợi ích của việc đọc sách, báo, đọc truyện, thầy cô đã thành công trong việc truyền được lữa, đam mê cho các em đến thư viện đọc sách. Đọc sách ở lớp, ở trường chưa đủ, nhà trường muốn thông qua giải pháp này làm thay đổi nhận thức của phụ huynh khi tham gia vào đọc sách báo cùng con em của mình. Các cơ quan bạn đóng chân trên địa bàn là những tuyên truyền viên gương mẫu trong việc thường xuyên đọc sách báo để làm gương cho nhân dân phụ huynh, học sinh noi theo; đó là lực lượng bộ đội Biên phòng, cán bộ, công nhân Lâm trường, các công ty kinh doanh trên địa bàn Trường đóng chân trên địa bàn khó khăn, nhưng thuận lợi là đầu tuần phụ huynh đưa đón con đến trường có thời gian vào trường quan tâm đến việc sinh hoạt của con. Cuối tuần phụ huynh đến đón con em mình về nghỉ, nên những thời gian đó phụ huynh, học sinh có điều kiện để tham gia đọc sách báo ở thư viện xanh thân thiện. Phụ huynh đến trường thường xuyên đến thư viện trường để tham quan, quan sát con em mình học tập vui chơi, đọc truyện. Với những thuận lợi trên, nhà trường đã tổ chức phối hợp chặt chẽ với phụ hunh có con em đi học ở trường có lịch đến thăm con và cùng chia sẻ đọc truyện cùng học sinh. Dần dần tuần này, đến tháng khác với sự tiếp đón chân thành, sự quý trọng của CB - GV của nhà trường đối với phụ huynh, tạo mọi điều kiện cho phụ huynh tham gia cùng con em họ. Từ đó phụ huynh học sinh không cảm thấy bất tiện khi được các thầy cô giáo quan tâm tạo điều kiện nữa. Mà giờ đây phụ huynh đã ý thức được việc có thói quen đọc sách, báo là có lợi cho bản thân và đặc biệt tạo được phong trào đọc sách, báo rộng rãi. Phụ huynh đã thực sự là cầu nối cho các em có thêm động lực học tập và có thói quen đọc sách nhằm phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều. Từ giải pháp mưa dầm thấm lâu, nhà trường bước đầu tạo được niềm tin đối với phụ huynh, nhân dân ở địa phương và đã góp phần nhỏ bé của mình vào phong trào đọc sách, dần xây dựng được văn hóa đọc đến với học sinh, phụ huynh của nhà trường. Tạo được tiền đề vững chắc cho nền tảng học tập “suốt đời” có ý nghĩa hơn đối với học sinh, nhân dân trên địa bàn. Từ một giải pháp khó tưởng chừng không thể nhưng giờ đây đã có những tín hiệu mới về văn hóa đọc đến với học sinh phụ huynh của nhà trường. Bằng chứng thể hiện rõ nhất chính là kết quả học tập của các em ngày một tiến bộ và vững chắc. Học sinh giờ đây tự tin hơn, năng động hơn, ngoan hơn, khỏe hơn, học tập tiến bộ hơn, văn minh hơn Hoạt động thư viện thực sự sôi nổi và tạo ra không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi của cả phụ huynh cũng như CB, GV, NV và học sinh. Số lượt giới thiệu sách của cán bộ thư viện cũng nhiều lên vì số sách mới được tăng lên hằng tuần và phương thức tiếp cận sách thuận lợi. Nhờ áp dụng những giải pháp trên đã tạo được sự ham mê đọc sách trong học sinh. Thư viện trở thành nơi sinh hoạt, giải trí lành mạnh và bổ ích không thể thiếu đối với các em học sinh khi đến trường, là môi trường thân thiện giúp các em học tập, sáng tạo, phát triển tư duy. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đọc viết nói riêng và chất lượng phân môn tiếng Việt nói chung của học sinh Bru – Vân Kiều của đơn vị. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu sau đây: BẢNG 2 Bảng khảo sát chất lượng phân môn Tiếng Việt vào Giữa Học kì 2 năm học: 2019-2020 Tống số học sinh HTT HT CHT Ghi chú 183 SL % SL % SL % 90 49,2 89 48,6 4 2,2 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của các giải pháp - Xây dựng được “Thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều” đã tạo được sức hấp dẫn, thu hút và kích thích được học sinh đọc sách, tạo ra một không gian đọc, học tập thoải mái và tích cực góp phần gợi mở, gần gũi và thân thiện, đánh thức được sự ham đọc, ham tìm hiểu kiến thức trong sách, báo của đông đảo học sinh, cán bộ, giáo viên và phụ huynh. Học sinh dễ tập trung, cảm nhận thoải mái và tự do hơn khi được đọc sách dưới những gốc cây xanh thoáng mát, những chiếc xích đu, hay những chiếc ghế ngồi xinh xắn, những thảm cỏ xanh xung quanh trường, những tấm xốp mềm mại và đầy màu sắc quyến rũ các em đến đọc sách. Vào những ngày thời tiết không thuận lợi, các em học sinh có thể đọc sách ở các góc trong lớp học, ở thư viện trung tâm, thư viện di động ở các khu vực lẻ. Nhờ vậy mà các công tác giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành kỷ luật, chất lượng học cũng được nâng cao một cách rõ rệt. Hiệu quả từ mô hình Thư viện thân thiện có tác dụng thiết thực tạo được môi trường đọc sách lý thú bổ ích đem lại hiệu quả cao trong dạy học. - Tập cho các em có thói quen đọc sách, được tiếp xúc với nhiều loại sách và không bị nhàm chán về chủng loại sách. Học sinh lẫn giáo viên đã hình thành một thói quen, hình thành một văn hóa đọc theo đúng nghĩa. - Tạo cho không khí học tập giảm bớt sự căng thẳng, ứng xử, giao tiếp giữa học sinh và học sinh chan hòa hơn, đoàn kết thân ái hơn. Với một môi trường thân thiện gần gũi như thế tất nhiên sẽ không có bạo lực diễn ra. - Tạo sân chơi bổ ích, lý thú mang cảm giác nhẹ nhàng, có văn hóa, không bạo lực. Bởi phần lớn các giờ ra chơi các em tiểu học đã giảm đi các trò chơi chạy nhảy, đuổi nhau, rượt bắt, mồ hội nhễ nhại, quần áo xộc xệch khi vào lớp. Mà đã thay thế thành những không gian đọc sách với nhiều tư thế đọc, nhiều cảm xúc, nhiều ý tưởng hay, ý nghĩa đối với học sinh, giáo viên qua từng trang sách “mở” và những giờ học lý thú bổ ích. - Các em đến trường là được tiếp xúc với sách với tri thức của nhân loại, được gần gũi yêu thương, được các thầy cô giáo đang ngày đêm thầm lặng hướng dẫn dìu dắt chỉ bảo cho các em có một văn hóa đọc sách ngay từ nhỏ, ngay từ trên ghế nhà trường. - Từ thích đọc sách, đam mê đọc sách đã thực sự hữu ích, tích cực giúp các em trong học tập cũng như chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Phong trào đọc sách của nhà trường đã thực sự được lan tỏa đến mọi người. Qua hiệu quả đạt được tổ chức xây dựng thư viên thân thiện học sinh người Bru- Vân Kiều giờ đây các em mạnh dạn, tự tin, năng động hơn, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chính xác hơn. Học tập tiếp thu và lĩnh hội được kiến thức dễ dàng hơn, các em có cái nhìn và cảm nhân bao dung thân thiện với mọi người hơn. Cái khoảng cách bất đồng ngôn ngữ giờ đây không còn nữa mà chỉ để lại là sự thông hiểu chia sẻ với nhau những gì tốt đẹp nhất đến với các em học sinh nơi đây. 3.2.Những kiến nghị đề xuất: Để hoạt động thư viện nhà trường nói chung và hoạt động “Thư viện thân thiện” nói riêng có hiệu quả, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau: - Sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà trường về kính phí để xây dựng, người phụ trách quản lý, chỉ đạo phải là người chủ động, quan tâm đến phong trào là người khơi nguồn, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm về công tác Thư viện. - Cán bộ Thư viện phải có tình yêu nghề, có ý thức, có chuyên môn nghiệp vụ có tính sáng tạo, trách nhiệm cao, biết tham mưu, xây dựng kế hoạch hoạt động chủ động sáng tạo. Với những kết quả đạt được trong 3 năm qua là một sự nỗ lực của đơn vị nhưng so với những đơn vị bạn thì còn những hạn chế nhất định. Trên đây là những suy nghĩ của bản thân về việc nghiên cứu “Một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều”. Tuy vậy do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được nhận sự giúp đỡ, góp ý bổ sung của các cấp quản lý giáo dục và đồng nghiệp để để sáng kiến của bản thân hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của thư viện nói riêng và chất lượng giáo dục đại trà và toàn diện trong thời gian tới. Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_thu_vien_than_thien_nham_hinh.doc