SKKN Một số giải pháp triển khai có hiệu quả công tác Tư vấn tâm lí cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông Nam Yên Thành

Một thực tế không thể phủ nhận là ngày nay, học sinh nói chung, học sinh THPT

nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Sự phát triển vũ bão của khoa học

công nghệ đòi hỏi các em phải cố gắng tối đa mới có thể đáp ứng và tìm được chỗ

đứng trong xã hội, tính phức tạp và yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập,

những kì vọng và thúc ép thành tích quá sức đến từ phụ huynh và cả nhà trường.

Những mặt trái của đời sống xã hội kinh tế thị trường cũng tạo ra những tác động

tiêu cực tới tâm lí và nhận thức các em. Xu hướng coi trọng vật chất, đồng tiền làm

băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống, những tệ nạn xã hội, tiêu cực, ăn

chơi sa đọa bày ra trước mắt, số gia đình li hôn ngày càng nhiều. Mặt khác, sự phát

triển thể chất ngày càng sớm nên chưa được chuẩn bị tâm lí, kĩ năng sống tương

thích, sự ảnh hưởng của mạng xã hội, internet đen với lối sống buông thả, hưởng

thụ, những hình ảnh khiêu dâm, bạo lực tạo ra những nguy cơ rình rập, đe dọa, lôi

kéo thường xuyên Không hiếm những trường hợp học sinh học giỏi bỗng dưng

sa sút, học sinh ngoan bỗng dưng sa vào tệ nạn xã hội, học sinh bỏ học, bỏ nhà đi

hoang, học sinh bị dụ dỗ xâm hại, học sinh rơi vào trầm cảm hoặc tự tử. Theo một

thống kê gần đây, có hơn 96% học sinh THPT thừa nhận có băn khoăn lo lắng ở

những mức độ khác nhau, trong đó có 26,3% thường xuyên lo lắng. Cách thức phổ

biến của các em rơi vào hiện tượng này là “ âm thầm chịu đựng” ( 44%). Nó gia

tăng nguy cơ tích tụ những khó khăn tâm lí. Nếu bị tích tụ, dồn nén quá lâu sẽ dẫn

đến sự bột phát về hành vi. Tất cả những điều đó lại khẳng định tầm quan trọng

của Tư vấn tâm lí trong nhà trường và vai trò của người giáo viên trong chức năng

tư vấn. Không phải lúc nào ngoài xã hội, học sinh dễ dàng tìm kiếm được sự tư

vấn. Chỉ trong nhà trường, các em mới nhanh chóng tìm được sự quan tâm, giúp

đỡ động viên mà không bị ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự, không bị la mắng,

xúc phạm đồng thời vấn đề được giải quyết kịp thời.7

Theo nhà Tâm lí học J.Schmidt, Tư vấn học đường trong nhà trường là hoạt động

hướng tới mục đích: Phát triển giáo dục ( Eduation development), Phát triển nghề

nghiệp ( career development) và Phát triển nhân cách và quan hệ xã hội ( personal

and social development). Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của

Bộ GD&ĐT khẳng định mục tiêu của công tác tư vấn tâm lí cho học sinh là “

Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó

khăn về tâm lí trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm

thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành

mạnh, an toàn, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường. Hỗ trợ học sinh rèn

luyện kỹ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp

trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần

xây dựng và hoàn thiện nhân cách”. Quan điểm này gần với mô hình mục tiêu của

Tư vấn học đường được xem như là mô hình chuẩn trong việc triển khai công tác

tư vấn nói chung trong đó có tư vấn tâm lí trong nhà trường ở Việt Nam.

Có thể thấy, hoạt động tư vấn tạo ra động lực cho sự phát triển của của học sinh và

các thành viên khác trong trường học, định hướng học sinh đến một triết lí mới

trong học tập đồng thời nó phòng ngừa các sự kiện có thể đẩy học sinh đến sự bất

lực hoặc cản trở quá trình phát triển, phòng ngừa các hành vi tiêu cực hoặc bạo lực

học đường. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng góp phần can thiệp, khắc phục những

hành vi không phù hợp cản trở quá trình phát triển của học sinh như vấn đề rối

nhiễu cảm xúc, hành vi, bạo lực, xâm hại, vi phạm kỉ luật.

pdf40 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp triển khai có hiệu quả công tác Tư vấn tâm lí cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông Nam Yên Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thực sự trở thành người bạn tâm tình với các em mới đạt được hiệu 
quả tư vấn. Cũng có thể phối hợp khi đã trao đổi qua điện thoại, tin nhắn với học 
sinh đủ tin cậy, người tư vấn có thể hẹn gặp trao đổi trực tiếp. Có thể tham khảo 
một số ví dụ:
23
24
H
H
H
H
25
26
- Tư vấn thông qua sinh hoạt ngoài giờ lên lớp hoặc sinh hoạt tập thể, ngoại 
khóa, giáo dục kĩ năng sống: Thông qua việc tổ chức hoạt động sinh hoạt ngoài giờ 
lên lớp, theo từng chủ điểm, nhà trường kết hợp tư vấn tâm lí cho học sinh. Chúng 
tôi thường tập trung vào chủ đề tháng 10 “Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia 
đình” và chủ đề tháng 3 “ Thanh niên với vấn đề lập nghiệp” để tổ chức tư vấn 
cho học sinh thông qua bài nói chuyện chuyên đề, bổ sung kiến thức, giải đáp thắc 
mắc. Đi kèm đó là diễn đàn trao đổi của chính các em nhằm tạo lên sự trao đổi gần 
gũi, sát thực. Hàng năm, nhà trường cũng tổ chức mời một số tổ chức, chuyên gia 
đến trao đổi với học sinh như Trung tâm DS KHHGĐ tỉnh trao đổi kiến thức về 
bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên, Công an huyện trao đổi về phòng 
chống bạo lực, ma túy và các kiến thức pháp luật. Đặc biệt, vào tháng 2/2019, nhà 
trường đã mời kỉ lục gia về trí nhớ Dương Anh Vũ đến trường để trao đổi về nghị 
lực sống và học tập thông qua tấm gương của chính anh từ một học sinh học dốt 
trở thành một kỉ lục gia thế giới về trí nhớ. Trong các hoạt động thiện nguyện hay 
tham quan các di tích lịch sử trên địa bàn, nhà trường luôn cố gắng tạo điều kiện để 
một số em học sinh “ cá biệt” , học sinh có vấn đề về hành vi bạo lực, học sinh có 
biểu hiện đua đòi ăn chơi tham gia. Chính qua những hoạt động đó, các em vừa 
được chứng kiến tận mắt vừa được giáo viên giới thiệu, trao đổi tâm tình trong một 
không khí thoải mái, gần gũi, rất nhiều em đã tự nhận ra , khắc phục được tâm lí và 
dần thay đổi. Có nhiều em đã trở thành thành viên tích cực của CLB tình nguyện 
nhà trường.
- Lồng ghép Tư vấn tâm lí với Tư vấn hướng nghiệp. Lứa tuổi học sinh 
THPT là lứa tuổi các em có định hướng nghề nghiệp rõ nét nhất. Các hoạt động 
học tập cũng như tâm lí của các em đều hướng tới vấn đề này. Tuy nhiên những 
vấn đề tâm lí của các em cũng nảy sinh từ đây. Học sinh lúng túng thậm chí lạc lối 
trong chọn trường chọn nghề, những áp lực học tập để hướng tới thi vào ĐH, mâu 
thuẫn giữa các em và cha mẹ trong vấn đề chọn nghề, chọn trường, mâu thuẫn giữa 
khát vọng cá nhân và hoàn cảnh kinh tế của gia đình v.v. Hàng năm, hầu như 
trường học nào cũng tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Ở trường THPT 
Nam Yên thành, chúng tôi xác định, tư vấn hướng nghiệp không chỉ là cung cấp 
thông tin về nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, khả năng tìm kiếm việc làm, giúp học sinh 
hình thành và nuôi dưỡng thái độ nghề nghiệp, giúp học sinh tìm và lựa chọn được 
chuyên ngành học, nghề phù hợp mà còn một mục tiêu quan trọng nữa là gỡ rối, 
giúp các em vượt qua được những vấn đề tâm lí các em dễ gặp phải trong quá trình 
này. Do vậy, dung lượng của các buổi tư vấn hướng nghiệp luôn dành đủ thời gian 
cho việc trao đổi về vấn đề này. Bên cạnh sự tham gia trao đổi của thầy cô, nhà 
trường cũng mời một số cựu học sinh đến tư vấn thêm cho các em. Những cựu học 
sinh có thành tích học tập xuất sắc, theo học những trường ĐH lớn trao đổi về khắc 
phục những rào cản trong học tập, tâm lí để có được kết quả học tập, nghề nghiệp 
tốt. Bên cạnh đó, trường cũng mời một số cựu học sinh đã từng đi lao động ở nước 
ngoài đến trao đổi về những vấn đề thực tế của cuộc sống lao động ở nước ngoài, 
những vất vả, tốn kém, sự nguy hiểm khi tham gia đi nước ngoài bằng con đường 
27
không hợp phápnó góp phần khắc phục tâm lí sính ngoại, ảo tưởng và xu hướng 
“đi Tây” dễ dàng đổi đời trong một bộ phận học sinh.
2.2.4. Huy động sự hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các chức sắc tôn 
giáo trong công tác Tư vấn tâm lí.
Trong nhiều năm qua, trường THPT Nam Yên Thành luôn có Ban đại diện cha mẹ 
học sinh bao gồm những thành viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao. Bên cạnh sự hỗ 
trợ nhiều mặt trong hoạt động giáo dục nói chung, nhà trường còn huy động sự 
tham gia của Ban đại diện CMHS trong hoạt động tư vấn tâm lí. Hàng tháng, trong 
tham gia sinh hoạt lớp, đại diện phụ huynh các lớp đều dành thời gian trao đổi, tâm 
tình với học sinh, tạo sự chia sẻ, gắn kết. Các trường hợp học sinh vi phạm kỉ luật, 
học sinh có biểu hiện chưa ngoan, Trưởng Ban đại diện CMHS trường đều gặp gỡ 
riêng, vừa nhắc nhở, giáo dục vừa nắm bắt tâm tư tình cảm. Bằng kinh nghiệm, 
vốn sống, tấm lòng của người cha người mẹ , các bác đã có điều kiện để cảm hóa, 
tư vấn cho các em, giúp các em vượt qua được những khó khăn tâm lí để tiếp tục 
học tập rèn luyện. Tùy theo vụ việc, Ban còn đến trực tiếp nhà phụ huynh để nắm 
bắt thông tin đồng thời tư vấn thêm cho phụ huynh về phương pháp, biện pháp 
giúp đỡ, giáo dục con tiến bộ. Sự tham gia nhiệt tình và hiệu quả của Ban đại diện 
CMHS đã góp phần giảm số lượng học sinh bỏ học, học sinh vi phạm kỉ luật, giúp 
nhà trường luôn được đánh giá cao về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành 
mạnh, thân thiện. 
Bên cạnh đó, trường THPT Nam Yên Thành còn có đặc thù riêng: 6/7 xã vùng 
tuyển sinh là vùng giáo, trường đóng ở xã Bảo Thành cũng là nơi có Giáo hạt Bảo 
Nham có từ thế kỉ XIX, số lượng học sinh là tín đồ Công giáo chiếm bình quân 1/3 
học sinh toàn trường. Trong vùng cũng có một số cơ sở thờ tự Phật giáo lớn như 
chùa Gám, chủa Bảo Lương, một số học sinh cũng thường xuyên đến để sinh hoạt 
tín ngưỡng hoặc tham gia các khóa tu rèn luyện kĩ năng sống. Nhà trường cũng tạo 
được mối liên hệ gắn kết thường xuyên với các chức sắc, chức việc của các cơ sở 
tôn giáo trong vùng. Do vậy, trong việc triển khai công tác nói chung, công tác tư 
vấn tâm lí, nhà trường đều cố gắng huy động sự vào cuộc của các chức sắc tôn 
giáo. Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề nảy sinh trong học sinh có đạo, các chức sắc 
tôn giáo trao đổi sẽ hiệu quả hơn. Năm học 2018-2019 có học sinh Công giáo tên 
là N.Đ.T, lớp 10A4. Qua nắm bắt các biểu hiện, chúng tôi xếp em vào nhóm học 
sinh có hành vi lệch chuẩn. Tính cách của em rất đối cực: gặp thầy cô, em đều chào 
hỏi rất lễ phép nhưng trong giờ học, em lại hay nói ngang, cãi lại, văng tục, thậm 
chí sẵn sàng bỏ ra khỏi lớp khi bị giáo viên nhắc nhở. Em ít chịu ngồi yên một chỗ 
trong lớp mà di chuyển liên tục, có khi em còn sang các lớp khác. Em cũng hay 
đánh bạn vô cớ. Chúng tôi đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với em rất nhiều lần, họp hội 
đồng kỉ luật, vào nhà trao đổi với phụ huynh nhưng cả nhà trường và gia đình hầu 
như bất lực. Em luôn tỏ thái độ chống đối, bất cần và cuối cùng là bỏ học vào đầu 
năm 2019-2020. Qua tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi nhận thấy em hay gần gũi 
với tu sĩ trẻ là thầy dạy giáo lí và hướng dẫn hoạt động của giới trẻ trong cộng 
28
đoàn. Chúng tôi đã liên hệ nhờ các tu sĩ đó trao đổi với em. Kết quả là năm học 
này en T đã quay trở lại đi học, biểu hiện hành vi đúng mực, chấp hành nội quy tốt 
hơn. Trường hợp thứ hai là em L.T.Đ, học sinh lớp 12A5 năm học 2020-2021. Em 
vốn là một học sinh học khá, năm lớp 9 còn đạt giải Nhì trong cuộc thi Sáng tạo 
KHKT cấp tỉnh. Vào lớp 10, em đã có biểu hiện bất thường: nghỉ học vô lí do 
nhiều, hay xin ra đi vệ sinh giữa giờ, đi vào thì người có mùi thơm lạ, quan hệ bạn 
bè với những đối tượng phức tạp bên ngoài. Em lại khéo tay nên thường xuyên “ 
độ” xe máy điện cho các bạn, kiếm được tiền. Qua trực tiếp gặp gỡ riêng em, cuối 
cùng em thú nhận mình sử dụng ma túy đá. Em kể: Em được gia đình gửi vào nhà 
thờ xứ Yên Hòa ( Nghi Văn- Nghi Lộc) để linh mục nuôi và dạy thêm giáo lí. Em 
bị bạn bè xấu trong vùng rủ rê nên bắt đầu sử dụng ma túy. Chúng tôi vừa tư vấn 
vừa phối hợp với công an khu vực để giúp em vượt qua nhưng hiệu quả chậm. Nhà 
trường đã vào thông báo tình hình trao đổi với linh mục quản xứ. Linh mục đã 
cùng ban hành giáo phối hợp giáo dục, tư vấn cho em Đ, hiện nay, em đã cai 
được, tâm trạng vui vẻ, cầu tiến và đang hoàn thành chương trình học lớp 12. 
Chúng tôi cũng liên hệ với Thiền viện Trúc Lâm Chùa Gám để thông qua các 
khóa tu dành cho học sinh, các tăng ni dành thời gian trao đổi về sự dưỡng tâm, về 
đạo hiếu, giúp các em thanh tẩy tâm trí, tìm được sự an lành, cân bằng trong cuộc 
sống. Một số ví dụ nhỏ đó là minh chứng cho hiệu quả lớn của sự phối hợp và huy 
động nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho công tác tư vấn tâm lí.
3. Kết quả đạt được về xếp loại đạo đức học sinh do có sự đóng góp của công 
tác tư vấn tâm lí.
Sự chuyển biến về tu dưỡng rèn luyện đạo đức của học sinh được tạo bởi sự tác 
động của nhiều thành tố nhưng không thể phủ nhận đóng góp quan trọng của công 
tác tư vấn tâm lí ở trường THPT Nam Yên Thành. Nó tạo ra những chuyển biến 
tích cực trong tâm tư, tình cảm của học sinh, góp phần xây dựng trường học thân 
thiện, trường học an toàn. Kết quả xếp loại về đạo đức yếu kém cũng như số học 
sinh bị kỉ luật giảm rõ qua từng năm. Bảng số liệu sau là một minh chứng:
Xếp loại đạo đức ( %) Số học sinh bị kỉ luậtNăm 
học
Số 
học 
sinh Tốt Khá TB Yếu Khiển 
trách
Phê 
bình
Cảnh 
cáo
Đuổi 
học 
có 
thời 
hạn
Số 
HS 
được 
tư 
vấn
2017-
2018
826 72,31 21,86 4,11 1,12 5 5 2 1 21
2018-
2019
864 72,38 21,3 5,09 1.23 4 2 1 0 27
29
2019-
2020
900 68.58 25.11 5,97 0.74 1 2 1 0 17
HK1 
2020-
2021
943 60,55 31,81 6,26 0,11 0 0 0 0 35
Kết quả trên cho thấy Tư vấn tâm lí đã hỗ trợ tích cực cho giáo dục đạo đức lối 
sống cho học sinh và góp phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của các 
nhà trường. Hoạt động tư vấn tâm lý đã thực sự góp phần hình thành phát triển những 
năng lực cốt lõi cho học sinh. Hoạt động tư vấn tâm lý thực sự cần thiết trong mỗi 
nhà trường, cần được sự quan tâm đúng mức và kịp thời của các cấp quản lý giáo 
dục, nhằm cung cấp cho học sinh “liều thuốc tinh thần”, giúp các em vượt qua 
những khủng hoảng tâm lý. Hoạt động này cũng giúp giải quyết những những khó 
khăn của học đường, của gia đình và của xã hội.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Đề tài đã được chúng tôi thực hiện liên tục trong 03 năm và từng bước đem lại 
hiệu quả rõ rệt ở trường THPT Nam Yên Thành góp phần giúp học sinh phát triển năng 
lực, vượt qua lực cản và nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện. Chúng tôi 
cũng đã bắt đầu phổ biến và áp dụng đề tài này tại các trường học trên địa bàn có cùng 
nhiều yếu tố tương đồng là trường THPT Phan Thúc Trực và trường THPT Phan Đăng 
Lưu.. Hiệu quả xã hội của đề tài chính sự tác động của nó đến hoạt động giáo dục 
toàn diện ở trường học nói chung và trường học. Tư vấn tâm lí thực sự giúp học 
sinh vượt qua được những vướng mắc, băn khoăn, những hành vi lệch chuẩn, có 
sức khỏe tốt, có mục tiêu học tập và định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tích cực. Từ 
đó, góp phần đào tạo nên những thế hệ học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất 
và năng lực, năng động sáng tạo, phù hợp với mục tiêu đổi mới chương trình giáo 
dục phổ thông hiện nay.
Hiệu quả triển khai đã cho thấy tính ứng dụng thiết thực, tính sư phạm và hiệu 
quả xã hội của đề tài trong nhà trường khi thực hiện. Tính mới của để tài là sự triển 
khai sáng tạo, kịp thời một chủ trương còn rất mới mẻ “lạ lẫm” trong nhà trường nói 
chung và trong trường THPT nói riêng. Đi kèm đó là sự vận dụng sáng tạo vào một 
môi trường giáo dục đặc thù, cụ thể ở huyện Yên Thành.
2. Kết luận sau quá trình nghiên cứu, triển khai áp dụng đề tài
Thực hiện tư vấn tâm lí cũng là góp phần đổi mới phương pháp dạy học - một 
nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra trong các nhà trường. Công tác tư vấn góp phần tạo ra 
nguồn nhân lực biết suy nghĩ đúng hướng, hành xử có văn hóa, sáng tạo trong cuộc 
sống, được phát triển năng lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
30
Đề tài đã trình bày thực trạng tình hình, những thuận lợi khó khăn, kết quả 
khảo sát, đề xuất một số biện pháp thực hiện có hiệu quả và kết quả công tác tư vấn 
ở trường THPT Nam Yên Thành với mong muốn hoạt động này ngày càng có hiệu 
quả hơn ở các trường học. Để từ đó chia sẻ với các đồng nghiệp có một số kinh 
nghiệm khi thực hiện tư vấn để học sinh được hỗ trợ và chăm sóc, tư vấn tốt nhất 
khi gặp phải những khó khăn, rắc rối ở lứa tuổi học trò.
3. Một số kiến nghị, đề xuất
Từ đề tài này, chúng tôi xin kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan một số 
vấn đề sau đây:
- Cần tiếp tục quan tâm đưa ra những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể hơn nữa để 
tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tư vấn học đường nói chung, tư vấn tâm lí nói riêng 
trong các nhà trường. Tăng cường tuyên truyền để tạo ra một nhận thức đầy đủ, sâu 
sắc và rộng khắp trong CBGV cũng như phụ huynh về vai trò, tác dụng, hiệu quả 
hỗ trợ tích cực của công tác tư vấn tâm lí tới sự phát triển toàn diện và sự an toàn 
của học sinh.
- Bố trí tập huấn, nâng cao năng lực, kĩ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác 
tư vấn tâm lí trong các nhà trường hướng tới mục tiêu 100% cán bộ làm công tác tư 
vấn được đào tạo, tập huấn qua các khóa do ngành tổ chức.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai công tác tư vấn tâm lí 
trong các nhà trường cũng như tổng kết, trao đổi kinh nghiệm để từ đó rút ra những 
bài học thực tiễn góp phần đẩy mạnh hiệu quả tích cực của nó trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng 
chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của 
Hội đồng khoa học các cấp để đề tài tiếp tục được hoàn thiện và được áp dụng rộng 
rãi hơn trong các nhà trường.
Yên Thành, ngày 20 tháng 03 năm 2021 
 Tác giả
 Hoàng Vĩnh Thắng
31
PHỤ LỤC
1. Một số Hồ sơ công tác Tư vấn tâm lí ở trường THPT Nam Yên Thành:
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NAM YÊN THÀNH
CỘNG HOÀ XÃ HỌI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 42 /QĐ -NYT Yên Thành, ngày 06 tháng 9 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
(V/v thành lập Tổ Tư vấn tâm lý, hỗ trợ học sinh)
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT NAM YÊN THÀNH
- Căn cứ Quyết định số 57/2012/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2012 của 
UBND tỉnh Nghệ An về phân công, phân cấp quản lí tổ chức bộ máy, cán bộ, công 
chức, viên chức trong các cơ sở giáo dục.
 - Căn cứ Điều lệ trường trung học được ban hành kèm theo Thông tư số 
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT.
- Căn cứ công văn số 1568/SGD ĐT-CTTT ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Sở 
GD&ĐT Nghệ An về việc triển khai công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ 
thông.
- Căn cứ năng lực của các cá nhân.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Tổ tư vấn tâm lý, hỗ trơ học sinh bao gồm các ông(bà) có tên 
sau: 
1. Ông Hoàng Vĩnh Thắng,Phó Hiệu trưởng: Tổ trưởng.
2. Ông Bùi Văn Chương,Bí thư Đoàn Trường: Tổ phó
3. Ông Nguyễn Trọng Bài,Phó BT Đoàn trường: Tổ viên
4. Bà Lê Thị Ngọc Tĩnh,TPCM: Tổ viên
5. Ông Võ Xuân Lĩnh, Trưởng Ban ĐDCMHS: Tổ viên
6. Em Nguyễn Hà An, HS lớp 12A1: Tổ viên
Điều 2: Tổ Tư vấn tâm lý có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tư vấn tâm lý, hỗ trợ 
học sinh theo các quy định và hướng dẫn hiện hành.
Điều 3. Các ông (bà),có tên tại điều 1 có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày kí.
 HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận: 
 - Điều 1.
 Lưu VP. Nguyễn Đức Thành
32
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG THPT NAM YÊN THÀNH Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
 Số 65 /KH-TVTL.NYT Yên Thành, ngày 16 tháng 9 năm 2020
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ- HỖ TRỢ HỌC 
SINH NĂM HỌC 2020-2021
1. Căn cứ pháp quy để xây dựng kế hoạch:
- Nghị định số 80/2017-NĐ-CP ngày 17tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định 
về môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường;
- Thông tư số 31/2017/TT-BGD&ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ GD&ĐT 
Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông;
- Công văn số 1769/SGD&ĐT-GDTrH ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Sở GD&ĐT 
Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021,
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 của Trường THPT Nam Yên 
Thành
- Căn cứ Quyết định số 42/QĐ- THPT.NYT ngày 06 tháng 9 năm 2020 của Hiệu 
trưởng trường THPT Nam Yên Thành về việc thành lập Tổ tư vấn tâm lý và hỗ trợ 
học sinh.
2. Danh sách Tổ tư vấn tâm lý và hỗ trợ học sinh trường THPT Nam Yên 
Thành 
1. Ông Hoàng Vĩnh Thắng, P.Hiệu trưởng- Tổ trưởng
2. Ông Bùi Văn Chương, BT Đoàn trường- Tổ phó
3. Ông Nguyễn Trọng Bài, PBT Đoàn trường- Tổ viên
4. Bà Lê Thị Ngọc Tĩnh, TPCM, GV môn GDCD- Tổ viên
5. Ông Võ Xuân Lĩnh, Trưởng Ban ĐDCMHS- Tổ viên
6. Nguyễn Hà An, học sinh 12A1- Tổ viên
3. Kế hoạch công tác Tư vấn tâm lý, hỗ trợ học sinh năm học 2020-2021:
THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC PHỤ TRÁCH BỔ 
SUNG
Tháng 
9/2020
- Xây dựng KH, phân công nhiệm vụ
- Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng Tư 
vấn tâm lý
- Trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng tư 
vấn tâm lý cho đội ngũ GVCN
- Đc Thắng
- Đc Thắng, 
Chương, Bài
- Tổ tư vấn 
trường
33
Tháng 
10/2020
- Tư vấn tâm lý cho học sinh
- Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản 
vị thành niên
Tổ tư vấn
- UB BVBMTE 
huyện YT
Tháng 
11,12/2020
- Tư vấn kỹ năng ứng xử trong tình 
bạn, tình yêu( Cho hs toàn trường)
- Tư vấn tâm lý cho cá nhân hs ( theo 
yêu câu)
- Đc Tĩnh
- Tổ tư vấn
Tháng 
1/2021
- Tư vẫn kỹ năng phòng chống bạo 
lực, xâm hại, buôn bán người ( Cho 
hs toàn trường)
- Đc Thắng
Tháng 
2/2021
- Tư vấn tâm lý cho hs theo yêu cầu Tổ tư vấn
Tháng 
3/2021
- Tư vấn chọn nghề, chọn trường và 
công tác hướng nghiệp cho thanh 
niên ( Hs khối 12)
- Đc Chương
Tháng 
4/2021
- Tư vấn tâm lý theo yêu cầu
- Kỹ năng sử dụng mạng xã hội, phổ 
biến luật An ninh mạng
- Tổ tư vấn
- Đc Bài
Tháng 
5/2021
- Trao đổi về đạo hiếu và Lễ tri ân
- Tư vấn tâm lý theo yêu cầu
- Bác Lĩnh, Hà 
An 
- Tổ tư vấn
 KT.HIỆU TRƯỞNG 
 P. HIỆU TRƯỞNG
 Hoàng Vĩnh Thắng
34
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NAM YÊN THÀNH
CỘNG HOÀ XÃ HỌI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 85 /TTr -THPTNYT Yên Thành, ngày 03 tháng 10 năm 2017
Kính gửi: Công an huyện Yên Thành
Thực hiện kế hoạch đảm bảo ANTH và Tuyên truyền phổ biến pháp luật năm 
học 2017-2018, nhằm tăng cường hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong 
nhà trường, trường THPT Nam Yên Thành dự kiến tổ chức buổi tuyên truyền 
PBPLcho học sinh toàn trường. Kế hoạch cụ thể như sau:
- Thời gian: 7h00- 8h50 thứ 2 ngày 09/10/2017.
- Nội dung: Phổ biến những điểm mới và tư vấn cho học sinh chấp hành các 
quy định của pháp luật về ATGT, phòng chống tệ nạn xã hội
Để tăng cường tính nghiêm túc, hiệu quả của buổi tuyên truyền, đồng thời góp 
phần tạo sự gắn kết giữa học sinh và người chiến sĩ CAND, nhà trường đề nghị 
Công an huyện hỗ trợ Báo cáo viên. Mọi trao đổi xin liên hệ trực tiếp với thầy 
Thắng, số điện thoại: 0915228122. Xin trân trọng cảm ơn.
 KT.HIỆU TRƯỞNG
 P. HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận: 
 - CA huyện.
 - Lưu VP. Hoàng Vĩnh Thắng
35
36
2. Một số hình ảnh minh chứng hoạt động Tư vấn tâm lí ở nhà trường.
 Tập huấn kỹ năng TVTL cho tổ TVTL và GVCN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Diễn đàn gặp gỡ, trao đổi tư vấn tâm lí cho học sinh
37
Kỉ lục gia về trí nhớ Dương Anh Vũ giao lưu, chia sẻ với học sinh toàn trường.
Em Nguyễn Hà An, thành viên Tổ TVTL đang tư vấn cho các bạn
38
Bác Võ Xuân Lĩnh, Trưởng Ban ĐDCMHS gặp gỡ, tư vấn cho học sinh 
GVCN Nguyễn Thị Thảo tư vấn cho học sinh
39
Hội thi gói bánh tặng các học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Phòng tư vấn và nội dung TVTL- Hướng nghiệp
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 1686/SGDĐT-CTTT ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Sở GD&ĐT 
Nghệ An.
2. Công văn số 1769/SGDĐT-GDTrH ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Sở 
GD&ĐT Nghệ An.
3. TT số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ GD&ĐT.
4. Nhiều tác giả- Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo 
viên trung học phổ thông hạng II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018.
5. Nhiều tác giả- Bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công 
tác tư vấn cho học sinh, ĐH Vinh, 2019.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_trien_khai_co_hieu_qua_cong_tac_tu_van.pdf
Sáng Kiến Liên Quan