SKKN Một số giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học Lớp 2

 Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với các hoạt động học tập và nội dung bài học giúp học sinh khai thác kinh nghiệm vốn có của bản thân để chơi và để học. Trong quá trình chơi trò chơi các em sẽ bộc lộ nhiều cảm xúc rất rõ ràng như: niềm vui khi thắng và buồn bã khi thua; vui mừng khi đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân cảm thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà cố gắng hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ, nhóm của mình. Đây cũng chính là đặc tính thi đua rất cao của trò chơi học tập. Đặc biệt, đối với môn toán thì trò chơi học tập càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc tạo hứng thú học toán cho học sinh.

Trò chơi 1: " Nói đúng mật khẩu"

Đây là trò chơi tôi sử dụng cho các em chơi vào 15 phút truy bài hoặc để khởi động, kiểm tra bài cũ. Qua trò chơi các em sẽ được luyện nhẩm nhanh kết quả của các bảng cộng qua 10, Cụ thể như sau:

 Bài áp dụng: Áp dụng cho các tiết học về: Bảng cộng.( SGK trang 33, )

 Mục tiêu: Luyện nhẩm nhanh kết quả của các bảng cộng qua 10, bảng cộng Chuẩn bị: Các phép tính có kèm theo đáp án. Số phép tính bằng số HS tham gia chơi và được phô tô thành 2 bản giao cho HS được chọn làm lính gác.

 Cách chơi: Trò chơi có thể linh động tổ chức vào 15 phút truy bài trước khi bắt đầu tiết học Toán. 2 HS làm lính gác ở cửa lớp (mỗi lính gác được phát một bản đề cùng đáp án), cả lớp xếp hàng ở ngoài cửa. Lính gác 1 đọc phép tính.

 Lính gác 2 căn cứ vào câu trả lời và đáp án sẵn có để quyết định hô: “ Đúng mật khẩu được vào” hay “ Sai mật khẩu, không được vào”. Nếu HS trả lời sai thì phải quay trở ra xếp ở cuối hàng chờ đến lượt sau. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả các bạn được vào lớp.

Trò chơi 2: “Hái táo”

Đây là trò chơi dùng để củng cố bài học sau khi hoàn thành nội dung bài. Nhưng bằng cách thay đổi hình thức chơi để giúp các em hứng thú tránh nhàm chán khi lặp lại những trò chơi đã thực hiện ở những bài học trước. Cụ thể như sau:

Bài áp dụng: Bài toán về nhiều hơn (SGK_ Trang 50), Bài toán về ít hơn (SGK_ Trang 51).

Mục tiêu: Củng cố dạng toán nhiều hơn, ít hơn.

Chuẩn bị: 4 - 5 hình quả táo bằng bìa cứng dán sẵn trên bảng. (Trong mỗi quả táo có ghi 1 câu hỏi trong SGK hoặc thêm một số bài toán khác dạng nhiều hơn, ít hơn mà GV yêu cầu)

Cách chơi: Trò chơi có thể lồng ghép vào bài tập 1,2 (SGK_ Trang 50,51), bài tập 1,2 (SGK_ Trang 51), thời gian 5- 7 phút. GV mời HS lên bảng. Mỗi em hái một quả táo trên cây, sau đó đọc to đề bài hoặc tóm tắt của bài toán được ghi trong quả táo. Sau đó học sinh sẽ đọc câu trả lời và kết quả của bài toán. Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được tràng pháo tay của cả lớp. Trả lời sai sẽ nhường phần trả lời cho bạn khác.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT 
 TRƯỜNG TH KIM ĐỒNG NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Trà Mai, ngày 20 tháng 11 năm 2022
 BÁO CÁO 
 Một số giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú 
 cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học lớp 2
 I. Thông tin chung
 Họ và tên người thực hiện: Trương Thị Mỹ Hiền
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường Tiểu học Kim Đồng
 Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Giáo viên chủ nhiệm
 Tên biện pháp: “Một số giải pháp sử dụng trò chơi trong giờ học môn Toán 
 tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học lớp 2”.
 II. Nội dung: 
 1. Lời giới thiệu
 Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vai trò quan trọng 
 cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. 
 Chương trình toán lớp 2 được coi là tiền đề, nền tảng góp phần thực hiện mục 
 tiêu toán tiểu học.Ở lứa tuổi này lớp 2, các em hiếu động, thích khám phá kiến 
 thức mới nhưng cũng rất dễ bị phân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú 
 với việc học. 
 Trong hoạt động học tập, hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng thôi 
 thúc học sinh chủ động lĩnh hội tri thức một cách nhanh hơn và sâu sắc hơn. 
 Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập cho 
 học sinh và sự phát triển nhân cách cho các em.
 Vậy làm thế nào để học sinh lớp 2 hứng thú với môn toán? 
 Cũng như các thầy cô giáo khác, chúng tôi luôn trăn trở, tìm tòi, từng 
 bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy Toán để làm cho những tiết 
 học toán trở lên sinh động, hấp dẫn hơn; làm cho những con số tưởng chừng 
 như khô khan, vô hồn trở lên có hồn. Và hơn hết là có thể giúp học sinh phát 
 huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học cho các 
 em. Để làm được điều đó thì trước hết cần tạo được hứng thú học tập cho học 
 sinh. Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp: “Một số giải pháp sử 
 dụng trò chơi trong giờ học môn Toán tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao 
 chất lượng dạy học lớp 2”.
 2. Thực trạng của vấn đề
 Năm học 2022 – 2023, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2/3 
 với 34 học sinh. Sau 1 tuần dạy học, tôi đã xây dựng phiếu thăm dò hứng thú 
 học tập môn Toán của học sinh lớp tôi. Tôi thu được kết quả như sau:
 Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả hứng thú học Toán cho học sinh lớp 2 Chuẩn bị: 4 - 5 hình quả táo bằng bìa cứng dán sẵn trên bảng. (Trong mỗi 
quả táo có ghi 1 câu hỏi trong SGK hoặc thêm một số bài toán khác dạng nhiều 
hơn, ít hơn mà GV yêu cầu)
 Cách chơi: Trò chơi có thể lồng ghép vào bài tập 1,2 (SGK_ Trang 
50,51), bài tập 1,2 (SGK_ Trang 51), thời gian 5- 7 phút. GV mời HS lên bảng. 
Mỗi em hái một quả táo trên cây, sau đó đọc to đề bài hoặc tóm tắt của bài toán 
được ghi trong quả táo. Sau đó học sinh sẽ đọc câu trả lời và kết quả của bài 
toán. Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được tràng pháo tay của cả lớp. Trả lời sai sẽ 
nhường phần trả lời cho bạn khác.
 Trò chơi 3: “Ai là triệu phú”
 Đây là trò chơi được xây dựng dựa trên nền tảng powerpoint giúp học 
sinh phát triển được năng lực tin học, năng lực giao tiếp, hợp tác qua đó học sinh 
có sự quyết đoán, nêu được chính kiến riêng của mình.
 Bài áp dụng: Áp dụng cho giờ học ngoại khóa hoặc tiết học ôn tập cuối 
kì, cuối năm học.
 Mục tiêu: Củng cố, ôn tập kiến thức Toán tổng hợp cuối kì, cuối năm.
 Chuẩn bị: Trò chơi “Ai là triệu phú” bằng Powerpoint, 10 câu hỏi theo 
mức độ khó tăng dần; Một tấm hình dán Sticker mặt cười; Phiếu bốc thăm phần 
thưởng sau mỗi mốc quan trọng: (Câu hỏi số 5 và câu hỏi số 10. VD: “Chúc 
mừng bạn đã giành được 1 tràng vỗ tay của cả lớp”, “Chúc mừng bạn đã trở 
thành triệu phú của sự thán phục và tiếng vỗ tay”
 Cách chơi: GV đưa ra các câu hỏi, HS nào giơ tay nhanh nhất sẽ giành 
phần trả lời. Trả lời đúng mỗi câu hỏi 1,2,3,4 sẽ giành được 1 Sticker. Trả lời 
đúng mỗi câu hỏi 6,7,8,9 sẽ giành được 2 Sticker. Riêng mốc câu hỏi số 5 và câu 
hỏi số 10 sẽ được bốc thăm phần thưởng. Các bạn trả lời sai sau khi kết thúc trò 
chơi sẽ chấp nhận hình phạt: Nhảy lò cò hoặc Múa theo lời bài hát nào đó.
 3. Kết quả cụ thể :
 Sau hơn một học kì, tôi đã áp dụng giải pháp vào quá trình dạy môn Toán cho học 
sinh lớp 2/3 của trường tôi, chúng tôi thu được kết quả như sau:
 Tên lớp Sĩ Rất thích Thích Bình thường Không thích
 số SL % SL % SL % SL %
 2/3 34 17 50 13 38,24 4 11,76 0 0
Nhìn vào bảng số liệu và thực trạng học toán của học sinh lớp, tôi nghĩ mình đã 
tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp để tạo hứng thú học toán cũng như góp 
phần nâng caochất lượng dạy - học môn toán cho học sinh.
 - Sau hơn 1 học kì tôi cùng đồng nghiệp áp dụng các giải pháp thì tỉ lệ học sinh 
hứng thú với môn toán đạt 88,24 %, số học sinh không hứng thú chỉ còn khoảng 
11,76%.
 - Các em có ý thức tự giác tham gia các hoạt động và hoàn thành bài tập 
với độ chính xác cao.
 - Đa số các em đều rất tự tin, lớp học sôi nổi.
 - Chất lượng học tập môn toán cuối học kì I được nâng lên rõ rệt: Xếp loại 
T: 30 em, H: 4 em, C: 0 em 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_su_dung_tro_choi_trong_gio_hoc_mon_toa.docx
Sáng Kiến Liên Quan