SKKN Một số giải pháp nhằm "Rèn kỹ năng giải toán bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng đối với dạng toán tìm hai số cho học sinh Lớp 4"

CƠ SỞ THỰC TIỄN

 1. Thực trạng của việc ‘Rèn kỹ năng giải toán bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng đối với dạng toán "Tìm hai số" cho học sinh lớp 4" .

* Những hạn chế của ngư¬ời dạy th¬ường đ¬ược biểu hiện như¬ sau :

- Kế hoạch lên lớp còn chung chung, ch¬ưa hoạch định rõ hoạt động của thầy và trò ở trên lớp

- Một số giáo viên chưa quan tâm thật đúng mức đến các phương pháp, thủ thuật giải toán do đó chưa xác định rõ khi nào, phương pháp nào là tối ưu.

- Giáo viên chưa thật chú trọng việc giúp học sinh nhận ra bài toán cần phải giải theo PP sơ đồ đoạn thẳng nhưng cần một, hai hay nhiều lần sử dụng sơ đồ đoạn thẳng.

 - Chưa quản l‎ý kiểm soát được học sinh trong quá trình thực hiện công việc một cách chặt chẽ.

* Những hạn chế của học sinh trong giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng đối với dạng toán "Tìm hai số" cho học sinh lớp 4"

- Chưa xác định được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm của bài toán, đôi khi còn lẫn lộn giữa các dạng toán.

- Khi tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng học sinh vẽ hình không đúng tỉ lệ, không thể hiện được tính trực quan và khi biểu diễn tổng hoặc hiệu của hai số vào sơ đồ còn nhầm lẫn nên khó khăn trong việc giải bài toán.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm "Rèn kỹ năng giải toán bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng đối với dạng toán tìm hai số cho học sinh Lớp 4"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM "RÈN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN BẰNG PP SƠ ĐỒ
ĐOẠN THẲNG ĐỐI VỚI DẠNG TOÁN TÌM HAI SỐ CHO HỌC SINH LỚP 4"
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Giải toán bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng là phương pháp có ý nghĩa rất quan trọng, phương pháp này giúp các em phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích sáng tạo đồng thời giúp giáo viên dễ dàng hướng dẫn giải, ít giảng bài mà học sinh nhanh chống hiểu bài.
Sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải bài toán có lời văn giúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc tìm được lời giải một cách tường minh, góp phần giúp cho học sinh phát triển trí thông minh, thói quen làm việc khoa học, tính kiên trì, tự lực, vượt khó, cẩn thận, chính xác. 
PHẦN II: NỘI DUNG
 CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC "RÈN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN BẰNG SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG ĐỐI VỚI DẠNG TOÁN TÌM HAI SỐ CHO HỌC SINH LỚP 4"
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vị trí môn Toán ở Tiểu học:
2. Mục tiêu của việc "Rèn kĩ năng giải toán bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng đối với dạng toán "Tìm hai số" cho học sinh lớp 4":
3. Nội dung yêu cầu phần dạy dạng toán"Tìm hai số" 
 4. Một số khái niệm:
a. Kỹ năng là gì? 
b. Kỹ năng giải toán bằng PP sơ đồ đoạn thẳng là gì?
5. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Thực trạng của việc ‘Rèn kỹ năng giải toán bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng đối với dạng toán "Tìm hai số" cho học sinh lớp 4" .
* Những hạn chế của người dạy thường được biểu hiện như sau :
- Kế hoạch lên lớp còn chung chung, chưa hoạch định rõ hoạt động của thầy và trò ở trên lớp
- Một số giáo viên chưa quan tâm thật đúng mức đến các phương pháp, thủ thuật giải toán do đó chưa xác định rõ khi nào, phương pháp nào là tối ưu.
- Giáo viên chưa thật chú trọng việc giúp học sinh nhận ra bài toán cần phải giải theo PP sơ đồ đoạn thẳng nhưng cần một, hai hay nhiều lần sử dụng sơ đồ đoạn thẳng.
 - Chưa quản l‎ý kiểm soát được học sinh trong quá trình thực hiện công việc một cách chặt chẽ. 
* Những hạn chế của học sinh trong giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng đối với dạng toán "Tìm hai số" cho học sinh lớp 4" 
- Chưa xác định được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm của bài toán, đôi khi còn lẫn lộn giữa các dạng toán.
- Khi tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng học sinh vẽ hình không đúng tỉ lệ, không thể hiện được tính trực quan và khi biểu diễn tổng hoặc hiệu của hai số vào sơ đồ còn nhầm lẫn nên khó khăn trong việc giải bài toán. 
CHƯƠNG II
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM "RÈN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN BẰNG PP SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG ĐỐI VỚI DẠNG TOÁN TÌM HAI SỐ CHO HỌC SINH LỚP 4" BIỆN PHÁP 1
HƯỚNG DẪN HỌC SINH XÁC ĐỊNH ĐÚNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC DỮ KIỆN CỦA BÀI TOÁN.
1.Đối với dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
*Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh xác định được đâu là tổng của hai số và đâu là hiệu của hai số.
*Giúp học sinh nhận ra đại lượng nào là số bé, đại lượng nào là số lớn
*Yêu cầu học sinh dựa vào tổng của hai số, hiệu của hai số, số lớn, số bé đã xác định ở trên để biểu thị đúng đoạn thẳng cho số lớn và số bé.
 2. Đối với dạng toán Tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó.
*Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh xác định được đâu là tổng (hiệu)của hai số và đâu là tỷ số của hai số.
*Giúp học sinh nhận ra 2 số cần tìm là những đại lượng nào.
*Yêu cầu học sinh dựa vào tổng(hiệu) của hai số, tỷ số của hai số, 2 đại lượng cần tìm đã xác định ở trên để biểu thị bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 *Giáo viên cần giúp học sinh nhận ra điểm khác nhau giữa hai bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" và "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó"là:
- Cách biểu thị tổng và hiệu trên sơ đồ đoạn thẳng. 
- Tìm hai số đó dựa vào tổng và tổng số phần bằng nhau; hiệu và hiệu số phần bằng nhau.
BIỆN PHÁP 2
RÈN KỸ NĂNG VẼ SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG VÀ BIỂU DIỄN ĐÚNG CÁC DỮ KIỆN CỦA BÀI TOÁN ĐÃ CHO VÀO SƠ ĐỒ
*Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn 1 giá trị (một đại lượng) là một phần, sau đó vẽ các đoạn thẳng biểu thị các đại lượng khác theo đó. Vẽ các đoạn thẳng biểu thị phải bằng nhau. Yêu cầu học sinh phải thường xuyên tập ước lượng độ dài các đoạn thẳng, tỉ lệ xích.
*Vẽ sơ đồ phải đảm bảo tính trực quan, chính xác.
* Giúp các em nắm vững cách biểu thị tổng số của 2 số đó chính là toàn bộ các đoạn thẳng được biểu thị trên sơ đồ còn biểu thị hiệu số là số đoạn thẳng biểu thị của đại lượng này hơn đại lượng kia.
BIỆN PHÁP 3:
RÈN KỸ NĂNG NHẬN DẠNG BÀI TOÁN ĐỂ GIẢI THEO PP SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG.
a. Đối với các bài toán chỉ dùng một lần sơ đồ đoạn thẳng trong bài giải.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận dạng được bài toán là thuộc dạng toán nào: Tổng - Hiệu, Tổng - Tỷ hay Hiệu - Tỷ.
b. Đối với các bài toán giải phải dùng nhiều lần sơ đồ đoạn thẳng.
- Giáo viên giúp học sinh đọc kĩ đề bài toán, phân tích bài toán dựa vào cái cần tìm và cái đã cho.
- Dựa vào các dữ kiện của bài toán đã cho để tìm hướng giải phù hợp. 
- Tìm các bước giải bài toán dùng nhiều lần sơ đồ đoạn thẳng.
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 
Qua việc áp dụng những biện pháp trên vào lớp tôi chủ nhiệm kết quả "Rèn kỹ năng giải toán bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng đới với dạng toán"Tìm hai số" cho học sinh kết quả thu được khả quan. Cụ thể:
Giỏi: 9/27. Tỉ lệ: 33,3%
Khá: 12/27. Tỉ lệ: 44,4 %
TB: 6/27. Tỉ lệ: 22,2%
Yếu: 0
Không chỉ áp dụng giảng dạy ở lớp tôi mà cho cả khối 4 và chất lượng đạt cũng rất tốt. Nhiều học sinh yếu cũng đã nắm vững cách giải.họ Đặc biệt là học sinh biết dùng kỹ năng giải toán bằng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng vào các dạng toán khác khá tốt như toán phân số, toán hơn kém, toán đơn, toán hợp,...
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
1. Để học sinh có phương pháp giải toán bằng PP sơ đồ đoạn thẳng được tốt trước tiên người giáo viên cần tổ chức quá trình học tập tạo hứng thú gây được sự chú ý cuốn hút học sinh khi hướng dẫn giải toán.
2. Hình thành thói quen cho học sinh đọc kĩ đầu bài, phân tích các mối quan hệ giữa các đại lượng và thể hiện được trên sơ đồ mà giáo viên không thể làm thay. Học sinh tự tóm tắt nội dung bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng thể hiện đầy đủ các số liệu và dữ liệu bài toán.
3. Giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở ngắn gọn, chính xác, phù hợp đi từ dễ đến khó.
4. Khi giải toán hướng dẫn trên sơ đồ phải giúp các em hiểu rõ đại lượng đã biết và chưa biết. Từ mối quan hệ giữa các đại lượng phải hình thành tiến trình để đưa cái chưa biết thành cái đã biết, từ đó lý luận để giải bài toán.
5. Cần nắm chắc đối tượng học sinh để truyền đạt chuyển tải kiến thức phù hợp.
6. Cần tổ chức học theo nhóm cho các em thảo luận để có sự bàn bạc, nhận xét tìm ra cách giải hay và nhanh. Đồng thời giúp các em tích cực tự giác sáng tạo trong giải toán.
7. Cần đưa nhiều bài toán có nội dung khác nhau để các em sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng một cách linh hoạt, sáng tạo từ đó khái quát chung cách giải. 
III. KẾT LUẬN CHUNG
Qua giải toán giúp học sinh có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong nhanh nhạy, có tính tổ chức kỉ luật, có sức khoẻ. Thông qua giải toán học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức về cuộc sống và có điều kiện đề rèn luyện khả năng áp dụng các kiến thức vào cuộc sống, làm tốt điều Bác Hồ căn dặn: “Học đi đôi với hành”.
Dạng toán "Tìm hai số" là dạng toán điển hình và trọng tâm trong nội dung giải toán có lời văn ở lớp 4. Vì vậy giáo viên quan tâm và dành nhiều thời gian cho việc rèn kỹ năng giải toán bằng PP sơ đồ đoạn thẳng đối với dạng toán"Tìm hai số"cho học sinh là một việc làm thiết thực cần được chú trọng góp phần nâng cao chất lượng môn Toán nói chung và giải toán 4 nói riêng.
Giáo viên: Nguyễn Thị Lan Nhung

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_ren_ky_nang_giai_toan_bang_phuong.doc
Sáng Kiến Liên Quan