SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Đoàn viên thanh niên ở trường Trung học Phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Đoàn viên thanh niên THPT là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em phát triển mạnh về thể chất, sinh lý, Là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, các em luôn có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân, ở giai đoạn phát triển này sự chỉ bảo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của người lớn làm các em cảm thấy rất khó chịu, bực bội và rất dễ nổi nóng. Trong lứa tuổi này các em mói tìm tòi, phát hiện tìm hiểu những điều chưa biết của thế giới, muôn khám phá, tìm tòi những cái mới mẻ của cuộc sống, các em muốn tự khẳng định trong các công việc và việc làm của mình muốn không bị sự ràng buộc của gia đình, bố mẹ và người lớn tuổi.

Ở lứa tuổi này sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tình tình để vui chơi, đùa nghịch, có những lúc, những nơi các em có các hành động không đúng, không phù hợp vói lứa tuổi của mình. Trong gia đoạn này quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng đến rất nhiều tính cách của các em, các em rất dễ bị xúc động khi có một tác động nào đó, bản thân các em dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng tự kiềm chế yếu. Ở lứa tuổi này tính tình không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình nhưng có trở ngại lại dễ buông xuôi, chán nản. Đôì với các em ở lứa tuổi này, cái gì cũng dẽ dàng, đơn giản, các em luôn ở trạng thái hiếu thắng hoặc tự ti vì thế dễ dàng đi đến những hành động thiếu suy nghĩ chín chắn, nhiều lúc vi phạm mà vẫn không biết.

Bên cạnh việc hình thành và phát triển những giá trị mới tích cực, nhiều hiện tượng tiêu cực đã nảy sinh khi chuyển sang kinh tế thị trường và đã có ảnh hưởng xấu đến đạo đức thế hệ trẻ, thể hiện ở những điểm sau đây:

 Chính sách mở cửa, mở rộng giao lưu với nước ngoài đã du nhập vào Việt Nam lối sống hưởng lạc tiêu xài, xa xỉ là điều rất hấp dẫn thanh niên và con người nói chung. Trong lúc đất nước vừa trải qua chiến tranh ác liệt, lâu dài, nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn thấp, mà muốn đua đòi, tiêu sài hưởng lạc thì nảy sinh tệ tham nhũng và nhiều tệ nạn xã hội khác.

 

docx30 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Đoàn viên thanh niên ở trường Trung học Phổ thông trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giờ lên lớp khá phong phú cho nên phải sử dụng thời gian sao cho hợp lý. Các cán bộ quản lý nên nắm đặc điểm này để hướng dẫn cho các em có nhiều hoạt động bổ ích.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng giáo dục to lớn làm nảy sinh các năng lực, phẩm chất, tình cảm mới của đoàn viên thanh niên. Thông qua việc luyện tập đoàn viên thanh niên không chỉ hiểu mà còn biết làm biết tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Đoàn viên thanh niên THPT ngoài tham gia hoạt động học tập ra còn tham gia các hoạt động ngoài giờ (GDNGLL). Hoạt động GDNGLL góp phần hoàn thiện quá trình giáo dục. Chỉ giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động. Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua lao động. thông qua giờ chào cờ đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp; Thực hiện theo các chủ điểm hàng tháng ; chỉ đạo việc tham gia các cuộc thi do Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với các ngành tổ chức, cuộc thi viết thư quốc tế, đường lên đỉnh olympia. hội thi văn nghệ. thể thao và yêu cầu toàn thể hội đồng giáo viên, các tổ chức đoàn thể và đoàn viên thanh niên tham gia, giáo viên chủ nhiệm lớp trực tiếp phụ trách lớp mình. Giáo dục đạo đức cho đoàn viên thanh niên phải liên tục. không ngừng giáo dục mọi lúc mọi nơi, giáo dục suốt đời. Theo điều 24 điều lệ trường trung học nhấn mạnh : "hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức bao gồm hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của đoàn viên thanh niên phù họp với sinh lý lứa tuổi".
9. Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống
Nhà trường cần thu thập đầy đủ cho phòng truyền thống của nhà trường. Đầu năm học mới giới thiệu cho đoàn viên thanh niên truyền thống của nhà trường, các hình ảnh về những tháng năm mới thành lập còn nhiều gian khổ, những thành tích mà nhà trường đã đạt được, những anh hùng liệt sĩ là đoàn viên thanh niên của trường. Các thế hệ đã trưởng thành từ nhà trường nay đang góp sức xây dựng quê hương đất nước, các thế hệ thầy cô giáo đã và đang công tác trong nhà trường và các thành tích của họ. Hàng năm Ban giám hiệu tổ chức ngày thành lập trường ngày nhà giáo việt nam (20/11) để đoàn viên thanh niên có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với đoàn viên thanh niên cũ. Tổ chức buổi nói chuyện của đoàn viên thanh niên cũ đã thành đạt với đoàn viên thanh niên nhà trường. Đây là cơ hội và việc làm có tác động tích cực động viên đoàn viên thanh niên trong học tập và hành động.
Tổ chức các buổi nói chuyện tọa đàm của các cán bộ lão thành cách mạng. các cựu chiến binh với đoàn viên thanh niên ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam 22 tháng 12 hằng năm.
 Tổ chức các đợt đi thăm các di tích lịch sử như: Truông bồn, quê bác. Từ đó sẽ hình thành trong đoàn viên thanh niên lòng yêu quê hương đất nước. ý chí tự cường về mái trường. về quê hương. lòng tự hào dân tộc.
 Lập kế hoạch. tổ chức tốt các đợt thi đua theo các chủ đề cuối mỗi đợt phải có đánh giá và xếp loại cho từng cá nhân theo chi đoàn. Phát huy hoạt động tự quản của tập thể đoàn viên thanh niên. Tập thể đoàn viên thanh niên là một tổ chức có cùng môi trường học tập. có cùng lứa tuổi. là nơi các em dễ bộc lộ bản thân. Vì thế người cán bộ quản lý kết hợp với giáo viên chủ nhiệm phải giúp các em xây dựng được một tập thể lớp có kế hoạch và tổ chức hoạt động tự quản.
Căn cứ vào số lượng đoàn viên thanh niên phân chia lớp thành các tổ có tỷ lệ chất lượng phù hợp với vị trí địa lý. Trong mỗi tổ có thể chia thành các nhóm nhỏ có cùng sở thích. tổ chức tốt phong trào "đôi bạn cùng tiến" các hoạt động “Văn hóa học đường”. Có sự định hướng giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban chấp hành đoàn trường về cơ cấu nhân sự của Ban chấp hành chi đoàn để có sự thống nhất điều hành hoạt động của tập thể lớp. Sau mỗi tuần, mỗi tháng, đợt phát động thi đua, cuối học kỳ, cuối năm học. Cán sự lớp phải có trách nhiệm đánh giá và xếp loại đạo đức kịp thời để biểu dương, khen thưởng các tổ, các cá nhân thành viên tốt, đồng thời nhắc nhở, khiển trách và có biện pháp điều chỉnh các vi phạm. Cán sự lớp kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, đoàn trường tìm hiểu và nắm được hoàn cảnh sức khỏe. đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn. hạn chế về nhận thức hoặc có mặc cảm về cuộc sống bạn bè để có kế hoạch giúp đỡ chia sẻ, tương thân tương ái, động viên khuyến khích bạn vượt qua hoàn cảnh. tin yếu bạn bè vượt lên số phận. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính tự giác, tự quản cao, không áp đặt. Vì thế người cán bộ quản lý phải chú ý đến nguyện vọng sở trường hứng thú của các em đoàn viên thanh niên. Hướng các em vào những hoạt động có tính sáng tạo hướng dẫn cách làm để nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức. Muốn đạt được mục đích đề ra của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì nội dung hoạt động phải phong phú đa dạng, các hoạt động phải phù hợp với điều kiện thực tế. phát huy được tính nội lực. óc sáng tạo của bản thân đoàn viên thanh niên. Dựa trên cơ sở đó cần học hỏi thêm kinh nghiệm trường bạn, có sự sáng tạo các loại hình hoạt động mới tránh rập khuôn máy móc để thu hút sự hứng thú của đoàn viên thanh niên và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Việc đánh giá kết quả hoạt động của đoàn viên thanh niên đòi hỏi sự chính xác công bằng và tế nhị. Đây là một việc làm phức tạp tuy nhiên mỗi hoạt động trong trường khi đã tổ chức thì phải có kiểm tra đánh giá khen thưởng, phê bình. Có như vậy mới kích thích sự hứng thú của đoàn viên thanh niên mới tạo đà cho các hoạt động tiếp theo. Đồng thời có hướng phát huy những mặt tốt và điều chỉnh những mặt chưa tốt cho các hoạt động sau đạt kết quả. Trong quá trình đánh giá có thể bàn định những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hoặc cũng có thể đánh giá ở từng khâu. từng hoạt động ở từng giai đoạn khác nhau sau đó tổng hợp kết quả vào cuối đợt thi đua hoặc cuối học kỳ, cuối năm học để rút kinh nghiệm và tiến hành khen thưởng. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng phong phú như cuộc sống. Vì thế một mặt nhà trường nên tìm những hoạt động hấp dẫn để đoàn viên thanh niên phát huy năng lực của bản thân. Mặt khác nhà trường nên để các em tự hoạt động theo sáng kiến phù hợp với tâm sinhlý lứa tuổi. Người cán bộ quản lý phải biết tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau thật phong phú thật đa dạng mới đem lại hiệu quả giáo dục.
10. Xây dựng nề nếp tự giáo dục của tập thể Đoàn viên thanh niên.
Trong quá trình giáo dục đạo đức của đoàn viên thanh niên nếu bản thân các em không có ý thức tiếp thu thì mọi sự nỗ lực của thầy cô giáo của bè bạn, gia đình và xã hội đều trở nên vô nghĩa. Nhà quản lý cần xây dựng phong trào tự rèn luyện không ngừng nâng cao ý thức thái độ tiếp thu sự góp ý và tự sửa mình. Đã từ rất lâu phong trào thi đua học tập đã trở thành một phong trào thi đua sôi nổi. rộng khắp trong các nhà trường. Đoàn viên thanh niên tự giác học tập nhằm nâng cao kiến thức, phát triển năng khiếu vốn có của bản thân, đây không chỉ là một tiềm năng rất quan trọng và cần thiết đối với các nhà trường mà còn là nền móng vững chắc cho các em để các em học tốt các môn học khác. Những đoàn viên thanh niên đạt thành tích cao qua các kỳ thi cấp thị xã hay cấp tỉnh và quốc gia đều là những tài năng trẻ được phát hiện và bồi dưỡng từ các nhà trường.
 	Đoàn viên thanh niên có nề nếp học tập tốt là một trong những điều kiện để góp phần làm thay đổi mọi mặt của giáo dục toàn diện có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho đoàn viên thanh niên có đầy đủ khả năng để tham gia vào học tập các môn học. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện. Dân ta từ xa xưa đã cho rằng:‘’ Có học mới hay. có cày mới biết’’ điều đó chứng tỏ một điều việc dạy cho đoàn viên thanh niên biết cách luyện tập. rèn luyện nâng cao trình độ nhận thức cho bản thân và có sự ham mê yêu thích môn học ngay từ những năm tháng đầu tiên và trong suốt quãng thời gian học trong trường là rất quan trọng. Vì nó không những góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng  dạy -  học và chất lượng giáo dục toàn diện cho đoàn viên thanh niên mà điều quan trọng hơn là góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Biết được vai trò của việc xây dựng nề nếp học tập, nề nếp tự quản là rất quan trọng trong việc rèn luyện việc học cho đoàn viên thanh niên. Nhưng thông thường trong tiết dạy giáo viên dạy hướng dẫn còn hời hợt, còn hình thức qua loa chiếu lệ tùy vào sự chỉ đạo của từng trường nên không mang tính phổ cập “phong trào” dẫn đến sức thu hút mọi người hăng hái thi đua chưa  hào hứng. Mặt khác đã có không ít các nhà trường và giáo viên chỉ quan tâm đến việc giảng dạy các môn học văn hóa còn ít quan tâm đến việc rèn nề nếp tự học. tự quản cho đoàn viên thanh niên. Để giải quyết mâu thuẫn này là giáo viên  tôi thiết nghĩ trong các nhà trường trung học phổ thông cần nhìn nhận nghiêm túc thẳng vào vấn đề rằng vẫn có nhiều đoàn viên thanh niên chưa thực sự chú ý rèn nề nếp tự học, tự quản cho bản thân chưa thực sự tự nâng cao ý thức tự giác cho bản thân. Ngoài ra trong nhận thức của không ít giáo viên trẻ còn chưa thực sự quan tâm và coi trọng việc rèn nề nếp cho đoàn viên thanh niên Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ và là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả phong trào “Học tập” không cao. Mặt khác rèn nề nếp tự học. tự quản cho đoàn viên thanh niên cũng tương đối phức tạp.
           Để phát huy tối đa được vai trò tự quản cùa tập thể đoàn viên thanh niên cần phải có sự lựa chọn đầu tư về đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn, cụ thể là:
Phải lựa chọn được ban cán sự lớp là những đoàn viên thanh niên có phẩm chất, có năng lực, nhiệt tình và có uy tín vứi tập thể lớp.
Căn cứ vào số lượng đoàn viên thanh niên để phân chĩa thành các tổ, nhóm có tỷ lệ chất lượng, phù hợp với vị trí địa lý, tổ chức tốt phong trào “đôi bạn cùng tiến”
Có sự định hướng giữa giáo viên chủ nhiệm vói Ban chấp hành Đoàn trường về cơ cấu nhân sự của Ban chấp hành chi đoàn để có sự thống nhất điều hành hoạt động cùa tập thể lớp.
Đội ngũ ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn có nhiệm vụ điều hành hoạt động của tập thể lớp theo các tiêu chí đã đề ra và nhiệm vụ kế hoạch cùa nhà trường. Điều hành tập thể lớp giúp giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động tập thể.
Sau mỗi tuần hoạt động sau các đợt thi đua và sau một học kỳ, cuối năm thì giáo viên chủ nhiệm cùng ban cán sự lớp và chi đoàn phải có trách nhiệm đánh giá xếp loại kịp thòi để khen thưởng những cá nhân tiêu biểu đồng thời điều chỉnh uốn nắn những sai phạm.
Giáo viên chù nhiệm cùng ban cán sự lớp và chi đoàn cần tìm hiểu và nắm vững hoàn cảnh và sức khoẻ, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế về nhận thức. Để có kế hoạch giúp đỡ, chia sẽ, động viên khích lệ để vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, tin yêu lạc quan trong cuộc sống.
11. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. kết hợp giáo dục giữa: Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho đoàn viên thanh niên.
Hoạt động giáo dục đoàn viên thanh niên là nhiệm vụ của toàn xã hội. đạo đức đoàn viên thanh niên lại càng cần sự phối kết hợp của toàn xã hội. nhà quản lý giáo dục cần phải. Xây dựng ban đại diện cha mẹ đoàn viên thanh niên có tổ chức hoạt động tích cực có hiệu quả. Hàng tuần ban chấp hành hội cùng BGH. GVCN và Đoàn trường cần nắm bắt các thông tin về rèn luyện của con em mình kịp thời thông báo với gia đình để cùng nhau giáo dục. Thực hiện tốt cam kết giữa đoàn viên thanh niên - nhà trường - gia đình - xã hội. Điều 94 chương VI Luật Giáo dục quy định về trách nhiệm của gia đình: "... Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá. tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức. trí tuệ. thể chất...". Cũng trong chương VI điều 97 quy định về trách nhiệm của xã hội: "Giúp nhà trường công tác các hoạt động giáo dục... góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh. ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến đoàn viên thanh niên...". Như vậy gia đình - xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức. Theo điều lệ Trường THPT điều 45 quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội: "Nhà trường phải chủ động phối hợp với hội đồng giáo dục các cấp. ban đại diện cha mẹ đoàn viên thanh niên các tổ chức và cá nhân nhằm thống nhất quan điểm nội dung phương pháp giáo dục giữa nhà trường gia đình và xã hội. Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh..."
Thực hiện cam kết không vi phạm luật không sa vào các tệ nạn xã hội giữa đoàn viên thanh niên và công an xã được làm thường xuyên trong năm học. Kết hợp với an ninh địa phương có đoàn viên thanh niên học tại trường, họp giao ban hàng tháng, thông tin, thông báo các hiện tượng đoàn viên thanh niên vi phạm và có biện pháp cùng nhau giáo dục. Các giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm thông tin đầy đủ. thường xuyên. kịp thời về tình hình học tập và rèn luyện của đoàn viên thanh niên đến Ban giám hiệu. đặc biệt là với phụ huynh đoàn viên thanh niên. Đồng thời phải nắm chắc. tìm hiểu cụ thể những thông tin phản hồi từ phía phụ huynh đoàn viên thanh niên. Từ đó phối hợp với gia đình để uốn nắn. giáo dục đoàn viên thanh niên khi sự việc còn ở trước. tránh trường hợp xảy ra rồi với xử lý. Nhà trường cùng với ban đại diện phụ huynh phải có sự liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương. thông qua các cấp chính quyền địa phương để quản lý đoàn viên thanh niên cùng với nhà trường và gia đình. Trường hợp có đoàn viên thanh niên vi phạm kỷ luật. Ban giám hiệu, đoàn trường phải kết hợp với ban đại diện phụ huynh và cha mẹ đoàn viên thanh niên vi phạm để kịp thời giáo dục một cách nghiêm khắc. Sau đó phải có kế hoạch theo dõi và giúp đỡ các em vi phạm tiến bộ.
C. PHẦN KẾT LUẬN 
Trước thực trạng đạo đực hiện nay của đoàn viên thanh niên trường THPT có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục đạo đức cho đoàn viên thanh niên là đỏi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng những giá trị cơ bản của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế trí thức.
Trong phạm vi nghiến cứu của đề tài về giáo dục đạo đức cho đoàn viên thanh niên đã giúp cho đội ngũ giáo viên và các bộ quản lý xác định đúng tầm quan trong của công tác giáo dục đạo đức đoàn viên thanh niên ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục đoàn viên thanh niên, từ đó giúp cho tập thể sư phạm nhà trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả đức lẫn tài.
Có thể khẳng định rằng: Giáo dục cho đoàn viên thanh niên là giáo dục cơ bản. nền tảng cho các mặt giáo dục khác. Trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng đến công tác giáo dục và đào tạo. Đảng đã coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Như vậy đòi hỏi nhà trường nhất là người làm công tác quản lý phải đặt sự nghiệp trồng người lên hàng đầu. đặc biệt là giáo dục đạo đức cho đoàn viên thanh niên.
Xuất phát từ cơ sở lý luận. cơ sở pháp lý và phân tích thực trạng về giáo dục đạo đức đoàn viên thanh niên ở trường THPT Đô Lương 1. Tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức là:
1. Nâng cao hơn nữa nhận thức vị trí vai trò và ảnh hưởng của giáo dục đạo đức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
2. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng.
3. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý trong công tác giáo dục đạo đức đoàn viên thanh niên
4. Phát huy vai trò xung kích của đoàn TNCS Hồ Chí Minh
5. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục đạo đức và rèn luyện nhân cách cho Đoàn viên thanh niên 
6. Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức Đoàn viên thanh niên
7. Giáo dục đạo đức thông qua môn học và bài học
8. Chỉ đạo giáo dục đạo đức Đoàn viên thanh niên thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
9. Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống
10. Xây dựng nề nếp tự giáo dục của tập thể Đoàn viên thanh niên.
11. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. kết hợp giáo dục giữa: Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho đoàn viên thanh niên.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứ chỉ là một trường THPT thực hành nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ, các biện pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao, nhưng ít nhiều nó cũng giúp cho chúng ta thấy được thực trạng đạo đức đoàn viên thanh niên hiện nay, giúp cho chúng ta định hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành công vào công tác giáo dục đạo đức cho đoàn viên thanh niên.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp cùng xây dựng góp ý bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn nữa nhằm mang lại hiệu quả cho quá trình dạy và học trong nhà trường.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
Với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Tăng cường cơ sở vật chất để các trường đẩy mạnh công tác giảng dạy. hoạt động.(phát hành sách. tài liệu tham khảo về công tác chủ nhiệm và hoạt động ngoài giờ. hướng nghiệp...) để nâng cao giáo dục đạo đức trong trường THPT.
Với Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn. nghiệp vụ cho giáo viên nhằm nâng cao nhận thức. vai trò trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục đạo đức đoàn viên thanh niên.
Có kế hoạch cung cấp những thông tin mới và cần thiết phục vụ cho việc giáo dục đạo đức đoàn viên thanh niên.
Với nhà trường THPT.
Thắt chặt mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Xây dựng đề án an ninh trường học
Tạo nguồn kinh phí. mua sắm. bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động ngoài giờ để việc giáo dục đạo đức đoàn viên thanh niên đạt kết quả cao.
Tổ chức nhiều chuyên đề. dưới nhiều hình thức để giáo viên được trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.
Trên đây là một số biện pháp đúc rút từ thực tế công tác tại trường THPT và những kiến thức lĩnh hội qua lớp học bồi dưỡng, do khả năng và thời gian có hạn nên có những vấn đề tôi chưa đề cập tới hoặc đề cập chưa sâu. Bài viết có thể có nhiều thiếu sót. diễn đạt chưa rõ ràng. Kính mong các thầy cô giáo và người đọc tham gia góp ý để tôi làm tốt hơn công tác giáo dục đạo đức đoàn viên thanh niên trường THPT.
Trong quá trình thực hiện viết sáng kiến không tránh khỏi những sai sót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi có thể hoàn chỉnh hơn, góp phần nhỏ vào công việc quản lý phòng thực hành tin học được tốt hơn, cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII
Nghị quyết Đại hội IX Đảng CSVN
Chỉ thị 40 của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN
Luật Giáo dục 2005. NXB Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh "về đạo đức cách mạng". NXB Sự thật
Điều lệ trường Trung học. NXB Giáo dục
Giáo trình Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010
Giáo trình Đường lối chính sách phát triển giáo dục và đào tạo
Giáo trình Hình thành và phát triển nhân cách với việc thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
Giáo trình quản lý quá trình giáo dục đạo đức trong trường THPT
Giáo trình quản lý giáo dục giá trị nhân văn và giáo dục quốc tế trong trường THPT
Giáo trình xây dựng tập thể học sinh trong trường THPT
Giáo trình quản lý giáo dục dân số, môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội tròng trường THPT
Giáo trình quản lý giáo dục trong mối quan hệ và cộng đồng xã hội
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Giáo trình quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lóp trong trường THPT
Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018. 2018-2019. 2019 - 2020; phương hướng nhiệm vụ năm học 2020-2021 của trường THPT Đô Lương 1.
TT
DANH MỤC VIẾT TẮT
1
THPT
Trung học phổ thông
2
SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
3
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
4
TNCS
Thanh niên cộng sản
5
GDNGLL
Giáo dục ngoài giờ lên lớp

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao.docx
Sáng Kiến Liên Quan