SKKN Một số giải pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường Trung học Phổ thông vùng cao Nghệ An

Năng lực đọc hiểu theo chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành:

Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, môn học bắt buộc ở cả 3 cấp, hướng tới việc hình thành và phát triến các năng lực đọc, viết tiếng Việt (năng lực tiếp nhận và xử lí thông tin, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực trình bày, tạo lập các kiểu loại văn bản cần thiết trong cuộc sống). Để phát huy vai trò công cụ của môn học, một trong những điểm nhấn quan trọng khi vận dụng các PPDH bộ môn là cần có quan niệm mới hơn về việc dạy đọc – hiểu trong môn học Ngữ văn.

Dạy học đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản. Nếu như trước đây chúng ta coi phân tích tác phẩm hay giảng văn là một phương pháp đặc thù của dạy văn thì hiện nay đã có những thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề này của CT và SGK Ngữ văn mới. Cách dạy đọc - hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho HS những cảm nhận của GV về văn bản được học, mà hướng đến việc cung cấp cho HS cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho HS năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân. Hoạt động đọc – hiểu của HS cần được thực hiện theo một trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, trải qua các giai đoạn từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo. Khi hình thành năng lực đọc - hiểu của HS cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy. Năng lực đọc - hiểu của học sinh còn được hiểu là sự tích hợp những kiến thức và kĩ năng của các phân môn cũng như toàn bộ kĩ năng và kinh nghiệm sống của học sinh.

Quan niệm và phương pháp dạy đọc - hiểu khá đồng hướng với cách tiếp cận của PISA về đọc - hiểu, tuy nhiên nếu PISA nhấn mạnh đến yêu cầu khai thác, phản hồi nội dung các thông tin từ văn bản thì dạy đọc - hiểu trong môn Ngữ văn còn nhấn mạnh đến việc hướng dẫn cho HS cách đọc văn bản theo các kiểu loại và phương thức biểu đạt. Đây chính là nét mới đáng ghi nhận của CT và SGK Ngữ văn hiện hành từ góc độ đổi mới PPDH. Trong các giờ học Ngữ văn, HS được tiếp xúc với văn bản để tự mình khám phá các giá trị của văn bản, từ đó bước đầu có cách đọc - hiểu các văn bản cùng loại.

Mặt khác, môn Ngữ văn không chỉ nhằm giúp HS hình thành và phát triển

năng lực đọc - hiểu các văn bản theo thể loại với phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ, mà còn hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu các loại văn bản với các phương tiện biểu đạt đa dạng, sử dụng nhiều yếu tố phi ngôn ngữ (sơ đồ, bản đồ, biểu bảng, hình ảnh, ). Nội dung thông tin trong các văn đọc hết sức phong phú, có liên quan đến nhiều lĩnh vực cuộc sống và nhiều môn học khác, do vậy, cần chú ý đến những vấn đề liên môn trong việc dạy đọc - hiểu, đồng thời cần giúp HS có phương pháp đọc, khả năng tự tìm kiếm nguồn thông tin đã dạng của cuộc sống để đáp ứng năng lực, sở thích của cá nhân.

 

doc67 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường Trung học Phổ thông vùng cao Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an những câu thơ nào?
 + Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? có gì khác với cảm nhận trong khổ thơ trên? 
 GV yêu cầu HS sử dụng sgk
- HS nêu suy nghĩ của cá nhân
HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân)
HS sử dụng sgk
- HS thảo luận theo cặp 3p 
- Đại diện báo cáo sản phẩm.
- Nhận xét sản phẩm cho nhóm bạn.
Nội dung 3: Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình...
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ5, N1,GQVĐ
b. Nội dung hoạt động: trả lời câu hỏi làm nổi bật nội dung và nghệ thuật của 9 câu cuối.
c. Sản phẩm
Chín câu thơ cuối: Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình
- Điệp ngữ “Ta muốn” 
à chuyển từ cái tôi cá nhân sang cái ta mang ý nghĩa tình cảm chung, có tính phổ quát ( không chỉ là nhà thơ mà tất cả mọi người)
- Các động từ mạnh kết hợp với nghệ thuật tăng tiến (ôm, riết, say, thâu, hôn, cắn) và một chuỗi câu được lặp lại:
- Ta muốn – ôm – sự sống mơn mởn
- Riết – mây đưa, gió lượn
- Say – cánh bướm, tình yêu
- Thâu – hôn nhiều
- Cắn – xuân hồng
Cho: Chếnh choáng
Đã đầy
No nê.
+ Từ chỉ mức độ: Chếnh choángđã đầyno nê
+ Điệp từ: và...và...và; cho...cho...cho.
à Tình cảm ngày càng mãnh liệt, cuồng nhiệt của chủ thể trữ tình.
Hàng loạt các hình ảnh thơ tươi mới, đầy sức sống : sự sống mơn mởn; mây đưa, gió lượn; cánh bướm – tình yêu; cái hôn nhiều; non nước, cỏ cây
à Hãy sống vội vàng, ra sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu, những gì mà cuộc đời ban tặng thật hết mình; Bộc lộ sự ham hố, say mê, vồ vập, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ.
- Câu thơ cuối là đỉnh điểm của cảm xúc:
“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”
à sự kết hợp giữa cái trừu tượng, thanh cao (xuân hồng) với cái cụ thể, tầm thường: đem lại sự bất ngờ, sáng tạo, thú vị.
à Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ động, mà đó là cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ. Quan niệm nhân sinh của thi sĩ.
d. Các bước dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
Trước hoạt động: Với tâm trạng, cảnh vật như trên, Xuân Diệu phải làm gì?
Trong hoạt động: - GV đặt ra câu hỏi:
+ Tác giả đã tận hưởng cuộc sống như thế nào?
 + Em có nhận xét gì về dấu hiệu nghệ thuật ở đoạn thơ này? Tác dụng của nó?
( Gợi ý: Giọng thơ, nhịp thơ có sự thay đổi như thế nào?
 + Phân tích tác dụng các điêp từ cho, và, điêp ngữ ta muốn, các động từ chỉ cảm xúc, tình cảm mạnh: ôm, riết, thâu, say, cắn, các từ chếnh choáng, đã đầy, no nê,.)
 + Nói đoạn thơ này thât tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diêu có đúng không? Vì sao?
 + Bình giảng câu thơ cuối cùng.
GV yêu cầu HS sử dụng sgk.
GV nhận xét, chốt kiến thức
- HS nêu suy nghĩ ban đầu của cá nhân
HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân)
HS sử dụng sgk
- HS suy nghĩ, phân tích, bình giảng, trình bày trước lớp.
Nội dung 4: Tổng kết
a. Mục tiêu: Đ5, N1.
b. Nội dung hoạt động: trả lời câu hỏi tổng kết2 nội dung:
 + Giá trị nội dung
 + Giá trị nghệ thuật.
c. Sản phẩm
1. Nghệ thuật 
- Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.
- Cách nhìn cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.
2. Ý nghĩa văn bản 
Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời.
d. Các bước dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
Trước hoạt động: GV yêu cầu HSđọc lại toàn bộ bài vừa học
Trong hoạt động: GV đặt câu hỏi:
? Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- HS đọc lại bài vừa học
HS sử dụng sgk
- HS làm việc cá nhân 
(Có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết)
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Đ4, Đ5, V1
b. Nội dung hoạt động:
HS sử dụngSách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Các bước dạy học
Giáo viên giao nhiệm vụ: 
- Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ xuất phát từ quan niệm thái độ, tình cảm gì đối với cuộc sống? (bi quan, chán nản hay thiết tha yêu đời?)
- Giãi bày về tập “Thơ thơ”, XD có bộc bạch: “Đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân, đây là lòng tôi đang thời sôi nổi, đây là tuổi xuân của tôi, và đây là sự sống của tôi nữa”. 
Theo em, những bộc bạch đó đã in dấu như thế nào trong “Vội vàng”?
- HS làm việc cá nhân.
- HS báo cáo.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức. 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Đ4, Đ5, V1
b. Nội dung hoạt động: HS sử dụngsách giáo khoa, tài liệu để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm:	
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành; 
- Nội dung: Từ triết lí sống khao khát giao cảm với đời của nhà thơ Xuân Diệu, thí sinh bày tỏ suy nghĩ về một hiện tượng xấu của một bộ phận giới trẻ hiện nay, đó là sống gấp, sống ích kỉ. Cần trả lời các câu hỏi: sống gấp, sống ích kỉ là gì? Hậu quả của lối sống đó? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ?
	d. Các bước dạy học
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HỌC SINH
GV giao nhiệm vụ cho HS:
 Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận giới trẻ có lối sống gấp, sống ích kỉ trong cuộc sống hôm nay.
- HS suy nghĩ làm bài.
+ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức.
	HĐ TÌM TÒI, MỞ RỘNG
a. Mục tiêu: GQVĐ
b. Nội dung hoạt động: 2 nội dung: vẽ sơ đồ tư duy; vẽ tranh
c. Sản phẩm:
- Sơ đồ tư duy bài học.
- Tranh vẽ của HS
	d. Các bước dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV giao nhiệm vụ: 
+ Vẽ sơ đồ tư duy bài học
+ Chọn một hình ảnh, đoạn thơ nào đó trong bài thơ và tái hiện bằng nghệ thuật hội họa. 
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: (tiết sau)
+ Vẽ đúng sơ đồ tư duy
+ Tái hiện bằng tranh vẽ dựa trên ngôn ngữ bài thơ.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng 11
- Thiết kế bài giảng 11 
- Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (tập 1)
- Văn bản văn học 11,
V. RÚT KINH NGHIỆM
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
	Các đề làm văn
	 Đề 1:
	I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
	Đọc văn bản dưới đây:
Người đàn bà của tháng ba
Đi lật tìm ký ức của ngày xưa trò trẻ con bông hoa gạo
Những khó khăn chất chồng bữa cơm nghèo chỉ toàn rau với cháo
Nhớ mẹ thương cha
Manh áo chẳng lành lưng
... 
Người đàn bà khuôn mặt hằn những vết nông sâu
Tất bật ngược xuôi tóc rối bù đầu vì chồng con quên chải chuốt
Nhớ ngày xưa vui trò chơi nhặt bông gạo mềm trắng muốt
Tấm vải cũ sờn 
Nhồi gối giấc ngủ ngon
... 
Người đàn bà tháng ba chẳng trách hờn phận đa đoan
Quăng mình qua những tháng năm với muôn vàn điều chua xót
Vẫn giữ niềm tin yêu dâng cho đời mật ngọt
Thả nhẹ vào đời
Từng giọt thấm yêu thương
 (Vũ Xuân Hòa – Người đàn bà tháng ba, Nhóm Người kể chuyện đời, 2018)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản
Câu 2. Tìm những từ ngữ nói lên những vất vả của người đàn bà tháng ba
Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản
Câu 4. Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu về tình mẫu tử.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ vẻ đẹp của người đàn bà tháng ba trong văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về những vẻ đẹp của người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại.
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Liên hệ với một nhân vật nữ có nét tương đồng trong tác phẩm văn học đã học trong chương trình THPT. Từ đó, nhận xét khái quát về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống của hai tác giả. 
Đề 2: 
Đọc văn bản dưới đây và thưc hiện các yêu cầu:
"Một vị sư lên rừng nhặt củi, trên đường về gặp 1 cậu bé đang chạy chơi đùa, hái hoa bắt bướm. Vị sư đến gần hỏi: trên tay con cầm gì thế?
Thằng bé láu cá: đố sư biết đó, nhưng nói sai sư phải mất cho con bó củi nhe?
- Một con bướm đã chết đúng không?
- Haha sai rồi, con bướm còn sống nhe sư? Nói rồi cậu tung con bướm bay lên trời.
Vị sư cười nói: củi của con đây, cầm về đi!
Thằng bé hí hửng đem bó củi về khoe cha, ông tái mặt bước đến nhéo tai thằng con: đem bó củi lên chùa trả rồi xin lỗi người ta ngay. Thằng bé vừa đi vừa la: nhưng con thắng mà?!
Đến chùa 2 cha con chắp tay xin lỗi, vị sư chỉ nhẹ mỉm cười gật đầu. Trên đường về cậu bé vẫn hậm hực.
Người cha nhẹ nhàng nói: nếu sư nói con bướm còn sống con cũng bóp cho nó chết đúng không? Ngài đã đem bó củi để đổi lấy một mạng sống rồi đó.
Thằng bé lặng lẽ cúi đầu.”
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản
Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản
Câu 3. Tại sao người cha lại bắt con lên chùa xin lỗi vị sư?
Câu 4: Tại sao “Thằng bé lặng lẽ cúi đầu”? Điều đó gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
Đề 3:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn. 
Khi những món ăn đã sẵn sàng trên bàn, bất chợt ông nhìn thấy một cậu bé đang nhìn trộm qua cửa kính, ánh mắt vô cùng thèm thuồng. Có gì đó đâm nhói trong tim, ông vẫy cậu bé vào. Cậu bé dắt theo một đứa em gái nhỏ. Hai đứa trẻ chăm chăm nhìn vào những dĩa thức ăn nóng hổi, chẳng cần biết người gọi chúng vào là ai. 
Vị thương gia bảo chúng cứ ăn thỏa thích. Và, không nói, không cười, hai đứa trẻ ngấu nghiến ăn hết các món ăn ngon lành trên bàn. Vị thương gia im lặng nhìn hai đứa trẻ ăn và rời đi, ông thấy cơn đói được xua tan một cách lạ kỳ, một cảm giác khó tả lâng lâng trong lòng...
Vị thương gia gọi lại món ăn, nhẩn nha thưởng thức, sau đó gọi thanh toán. Ông xem tờ hóa đơn, một giọt nước mắt khẽ rơi. Ông nhìn người đàn ông tại quầy thu ngân và mỉm cười, anh ta đáp lại bằng nụ cười rạng rỡ. Tờ hóa đơn không hề ghi số tiền mà chỉ có một lời nhắn:
“Thật đáng tiếc, chúng tôi không in được hóa đơn thanh toán cho tình người! Chúc ngài luôn hạnh phúc!”.
Đề 4:
Khôn lỏi – Nét văn hóa tệ hại trong cách ứng xử của người Việt
Trong cách ứng xử của người Việt, không khó để chúng ta nhận ra một nét văn hóa đặc thù, đó chính là khôn lỏi. Nó phản ánh trong mọi ngóc ngách của đời sống, và đang trở thành mối nguy hại trong thời đại này. 
Đứng xếp hàng ở quầy thanh toán siêu thị, có hai đứa trẻ đứng gần nhau. Người mẹ đứa trẻ đứng sau bảo nó chen lên tính tiền trước, nó không nghe lời và vẫn xếp hàng theo đúng thứ tự.
Khi ra ngoài, người mẹ ấy mắng con: “Mày ngu lắm, mua ít đồ thì giành tính trước cho nhanh. Chắc sau này ra đời toàn bị chúng nó ngồi trên đầu thôi!”. Đứa bé ngây thơ cúi gằm nhận lỗi.
Thái độ bực tức của bậc phụ huynh kia không phải là cá biệt. Xuất phát từ tâm lý lo sợ con mình bị thiệt thòi, con mình không có cơ hội tốt, nên một số cha mẹ Việt dạy con thói khôn lỏi, đi tắt, nhằm đạt được lợi ích một cách ngắn nhất, dễ dàng nhất mà không phải tốn nhiều công sức học hỏi, lao động.
Từ những câu tục ngữ xa xưa: “Khôn ăn người, dại người ăn”, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Ông đưa chân giò, bà thò chai rượu” Đã phản ánh tư tưởng tiểu nông bao gồm những thói quen, tập quán, phong tục, hành vi và thái độ ứng xử của người Việt với phương thức sản xuất nhỏ và những điều kiện sinh hoạt phù hợp với bối cảnh nông nghiệp, nông thôn dẫn đến cách nghĩ của họ cũng hết sức vụn vặt, lẻ tẻ, không có tầm nhìn xa, không có tính chiến lược, thiếu khả năng khái quát tổng hợp.
Thói cục bộ, bản vị địa phương cũng là một đặc điểm tâm lý nổi bật của người Việt xưa: “Một người làm quan cả họ được nhờ”, dẫn đến việc kéo bè kéo cánh, ít giao lưu mở rộng tình cảm nên đã hạn chế rất nhiều đến tầm nhìn cũng như sự phong phú về nhân cách.
Họ chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy lợi lâu dài, chỉ thấy lợi ích cá nhân, không thấy lợi ích tập thể. “Bè ai người nấy chống/ Ruộng ai người ấy đắp bờ”. Sống trong một làng quây quần vài chục, nhiều thì trên trăm nóc nhà, nhà ai có việc gì thì chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, chuyện xảy ra ở đầu làng, cuối làng đã biết. 
Dư luận tạo ra tiếng tăm, tai tiếng, điều tiếng. Điều này làm nảy sinh tâm lý sĩ diện cá nhân, sống phụ thuộc rất nhiều vào điều tiếng bên ngoài. Người ta sống theo dư luận và tự mình điều chỉnh ứng xử theo dư luận đó.
Khi giáo dục con trẻ, họ cũng dựa vào thói quen, dựa vào kinh nghiệm, lo sợ con em mình “khôn nhà dại chợ”. Do đó tâm lý khó tiếp thu cái mới, ngại thay đổi để an phận thủ thường, quen nín nhịn, nín nhịn cả với điều chướng tai, gai mắt bởi “một điều nhịn chín điều lành”, vì cái lợi của bản thân mà làm ngơ trước sự bất công xảy ra quanh mình.
Tư duy của ông bà cha mẹ Việt vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của lớp trẻ hôm nay. Và nguy hại là, khôn lỏi, láu cá đôi lúc còn bị đánh đồng với văn hóa ứng xử, được cho là cách thức giao tiếp khôn khéo, nhạy bén, thức thời.
Có lẽ rõ nhất vẫn là ở nơi chốn cơ quan, công sở. Thói luồn lách, nịnh bợ cấp trên, để đón thời cơ, để giành suất “đi tắt đón đầu” mau chóng thăng quan tiến chức. Đội trên tất phải đạp dưới, họ chia bè phái để thu nạp người thân, họ hàng, môn đệ. Mặt khác lại thanh trừng những người có chính kiến đối lập, những người không xu nịnh, trung thực và cầu tiến.
Nhưng khi ra ‘biển lớn, sóng to’, thói khôn lỏi, ranh vặt khó phát huy tác dụng, thậm chí còn khiến người Việt không có ưu thế trước bạn bè quốc tế.
Còn nhớ những vụ ồn ào về chen lấn, xô đẩy, lấy quá nhiều thức ăn tự chọn trong các chuyến du lịch nước ngoài của một bộ phận du khách Việt Nam cho đến các thương vụ mua bán lớn bị phía nước ngoài phạt vì vi phạm các điều khoản hợp đồng, và đau xót hơn là bị lừa đảo vì thói “tham bát bỏ mâm” của chính người Việt với nhau.
Một vị tiến sĩ cho rằng: “Thương lái Trung Quốc đặt hàng trồng khoai lang rồi bỏ chạy, sau đó đến thu gom dứa, cau non, sầu riêng non, bông thanh long và tiếp tục bốc hơi. Ý đồ của thương lái Trung Quốc như thế nào chưa bàn tới nhưng trước tiên là do người Việt ham lợi”.
Còn theo nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền: “Khôn lỏi thể hiện tầm phát triển của dân trí xã hội còn chứa đựng nhiều ‘bản năng tự nhiên’. Trong một xã hội văn minh, sự giành giật bản năng hoang dã luôn cần được kiểm soát bởi hệ thống luật pháp/đạo đức. Nếu không, nó sẽ kìm hãm xã hội ở dạng chậm phát triển, thậm chí không chịu phát triển. Cái sự khôn lỏi lan tràn trong xã hội ta, tôi cho đó là điều đáng buồn bởi nó sẽ chi phối cơ bản lòng tốt nói chung của con người”.
Đề 5:
TRAI TÂY NHẬN DIỆN GÁI HÀ NỘI GỐC!
Một chàng trai người Pháp nghiên cứu văn hóa Việt, nhìn mấy cô sinh viên tập quân sự về rửa chân bên máy nước, anh chỉ một cô gái da màu bánh mật nhỏ nhắn bảo: “Cô gái ấy là dân Hà Nội xịn đấy, còn các cô kia là dân ngoại tỉnh hết”. Rồi anh gọi to: “Cô gái Hà Nội ơi!”. Cô gái hơi giật mình, quay lại, ngơ ngác. Anh cười đắc thắng: “Thấy chưa. Mình đoán sai bao giờ, không tin ra hỏi mà xem”. 
Anh bảo: “Con gái Hà Nội xịn (là Hà Nội gốc đấy) đặc biệt lắm. Nhìn mà xem, cô ấy rất ý tứ, không chen lấn tranh giành máy nước như mấy cô kia, mà cô ấy kéo cái ống quần lên cũng rất ý tứ, không kéo cao như mấy cô kia, cũng không cười nghiêng ngả, hô hố, như mấy cô kia”.
Chàng trai Pháp ấy khoe, anh có cô bạn gái người Hà Nội xịn rất quyến rũ. Cô ấy lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng, ăn mặc không cầu kỳ nhưng nền nã. Dáng đi của cô cũng rất duyên, nhẹ nhàng cứ như lướt, dù cô đi giầy hay đi dép cũng không cành cạch, chát chúa. Anh thích nhất tiếng nói của cô, cứ ngọt lịm, dịu dàng, rõ ràng, chuẩn xác khác hẳn các cô gái khác
Anh bảo: “Ở trên đất Hà Nội nhưng nhìn những cô gái model, phấn son lòe loẹt, quần áo diêm dúa, sặc sỡ thì đừng tưởng đó là con gái Hà Nội xịn. Mình chắc chắn, đó là các cô nguồn gốc tỉnh lẻ, chứ con gái Hà Nội xịn ăn mặc rất trang nhã, lịch sự bởi họ có khiếu thẩm mỹ bẩm sinh, được cha mẹ truyền con nối”
Anh phân tích: Con gái Hà Nội đi đâu cũng chẳng lẫn. Không phải vì mầu da trắng như trứng gà bóc hay dáng người thanh mảnh, mà vì cốt cách thanh tao, lịch lãm của một cô con gái gia đình nền nếp, được giáo dục từ gốc. Con gái Hà Nội thanh lịch từ cách ăn uống. Cho dù đói đến mấy cũng ăn từ tốn, chậm rãi từng miếng nhỏ, khi nhai không phát ra tiếng kêu chóp chép. Cho dù khát đến mấy cũng uống từng ngụm nhỏ chứ không ngửa cổ tu ừng ực  Con gái Hà Nội cáu giận cũng biết nói lời chua cay nhưng không tục tằn thô lỗ, không đay đả, lắm điều, không văng tục, chửi thề  Con gái Hà Nội nói lời dịu dàng mà không đong đưa giả dối. Con gái Hà Nội điệu đà, thích làm đẹp làm duyên nhưng không quá lố, không hở hang khêu gợi, không sặc sỡ lòe loẹt.
Cái duyên ngầm của người con gái Hà Nội nhìn càng đắm ngắm càng say, chính là những bộ trang phục nền nã may rất khéo, rất hợp với thân hình, dáng vóc họ chứ không phải ở những bộ đồ model hở trước hở sau. Thế nên anh chàng người Pháp kia nể con gái Hà Nội lắm, vì ở môi trường nào họ cũng mang tác phong công nghiệp nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp. Họ mạnh dạn, tự tin.
Dù Hà Nội nghìn năm muôn vàn thay đổi thì con gái Hà Nội vẫn tiếp thu được nếp sống của mẹ, mềm mỏng, ý nhị, tươi tắn, lịch sự Con gái Hà Nội không chém to kho mặn, mà rất cầu kỳ từ cách chọn mớ rau miếng thịt cho đến cách nhặt rau thái thịt, cách nấu nước, cách bầy biện Bữa cơm của người Hà Nội không chỉ ngon mà còn đẹp mắt, sạch sẽ.
Con gái Hà Nội chẳng lẫn vào đâu được bởi giọng nói chuẩn xác, ngọt ngào, rất thanh và cũng rất dịu của đất kinh kỳ.
Chàng trai người Pháp ấy rất tự hào vì cô bạn gái người Hà Nội xịn của mình. Nhưng ở Việt Nam này, không chỉ con gái Hà Nội gốc mới đẹp, mới duyên mà tất cả những cô gái được giáo dục nề nếp đều duyên, đều đẹp. Nhiều phụ nữ nông thôn Nam bộ có chồng, có con lớn nhưng vẫn khoanh tay chào bề trên, ra đường hoặc về nhà vẫn khoanh tay xin phép người lớn, mở lời vẫn một điều thưa gửi, họ cũng rất giỏi nữ công gia chánh. Nhiều người văn hóa không cao nhưng biết hiếu nghĩa, thủy chung. Bởi đó là nếp nhà, là gia phong của người Việt mà họ được dậy dỗ, rèn giũa từ nhỏ.
Nhiều gia đình Việt kiều, tuy sống trên đất nước tự do, hiện đại, tiên tiến nhưng vẫn giữ được nếp nhà, giữ được lễ giáo của một gia đình gốc Việt. Con cái sinh ra trên đất khách nhưng họ vẫn dạy con tiếng Việt, về nhà vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. bố mẹ kể cho con cái nghe những câu chuyện về gia đình, nếp sống Việt Nam, kể cho con nghe về họ hàng để con cái không quên cội nguồn. Mẹ nấu những món ăn của người Việt để con không xa lạ với quê hương. Dạy con phong tục của người Việt cưới xin, cúng giỗ để để con mãi mãi vẫn là người Việt, đẹp người đẹp nết 
HƯƠNG QUÊ
Xin lần về lại tuổi thơ
Để gom lại những ước mơ thuở nào.
Bầu trời cao thật là cao!
Lời ru của mẹ lạc vào giấc mơ!
Chờ bà tan buổi chợ trưa!
Tấm bánh đa nướng giòn như tiếng cười!
Ông về đem nắng ra phơi.
Kìa đàn chim sẻ đùa nơi hiên nhà!
Giàn bầu đang độ trổ hoa!
Mùi hương ổi chín bay ra ngõ ngoài!
Nhớ mùi thóc nếp, ngô, khoai!
Khói rơm đun bếp một thời..bao năm!
Ôi ngày xưa quá xa xăm!
Bờ tre kẽo kẹt khói đồng bay xa!
Hương quê chốn ấy là nhà!
Lòng rưng rưng nhớ đêm bao la..buồn!
1/3/2020 Dương Huệ Linh
CHỢ QUÊ
Mặt trời lên đến ngọn tre
Nêm chen ồn ã chợ quê ngợp người
Chẳng cần loa mõ gọi mời
Hồn nhiên tự nhẩm khắc thời hợp, tan
Không phiên chính, xép chợ làng
Mua cần bán có chẩy tan thuận tình,
Một thời thóc gạo có tinh
Mưa đêm mai chợ giật mình kém, hơn (*)
Nằm đất với chị hàng hương
Thơm hơn bán cá nằm giường vẫn tanh
Tư rằm mồng một ngày lành
Trầu, hoa  chay tịnh ngự thanh tâm sàn ,
Chợ quê chạm mặt người làng
Mấy ai nói thách tiền hàng với nhau
Chục cua, vốc tép, mớ rau
Kẹo vừng, xiên lạc mời nhau nữa là 
Nết quê lây sang làng xa
Cởi bung cúc áo ruột rà tin thôi
Chợ họp kẻ đứng người ngồi
Giầu nghèo tự nguyện hẹn nơi chợ chờ,
Hồn quê rễ má dây mơ
Lá rơi về gốc mấy chờ định phiên
Thả trôi phiền muộn tư riêng
Vịn vào buổi chợ mà tìm gặp quê !
Nguyễn Đình Bầu 
(*) Thành ngữ: thóc cao gạo kém
BIẾT ƠN
Xót xa cảnh lính xa nhà
Nhường chăn giường ấm, mái nhà cho dân
Đêm khuya sương gió âm thầm
Chốt canh biên giới dãi dầm nắng mưa
Cho đàn em nhỏ ngây thơ
Tung tăng đến lớp dưới cờ vàng sao
Bình an - hai chữ ngọt ngào
Biết ơn lính trẻ, tự hào Việt Nam.
Nguyễn Công Nhân

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_nang_luc_doc_hieu_cho_hoc_sin.doc
Sáng Kiến Liên Quan