SKKN Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nói qua giờ đọc văn cho học sinh Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông
Như chúng ta đã biết, mỗi môn học có đặc trưng và thế mạnh riêng trong
việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung. Môn Ngữ Văn là môn học
công cụ, có ưu thế nổi bật trong việc phát triển ngôn ngữ: rèn luyện các kỹ năng
đọc, viết, nói, nghe. Vì thế, trong những năm học qua, giáo viên bộ môn dần dần
tiếp cận và nắm vững phương pháp dạy học mới. Người thầy không chỉ đóng vai
trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn7
chương mà còn hình thành cho các em kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết (năng lực giao
tiếp tiếng Việt), đặc biệt là kỹ năng nói.
Để tìm hiểu sự quan tâm của giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng nói của
học sinh qua giờ đọc văn 10, tôi đã tiến hành khảo sát 12 giáo viên ở đơn vị công
tác thông qua trao đổi trực tiếp và dự giờ thăm lớp. Qua khảo sát điều tra, tôi nhận
thấy tất cả giáo viên đã ý thức được kỹ năng nói có vai trò quan trọng đối với học
sinh. Việc rèn luyện nâng cao kỹ năng nói cho học sinh trong giờ đọc văn là rất cần
thiết phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông mới năm 2018. Nhận thức được vai trò
và sứ mệnh quan trọng của mình nên trong quá trình giảng dạy phần đọc văn,
nhiều giáo viên đã chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học tích cực để rèn luyện
kỹ năng nói cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả tiết dạy. Mặc dù có những
nỗ lực cố gắng hết sức như vậy nhưng trên thực tế rất ít giáo viên thành công qua
tiết dạy. Điều này được lí giải bởi kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh
chưa nhiều so với rèn luyện kỹ năng viết, đọc, giáo viên vẫn còn lúng túng trong
khâu soạn giảng cũng như quy trình các hoạt động lên lớp. Giáo viên chưa tích cực
hóa các hoạt động học tập của học sinh, chưa tạo điều kiện cho học sinh hoàn cảnh
giao tiếp thuận lợi như không khí hào hứng của lớp học, thái độ hợp tác của những
người cùng tham gia giao tiếp, sự động viên khuyến khích kịp thời của giáo viên,
chưa tạo cho học sinh nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ. Mặt khác, trong thời
lượng 1 tiết dạy đọc văn (45 phút) có hạn, số lượng học sinh quá đông, giáo viên
phải tổ chức các hoạt động để học sinh chiếm lĩnh tri thức trọng tâm của bài học
(kỹ năng đọc) nên không có nhiều thời lượng để tạo điều kiện cho tất cả các em
học sinh được nói (kỹ năng nói). Giáo viên đôi khi có tâm lí sợ mất nhiều thời
gian, chú trọng vào việc dạy học các tri thức mà bỏ qua khâu luyện nói cho học
sinh. Một khó khăn nữa của giáo viên THPT trong việc rèn luyện và nâng cao kỹ
năng nói cho học sinh là hiện chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể cho việc rèn
luyện kỹ năng nói học sinh (Trong khi đó, các tài liệu hướng dẫn, tham khảo rèn
luyện kỹ năng viết và kỹ năng đọc hiểu khá nhiều). Do đó, trong một tiết học, việc
luyện kỹ năng nói mới chỉ tập trung ở một số em học sinh khá giỏi, chăm ngoan
còn những học sinh yếu hơn, lười học thì bị thụ động, thiếu tự tin không phát huy
được khả năng của mình. Dù có tổ chức hoạt động thảo luận nhóm thì những em
này cũng ngồi im. Kết quả là các em chưa mạnh dạn, tự tin bày tỏ quan điểm, ý
kiến của mình hoặc có em mạnh dạn nhưng diễn đạt ý của mình lủng củng, vụng về.
H Ộ LUY ẬP a. Mục tiêu: 4, 5; 1, -TH b. Tổ chức hoạt động : - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức học sinh đóng vai theo nhóm đã được chuẩn bị từ trước: + Nhóm 1, 2: Nếu được viết lại đoạn kết của truyện, em sẽ chọn kết thúc như thế nào?Hãy đóng vai và kể lại kết thúc đó. + Nhóm 3, 4: Tưởng tượng một cuộc giao tiếp văn học giữa các nhân vật: Ngô Tử Văn, Thổ công, Các vị thần ở đền miếu xung quanh, các phán quan ở âm phủ và bản thân các em về chủ đề: “Cần hành động như thế nào trước cái xấu, cái ác?”. Hãy đóng vai và kể lại cuộc giao tiếp văn học đó. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Làm việc theo nhóm, thảo luận và chuẩn bị trước ở nhà kịch bản, phân vai, tập diễn... - Báo cáo kết quả: Học sinh đóng vai, diễn lại theo sự chuẩn bị từ trước. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm nhận xét, đánh giá về phần đóng vai nhóm bạn (kịch bản, trang phục, đạo cụ, diễn xuất...). Giáo viên nhận xét, chốt lại. c. ản phẩm: ự kiến sản phẩm học sinh: - Sản phẩm đóng vai của học sinh (kịch bản, trang phục, đạo cụ, diễn xuất...). d. Phương án đánh giá: Đánh giá kết quả làm việc nhóm, kết quả diễn kịch học sinh. H Ộ VẬ a. Mục tiêu: V1, YN, TN b. ổ chức hoạt động: - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học sinh: Từ hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chụyện chức phán sự đền Tản Viên” (Nguyễn Dữ), hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn, trình bày suy nghĩ cùa anh/chị về cuộc chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác của con người. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội - Học sinh báo cáo: Học sinh trình bày bài viết. Học sinh khác nhận xét, bổ sung. 40 c. ản phẩm: ự kiến sản phẩm học sinh - Đảm bảo hình thức đoạn văn - Xác định đúng vấn đề nghị luận: cuộc chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác của con người? - Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ các ý sau: + Thế nào là cái xấu, cái ác? Cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác của con người? + Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa là cuộc đấu tranh dai dẳng, nảy lửa, không dễ dàng đi đến hồi kết thúc. Trong cuộc chiến này, cái thiện phải dũng cảm đương đầu với cái ác, dùng cảm chiến đấu. + Mỗi người phải tự vũ trang cho mình một bản lĩnh vững vàng, một niềm tin d. Phương án đánh giá: Sản phẩm viết của học sinh H Ộ ÌM Ò , M RỘ . a. Mục tiêu: N1, TC- TH b. ổ chức hoạt động: - Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: + Nếu bạn được mời vào vai nhà thiết kế nhân vật và bối cảnh cho bộ phim “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Dữ. Bạn sẽ chọn thiết kế một nhât vật (hoặc trang phục của nhân vật) hoặc một bối cảnh cụ thể trong tác phẩm. Hãy thể hiện thiết kế của bạn bằng nét vẽ, hình dán sau đó giới thiệu với cả lớp về sản phẩm thiết kế của mình. + Tìm đọc thêm một số truyện của Nguyễn Dữ - Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Làm việc cá nhân ở nhà. - Báo cáo kết quả: Học sinh phát biểu ý kiến, quan điểm cá nhân vào tiết sau. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt lại kiến thức. c. ản phẩm: ự kiến sản phẩm học sinh: - Học sinh sưu tầm, đọc thêm tác phẩm trên thư viện, mạng Internet... - Hình vẽ hoặc hình dán... d. Phương án đánh giá: Sản phẩm học sinh. IV. HI U QUẢ THỰC NGHI M Vận dụng sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao kĩ năng nói qua giờ đọc văn cho học sinh lớp 10 ở Trường THPT” như đã trình bày ở trên, tôi thấy có hiệu quả thiết thực đối với cả giáo viên và học sinh. 1. Về phía giáo viên: Sau khi thực hiện đề tài, giáo viên nhận thấy việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng nói cho học sinh trong giờ đọc văn là cần thiết. Nó có ý nghĩa rất thiết thực, đáp ứng được yêu cầu của thời đại, là một bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng học tập, của chiến lược giáo dục nước ta trong giai đoạn mới. 41 Để giúp học sinh nâng kỹ năng nói đòi hỏi giáo viên có một kiến thức sâu rộng, một phương pháp dạy học tích cực. Đồng thời, qua việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong giờ đọc văn còn giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra còn giúp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức kỹ năng sư phạm, phát triển đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, nghiêm túc, có ý thức trách nhiệm cao trong nghiên cứu, vận dụng phương pháp mới để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nói chung. 2. Về phía học sinh: Sau khi tiến hành triển khai thực nghiệm để tài “Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nói qua giờ đọc văn cho học sinh lớp 10 ở Trường THPT”, bản thân giáo viên đã thu nhận được những kết quả tốt đẹp từ phía các em học sinh. Ở đơn vị công tác, giáo viên tổ chức 2 lớp dạy thực nghiệm (TN) là 10A2, 10D1 và 2 lớp đối chứng (ĐC) là 10A3, 10C1 với sĩ số và trình độ học sinh ở các lớp tương quan nhau. Mục đích của đề kiểm tra, đánh giá học sinh: Đề kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm mục đích kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp đã nêu trên. Lập phiếu điều tra: Có thể tiến hành điều tra khảo sát mức độ hứng thú học tập và kết quả học tập vào cuối tiết học với phương châm khảo sát khách quan đối tượng dạy học, hệ thống câu hỏi phù hợp, có tính phân hóa học sinh. Kết quả ban đầu cho thấy: Bài kiểm tra mức độ hứng thú học tập của học sinh: Em hãy cho biết mức độ hứng thú của tiết học đọc văn có sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng nói: Tiết học hứng thú Tiết học bình thường Tiết học không hứng thú Kết quả thu được: Bảng đánh giá mức độ hứng thú với tiết học Nhóm đối tượng Số lượng HS Tiết học hứng thú Tiết học bình thường Tiết học không hứng thú Lớp TN 84 HS 74 HS– 88.1% 8 HS – 9.5% 0 HS – 0% Lớp ĐC 84 HS 42 HS– 50% 30HS – 35.7% 12 HS – 14.3% Biểu đồ minh họa: 42 Bảng 1: iều tra mức độ hứng thú học tập của học sinh Nhận xét: Hứng thú là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của tiết học, đặc biệt là tiết đọc văn. Khi áp dụng đề tài tiết học trải qua nhẹ nhành, vui tươi và rất sôi nổi, các em khắc ghi kiến thức nhanh hơn, lâu hơn, sâu hơn vì học sinh tự mình chủ động, tích cực, sáng tạo trong tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức cho bản thân. Hầu hết học sinh đều nhận thấy lợi ích, hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng nói theo hướng đổi mới. Các em học sinh thích tham gia và tham gia một cách tích cực, có hiệu những hoạt động trong giờ đọc văn. Nhờ vậy, các em luôn hào hứng, chờ đón những điều thú vị trong mỗi tiết đọc, qua đó kỹ năng nói của học sinh ngày được nâng cao. Bài kiếm tra kết quả thu được về kỹ năng nói của học sinh: Để kiểm tra hiệu quả thu được về kỹ năng nói cho học sinh, giáo viên đã lập bảng khảo sát điều tra với câu hỏi: “Qua bài học em rút ra cho mình được những điều gì bổ ích?” (Xem phụ lục 2) Kết quả thu được như sau: Bảng đánh giá kết quả thu được về kỹ năng nói của học sinh: STT Yêu cầu cần đạt được về kỹ năng nói hóm đối tượng Thực nghiệm ối chứng 1 Hiểu được vai trò của kỹ năng nói trong quá trình giao tiếp 84HS -100% 58HS - 69% 2 Biết xác định mục đích và nội dung cần diễn đạt 68HS – 80.9% 21HS - 25% 3 Biết chuẩn bị nội dung phù hợp, chu đáo 70 HS – 83.3% 20HS -23.8% 4 Biết sử dụng và tập hợp các nguồn thông tin để trình bày 84 HS -100% 75HS- 85.7% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% Tiết học hứng thú Tiết học bình thường Tiết học không hứng thú Lớp thực nghiệm Lớp Đối chứng 43 5 Biết sử dụng ngôn từ chính xác và giàu hình ảnh 80HS -95.2% 54HS- 66.6% 6 Biết diễn đạt ý kiến ngắn gọn, rõ ràng, làm cho người nghe hiểu được chính xác nội dung thông điệp 78HS – 92.8% 52HS-61.9% 7 Biết nói rõ ràng với giọng điệu phù hợp, tạo sự chú ý lôi cuốn người nghe 80HS – 95.2% 40HS-47.6% 8 Biết nêu vấn đề và chủ động đề xuất, phát biểu ý kiến trước tập thể lớp 64 HS – 82.1% 16HS-19% 9 Giúp học sinh tự tin, mạnh dạn, chủ động hơn trong giao tiếp 70HS – 83.3% 22HS-26.2% 10 Biết cách thuyết trình, làm việc nhóm 75HS – 89.2% 35HS-41.6% 11 Biết kết hợp yếu tố phi ngôn ngữ: cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ... trong quá trình nói 84 HS - 100% 36HS - 42.8% 12 Khác 2HS – 2.3% 0 Biểu đồ minh họa: Bảng 2: iều tra kết quả thu được về kỹ năng nói của học sinh 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 44 Nhận xét: Qua bảng số liệu và đồ thị điều tra kết quả thu được, ta thấy các biện pháp đã góp phần nâng cao kỹ năng nói cho học sinh một cách toàn diện trong giờ đọc văn. Cụ thể: - Từ việc ý thức được vai trò quan trọng của kỹ năng nói trong cuộc sống, cùng với việc được rèn luyện thường xuyên, các em đã xác định được mục đích và nội dung cần diễn đạt. Học sinh đã biết thu thập, sử dụng các nguồn thông tin cần thiết để chuẩn bị bài nói của mình một cách chu đáo, đạt hiệu quả giao tiếp. - Mặt khác, so với các em lớp đối chứng, học sinh lớp thực nghiệm đã biết lựa chọn từ ngữ, cách diễn đạt một cách ngắn gọn, mạch lạc, rõ ràng, hiệu quả hơn. Các em còn biết chú ý giọng điệu, các yếu tố phi ngôn ngữ khác (cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, tranh ảnh...) trong quá trình nói để thu hút sự chú ý, lôi cuốn người nghe. - Cũng qua việc áp dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng nói, học sinh càng ngày càng mạnh dạn, tự tin, chủ động trong việc đề xuất các vấn đề trước tập thể lớp. Các em cũng đã biết phối hợp, thảo luận, phân công công việc trong nhóm một cách tích cực, phát huy tối đa năng lực của mỗi thành viên. Đây là một yếu tố quan trọng giúp học sinh giao tiếp hiệu quả khi ra môi trường xã hội rộng lớn. Không chỉ trong các tiết đọc văn, giáo viên còn tích hợp kiểm chứng kết quả rèn luyện kỹ năng nói của học sinh trong các tiết Làm văn, Tiếng Việt có nhiều cơ hội cho học sinh nói như Trình bày một vấn đề, chủ đề văn thuyết minh, Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ... Có thể khẳng định do được rèn luyện cách học đòi hỏi liên tục các giải pháp nâng cao kỹ năng nói, nhờ vậy các em học sinh không còn rụt rè, e ngại, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông mà nói suôn sẻ, diễn đạt gọn gàng, dễ nghe, trình bày nội dung tương đối đầy đủ, các em tự tin trong giao tiếp, có kết hợp những yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, thái độ). Không khí lớp học có sự hào hứng, sôi nổi, các em thích hào hứng chờ đón những tiết đọc văn hơn. Bài nói do có sự chuẩn bị chu đáo nên khi trình bày các em không có sự ngập ngừng, ấp úng, nội dung cũng trọn vẹn, đầy đủ hơn. Do đó, đa số bài nói đều hoàn chỉnh hơn lúc trước. Đáng mừng hơn, số lượng học sinh có thể tự tin lên lớp trình bày đã tăng lên rõ rệt. Từ em yếu đến em trung bình đều có thể nói được trước lớp. Thông qua đó, các em không chỉ nâng cao năng lực giao tiếp mà còn nhớ kiến thức lâu hơn, chính xác hơn, chất lượng dạy học cũng được cải thiện. 45 PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận 1.1. Tính khoa học Quy trình nghiên cứu khoa học được thực hiện nghiêm túc, tuân theo sự vận động khách quan của nhận thức từ việc lựa chọn đề tài, sưu tầm tài liệu, thu thập thông tin, xây dựng đề cương, tổ chức thực nghiệm, rút kinh nghiệm, viết sáng kiến kinh nghiệm. Bố cục sáng kiến đảm bảo, rõ ràng, rành mạch hướng tới chuẩn của một công trình nghiên cứu khoa học: hệ thống đề mục, cách trích dẫn tài liệu, cách lập thư mục tham khảo... 1.2. Ý nghĩa của đề tài - Về phía học sinh: Sau một thời gian áp dụng đề tài tại đơn vị công tác và trường bạn, tôi thấy học sinh hứng thú, hoạt động tích cực hơn, được tạo nhiều cơ hội để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, ý kiến... cá nhân về một vấn đề được giáo viên định hướng hoặc một chủ đề trong tiết học. Các em đã biết nói đúng trọng tâm vấn đề, biết lựa chọn sử dụng từ ngữ phổ thông chính xác, đạt hiệu quả cao... Đặc biệt khơi dậy được sự tự tin, khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, cảm xúc của mình trong học tập và đời sống. Qua khảo sát, điều tra thực nghiệm, tôi nhận thấy các em từ chỗ rụt rè, nhút nhát, ngại nói, ngại giao tiếp hay nói còn ấp úng, chưa lôi cuốn hấp dẫn đến chỗ mạnh dạn, chủ động bày tỏ ý kiến trước tập thể, nói lưu loát, mạch lạc, biết kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. Thông qua các biện pháp đã áp dụng, giáo viên nhận thấy tất cả học sinh từ yếu đến khá, giỏi đều được tham gia vào quá trình nói. Các em được bày tỏ và ghi nhận ý kiến trong quá trình thảo luận nhóm để đóng vai, thuyết trình, tranh biện... Quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục, giúp các em nâng cao được năng lực lắng nghe, chia sẻ, phản biện có lập luận khoa học để bác bỏ những luận điểm sai lầm. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực giao tiếp cho các em, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời. Những thay đổi tích cực từ phía học sinh tiếp thêm động lực cho giáo viên ngày càng tâm huyết với nghề, tích cực đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. - Về phía giáo viên: Tôi đã vận dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng nói trong giờ đọc văn khá thành công. Thông qua các giải pháp đã thực hiện, giáo viên đã tạo ra môi trường thuận lợi nhất để các em rèn luyện, nâng cao kỹ năng nói của mình, các em hăng say phát biểu, trình bày ý kiến cảm xúc... từ đó tạo ra tiết học sôi nổi hứng thú đồng thời tạo ra “vác xin” hiệu quả về giao tiếp, nhất là kỹ năng nói khi các em bước ra môi trường xã hội rộng lớn hơn. - Phạm vi ứng dụng của đề tài: Các biện pháp góp phần nâng cao kỹ năng nói cho học sinh có thể áp dụng cho tất cả giáo viên THPT trong quá trình dạy học môn Ngữ văn lớp 10 vì đây là kiến thức mới nhưng không quá khó. Mặt khác, các giải pháp này không chỉ thực hiện ở tiết đọc văn mà còn có thể áp dụng trong các 46 tiết học Làm văn, Tiếng Việt, là cơ sở để nâng cao kỹ năng giao tiếp trong môn Ngữ Văn và các môn học khác, đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục cũng như của thời đại. 2. ề xuất, kiến nghị Để nâng cao chất lượng dạy và học học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của mỗi một học sinh để từ đó rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực cho học sinh để các em có niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cũng như vận dụng kiến thức vào thực tiễn: - Về phía nhà trường: Cần tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cung cấp nhiều tài liệu hướng dẫn rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh để giúp giáo viên nâng cao kỹ năng giao tiếp cho các em thường xuyên và hiệu quả hơn. Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nói với đồng nghiệp các trường THPT trong địa bàn để trao đổi học hỏi, lẫn nhau, nâng cao chất lượng dạy học. - Về phía giáo viên: Cần mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, tìm ra hướng đi đúng đắn, đa dạng chú trọng nâng cao kỹ năng nói cho học sinh. Tạo không khí lớp học thoải mái, vui vẻ, thân thiện. Việc áp dụng các biện pháp nâng cao kỹ năng nói cho học sinh cần được áp dụng thường xuyên và linh hoạt. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần chú ý kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách toàn diện. Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nâng cao kỹ năng nói qua giờ đọc văn cho học sinh lớp 10 ở Trường THPT”, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý vị và bạn bè đồng nghiệp. 47 P L 1 P ẾU ỀU R Ự R “NÓI” Ủ Ọ Học sinh : Lớp .. Em hãy đọc kỹ các câu hỏi và cho biết ý kiến bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất : Câu 1. Theo em, kỹ năng nói là: A. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để trình bày vấn đề một cách dễ hiểu B. Kỹ năng trình bày một cách ngắn gọn, chính xác các nội dung cần truyền đạt C. Kỹ năng phát thông tin làm cho người nghe hiểu được chính xác nội dung thông điệp D. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để truyền thông tin cho đối tượng giao tiếp Câu 2. Hãy lựa chọn cách ứng xử mà bản thân thường thực hiện trong từng tình huống: Tình huống Cách ứng xử 1.Trong giờ học, khi giáo viên đặt câu hỏi, em thường: A. Biết nhưng rụt rè, không dám giơ tay trả lời, sợ sai. B. Giơ tay phát biểu nhưng diễn đạt lủng củng, không mạch lạc. C. Trả lời giống như ý trong sách giáo khoa hoặc vở soạn (giống như đọc). D. Tự tin giơ tay và trả lời mạch lạc, trôi chảy 2. Khi tranh luận với bạn bè về một vấn đề, em thường: A. Tranh thủ nói nhiều về ý kiến, quan điểm hoặc thông tin... của mình B. Tạo điều kiện để cho bạn mình nói nhiều hơn C. Cân bằng giữa nội dung mình nói và nội dung của bạn nói D. Chủ yếu im lặng trong suốt quá trình nói chuyện 3. Khi tiến hành thảo luận nhóm, em được yêu cầu trình bày ý kiến của mình về vấn đề thảo luận nhóm. Khi trình bày vấn đề đó, em thường: A.Trình bày vấn đề với từ ngữ như bài học B. Suy nghĩ như thế nào thì trình bày như thế đó C. Trình bày vấn đề đã chuẩn bị với từ ngữ dễ hiểu D. Nhớ nội dung nào thì trình bày nội dung đó 48 Câu 3. Những khó khăn bản thân gặp phải trong quá trình nói (có thể chọn nhiều câu trả lời A. Thiếu tự tin, cảm thấy ngại ngùng khi trò chuyện với một người nào đó hoặc khi tham gia các sinh hoạt tập thể B. Diễn đạt ý nghĩ bản thân không được đầy đủ, rõ ràng, hay bị ngập ngừng, lúng túng, sợ sai khi bày tỏ ý kiến bản thân. C. Không biết người nghe có hiểu được những gì mình nói hay không? Ít dám chủ động đề xuất, phát biểu ý kiến trước tập thể lớp D. Không hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ không lời (cử chỉ, ánh mắt...) Câu 4. Em có đề xuất ý kiến gì với nhà trường và thầy cô giáo bộ môn Ngữ văn về nâng cao kỹ năng nói trong tiết đọc văn? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 49 P L 2 KẾ QUẢ U ƯỢ VỀ KỸ Ă Ó Ủ Ọ Học sinh : Lớp .. Em hãy vui lòng trả lời câu hỏi sau: “Qua bài học em rút ra cho mình được những điều gì bổ ích?” (Học sinh đánh dấu X vào lựa chọn) STT Yêu cầu cần đạt được về kỹ năng nói Lựa chọn 1 Hiểu được vai trò của kỹ năng nói trong quá trình giao tiếp 2 Biết xác định mục đích và nội dung cần diễn đạt 3 Biết chuẩn bị nội dung phù hợp, chu đáo 4 Biết sử dụng và tập hợp các nguồn thông tin để trình bày 5 Biết sử dụng ngôn từ chính xác và giàu hình ảnh 6 Biết diễn đạt ý kiến ngắn gọn, rõ ràng, làm cho người nghe hiểu được chính xác nội dung thông điệp 7 Biết nói rõ ràng với giọng điệu phù hợp, tạo sự chú ý lôi cuốn người nghe 8 Biết nêu vấn đề và chủ động đề xuất, phát biểu ý kiến trước tập thể lớp 9 Giúp tự tin, mạnh dạn, chủ động hơn trong giao tiếp 10 Biết cách thuyết trình, làm việc nhóm 11 Biết kết hợp yếu tố phi ngôn ngữ: cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ... trong quá trình nói 12 Khác 50 TÀI LI U THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, NXB Giáo dục. 2. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo viên Ngữ Văn 10, NXB Giáo dục. 3. Bộ giáo dục và đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn 10, NXB Giáo dục. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT, NXB Giáo dục 2006 5. Phan Trọng Luận (chủ biên), cùng nhiều tác giả, 2010, Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn 10, NXB ĐHSP, Hà Nội. 6. Phạm Thị Thu Hương (chủ biên), Trịnh Thị Màu, Trịnh Thị Lan, Trịnh Thị Bích Thủy, 2019, Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản chương trình qua hệ thống phiếu học tâp, tập 1, 2. 7. Tài liệu tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 8. Một số trang web có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_ky_nang_noi_qua_gio_doc_van_c.pdf