SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoat động "nhân đại, từ thiện" của Công đoàn trường Trung học Phổ thông Hoàng Mai 2

Cơ sở lý luận

Hoạt động nhân đạo, từ thiện là một nội dung nằm trong chức năng của Công

đoàn là đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao

động. Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất nhằm bảo vệ quyền của đoàn

viên công đoàn, trong đó có quyền: “Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm

đau, khó khăn, hoạn nạn”. Nội dung này đã được thể hiện rõ trong Hiến Pháp,

Luật Công Đoàn, Điều lệ Công đoàn khóa XII năm 2020.

Theo quy định tại Điều 10, Hiến pháp năm 2013: “Công đoàn Việt Nam là tổ

chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành

lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền,

lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước,

quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ

quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến

quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học

tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc.”

Điều 188 Bộ Luật lao động năm 2012. Theo đó, Công đoàn có những vai trò

cơ bản sau: “Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động”.

Luật Công đoàn năm 2012, Mục 2. Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công

đoàn, tại khoản 5 Điều 18, ghi rõ: “Được Công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau

hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn”.

Điều lệ Công đoàn Khóa XII kèm theo quyết định số 174/QĐ-TLĐ ngày

03/02/2020 của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, tại mục b, mục e khoản 1,

Điều 2. Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên đã nêu rõ: Quyền của đoàn viên “Được

yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm

phạm”; “Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn”.

Điều 59 Luật Giáo dục (2019) quy định “Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà

trường có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và hoạt động theo

quy định của pháp luật”.

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp

công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hội nghị

Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa X) đã chỉ rõ “ Các cấp công đoàn

cần hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy

công nhân, viên chức, người lao động làm đối tượng vận động, lấy chăm lo bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động,4

xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -

xã hội làm mục tiêu hoạt động”.

Công đoàn cơ sở hoạt động với mục tiêu là: Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn

định, tiến bộ trong nhà trường; góp phần giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo

dục “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức

khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công

dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

pdf45 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoat động "nhân đại, từ thiện" của Công đoàn trường Trung học Phổ thông Hoàng Mai 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tinh thần “nhân nghĩa”, “lá lành đùm lá rách”, “Thương người 
( Dung dịch nước rửa tay sát khuẩn đã hoàn thiện) 
29 
như thể thương thân” ủng hộ nhân dân Thị Xã Hoàng Mai xóa nhà tranh tre, nứa lá 
với số tiền thu được 20 300 000 (hai mươi triệu ba trăm ngàn đồng). 
2.4.2. Kinh nghiệm triển khai: 
- Trước hết bí thư chi bộ nắm công văn, kế hoạch xóa nhà tranh tre, nữa lá của 
Thị Xã Hoàng Mai, sau đó Bí thư chi bộ chỉ đạo BGH phối hợp với Công đoàn 
động viên công đoàn viên tích cực hưởng ứng. 
- BGH phối hợp với công đoàn xây dựng kế hoạch ủng hộ cụ thể sau đó vận 
động các tất cả các công đoàn viên tham gia. 
- Nói đến ủng hộ là tùy tâm, nên nếu để công đoàn viên ủng hộ một cách tự 
nhiên thì khó thu được số tiền như kế hoạch để ra để có thể giúp đỡ, hỗ trợ được 
nhân dân xóa nhà tranh tre, nứa lá. Vậy để các anh chị em đồng tình ủng hộ với số 
tiền như vậy trong lúc bản thân họ cũng đang khó khăn, chứ chưa khá giả gì thì 
điều đầu tiên Chủ tịch công đoàn phối hợp với Hiệu trưởng nhà trường cùng bàn 
bạc và đưa ra một mức cụ thể tùy theo chức vụ trong nhà trường. Ai có chức vụ thì 
ủng hộ mức cao hơn, đặc biệt Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn ủng hộ trước và 
ủng hộ ở mức cao hơn anh em bình thường, sau đó thuyết phục, vận động công 
đoàn viên khác ủng hộ. 
- Muốn anh em ủng hộ được số tiền như trên thì có một số người đôi lúc cũng 
không sẵn tiền trong người nên chúng tôi đã cho anh chị em đăng ký mức ủng hộ 
trước, sau đó nhờ kế toán nhà trường trừ qua lương. 
30 
2.5. Kinh nghiệm triển khai hoạt động Ủng hộ Miền Trung lũ lụt 
2.5.1. Kết quả đạt được: 
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam về việc “Toàn dân tham 
gia ủng hộ các tỉnh Miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ”, được sự quan tâm chỉ đạo 
sát sao của Công đoàn Giáo dục Nghệ An, Cấp ủy, Ban chấp hành Công đoàn 
trường THPT Hoàng Mai 2 phát động Ủng hộ đồng bào miền Trung, khắc phục 
hậu quả mưa lũ. Phát huy truyền thống đoàn kết “tương thân, tương ái” với tinh 
thần “nhường cơm sẻ áo”, “thương người như thể thương thân” hướng về miền 
Trung ruột thịt, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường đã tích 
cực tham gia ủng hộ với số tiền thu được 32 310 000 đồng. 
(Ảnh thầy giáo Nguyễn Xuân Bài- Phó hiệu trưởng nhà trường và cô giáo Nguyễn 
Thị Huệ- CTCĐ trường THPT Hoàng Mai 2 trao quà ủng hộ Miền Trung lũ lụt 
cho CĐ Giáo dục Nghệ An). 
31 
2.5.2. Kinh nghiệm triển khai: 
- Với một trường quy mô còn nhỏ chỉ có 1 025 học sinh và 54 cán bộ, giáo 
viên, nhân viên chỉ trong một tuần chúng tôi đã vận động toàn trường tham gia ủng 
hộ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt với số tiền thu được là 32 310 000 đồng. Để đạt 
được kết quả như trên trong quá trình triển khai hoạt động bản thân tôi đã đúc kết 
được một số kinh nghiệm sau: 
- Thường xuyên theo dõi tình hình mưa lũ ở Miền Trung để có cách tuyên 
truyền vận động cho phù hợp: 
+ Công đoàn đã phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn Thanh niên 
phát động trong tiết chào cờ trước toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh 
tham gia ủng hộ miền trung lũ lụt. 
+ Đối với các em học sinh chúng tôi không chỉ phát động trong tiết chào cờ 
mà còn giáo dục cho các em thông qua các buổi sinh hoạt đầu giờ, lồng ghép vào 
các bài học, như môn Giáo dục công dân, môn Văn,... để giáo dục lòng nhân ái cho 
các em. 
+ Tuyên truyền bằng các hình thức trực quan như hình ảnh, băng rôn, khẩu 
hiểu như: “Tất cả vì Miền Trung thân yêu”, “Nhường cơm sẻ áo”, cho các em xem 
vedio về cảnh Miền Trung bị ngập chìm trong biển nước, cảnh sạt lở đất để giáo 
dục các em một cách hiệu quả hơn (phụ lục 2). 
+ Đối với giáo viên để vận động được công đoàn viên tích cực tham gia một 
cách đầy đủ, có chất lượng chúng tôi đã tuyên truyền vận động bằng cách lập 
thùng ủng hộ, giáo viên bỏ tiền vào phong bì, ghi tên mình vào, sau đó BCH Công 
đoàn kiểm phong bì ghi tên giáo viên vào danh sách sau đó có sự khen ngợi, biểu 
dương các đồng chí công đoàn viên nhằm thay mặt cho đồng bào Miền Trung cảm 
ơn tấm lòng hảo tâm của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường. 
2.6. Kinh nghiệm triển khai hoạt động “Hiến máu nhân đạo” 
2.6.1 Kết quả đạt được. 
Với thông điệp: “Một giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại” đã bao trọn ý 
nghĩa và mục đích lớn lao. Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự hiểu biết, 
lòng nhân ái và trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, đó là truyền thống 
tương thân, tương ái của dân tộc ta. Là một cán bộ công đoàn nhiều năm tôi hiểu 
rằng: Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút trên đất nước ta đang có hàng ngàn số phận 
không may mắn, đang cần truyền máu để duy trì sự sống. Thế nhưng theo số liệu 
mới nhất của Trung tâm huyết học và truyền máu Trung ương nhu cầu truyền máu 
hiện nay đã vượt gần gấp đôi sức cung của ngân hàng máu. Đặc biệt là sau khoảng 
thời gian sau Tết, lượng máu thu nhận được chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu. 
Phần thiếu hụt còn lại này đang trông chờ vào tấm lòng nhân ái của chúng ta. 
Xác định hiến máu nhân đạo là một trong những chính sách xã hội của Nhà 
nước, phù hợp với truyền thống đạo lí của dân tộc. Đồng thời với nhận thức chia sẻ 
32 
những rủi ro, đồng cảm với những số phận, hoàn cảnh khó khăn. Trong những năm 
vừa qua Công đoàn Trường THPT Hoàng Mai 2 tích cực tham gia hiến máu nhân 
đạo, bình quân mỗi năm tập thể nhà trường hiến được 2 700ml máu, vượt chỉ tiêu 
do Hội Chữ thập đỏ Thị Xã Hoàng Mai giao là 2 500ml . Để vận động được anh 
chị em tham gia hiến máu, trong những năm làm chủ tịch Công đoàn tôi đã đúc kết 
được một số kinh nghiệm sau: 
2.6.2 Kinh nghiệm triển khai: 
Một là, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Hội Chữ thập đỏ Thị Xã Hoàng Mai, 
Ban Chấp hành Công đoàn đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hiến máu 
nhân đạo, tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức, trách nhiệm của cán bộ, 
công chức, viên chức với truyền thống đạo lý dân tộc. 
Hai là, đổi mới các phương pháp tuyên truyền như: 
- Phát tài liệu, treo băng rôn, áp phích cổ vũ hiến máu nhân đạo với những 
thông tin cần thiết vào những vị trí dễ quan sát, nơi tập trung của giáo viên sau mỗi 
giờ dạy. Bởi vì đây là hình thức có tác dụng trực quan, tác động trực tiếp đến cách 
nhìn nhận của mọi người. 
- Gửi quà tới những người đã đi hiến máu tình nguyện nhằm cảm ơn, thăm 
hỏi, động viên, chia sẻ với các cá nhân tham gia hiến máu sau khi họ đã hiến máu 
tình nguyện xong. Qua đó, sẽ có tác dụng làm cho người đã hiến máu thấy được sự 
trân trọng, quan tâm, ý nghĩa, sự cống hiến, công lao một phần của mình đối với xã 
hội, từ đó sẽ làm lan tỏa sự vận động, tuyên truyền trong những lần hiến máu về 
sau. 
- Vào các buổi sinh hoạt công đoàn, sẽ lồng nội dung phổ biến kiến thức, ý 
nghĩa, hiểu biết về công tác hiến máu nhân đạo cho công đoàn viên. 
Ba là, Lưu trữ danh sách những người hiến máu tình nguyện (đặc biệt là 
những người hiến nhiều lần) để có kế hoạch gặp mặt và tôn vinh họ. Tổ chức lễ tôn 
vinh có quy mô, vì điều này sẽ có tác dụng làm cho người hiến máu tình nguyện 
cảm thấy hành động của họ được mọi người, được bạn bè, thầy cô, được xã hội ghi 
nhận, thúc đẩy tinh thần hăng hái, gương mẫu đi đầu trong hiến máu và vận động, 
tuyên truyền. 
33 
3. Một số kết quả và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn trong công tác 
triển khai hoạt động “nhân đạo, từ thiện” tại trường THPT Hoàng Mai 2. 
3.1. Đánh giá chung 
3.1.1. Về ưu điểm 
- Đã triển khai kịp thời, có hiệu quả các văn bản của Công đoàn Ngành và cấp 
trên về công tác hỗ trợ giúp đỡ cán bộ, giáo viên và nhân dân bị bệnh hiểm nghèo 
và gặp những khó khăn trong cuộc sống. 
- Thông qua hoạt động đã tác động tới tình cảm, làm thay đổi nhận thức cũng 
như suy nghĩ, dẫn tới những hành động đẹp và có ý nghĩa lớn lao như đã giúp đỡ 
được 2 giáo viên trong trường bị bệnh hiểm nghèo, 2 giáo viên trường bạn bị tai 
nạn giao thông, một giáo viên trường bạn bị bệnh hiểm nghèo, một trường tiểu học 
miền núi, ủng hộ lũ lụt ở Miền Trung, ủng nhân dân Thị Xã Hoàng Mai xóa nhà 
tranh tre nữa lá, tham gia hiến máu nhân đạo ba lần. 
-Thông qua hoạt động nhân đạo, từ thiện đã xây dựng được tình đoàn kết, sự 
yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn cũng như trong cuộc 
sống hàng ngày, tạo động lực để đồng nghiệp của mình được sống vui hơn, mạnh 
khỏe hơn, lạc quan và yêu đời hơn. 
3.1.2. Nguyên nhân thành công 
- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Công đoàn 
Giáo dục Nghệ An và của Cấp ủy nhà trường. 
- Chuyên môn và Công đoàn luôn phối hợp nhịp nhàng trong việc triển khai 
các hoạt động. 
- Chuyên môn luôn tạo điều kiện cho Công đoàn hoạt động theo đúng chức 
năng nhiệm vụ. Công đoàn luôn hỗ trợ đắc lực cho Chuyên môn trong công tác vận 
động thực hiện nghị quyết, kế hoạch của ngành cũng như đơn vị. 
- Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có bản lĩnh, năng lực công tác, có khả 
năng đại diện cho tiếng nói của đoàn viên. 
- Sự đồng tâm hiệp lực của tập thể CBNGNLĐ, nội bộ đoàn kết thống nhất vì 
sự phát triển của nhà trường. 
3.1.3. Những hạn chế, tồn tại: 
- Công tác phối hợp trong chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần của 
đoàn viên và người lao động đã được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao. Vẫn còn 
đoàn viên và người lao động còn phải đi thuê nhà, điều kiện ăn ở sinh hoạt còn bất 
tiện. Việc chăm lo đời sống tinh thần như các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ 
chưa được tổ chức thường xuyên. 
- Kinh phí hỗ trợ cho công tác từ thiện, nhân đạo còn hạn chế, chưa đáp ứng 
hết nguyện vọng chính đáng của công đoàn viên. 
34 
- Công đoàn viên trong trường tuổi đời, tuổi nghề còn ít, thu nhập thấp nên 
ảnh hưởng tới công tác từ thiện, nhân đạo. 
- Cán bộ công đoàn kinh nghiệm còn hạn chế, chưa tập trung nhiều thời gian 
cho công tác công đoàn. 
3.2. Một số bài học kinh nghiệm: 
- Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, Công đoàn Ngành, sự phối 
hợp nhịp nhàng với chuyên môn, và các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. 
- Xác định rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân. BCH Công 
đoàn cần phải làm việc nhiệt tình, phân công trách nhiệm rõ ràng, coi trọng dân 
chủ, tôn trọng tiếp thu ý kiến đoàn viên; có bản lĩnh, đấu tranh bảo vệ quyền và lợi 
ích chính đáng cho đoàn viên. 
- Xác định đúng vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của Công đoàn trong mỗi vấn 
đề tham gia. Phải có định hướng cụ thể rõ ràng trong từng công việc, như vậy để 
tránh bỏ sót công việc hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. 
- Xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết, nhất trí cùng hướng theo mục đích 
chung vì sự nghiệp giáo dục. 
- Công đoàn cùng tham mưu trong việc xây dựng kế hoạch năm học. Phát 
động và tổ chức cho toàn bộ cán bộ đoàn viên tham gia xây dựng kế hoạch, thống 
nhất về chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp. Tham gia thi GV giỏi trường, GVCN 
giỏi, thao giảng, dự giờ.. 
- Ban chấp hành công đoàn phải đi sâu sát với đoàn viên của mình, hiểu các 
hoàn cảnh của các thành viên để chia sẻ. Khi khó khăn phải luôn có mặt để động 
viên kịp thời. Từ đó họ mới thấy được trách nhiệm của cá nhân họ, gia đình họ với 
tập thể mình đang công tác. 
- Cần tạo không khí cởi mở, thẳng thắn, trung thực, công khai; xây dựng tinh 
thần đoàn kết, giúp đở nhau, tránh các biểu hiện bất hòa trong nội bộ Công đoàn. 
- Công đoàn phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ quyền và lợi 
ích chính đáng của đoàn viên. Cần quan tâm đến hoàn cảnh, thu nhập thực tế của 
đoàn viên, đảm bảo thực hiện đầy đủ chính sách, lương bổng của đoàn viên. Công 
đoàn tham mưu sắp xếp bố trí lao động hợp lý, phân công nhiệm vụ phù hợp, tạo 
điều kiện cho cán bộ đoàn viên trong công việc. 
- Thường xuyên chăm lo đời sống tinh thần và sức khỏe cán bộ đoàn viên, 
thực hiện tốt chế độ BHXH, BHYT. Tổ chức và vận động cán bộ đoàn viên tham 
gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, tham quan du lịch. Duy trì tốt công 
tác động viên thăm hỏi khi ốm đau, khó khăn, hiếu hỉ. Tổ chức buổi lễ trang trọng 
ý nghĩa tuyên dương con em CBĐV có thành tích trong các dịp lễ. 
Có thể khẳng định trong việc triển khai, tổ chức thực các nhiệm vụ của Công 
đoàn, nếu có sự chỉ đạo đúng đắn, có sự phối hợp chặt chẽ với Nhà trường, nếu 
35 
biết phát huy vai trò quan trọng của Công đoàn trong việc phát động, triển khai các 
phong trào thi đua thì nội bộ sẽ luôn đoàn kết, nhất trí và cộng đồng trách nhiệm, 
chất lượng giáo dục của Nhà trường sẽ luôn ổn định và được nâng cao. 
 Để Công đoàn trường thực sự là mái ấm của CBĐV thì rất cần sự tiếp tục 
quan tâm của cấp trên và sự động viên, hỗ trợ về tinh thần và vật chất nhiều hơn 
nữa của Nhà trường để có thêm kinh phí tổ chức nhiều hoạt động thi đua, giao lưu 
văn hóa, văn nghệ, TDTT. 
 Ngoài ra cần có sự tham gia tích cực, nhiệt tình hơn nữa của các công đoàn 
viên trong nhà trường để cho các hoạt động phong trào ngày càng lớn mạnh hơn, 
góp phần chung vào sự phát triển của tổ chức công đoàn cũng như sự lớn mạnh 
chung của nhà trường. 
3.3. Kết quả khảo sát: 
Qua khảo sát và điều tra về thầy giáo Lê Văn Thuyên, là người bị bệnh K đã 
và đang điều trị được 3 năm, con Liệt sĩ, thầy chưa lập gia đình, đang ở với mẹ già 
đã hơn 70 tuổi, gia đình rất khó khăn. Trong những năm qua thầy Lê Văn Thuyên 
luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Công đoàn Ngành Giáo dục Nghệ An và 
Công đoàn Trường THPT Hoàng Mai 2. Khi được tôi mời trao đổi, thầy rất sãn 
sàn. Thầy Thuyên chia sẻ: 
36 
Ngoài thầy Thuyên ra, qua khảo sát một công đoàn viên bình thường, cô 
Trương Thị Liên chia sẻ: 
37 
Kết quả khảo sát 54 giáo viên, nhân viên trong trường tôi đã thu được kết quả 
như sau: 
Số lượng 
người 
khảo sát 
CĐ triển khai HĐ 
nhân đạo, từ thiện 
như thế nào? 
Các HĐ có 
phong phú 
không? 
Đánh giá về 
HĐ nhân đạo, 
từ thiện 
Ý kiến đề xuất 
Có ý 
nghĩa 
nhân 
văn sâu 
sắc 
Bình 
thường 
Rất 
phong 
phú 
Bình 
thường 
Rất 
thiết 
thực 
Bình 
thường 
Cần 
phát 
huy 
Không 
có ý 
kiến 
54 54 0 52 02 54 0 50 04 
38 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Ý nghĩa của đề tài 
1.1. Đối với học sinh: 
- Giáo dục cho các em lòng nhân ái, tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong 
hoạn nạn, lúc khó khăn; không đắn đo tính toán. 
- Thông qua hoạt động này đã giúp đỡ được nhiều em học sinh có hoàn cảnh 
khó khăn vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. 
- Giáo dục cho các em phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, mỗi học 
sinh cần: 
+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; biết quan tâm, chăm sóc 
ông bà, cha mẹ khi ốm đau, lúc già yếu. 
+ Quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh, trước hết là 
những người thân trong gia đình, thầy, cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng. 
+ Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoãn nạn; tích 
cực tham gia các hoạt động uống nước nhớ nguồn; hoạt động đền ơn đáp nghĩa; 
các hoạt động nhân đạo do lớp, trường, cộng đồng dân cư tổ chức như: giúp đỡ các 
bạn học sinh nghèo vượt khó, ủng hộ nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt, ủng hộ 
các nạn nhân của chất độc da cam 
+ Kính trọng biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất 
nước, với dân tộc. 
1.2. Đối với giáo viên, nhân viên trong trường: 
- Tăng tình đoàn kết, tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau giữa các công đoàn 
viên trong trường. 
- Giúp những giáo viên ốm đau, bị bệnh hiểm nghèo có thêm sức mạnh vượt 
qua khó khăn trong cuộc sống. 
- Tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, nhân rôṇg hơn nữa hoaṭ đôṇg “nhân đaọ, 
từ thiêṇ” và chia sẻ được nhiều hơn với những khó khăn mà các đồng chí công 
đoàn viên trong trường nói riêng cũng như toàn xã hôị nói chung. 
1.3. Đối với cán bộ công đoàn ở các đơn vị: 
- Đối với những người làm cán bộ công đoàn sáng kiến này góp phần chia sẻ 
kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong việc triển khai hoạt động nhân đạo, từ thiện 
trong các trường học. 
- Sáng kiến này sẽ giúp cho các Cán bộ Công đoàn có nhiều giải pháp cho 
hoạt động của Công đoàn mình, cảm thấy tự tin hơn, năng động hơn trong công 
tác. 
39 
- Làm sao để chăm lo được nhiều hơn đời sống vật chất và tinh thần cho công 
đoàn viên, đó là điều mà mỗi cán bộ công đoàn ai cũng mong muốn. Vì vậy mỗi 
Cán bộ Công đoàn chúng ta cần tìm tòi, nghiên cứu các biện thích hợp nhằm mục 
đích đem lại hiệu quả và chất lượng cho hoạt động công đoàn, góp phần đưa chất 
lượng hoạt động công đoàn ngày một đi lên. 
2. Kết luận và kiến nghị 
2.1. Kết luận chung 
Qua một thời gian công tác, với vai trò là chủ tịch công đoàn tôi đã nghiên 
cứu đề tài này và đạt được một số kết quả sau: 
- Bản thân tôi đã triển khai được nhiều hoạt động nhân đạo, từ thiện, đã giúp 
đỡ được nhiều giáo viên và học sinh trong và ngoài trường có hoàn cảnh khó khăn 
trong cuộc sống để họ có nghị lực vươn lên công tác và học tập tốt hơn. 
- Sáng kiến kinh nghiệm này đã thực sự mang lại nhiều hiệu quả cụ thể và 
thiết thực cho tôi trong quá trình làm chủ tịch công đoàn, nó giúp tôi nâng cao hơn 
nữa trình độ năng lực cũng như nghiệp vụ trong quá trình công tác. 
- Sáng kiến này nhằm chia sẻ với các cơ quan, đơn vị trong cụm và trong tỉnh 
với mong muốn nhân rộng hơn nữa hoạt động nhân đạo và từ thiện, tạo sức lan tỏa 
trong cộng đồng. 
2.2. Kiến nghị: 
- Với Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An 
+ Cần quan tâm hơn nữa đến công tác xét nâng hạng cho giáo viên THPT. 
+ Phối hợp với Công đoàn Ngành tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động chăm 
lo cho đời sống của CB, GV và NV, nhất là GV ngoài công lập. 
- Với Công đoàn Nghành GD Nghệ An: 
+ Tăng cường các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các cán bộ công đoàn cơ sở 
đặc biệt về công tác nữ công. 
+ Tiếp tục phát huy hình thức sinh hoạt cụm Công đoàn để các công đoàn cơ 
sở có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị bạn được nhiều hơn. 
+ Đề xuất các chính sách chế độ đãi ngộ cán bộ công đoàn nhằm giữ chân và 
thu hút những cán bộ công đoàn có năng lực và nhiệt huyết. 
- Với BGH nhà trường và các đoàn thể trong trường 
+ Cần phối hợp chặt chẽ với Công đoàn trong mọi hoạt động, quan tâm, hỗ 
trợ kịp thời. 
+ Tác động đến tập thể CBNGNLĐ để họ tham gia phong trào tích cực và có 
hiệu quả. 
40 
Trên đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân tôi trong quá trình làm Chủ tịch Công 
đoàn, chắc còn một số khiếm khuyết rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến 
từ Công đoàn Nghành và các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được 
hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
41 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hiến pháp nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 
2. Bộ Luật lao động năm 2012 
3. Luật Công đoàn năm 2012 
4. Điều lệ Công đoàn Khóa XII 
5. Luật Giáo dục năm 2019 
6. Nghị quyết số 20-NQ/TW 
7. Công văn số 78/CĐN ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Công đoàn GD 
Nghệ An về việc kêu gọi chung tay khắc phục khó khăn trong ngành Giáo dục 
Nghệ An 
8. Một số thông tin, hình ảnh từ zalo, facebook CĐN, và CĐ trường 
Hoàng Mai 2. 
42 
PHỤ LỤC 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG 
“NHÂN ĐẠO, TỪ THIỆN” TẠI TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI 2. 
Ảnh trên CĐN thăm tặng quà cho thầy giáo Lê Văn Thuyên- con Liệt sĩ, bị bệnh 
hiểm nghèo, gia đình khó khăn nhân dịp khai giảng năm học mới. Ảnh dưới đại 
diện BGH, BCH Công đoàn và BTV Đoàn trường Hoàng Mai 2 thăm gia đình 
Liệt sĩ nhân ngày 27/7). 
43 
Ảnh đại diện BGH, tập thể GV, NV Trường THPT Hoàng Mai 2 đến thăm và tặng quà 
cho thầy giáo Lê Văn Thuyên, bị bệnh hiểm nghèo, con Liệt sĩ, gia đình khó khăn. 
Ảnh Tập CB, GV, NV và HS Trường THPT Hoàng Mai 2 ủng hộ 
“Tết vì người nghèo”, “Xuân Yêu thương” 
44 
2. Hình ảnh và bài hát được giáo viên môn GDCD sử dụng đề dạy cho các em 
về lòng “Nhân nghĩa” trong bài học: “Công dân với cộng đồng” – GDCD 10 
HS nghe bài hát: 
Miền Trung Máu Chảy Ruột Mềm. Phan Anh Tuấn ft Hoàng Kim Hùng.mp4
Ảnh em Nguyễn Văn Tuấn – Lớp 11A3 ủng hộ Miền Trung lũ lụt 
45 
Ảnh cán bộ giáo viên trường THPT Hoàng Mai 2 tham gia hiến máu nhân đạo 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_nhan_dai_t.pdf
Sáng Kiến Liên Quan