SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông tại trường Trung học Phổ thông Đông Hiếu
Nội dung và hình thức tổ chức
3.1. ưu điểm
+ Cán bộ quản lý cùng hội đồng sư phạm đã bám sát nội dung chương
trình,kế hoạch của công tác hướng nghiệp, dạy nghề
+ Đã tổ chức hướng nghiệp cho HS mỗi khối 9 tiết/năm, dạy nghề cho
học sinh khối 11 là 105 tiết/năm
+ Công tác hướng nghiệp, dạy nghề được đưa và trong kế hoạch của nhà
trường từ đầu năm học.7
3.2.Tồn tại
+ Hình thức tổ chức hướng nghiệp chưa phong phú, công tác hướng
nghiệp trên hình thức thuyết trình, giáo viên chỉ cung cấp những kiến thức cơ
bản về mặt lý thuyết trên lớp, chưa có điều kiện để tổ chức cho học sinh tham
quan học tập một số nghề ở địa phương, hoặc chưa mời nghệ nhân giới thiệu
một số ngành nghề mà địa phương có.
+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên làm công tác hướng
nghiệp với GVCN, GVBM.
+ Công tác hướng nghiệp chưa được tập huấn thường xuyên.
+ Chưa thành lập được ban quản lý chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp-dạy
nghề trong trường học
hân công trong dự án. Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan kết quả dự án đã thực hiện đượ Trách nhiệm Có ý thức hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án. Năng lực chung Tự chủ và tự học Tự lựa chọn đề tài dự án, tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, tự quyết định cách thức thực hiện dự án, tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện dự án. Giải quyết vấn đề và sáng tạo Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thực hiện dự án, cách xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Giao tiếp và hợp tác Tăng cường sự tương tác tích hợp giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện dự án. Năng lực đặc thù Định hướng nghề nghiệp Đẩy mạnh hoạt động lao động góp phần xây dựng khuôn viên nhà trường xanh- sạch- đẹp, thân thiện. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC - Mạch nội dung trong chương trình môn nghề Làm vườn Bài 26. Một số vấn đề chung về hoa và cây cảnh. Bài 27 . Kỹ thuật trồng một số cây hoa phổ biến. Bài 30 . Thực hành : Trồng hoa. - Loại hình hoạt động: Tổ chức thực hiện dự án. - Hình thức tổ chức: Thực hành dự án. - Phương pháp tổ chức: Hoạt động nhóm. 29 III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên: chuẩn bị địa điểm để học sinh thực hành. 2. Học sinh: Kéo, Cuốc, Vét, Găng tay, Xô, Chậu, giống hoa, phân bón. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập *Mục tiêu: - Rèn luyện kỹ năng thực hành chăm sóc các loại hoa. - Rèn luyện ý thức tự giác lao động . - Rèn luyện ý thức bảo vệ, tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp. 2. Hoạt động 2. Khám phá. Nội dung : Thực hành trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh trong khuôn viên trường THPT Đông Hiếu. - Mục tiêu: + Biết cách trồng, chăm sóc cây hoa đúng quy trình kĩ thuật + Có ý thức lao động cẩn thận, đảm bảo an toàn, nghiêm túc và vệ sinh. + Tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp - Nội dung: + Trồng và chăm sóc hoa ở các bồn hoa trong khuôn viên trường. + Chăm sóc cây hoa hồng trong khuôn viên trường. + Sản phẩm học tập: kết quả kiểm tra thực tế các bồn hoa và hình ảnh của các giai đoạn chăm sóc hoa. - Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuẩn bị dự án: Giáo viên: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: - Phân lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6-7 học sinh - Phân chia mỗi nhóm trồng và chăm sóc từng bồn hoa cụ thể - Phổ biến quy trình và các bước trong quá trình trồng và chăm sóc các loại hoa Học sinh: tiếp nhận nhiệm vụ: - Lắng nghe, ghi chép các bước tiến hành thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. - Lên kế hoach về thời gian, chuẩn bị dụng cụ, phân bón và giống để tiến hành thực hành. - Tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. Bước 2: Thực hiện dự án - Nhóm 1,2: Chăm sóc bồn hoa số 1 và hoa xung quanh bờ tường. - Nhóm 3,4: Chăm sóc bồn hoa số 3 và bồn hoa trước văn phòng. - Nhóm 5,6: Chăm sóc hoa hồng trong khuôn viên trường. Bước 3: Báo cáo và đánh giá dự án 30 MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM 1,2 31 MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM 3,4 32 MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM 5,6 (Thực hành chăm sóc, cắt tỉa cành cho cây Hoa hồng) 33 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NGHỀ LÀM VƢỜN TRỒNG, CHĂM SÓC CÀ CHUA VÀ HOA Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG THỊNH TẠI THỊ XÃ THÁI HÕA – NGHỆ AN I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Kiến thức - Biết cách chăm sóc cây cà chua socola và cà chua cherry đúng quy trình kỹ thuật. - Có ý thức lao động cận thận, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - Quảng bá hình ảnh du lịch nông nghiệp cho địa phương. - Giúp HS được thư giãn, vui chơi, giải trí lành mạnh sau những giờ học căng thẳng. 2. Năng lực. Phẩm chất Chăm chỉ Thường xuyên thực hiện và theo dõi việc thực hiện các nhiệm được phân công trong dự án. Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan kết quả dự án đã thực hiện được. Trách nhiệm Có ý thức hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án. Năng lực chung Tự chủ và tự học Tự lựa chọn đề tài dự án, tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, tự quyết định cách thức thực hiện dự án, tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện dự án. Giải quyết vấn đề và sáng tạo Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thực hiện dự án, cách xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Giao tiếp và hợp tác -Tăng cường sự tương tác tích hợp giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện dự án, giao tiếp với chủ vườn và khách tham quan . Năng lực đặc thù Định hướng nghề nghiệp Thực hành làm quen với nghề trồng trọt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên: Liên hệ với chủ vườn và kĩ sư của hợp tác xã để học sinh tiến hành thực hành. 34 2. Học sinh: Kéo, Bay xới, Tất tay, Khẩu trang. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập *Mục tiêu: - Có ý thức lao động cận thận, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - Quảng bá hình ảnh du lịch nông nghiệp cho địa phương. *Nội dung: - Giáo viên phổ biến nội dung thực hành dự án, phổ biến các giai đoạn thực hiện dự án. - Các kĩ sư và chủ vườn phổ biến nội quy của vườn và giới thiệu mô hình vườn. *Sản phẩm học tập: Học sinh lắng nghe và trả lời một số câu hỏi của giáo viên và chủ vườn. *Tổ chức hoạt động: 2. Hoạt động 2. Khám phá. Nội dung : Thực hành trồng, chăm sóc Cà chua và Hoa của HTX Nông Thịnh - Mục tiêu: + Biết cách chăm sóc cây Cà chua Socola và Cà chua Cherry đúng quy trình kỹ thuật. + Thực hành kiểm tra và thu hái cà chua đảm bảo chất lượng. + Biết cách chăm sóc các lọa hoa theo đúng quy trình kỹ thuật. - Nội dung: + Giáo viên và các kĩ sư hướng dẫn quy trình chăm sóc cà chua. + Giáo viên và các kĩ sư hướng dẫn quy trình kiểm tra cà chua đạt tiêu chuẩn để thu hoạch. - Sản phẩm học tập: Kết quả báo cáo bằng hình ảnh và phiếu khảo sát của học sinh. - Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuẩn bị dự án: - Giáo viên : Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: + Phân lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6-7 học sinh. + Nhóm 1,2,3: Tham gia trải nghiệm trồng và chăm sóc cây Cà chua tại nhà màng của THX Nông Thịnh. + Nhóm 4,5,6: Tham gia trải nghiệm trồng và chăm sóc hoa tại vườn hoa xuân Thái Hòa của HTX Nông Thịnh. - Học sinh: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập: + Lắng nghe nhiệm vụ phân công của giáo viên + Phân công và giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. Bước 2: Thực hiện dự án: Giáo viên: Liên hệ với ban quản lí và kỹ sư trong HTX để có kế hoạch cho học sinh trải nghiệm dự án. 35 Học sinh: Lắng nghe và tiến hành các bước thực hành theo hướng dẫn của các kỹ sư tại vườn. Hoạt động 1: Trải nghiệm trồng và chăm sóc cây cà chua socola và cà chua cherry ở nhà màng của HTX Nông Thịnh. Hoạt động 2: Trải nghiệm trồng và chăm sóc hoa tại vườn hoa xuân của HTX Nông Thịnh ở xóm Đông Mỹ -Thị xã Thái Hòa. Bước 3: Báo cáo và tổng hợp kết quả. MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM 1,2,3 - (Học sinh chăm sóc cây Cà chua tại HTX Nông Thịnh) 36 MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM 4,5,6 Kiểm tra và thu hoạch Cà chua Chủ vườn và giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra và thu hoạch Cà chua 37 MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM 4,5,6 Báo cáo dự án trải nghiệm chăm sóc hoa tại vườn Hoa Xuân Thái Hòa Học sinh chăm sóc Hoa cúc nút áo Học sinh chăm sóc Hoa cánh bướm 38 Học sinh chăm sóc Hoa cúc nút áo Học sinh chăm sóc Hoa các vạn thọ Trồng hoa Cẩm tú cầu 39 Hình ảnh Vườn hoa xuân Thái Hòa 40 Bước 4: Khảo sát và đánh giá 41 HOẠT ĐỘNG HƢỚNG NGHIỆP Giáo án minh họa trải nghiệm sản xuất kinh doanh Bún-Bánh mƣớt (Thực hiện tại xóm 8, xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa) I. MỤC TIÊU Học sinh có sản phẩm của các tiểu dự án thành phần của chủ đề: Cơ hội việc làm qua tìm hiểu tình hình sản xuất và kinh doanh Bún-Bánh mướt tại địa phương. 1. Kiến thức Học sinh có thể nêu đƣợc: - Tình hình, đặc điểm kinh tế, xã hội của xã Nghĩa Thuận (Khái quát chung về vị trí địa lí, kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên) - Quy trình sản xuất Bún-Bánh mướt (Chọn nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, cách tiến hành, cách bảo quản, hạn sử dụng) - Cơ hội việc làm của bản thân và gia đình, làng xóm qua nghề làm Bún- Bánh mướt. - Học sinh hiểu được việc lao động ở bất cứ nghề nào, cương vị nào cũng đều vinh quang và được tôn trọng nếu là người lao động giỏi chuyên môn và làm việc hết mình. Học sinh trình bày đƣợc: - Nghề làm Bún-Bánh mướt có phù hợp ở địa phương không? (Địa phương có những điều kiện gì thuận lợi cho nghề sản xuất Bún-Bánh mướt phát triển: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách phát triển) - Thực tiễn áp dụng của nghề làm Bún-Bánh mướt ? (Hiện nay có bao nhiêu cơ sở làm Bún-Bánh mướt trên địa bàn xã Nghĩa Thuận, các cơ sở làm Bún-Bánh mướt đó bán hàng như thế nào? Quảng cáo sản phẩm ra sao ?) - Tương lai phát triển của nghề làm Bún-Bánh mướt tại thị xã Thái Hòa như thế nào ? (Nhận định tương lai phát triển nghề làm Bún-Bánh mướt tại thị xã Thái Hòa, đề xuất các biện pháp để phát triển nghề làm Bún-Bánh mướt cả về quy mô lẫn hiệu quả kinh tế). - Đinh hướng phát triển nghề nghiệp cho bản thân, gia đình, bạn bè. 2. Kĩ năng - Thu thập, xử lý thông tin. - Kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá sự vật hiện tượng qua trải nghiệm thực tế. - Kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm. - Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Kĩ năng trình bày vấn đề, thuyết trình trước tập thể. - Kĩ năng đánh giá sự vật hiện tượng. - Kĩ năng định hướng nghề nghiệp cho bản thân, gia đình, bạn bè. - Tìm hiểu được một số thông tin về nhu cầu của thị trường lao động ở địa phương và cả nước 42 3. Thái độ, tình cảm - Yêu quê hương, đất nước. - Xây dựng tinh thần trách nhiệm trong việc định hướng và chọn nghề cho bản thân. - Tinh thần trách nhiệm cộng đồng: Làm thế nào để phát triển quê hương - Hứng thú với phương pháp học tập mới. - Hứng thú với việc nghiên cứu các kiến thức thực tế, kiến thức ngoài sách giáo khoa. - Học sinh chuẩn bị sự sẵn sàng về tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp. - Tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động để định hướng nghề nghiệp tương lai - Điều chỉnh được bản "Kế hoạch nghề nghiệp tương lai" cho phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và yêu cầu xã hội. 4. Định hƣớng phát triển năng lực Năng lực nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu - Mẫu: Sổ theo dõi dự án, phiếu đánh giá, phiếu tổng hợp, phiếu nhìn lại dự án. - Hệ thống câu hỏi. 2. Học sinh - Máy tính, máy chụp ảnh, quay phim. - Bảng phân công nhiệm vụ, sổ ghi chép. - Tranh ảnh minh họa. III. PHƢƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH 1. Phƣơng pháp - Phương pháp dạy học dự án ( chủ yếu), Quan sát, đàm thoại, giải quyết vấn đề. 2. Tiến trình Bƣớc Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giao nhiệm vụ - Xây dựng bộ câu hỏi định hướng. - Xây dựng nhóm: phân công nhiệm vụ đến từng thành viên. 43 - Thiết kế dự án: Xác định nội dung, tên dự án, ý nghĩa thực tế của dự án. - Thiết kế nhiệm vụ cho học sinh. - Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng như các điều kiện thực tế. - Cùng học sinh xây dựng tiêu chí đánh giá dự án. - Xây dựng kế hoạch dự án: Xác định những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành. 2. Trải nghiệm - Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đi trải nghiệm. - Liên hệ cơ sở, khách mời, xưởng sản xuất Bún-Bánh mướt trên địa bàn địa phương. - Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện an toàn, thuận lợi cho học sinh đi trải nghiệm - Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm đúng kế hoạch: đặc biệt người quay phim, người phỏng vấn nghệ nhân, thư kí ghi chép - Liên hệ, tìm nguồn giúp đõ khi cần - Thu thập thông tin, xử lý thông tin. 3. Học sinh thực hiện dự án - Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá HS trong quá trình thực hiện dự án. - Hỗ trợ học sinh: Cơ sở vật chất, điều an toàn, thuận lợi để học sinh tiến hành dựa án. - Thự hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã phân công: Tiến hành hoàn thiện báo cáo lý thuyết, làm sản phẩm Bún-Bánh mướt cơ sở - Thường xuyên cập nhật tình hình, phản hồi, thông báo thông tin, tiến độ công việc cho giáo viên và nhóm bạn. 4. Thảo luận để hoàn thiện - Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm. - Chỉnh sửa, bổ sung nội dung lần cuối. - Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm. - Bước đầu hoàn thiện việc đánh giá sản phẩm dự án của nhóm, đánh giá sản phẩm dự 44 án của nhóm bạn theo tiêu chí đã đưa ra. 5. Báo cáo sản phẩm - Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án. - Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm. - Tiến hành báo cáo sản phẩm thảo luận: Trả lời bộ câu hỏi định hướng. - Giới thiệu sản phẩm đã làm: Bún-Bánh mướt. - Video tổng kết. B. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Triển khai thực hiện dự án (5 tuần) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Theo dõi học sinh thực hiện, hướng dẫn học sinh, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc. - Giáo viên hỗ trợ cho học sinh các tài liệu hỗ trợ thêm (nếu có). - Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc. - Thực hiện dự án: thu thập thông tin dưới nhiều hình thức và viết báo cáo. - Trao đổi với giáo viên về những khó khăn trong quá trình thực hiện qua điện thoại, email. - Sửa chữa, hoàn chỉnh sản phẩm. 2. Kế hoạch thực hiện các công việc Thời gian Công việc Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 5 Tuần 5 19- 25/10 26- 01/11 02- 08/11 09-15/11 16-22/11 Giao nhiệm vụ, trải nghiệm x Tìm kiếm và thu thập tài liệu, tổng hợp kết quả thu thập x Phân tích và xử lí thông tin x Viết báo cáo x Thảo luận để hoàn thiện x Báo cáo sản phẩm x 45 3. Hoạt động ngoại khóa (một buổi) Giáo viên cùng với học sinh tham gia một buổi đi hoạt động ngoại kháo tìm hiểu về: Cơ hội việc làm thông qua sản xuất và kinh doanh Bún-Bánh mướt tại cơ sở sản xuất. Học sinh có thể chụp ảnh, quay phim và phỏng vấn, để có thêm tư liệu hoàn thành dự án của nhóm một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Giáo viên yêu cầu học sinh viết báo cáo kết quả thu hoạch được sau buổi ngoại khóa làm rõ các nội dung sau: Câu 1: Tình hình, đặc điểm kinh tế, xã hội của xã Nghĩa Thuận (Khái quát chung về vị trí địa lí, kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên) và lịch sử hình thành nghề Bún-Bánh mướt. Câu 2: Nghề làm Bún-Bánh mướt có phù hợp ở địa phương không? (Địa phương có những điều kiện gì thuận lợi cho nghề sản xuất Bún-Bánh mướt phát triển: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách phát triển) Câu 3: Quy trình sản xuất Bún-Bánh mướt? (Chọn nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, cách tiến hành, cách bảo quản, hạn sử dụng) Câu 4: Thực tiễn áp dụng của nghề làm Bún-Bánh mướt? (Hiện nay có bao nhiêu cơ sở làm Bún-Bánh mướt trên địa bàn xã, các cơ sở làm Bún-Bánh mướt đó bán hàng như thế nào? Quảng cáo sản phẩm ra sao?) Câu 5: Tương lai phát triển của nghề làm Bún-Bánh mướt tại xã Nghĩa Thuận như thế nào? (Nhận định tương lai phát triển nghề làm Bún-Bánh mướt tại thị xã Thái Hòa, đề xuất các biện pháp để phát triển nghề làm Bún-Bánh mướt cả về quy mô lẫn hiệu quả kinh tế, cơ hội việc làm của bản thân và gia đình, làng xóm qua nghề làm Bún-Bánh mướt, định hướng phát triển nghề nghiệp cho bản thân). Câu 6. Hoàn thành phiếu khảo sát? C. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM TRƢỚC LỚP Sản phẩm của học sinh gồm có: 1. SP1: Video giới thiệu về nhóm, lí do chọn đề tài. Và các hoạt động của nhóm đã thực hiện trong suốt quá trình hoàn thành sản phẩm của dự án. 2. SP2: Sổ theo dõi dự án. 3. SP3: Bản báo cáo các kết quả thu hoạch được sau khi đi hoạt động ngoại khóa. 4. SP4: Sản phẩm Bún-Bánh mướt do nhóm tự làm. 5. SP5: Powerpoint trình bày về dự án: giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở địa phương - Nghề làm Bún-Bánh mướt. 6. SP6: Phiếu nhìn lại quá trình thực hiện dự án. 46 Hình ảnh học sinh trải nghiệm tại cơ sở sản xuất Bún- bánh mướt 47 PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh trung học phổ thông là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp các em định hướng ngành nghề học tập, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân cũng như hoàn cảnh gia đình và nhu cầu của xã hội. Ý thức rõ vai trò quan trọng của công tác hướng nghiệp, trường THPT Đông Hiếu trong những năm qua đã đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp bằng nhiều hình thức đa dạng nhằm giúp học sinh có lựa chọn đúng đắn nhất cho tương lai của mình. Các giải pháp được trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm này đã được triển khai trong thực tiễn tại đơn vị và đem lại hiệu quả tích cực. Ban chuyên môn trường chú trọng triển khai việc chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tích hợp liên môn lồng ghép vào trong nội dung bài học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, sân chơi trí tuệ có nội dung hướng nghiệp cho học sinh. Ðồng thời, nhà trường phối hợp với Thị đoàn và các trường chuyên nghiệp tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Từ đó, giúp các em có những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp và việc làm, những yêu cầu khi lựa chọn nghề; xác định các bước khi chọn nghề; thông tin về các địa chỉ, chuyên gia tư vấn, hỗ trợ các em trong hướng nghiệp... Mặt khác, Trường tổ chức tuyên truyền hướng nghiệp cho học sinh thông qua tiết chào cờ; thông tin về ngành nghề của các trường, thông tin tuyển sinh, nhu cầu việc làm trên tranh web, nhóm facebook, Zalo của trường. Ðến nay, hầu hết học sinh khối 12 của trường không còn lúng túng trong việc định hướng chọn ngành nghề cho tương lại sau khi tốt nghiệp THPT. 2.Kiến nghị Để làm tốt hướng nghiệp dạy nghề trong nhà trường, trong chương trình nên dành thời gian nhiều hơn cho các giờ học ngoại khóa, thực tế tại các nhà máy, xưởng sản xuất, các loại hình hoạt động quản lý nhà nước để các em tiếp cận với các nghề trong xã hội. Tổ chức theo các chuyên đề về nghề nghiệp với học sinh từng khối lớp, các trường theo vùng miền. Kịp thời đổi mới chương trình dạy học nghề để phù hợp với tình hình mới. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng tốt cho hoạt động thực hành nói chung và thực hành môn nghề phổ thông nói riêng. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Huỳnh Văn Sơn (chủ biên) – Th.S Nguyễn Thị Diễm My, “Phát triển năng lực dạy học tích hợp – phân hóa cho giáo viên các cấp học phổ thông”, NXB ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015. 2. Nguyễn Văn Tuấn, “Hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề trong trường THPT”, NXB ĐHTH Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018. 3. Cẩm nang tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2021, Báo tuổi trẻ, NXB Thông tấn. 4. Nguyễn Ngọc Tài, Hồ Phụng Hoàng, Tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh nhóm lớn học sinh cấp trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, năm 2018 5.Trang web: vnexpress.net/hoat-dong-trai-nghiem-mon-hoc-moi-trong-giao- duc-pho-thong-3698299-p2.html 6. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Kim Hồng. Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông. NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh. 7. Các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông của Sở GD-ĐT Nghệ An.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_huong_nghi.pdf