SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú cấp 2-3 Vĩnh Phúc
Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Lối sống là toàn bộ hoạt động sống của con người trong một xã hội nhất định được xem xét thống nhất với các điều kiện kinh tế xã hội nhất định (Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam)
Giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, lối sống từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những đòi hỏi bên trong của mỗi cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục. Giáo dục đạo đức, lối sống bao gồm giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, giáo dục tư tưởng chính trị và giáo dục các phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người. Giáo dục đạo đức, lối sống giúp cho mỗi cá nhân nâng cao trình độ nhận thức về các giá trị đạo đức, lối sống từ đó tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội. Giáo dục đạo đức, lối sống góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị đạo đức mà các thế hệ trước đã tạo dựng; đồng thời góp phần tích cực trong việc giáo dục hình thành những giá trị đạo đức, lối sống mới, khắc phục những quan điểm lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị đạo đức truyền thống, những thói hư tật xấu hay những hiện tượng phi đạo đức. Giáo dục đạo đức, lối sống không chỉ làm cho con người nhận thức đúng các chuẩn mực đạo đức, các giá trị đạo đức, lối sống mà còn thông qua đó để hình thành niềm tin và tình cảm đạo đức. Trên cơ sở đó giúp con nguời nhận ra giá trị của các giá trị đạo đức, nhận thấy giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn sâu sắc, góp phần nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội. Trong chiến luợc phát triển con người, Đảng và Nhà nước ta đề cao vai trò giáo dục đạo đức, lối sống cho cho học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ quan trọng góp phần: Hoàn thiện nhân cách cho học sinh, sinh viên thực hiện tốt những bổn phận đạo đức của bản thân đối với việc học tập, rèn luyện, có trách nhiệm với gia đình và xã hội; Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; Bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên tình cảm cách mạng trong sáng; Bồi dưỡng ý chí, hành động đúng, hình thành những thói quen đạo đức, lối sống đặc biệt là ý thức trách nhiệm công dân; Đấu tranh khắc phục, ngăn chặn những biểu hiện thiếu đạo đức trong tư tưởng, tình cảm, hành động của học sinh, sinh viên. Xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; Nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học sinh, sinh viên; đảm bảo an ninh, trật tự trong trường học, kiềm chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên.
trường, từng lớp, tổ chức họp phụ huynh 03 lần/ năm học để nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn có thể thông báo, nhận xét, trao đổi cụ thể với gia đình về sự phấn đấu, rèn luyện, những thay đổi tích cực và hạn chế của từng học sinh. Yêu cầu gia đình có sự trao đổi và cùng đưa ra các giải pháp để cùng giáo dục học sinh. Thông qua sự phản hồi của gia đình, xã hội về công tác giáo dục đạo đức của học sinh giúp nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn điều chỉnh phương pháp giáo dục. 7.1.3.3. Nâng cao, phát huy vai trò lãnh đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Lãnh đạo nhà trường phải luôn có tư duy đổi mới, sáng tạo có tầm nhìn trong việc đề ra các chương trình, giải pháp thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Đoàn thanh niên cần sáng tạo trong tổ chức các hoạt động nhằm thu hút học sinh và phát huy vai trò xung kích của mình trong giáo dục lối sống cho học sinh. Thứ nhất: Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng lối sống mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong học sinh toàn trường. Theo đó, ngay từ đầu mỗi năm học Ban chỉ đạo xây dựng lối sống mới cần có chương trình hành động cụ thể và đề ra các giải pháp tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn hóa lành mạnh nhằm xây dựng cho học viên có nhận thức chính trị đúng đắn, củng cố niềm tin trong sinh viên về lý tưởng cách mạng về chủ nghĩa xã hội và con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn. Từ đó, học sinh ý thức được hành động của mình trong cuộc sống có thái độ sống, học tập, rèn luyện đúng đắn. Thứ hai: Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên nhà trường trong công tác giáo dục lối sống cho học sinh. Đoàn thanh niên nhà trường xây dựng những chương trình hành động cụ thể, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt nhằm thu hút học sinh tham gia các hoạt động đoàn. Phối hợp với các đơn vị chức chức năng tổ chức cho học sinh tham gia các buổi tư vấn về sức khỏe sinh sản, phòng chống tệ nạn xã hội. Mở các lớp tập huấn kỹ năng mềm trong học sinh, đổi mới nội dung của các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các hội thi, hoạt động của các câu lạc bộ. Đoàn Thanh niên Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc theo dõi, giáo dục ý thức, nề nếp, lối sống của học sinh. Đoàn Thanh niên Nhà trường có phân công lịch trực theo dõi học sinh và xây dựng kế hoạch cho các chương trình hoạt động ngoại khóa, tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống cụ thể, rõ ràng. Hàng tuần có sơ kết, đánh giá kết quả và tuyên dương, khen thưởng vào các giờ tập trung đầu tuần. Thứ ba: Phát huy vài trò của Ban quản sinh Nhà trường. Với đặc thù học sinh ở nội trú, các em chỉ về nhà vào tuần cuối của tháng. Do đó, mọi hoạt động, sinh hoạt của học sinh đều do Nhà trường quản lý. Ngoài thời gian học trên lớp, thời gian tự học và giải trí, nghỉ ngơi của học sinh do Ban Quản sinh quản lý. Ban Quản sinh Nhà trường có phân công lịch trực cụ thể, chia ca rõ ràng. Nhiệm vụ của quản sinh là theo dõi, kiểm tra nề nếp học tập, sinh hoạt, vệ sinh của học sinh. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn việc học sinh tự học, hướng dẫn học sinh cách vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, phòng ở và vệ sinh môi trường xung quanh. Khi phát hiện có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống, Ban quản sinh báo cáo Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cùng phối hợp giáo dục, uốn nắn kịp thời. Ban Quản sinh chấm điểm thi đua học sinh theo tuần, theo tháng và có tuyên dương, khen thưởng. Thứ bốn: Tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh trong học đường, xây dựng môi trường học đường thân thiện, học sinh tích cực. Việc định hướng, giáo dục giá trị cần phải gắn liền với xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh trong học đường. Lối sống đó vừa giữ được những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa tiếp thu những yếu tố tinh hoa của nhân loại, đáp ứng được những đòi hỏi của thời kỳ CNH, HĐH trong xu thế hội nhập. Xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh trong học đường là thực sự cần thiết vì chính nó sẽ tạo nên sức đề kháng tốt nhất chống lại sự suy đồi về văn hoá, tinh thần do sự xâm nhập của các phản giá trị, các tệ nạn xã hội nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường và của toàn cầu hoá. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, các gia đình có sự quan tâm hơn tới việc học hành của con cái, học sinh được cha mẹ đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất các trang thiết bị để học tập, sinh hoạt nên đời sống vật chất của đa số học sinh đã khá hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, cùng với sự đầy đủ về vật chất, lối sống của một số học viên cũng có những biểu hiện lệch chuẩn đáng quan tâm. Các giá trị hiện đại có vẻ như đang lấn át các giá trị truyền thống, các phản giá trị cũng đang rất “nhanh chân” chiếm lĩnh những vị trí quan trọng nhất định, đặc biệt là những giá trị không phù hợp vẫn có được sự hưởng ứng cao. Chính vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, nhất là tổ chức Đoàn thanh niên trong việc định hướng cho học sinh xác định đúng những chuẩn mực đạo đức, lối sống cùng hệ giá trị chuẩn nhằm xây dựng một môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh trong nhà trường mà trong đó, mỗi học sinh là một thành viên. Nếu chúng ta làm tốt việc đó thì những biểu hiện thái quá, lệch chuẩn về đạo đức, lối sống tự nhiên sẽ bị lạc lõng, lập dị, bị dư luận chê cười, nhờ đó, mỗi học viên có thể tự điều chỉnh hành vi của mình trước hết là vì danh dự của chính bản thân họ và sau đó là vì tập thể. 7.1.3.4. Thành lập Ban Truyền thông nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh Với đặc thù là trường chuyên biệt, đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, các em đều xa gia đình và ở nội trú tại trường. Do đó, để phát huy hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, Nhà trường thành lập Ban truyền thông, trong Ban truyền thông có các thành phần gồm Ban Giám hiệu, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và những em học sinh tiêu biểu. Nhiệm vụ của Ban truyền thông Nhà trường là tổ chức các hoạt động tuyên truyền về các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường, trong đó trọng điểm là tuyên truyền về tấm gương người tốt, việc tốt, lối sống đẹp, tư tưởng chính trị, đạo đức; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng cho học sinh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chủ quyền biên giới, hải đảo, độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa xã hội, đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch... 7.1.3.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các chương trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Kiểm tra, giám sát, đánh giá là khâu quan trọng không thể thiếu trong công tác giáo dục lối sống cho học sinh, sinh viên nhà trường. Bởi nếu đề ra chương trình và tổ chức các hoạt động mà không có đánh giá, kiểm tra, giám sát, thì không có kết quả cao. Nhận thức rõ được điều đó, Nhà trường đã giao trách nhiệm kiểm tra các chương trình kế hoạch của Ban xây dựng lối sống mới cho học sinh của nhà trường, hoạt động giáo dục lối sống của Đoàn thanh niên thuộc về trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân nhà trường; Ủy ban kiểm tra của Đoàn thanh niên nhà trường nâng cao vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác giám sát, kiểm tra các chương trình, kế hoạch của Đoàn để kịp thời phát hiện những hạn chế và đề xuất phương án nhằm nâng cao hơn nữa công tác giáo dục lối sống cho học viên; định kỳ Ban thanh tra nhân dân phối hợp với ủy ban kiểm tra Đoàn trường tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện các chương trình hoạt động trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhà trường, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng cho các hoạt động mới. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giáo dục đạo đức, lối sống, Nhà trường kịp thời phát hiện những trường học học sinh có biểu hiện vi phạm đạo đức có biện pháp uốn nắn kịp thời; rà soát những chương trình giáo dục đạo đức còn có thiếu xót, hạn chế để kịp thời điều chỉnh, khắc phục. Đồng thời phát huy các chương trình giáo dục có tác dụng hiệu quả cao trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Những giải pháp sáng kiến được nghiên cứu và đã áp dụng ở Trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc từ năm học 2019-2020, tạo ra sự thay đổi tích cực trong công tác dạy và học, công tác giáo dục đạo đức, lối sống và đạt được kết quả khả quan. Chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống tại Trường phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc học kì I, năm học 2019 -2020 tăng cao hơn so với năm học trước. Những giải pháp này còn có thể áp dụng cho tất cả các trường THPT và có thể áp dụng cho cả những trung tâm GDNN-GDTX huyện, thị 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên: Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành trong tỉnh. - Cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm. - Giao việc đúng với năng lực, sở trường của giáo viên - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh - Cơ sở vật chất: phòng học đầy đủ trang thiết bị, máy tính máy chiếu, bảng từ, không gian rộng, đủ ánh sáng. - Cơ chế khen thưởng phù hợp 10. Đánh giá lợi ích thu được: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú cấp 2-3 Vĩnh Phúc” được nghiên cứu và áp dụng từ năm học 2018-2019. Kết quả cho thấy chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Nhà trường được nâng lên rõ rệt (có phụ lục đính kèm) -Đối với giáo viên: Học kì I, năm học 2019-2020: 100% cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, có 17 giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhà trường đạt giải Nhất toàn Thành phố trong cuộc thi “Tìm hiểu về Luật tiếp cận thông tin” với 01 giải Nhất, 01 giải ba và 01 giải phụ cấp thành phổ; 01 giải Nhất, 01 giải Ba cấp tỉnh. Cuộc thi Tìm hiểu về 70 thành lập Tỉnh Vĩnh Phúc có 01 giải Ba. Chi bộ nhà trường đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh, 01 đảng viên được tặng Giấy khen của Thành ủy đạt 05 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong tổng kết 05 năm phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020, có 10 giáo viên được tuyên dương điển hình tiên tiến cấp trường, 03 giáo viên đề nghị tuyên dương điển hình tiên tiến cấp ngành. Đối với học sinh: Năm học Hạnh kiểm Học lực Kết quả thi THPTQG (%) Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 2018-2019 70.04 22,14 6.03 1.79 2.05 40.35 49.12 8.48 98 Kì I: 2019-2020 71,64 23,10 5 0 2.9 41.5 51.16 4.4 Học sinh tham gia thi chọn HSG lớp 12 cấp tỉnh: 03 giải; Tham gia Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh đạt: 03 Huy chương vàng, 05 huy chương bạc và 09 huy chương đồng; xếp thứ 6 toàn ngành; Tham gia Hội trại kỉ niệm 120 năm thành lập thành phố Vĩnh Yên xếp thứ nhất toàn cuộc. Đa số học sinh có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức được mục đích cuộc sống, mục đích của việc học tập, giữ gìn, rèn luyện sức khỏe. Học sinh biết quan tâm đến những vấn đề thời sự, văn hóa, thể thao, tình hình chính trị trong và ngoài nước; có nguyện vọng được đứng trong hàng ngũ của Đảng, hứng thú với các hoạt động ngoại khóa của Đoàn thanh niên, tổ chuyên môn; nghiêm túc trong học tập và thi cử và hiểu được giá trị của tình bạn, tình yêu học đường. (Có phụ lục kèm theo số liệu) 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc. Nhờ áp dụng hiệu quả những giải pháp trên đã góp phần định nâng cao nhận thức của học viên trong việc xây dựng và hình thành lối sống, nhân cách theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nâng cao nhận thức của Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường, gia đình, giúp nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục lối sống, nhân cách cho học sinh. Qua đó góp phần tạo niềm tin, thay đổi nhận thức của phụ huynh, học sinh và xã hội đối với nhà trường; tiếp tục khẳng định uy tín và thương hiệu của nhà trường, đây là điều kiện tiên quyết để thu hút học sinh đến học tại Nhà trường. Chất lượng dạy và học, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh tại trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc được nâng cao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh nhà nói chung. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Ban Giám hiệu Trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống 2 Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Ban quản sinh, Ban Thanh tra nhân dân Trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống 2 Giáo viên Trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống 3 Học sinh lớp 10, 11, 12 Trường Phổ thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống Vĩnh Yên, ngàytháng 02 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 02 năm 2020 Tác giả sáng kiến Phan Thị Hằng Hải PHỤ LỤC Phụ lục 1: KẾT QUẢ HỌC LỰC, HẠNH KIỂM CỦA HỌC SINH (chưa áp dụng sáng kiến) Năm học Hạnh kiểm Học lực HSG Cuộc thi khác Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%) Số giải Số giải 2017-2018 70 20,8 7,02 2,2 1,3 42,35 49,1 6,6 0 6 3 2018-2019 70,4 22,1 6,03 1,79 2,05 40,35 49,1 8,48 0 12 0 KẾT QUẢ HỌC LỰC, HẠNH KIỂM CỦA HỌC SINH (áp dụng sáng kiến) Năm học Hạnh kiểm Học lực Kết quả thi THPTQG (%) Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kì I 2019-2020 71,64 23,10 5 0 2,9 41,54 51,16 4.4 Phụ lục 2 PHIẾU THAM VẤN HỌC SINH Mục đích thăm dò ý kiến là để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Sự lựa chọn các phương án trả lời của bạn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Xin bạn hãy đọc kỹ câu hỏi và lựa chọn các phương án trả lời thích hợp nhất. (đánh dấu X vào ô mà bạn lựa chọn) Câu 1: Mục đích cuộc sống mà bạn đang hướng tới là gì? 1. Giàu sang 2. Khỏe mạnh 3. Học vấn 4. Hạnh phúc Câu 2: Mẫu người bạn đời lý tưởng của bạn có những phẩm chất gì? 1. Sức khỏe 2. Học vấn 3.Địa vị, giàu sang 4. Gia trưởng Câu 3: Bạn quan tâm tới vấn đề gì khi đọc báo, xem tivi? 1. Thể thao 2.Văn hóa 3. Thời sự Phim ảnh Câu 4: Bạn có quan tâm tới tình hình kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế không? 1.Rất quan tâm 2. Quan tâm 3.Không quan tâm 4.Không có ý nghĩa gì Câu 5: Bạn có nguyện vọng phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đảng không? 1.Rất có nguyện vọng 2. Có nguyện vọng 3.Bình thường 4.Không thích Câu 6: Bạn có thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn do Đoàn trường tổ chức không? 1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Không thích tham gia 4. Không quan tâm Câu 7: Bạn có thường xuyên quay cóp trong thi cử không? 1. Rất thường xuyên 2. Thường xuyên 3. Thỉnh thoảng 4. Chưa bao giờ Câu 8: Bạn đánh giá thế nào về tình bạn trong sinh viên hiện nay? 1. Vô tư, trong sáng 2.Có nghĩa tình 3. Giả dối 4.Lợi dụng nhau Câu 9: Bạn quan niệm thế nào về tình yêu trong học sinh hiện nay? 1.Thủy chung 2.Tình yêu vụ lợi 3. Yêu cho vui 4.Không có mục đích Câu 10: Theo bạn việc giáo dục đạo đức, lối sống có cần thiết đối với học sinh không? 1.Rất cần thiết 2.Cần thiết 3.Không cần thiết 4.Không quan tâm Vĩnh Phúc, ngày. tháng .... năm 20. Họ và tên: ......................................... Lớp: .................................................. Phụ lục 3 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THAM VẤN HỌC SINH (Chưa áp dụng sáng kiến) Đối tượng Số lượng Đối tượng Số lượng Tỷ lệ % Nam 100 100 Nữ 140 100 Học sinh các lớp khối 10 80 Học sinh các lớp khối 11 80 Học sinh các lớp khối 12 80 Tổng số 240 Tổng số 240 100 Câu 1: Mục đích cuộc sống mà bạn đang hướng tới là gì? Vấn đề Giàu sang Khỏe mạnh Học vấn Hạnh phúc Lựa chọn 120 30 50 40 (%) 50 12.5 20.8 16.6 Câu 3: Bạn quan tâm tới vấn đề gì khi đọc báo, xem tivi? Vấn đề Thể thao Văn hóa Thời sự Phim ảnh Lựa chọn 50 38 60 92 (%) 20.8 15.8 25 38.3 Câu 4: Bạn có quan tâm tới tình hình kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế không? Vấn đề Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm Không có ý nghĩa gì Lựa chọn 36 124 62 38 (%) 15 51.6 25.8 15.8 Câu 5: Bạn có nguyện vọng phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đảng không? Vấn đề Rất có nguyện vọng Có nguyện vọng Bình thường Không thích Lựa chọn 36 121 41 32 (%) 15 50.4 17.08 13.3 Câu 6: Bạn có thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn do Đoàn trường tổ chức không? Vấn đề Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thích tham gia Không quan tâm Lựa chọn 180 35 21 4 (%) 75 14.5 8.75 16.6 Câu 7: Bạn có thường xuyên quay cóp trong thi cử không? Vấn đề Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Lựa chọn 34 60 80 66 (%) 14.16 25 33.3 27.5 Câu 8: Bạn đánh giá thế nào về tình bạn trong học sinh hiện nay? Vấn đề Vô tư, trong sáng Có nghĩa tình Giả dối Lợi dụng nhau Lựa chọn 108 60 42 30 (%) 45 25 17.5 12.5 Câu 9: Bạn quan niệm thế nào về tình yêu trong học sinh hiện nay? Vấn đề Thủy chung Tình yêu vụ lợi Yêu cho vui Không có mục đích Lựa chọn 75 64 50 61 (%) 31.25 26.6 20.8 25.4 Câu 10: Theo bạn việc giáo dục đạo đức, lối sống có cần thiết đối với học sinh không? Vấn đề Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Không quan tâm Lựa chọn 60 110 24 46 (%) 25 45.8 1 19.1 Phụ lục 4 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THAM VẤN HỌC SINH (Áp dụng sáng kiến) Đối tượng Số lượng Đối tượng Số lượng Tỷ lệ % Nam 100 100 Nữ 140 100 Học sinh các lớp khối 10 80 HS 80 100 Học sinh các lớp khối 11 80 HS 80 100 Học sinh các lớp khối 12 80 HS 80 100 Tổng số 240 Tổng số 240 100 Câu 1: Mục đích cuộc sống mà bạn đang hướng tới là gì? Vấn đề Giàu sang Khỏe mạnh Học vấn Hạnh phúc Lựa chọn 70 50 80 40 (%) 29.1 20.8 33.3 16.6 Câu 3: Bạn quan tâm tới vấn đề gì khi đọc báo, xem tivi? Vấn đề Thể thao Văn hóa Thời sự Phim ảnh Lựa chọn 50 78 70 52 (%) 20.8 32.5 29.1 21.6 Câu 4: Bạn có quan tâm tới tình hình kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế không? Vấn đề Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm Không có ý nghĩa gì Lựa chọn 56 134 42 28 (%) 23.3 55.8 17.5 11.6 Câu 5: Bạn có nguyện vọng phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đảng không? Vấn đề Rất có nguyện vọng Có nguyện vọng Bình thường Không thích Lựa chọn 32 134 42 32 (%) 13.3 55.8 17.5 13.3 Câu 6: Bạn có thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn do Đoàn trường tổ chức không? Vấn đề Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thích tham gia Không quan tâm Lựa chọn 210 25 15 0 (%) 87.5 10.4 6.25 0 Câu 7: Bạn có thường xuyên quay cóp trong thi cử không? Vấn đề Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Lựa chọn 24 40 60 116 (%) 10 16.6 25 48.3 Câu 8: Bạn đánh giá thế nào về tình bạn trong học sinh hiện nay? Vấn đề Vô tư, trong sáng Có nghĩa tình Giả dối Lợi dụng nhau Lựa chọn 128 80 22 10 (%) 53.3 33.3 9.16 4.16 Câu 9: Bạn quan niệm thế nào về tình yêu trong học sinh hiện nay? Vấn đề Thủy chung Tình yêu vụ lợi Yêu cho vui Không có mục đích Lựa chọn 108 60 22 50 (%) 45 25 9.16 4.16 Câu 10: Theo bạn việc giáo dục đạo đức, lối sống có cần thiết đối với học sinh không? Vấn đề Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Không quan tâm Lựa chọn 128 80 22 10 (%) 53.3 33.3 9.16 4.16 Phụ lục 4 MỤC LỤC
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao_duc_l.doc