SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn 8 phần văn bản Trung đại bằng cách tích hợp kiến thức liên môn trong dạy-học
Mục đích đề tài:
Trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS, văn học trung đại có một vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Gần một ngàn năm Bắc thuộc, dù chịu nhiều ảnh hưởng về chữ viết, văn học, triết lý, phong tục tập quán của phương Bắc nhưng dân tộc Việt Nam với ý thức quốc gia và tinh thần tự chủ cao độ đã không mệt mỏi đấu tranh để giữ gìn bản sắc dân tộc và truyền thống cha ông. Các tác phẩm nghị luận trung đại được đưa vào giảng dạy trong Ngữ văn 8 phần nào đã phản ánh được điều đó. Tuy nhiên, việc giảng dạy các văn bản này sao cho học sinh dễ hiểu và có thể cảm nhận được lại rất khó khăn đối với giáo viên đồng thời làm sao để việc học tập của các em được vận dụng thiết thực vào đời sống của chính các em cũng không mấy dễ dàng.
Mục đích của việc dạy tích hợp trong môn Ngữ văn không chỉ dừng lại ở việc tích hợp khép kín “trong nội bộ phân môn Ngữ văn” mà người dạy phải giúp cho người học tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, tâm hồn, hiểu và biết tổng hợp, vận dụng các kiến thức của các môn học vào trong bài học để tiết học sinh động, gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Qua đó học sinh sẽ tiếp thu và nắm vững nội dung bài học một cách hợp lý có hiệu quả hơn. Bên cạnh việc tích hợp kiến thức của các môn học giáo viên cần lưu ý hướng dẫn cho học sinh thói quen tìm hiểu và biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Bởi vì việc học sinh tự tìm hiểu kiến thức cho nội dung bài học sẽ mang lại một cách tiếp cận mới đa chiều để các em bước vào bài học một cách hiệu quả nhất. Qua đó tạo cho học sinh hứng thú, tích cực hơn trong học tập.
của nó (khoảng năm 1285) và lí do tại sao Trần Quốc Tuấn lại viết bài hịch này (sau gần 30 năm kể từ khi quân Nguyên thất bại lần thứ nhất, vì một thời gian dài được sống trong hoà bình, an nhàn nên một bộ phận tướng sĩ có tư tưởng tư lợi cá nhân. Thực tế, đất nước đang đứng trước nguy cơ kẻ thù tìm cớ xâm lược lần nữa. Để giúp tướng sĩ nhận rõ nguy cơ này, Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch động viên tướng sĩ luyện tập theo binh thư để chống lại kẻ thù). - Mặt khác, để giúp học sinh cảm và hiểu các tác phẩm có từ thời trung đại mà vẫn mới mẻ trong thời hiện đại, cần sử dụng các kiến thức về Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật phù hợp với mục tiêu bài dạy đề ra. Ví dụ: - Dạy văn bản Chiếu dời đô thì liên hệ với việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa ngày nay. Tìm thông tin về việc di tích Tràng An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Từ đó khơi dậy niềm kiêu hãnh và lòng tự hào dân tộc. Mặt khác, tìm thông tin hoặc ra đề bài cho học sinh về nhà tìm hiểu về quá trình phát triển cũng như những thành tựu của nền văn hóa Thăng Long để thấy được tầm nhìn của vua Lý Thái Tổ. - Dạy văn bản Hịch tướng sĩ thì liên hệ với tín ngưỡng thờ cúng Trần Hưng Đạo ở khắp nơi trên đất nước ta để học sinh thấy được đức độ cao cả của ngài. Từ đó học sinh có ý thức quan sát, tìm hiểu và làm theo. - Ở mỗi bài dạy giáo viên cho học sinh liên hệ về mặt thể loại để thấy rằng bốn thể văn này ngày nay chúng ta vẫn sử dụng nhưng dưới những hình thức khác nhau. + Chiếu: ngày nay dùng hình thức phát ngôn hoặc đưa ra thảo luận góp ý rộng rãi trong cả nước (ví dụ như thảo luận về Hiến pháp, các dự luật,...) + Hịch: ngày nay tồn tại dưới hình thức lời kêu gọi, lễ phát động, các phong trào hưởng ứng, + Cáo: ngày nay là các văn bản thông báo của nhà nước, các tuyên bố chung,. +Tấu: Những đề án, những dự án đề xuất lên cấp trên để cùng thảo luận, bàn bạc và quyết sách,... 3.6/. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy – học: Một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy- học Ngữ văn là đổi mới việc sử dụng đồ dùng dạy học để học sinh gần gũi hơn với tác phẩm, để những kiến thức văn học bớt phần trừu tượng. Có như vậy mới giúp được các em cảm thụ tác phẩm tốt hơn. Đồ dùng trực quan để văn bản nghị luận cổ hầu như không có (chỉ có ba bức tranh, ảnh trong sách giáo khoa: chùa một cột, tượng Trần Hưng Đạo, tranh minh họa Nguyễn Trãi viết cáo). Ngoài những tranh, ảnh này chúng tôi đã sưu tầm trên mạng Internet một số các tư liệu là tranh ảnh cả tĩnh và động để minh hoạ. Phần này cần tận dụng tối đa ưu thế của việc sử dụng máy chiếu. Nếu soạn được giáo án điện tử thì càng tốt. Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng hạn chế số lượng tranh ảnh để học sinh tập trung vào việc ghi nhớ có ấn tượng sâu sắc (tranh ảnh ví dụ được thể hiện ở phần phụ lục trang 20,21). 3.7/. Dùng sơ đồ trong phân tích và tổng kết bài học: Do đặc điểm các văn bản đều thuộc loại văn nghị luận nên trong dạy học giáo viên luôn bám sát hệ thống luận điểm, luận cứ và nghệ thuật lập luận đầy sức thuyết phục. Không có cách gợi mở và kết luận nào tốt hơn việc lập sơ đồ để học sinh hình dung, liên hệ và từ đó nắm chắc không chỉ kiến thức văn bản mà còn có thể biết cách làm văn nghị luận ngay trong học văn bản. Tôi đã phân chia ra một số loại sơ đồ sau đây: Sơ đồ để phân tích từng luận điểm; sơ đồ để tổng kết bài học (sơ đồ ví dụ được thể hiện ở phần phụ lục trang 22, 23) 4/. Kết quả, chuyển biến của đối tượng: Qua một thời gian rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu trên, tôi nhận thấy chất lượng dạy và học môn Ngữ văn 8 nói chung và phần văn bản trung đại nói riêng được nâng cao rõ rệt với sự chuyển biến hết sức khả quan. Qua thực tiễn vận dụng giảng dạy, tôi thấy lớp học sôi động hơn rất nhiều so với khi chưa áp dụng. Thống kê số liệu khảo sát chất lượng môn Ngữ văn cho thấy: - Phần lớn học sinh hứng thú vào giờ học Ngữ văn đặc biệt là phần văn bản trung đại. - Không khí lớp học sôi nổi hơn và học sinh thích học môn Ngữ văn hơn. - Tỉ lệ học sinh hứng thú khi học phần văn bản trung đại là: 80,26%. - Bảng thống kê kết quả học sinh: Tỉ lệ học sinh đạt 01 câu Tỉ lệ học sinh đạt 02 câu Tỉ lệ học sinh đạt 03 câu Tỉ lệ học sinh đạt 04 câu 100% 85,53% 65,79% 39,47% III/. KẾT LUẬN: 1/. Tóm lược giải pháp: 1.1/. Chuẩn bị về kiến thức: 1.1.1/. Nắm vững thể loại và các đặc trưng của thể loại (chiếu, hịch, cáo, tấu) 1.1.2/. Phân biệt sự khác nhau của bốn thể loại nghị luận (chiếu, hịch, cáo, tấu) 1.1.3/. Nắm vững kiến thức về văn học sử 1.1.4/. Chuẩn bị vốn từ Hán Việt, nắm chắc các điển tích, điển cố văn học. 1.2/. Chuẩn bị về phương pháp: 1.2.1/. Tích hợp ngang: Là tích hợp với các đơn vị kiến thức cùng môn học như Tiếng Việt và Tập làm văn. 1.2.2/. Tích hợp dọc: Là tích hợp với các kiến thức thuộc các môn học khác hoặc kiến thức đời sống xã hội, 1.3/. Sử dụng hệ thống câu hỏi: 1.3.1/. Loại câu hỏi tái hiện: Với loại câu hỏi này, học sinh sẽ được yêu cầu phát biểu, trình bày lại vấn đề. Câu hỏi này chỉ là để chuyển tiếp tới nội dung phức tạp hơn. Các câu hỏi này không cần thời gian suy nghĩ mà chỉ cần sự phát hiện của học sinh. 1.3.2/. Loại câu hỏi rèn năng lực tư duy và sử dụng ngôn ngữ: Trên cơ sở học sinh đã hiểu nội dung, giáo viên sử dụng loại câu hỏi này để yêu cầu học sinh phát hiện và trình bày lại về nội dung tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của tác phẩm. Loại câu hỏi này không thể dựa vào kết quả có sẵn đã biết. Học sinh cần vận dụng năng lực tư duy của mình để sắp xếp lại các sự kiện, chi tiết, lựa chọn ngôn từ, cách lập luận,...để diễn đạt một cách chính xác, rõ ràng vấn đề. Dạng câu hỏi này dùng để kiểm tra kiến thức, ôn tập, củng cố. 1.3.3/. Câu hỏi giải thích: Loại câu hỏi này đòi hỏi học sinh sau khi đã hiểu thấu đáo nội dung thì cần phải biết chọn lọc chi tiết để giải quyết vấn đề được giáo viên đưa ra. Học sinh phải có những hoạt động tư duy sau để giải quyết như: định hướng sự việc, lựa chọn chi tiết, nắm được bản chất của vấn đề trong sự so sánh đối chiếu với toàn bộ nội dung đã học. 1.3.4/. Loại câu hỏi nêu vấn đề: Câu hỏi nêu vấn đề thường được sử dụng trong những hoạt động đòi hỏi học sinh tư duy, đối chiếu, so sánh,để tìm hiểu những vấn đề khó của bài học. Nó có tác dụng vừa củng cố vừa khắc sâu kiến thức, vừa có hướng mở ra những khả năng tìm tòi những cách giải quyết những hướng sáng tạo mới để giải quyết vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy để chọn những vấn đề trọng tâm để đặt câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm. 1.4/. Xác định mục tiêu chính của bài dạy. 1.4.1/. Đảm bảo những mục tiêu cơ bản trong sách giáo khoa, sách giáo viên và chuẩn kiến thức- kỹ năng. Việc này giúp học sinh phát huy khả năng cảm thụ được tinh thần chung của mỗi tác phẩm trung đại. 1.4.2/. Chọn đưa thêm một vài nội dung cần hướng học sinh tìm hiểu và tiếp nhận để các em phát huy được khả năng liên hệ thực tế, gắn tác phẩm với đời sống hiện đại, từ đó các em sẽ có cơ hội hiểu sâu sắc hơn về giá trị của mỗi tác phẩm. 1.5/. Điều chỉnh phương pháp tích hợp đã thực hiện theo hướng sử dụng kiến thức liên môn. Trong mỗi bài dạy giáo viên cần chuẩn bị tốt về việc lựa chọn phương pháp thích hợp. Nguyên tắc dạy học theo hướng tích hợp cần được tận dụng triệt để. Những hướng tích hợp nên tận dụng thuộc một số lĩnh vực sau đây: * Tích hợp ngang: Là tích hợp với các đơn vị kiến thức cùng môn học như Tiếng Việt và Tập làm văn. - Tích hợp với Tiếng Việt: Giáo viên luôn xác định dùng kiến thức của Tiếng Việt là để giúp học sinh cảm nhận nội dung văn bản một cách sâu sắc. Nhất thiết không được biến một phần bài học thành giờ học Tiếng Việt. Cũng không nên quá cứng nhắc trong tích hợp với Tiếng Việt, khi những đơn vị kiến thức tích hợp không mấy liên quan đến bài học. Giáo viên chỉ nên tập trung vào những đơn vị kiến thức Tiếng Việt có tác dụng trực tiếp đến sự cảm thụ của học sinh. - Tích hợp với Tập làm văn: Việc ôn tập lại luận điểm và luận cứ trong văn nghị luận chính là mục tiêu cơ bản trong tích hợp của các văn bản này. Bởi lẽ, cả bốn văn bản đều sử dụng nghệ thuật nghị luận rất sắc sảo. Ngay từ phần tìm hiểu cấu trúc của văn bản, giáo viên đã hướng dẫn học sinh bám sát bố cục và hệ thống luận điểm trong văn nghị luận. Bài dạy cần được triển khai trên cơ sở của một văn bản nghị luận: từ luận điểm đến tìm các luận cứ và xác định phương pháp lập luận. * Tích hợp dọc: Là tích hợp với các kiến thức liên môn thuộc các môn học khác hoặc kiến thức đời sống xã hội, 1.6/. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy – học: Một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy- học Ngữ văn là đổi mới việc sử dụng đồ dùng dạy học để học sinh gần gũi hơn với tác phẩm, để những kiến thức văn học bớt phần trừu tượng. Có như vậy mới giúp được các em cảm thụ tác phẩm tốt hơn. 1.7/. Dùng sơ đồ trong phân tích và tổng kết bài học: Do đặc điểm các văn bản đều thuộc loại văn nghị luận nên trong dạy học giáo viên luôn bám sát hệ thống luận điểm, luận cứ và nghệ thuật lập luận đầy sức thuyết phục. Không có cách gợi mở và kết luận nào tốt hơn việc lập sơ đồ để học sinh hình dung, liên hệ và từ đó nắm chắc không chỉ kiến thức văn bản mà còn có thể biết cách làm văn nghị luận ngay trong học văn bản. Tôi đã phân chia ra một số loại sơ đồ sau đây: Sơ đồ để phân tích từng luận điểm; sơ đồ để tổng kết bài học 2/. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Với những nội dung công việc đã thực hiện như trên, các biện pháp đã nêu trong đề tài có thể thực hiện ở trường THCS đối với bộ môn Ngữ văn ở lớp 8 đặc biệt là sử dụng vào các tiết của phần văn bản trung đại. 3/. Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện: 3.1/. Đối với các cấp lãnh đạo: - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên bộ môn Ngữ văn trong từng năm để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 8 nói riêng đặc biệt là phần văn bản trung đại Việt Nam bằng cách tích hợp kiến thức liên môn trong dạy- học. - Đầu tư hơn nữa các tài liệu; trang thiết bị, dụng cụ trực quan, công nghệ thông tin; tài liệu về lịch sử, văn hóa, tư tưởng của các triều đại phong kiến Việt Nam để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn 8. - Quản lí chặt chẽ các điểm kinh doanh Internet và các điểm dịch vụ không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. - Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học. 3.2/. Đối với phụ huynh: - Quan tâm hơn nữa đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời gian cho con cái học tập, không nên để cho các em phụ giúp nhiều công việc gia đình. - Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn Ngữ văn và giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình. 3.3/. Đối với giáo viên: - Nhiệt tình, say mê với nghề, tận tụy với học sinh. Luôn tạo hứng thú trong giờ học bằng các hình thức như: Thi giữa các nhóm, tổ; tổ chức các trò chơi; tạo các tình huống,để học sinh có hứng thú và yêu thích môn học hơn. Đặc biệt là tích hợp kiến thức liên môn vào việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn. - Cần tích lũy, trau dồi tri thức từ nhiều môn học và hơn nữa, phải tự học tập không mệt mỏi, luôn học hỏi đồng nghiệp để hiểu kiến thức khác ngoài bộ môn liên quan đến bài dạy. Chuẩn bị tiết dạy công phu, cẩn trọng, tỉ mỉ hơn. - Nhiệm vụ quan trọng hơn là tỉ mỉ, chịu khó, tâm huyết với học trò, hướng dẫn các em chuẩn bị tốt bài học, các bài viết, chấm chữa bài cho các em cẩn thận, khích lệ các em vận dụng vấn đề vừa học vào thực tiễn đời sống. IV/. PHẦN PHỤ LỤC: * Thống kê kết quả học tập của học sinh trước khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: - Phần lớn học sinh không hứng thú vào giờ học Ngữ văn đặc biệt là phần văn bản trung đại. - Không khí lớp học nặng nề, thiếu sôi nổi, học sinh ngại học những tiết Ngữ văn. - Học sinh nắm được những thông tin cơ bản về tác giả nhưng hoàn cảnh ra đời và mục đích chính của văn bản thì trình bày còn rất lộn xộn. Nhiều em còn nhầm lẫn thể loại của văn bản. - Phần hiểu ý nghĩa văn bản của học sinh còn rất hạn chế. Ở câu 3 và 4 nhiều em không liên hệ được với hiện tại. - Tỉ lệ học sinh hứng thú khi học phần văn bản trung đại là: 36,84%. - Bảng thống kê kết quả khảo sát học sinh: Tỉ lệ học sinh đạt 01 câu Tỉ lệ học sinh đạt 02 câu Tỉ lệ học sinh đạt 03 câu Tỉ lệ học sinh đạt 04 câu 92,11% 65,79% 26,32% 13,16% * Thống kê kết quả học tập của học sinh sau khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: - Phần lớn học sinh hứng thú vào giờ học Ngữ văn đặc biệt là phần văn bản trung đại. - Không khí lớp học sôi nổi hơn và học sinh thích học môn Ngữ văn hơn. - Tỉ lệ học sinh hứng thú khi học phần văn bản trung đại là: 80,26%. - Bảng thống kê kết quả học sinh: Tỉ lệ học sinh đạt 01 câu Tỉ lệ học sinh đạt 02 câu Tỉ lệ học sinh đạt 03 câu Tỉ lệ học sinh đạt 04 câu 100% 85,53% 65,79% 39,47% * Các ví dụ ở mục 3 trang 7: 3.3/. Sử dụng hệ thống câu hỏi: 3.3.1/. Loại câu hỏi tái hiện: Ví dụ 1: Bài Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi) Em hiểu nội dung của hai câu văn: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là như thế nào? 3.3.2/. Loại câu hỏi rèn năng lực tư duy và sử dụng ngôn ngữ: Ví dụ: Bài Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi) Ý thức về độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước được Nguyễn Trãi khẳng định rất rõ trong văn bản. Em hãy chứng minh điều đó? Với câu hỏi này, học sinh phải biết sắp xếp các dữ liệu để làm dẫn chứng khi chứng minh (nền văn hiến, núi sông, phong tục, các triều đại, biên giới phân chia,...). Đồng thời học sinh phải biết dùng lí lẽ khi lập luận: Đại Việt có đủ căn cứ để khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập và có chủ quyền. 3.3.3/. Câu hỏi giải thích: Ví dụ: Bài Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi - Trích Bình Ngô đại cáo) Khi tìm hiểu tư tưởng khẳng định nền văn hiến Đại Việt đã được phát biểu một cách hoàn chỉnh so với Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), giáo viên có thể đặt câu hỏi: Tại sao có thể nói tác phẩm của Nguyễn Trãi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc Việt Nam? Hãy so sánh với Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)? Với những câu hỏi như thế này, học sinh có thể thảo luận nhóm để khái quát hoá sự việc: Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: nền văn hiến lâu đời; cương vực lãnh thổ; phong tục tập quán; lịch sử riêng; chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia dân tộc. Người đời sau vẫn xem quan niệm của Nguyễn Trãi là sự kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc. So với thời Lý, học thuyết đó phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó. Toàn diện vì ý thức về dân tộc trong Nam Quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền còn đến Bình Ngô đại cáo, ba yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. 3.3.4/. Loại câu hỏi nêu vấn đề: Ví dụ: Bài Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp) Khi bàn về mục đích của việc học là học luân thường đạo lý để làm người (tức học tam cương và ngũ thường) giáo viên có thể đặt câu hỏi: Theo em, quan niệm về mục đích của đạo học như thế có điểm nào tích cực cần được việc học ngày hôm nay phát huy? Có những điểm nào cần được bổ sung? Với câu hỏi như thế này học sinh phải tìm tòi để đưa ra quan điểm học tập của mình dựa trên sự tiếp thu người xưa và phát triển theo tư tưởng hiện đại hôm nay. + Điểm tích cực của mục đích học tập trước đây là: coi trọng mục tiêu đạo đức của việc học. Khẩu hiệu “Tiên học lễ - Hậu học văn” trong nhà trường hôm nay là sự phát huy đạo học ngày trước. + Điểm cần bổ sung: Mục đích học không chỉ là rèn đạo đức, mà còn rèn năng lực trí tuệ để con người sau này có sức mạnh xây dựng, cải tạo xã hội trên mọi lĩnh vực: đạo đức, văn hoá, kinh tế, khoa học kĩ thuật, 3.4/. Xác định mục tiêu chính của bài dạy. 3.4.2/. Chọn đưa thêm một vài nội dung cần hướng học sinh tìm hiểu và tiếp nhận để các em phát huy được khả năng liên hệ thực tế, gắn tác phẩm với đời sống hiện đại, từ đó các em sẽ có cơ hội hiểu sâu sắc hơn về giá trị của mỗi tác phẩm. * Văn bản “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn) - Tìm hiểu về vị trí địa lý cũng như những điểm thuận lợi của thành Đại La và cố đô Hoa Lư (kiến thức môn Địa lý). - Tìm hiểu lý do vì sao nhà Đinh và Tiền Lê lại chọn đóng đô ở Hoa Lư. Tại sao đến thời Lý thì Lý Công Uẩn lại muốn di chuyển (kiến thức môn Lịch sử). - Giá trị lịch sử, kinh tế và văn hóa ngày nay của quần thể di tích Tràng An (Hoa Lư) và Hà Nội (thành Đại La xưa). - Ý nghĩa giáo dục về việc bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử, văn hóa,... * Văn bản “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) - Hoàn cảnh lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, trong đó chú trọng đến hoàn cảnh trước cuộc kháng chiến lần thứ 2 (1285) và đức độ cao cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (kiến thức môn Lịch sử). - Những di tích lịch sử của tỉnh Hải Dương và các lễ hội tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Tuấn (kiến thức môn Lịch sử). - Vị trí địa lý của huyện Chí Linh (đất phong vương của Trần Quốc Tuấn năm xưa). - Một vài sự kiện lịch sử hiện đại thể hiện hào khí Đông A (kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ). - Tình yêu Tổ quốc khi đất nước bị đe dọa về chủ quyền (sự kiện giàn khoan HD 981,...) * Văn bản “Nước Đại Việt ta” (Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) - Hoàn cảnh lịch sử và sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - So sánh, đối chiếu với các văn bản cùng mục đích: Bài thơ Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt (1028)); Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ (1945). * Văn bản “Bàn luận về phép học” (Nguyễn Thiếp) - So sánh đạo học xưa và nay. - Liên hệ việc học tập của bản thân em và bạn bè (mục đích, tiêu chí, khả năng phấn đấu,...) để nhận biết đúng sai trong việc học. - Liên hệ quan điểm học tập của nhiều người trong xã hội.... 3.6/. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy- học Ví dụ: tranh ảnh khi dạy văn bản Chiếu dời đô Lược đồ vị trí địa lý của Hoa Lư (Ninh Bình) và Đại La (Thăng Long – Hà Nội) Toàn cảnh cố đô Hoa Lư Thăng Long xưa Hà Nội ngày nay Ví dụ: dạy văn bản Hịch tướng sĩ Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần trên miền quê Ví dụ dạy văn bản Nước Đại Việt ta Chủ quyền dân tộc Sự kiện giàn khoan HD 981 3.7/. Dùng sơ đồ trong phân tích và tổng kết bài học: - Sơ đồ để phân tích từng luận điểm: + Sơ đồ cách lập luận diễn dịch - Sơ đồ để tổng kết bài học: Ví dụ: hệ thống luận điểm trong Chiếu dời đô Hịch tướng sĩ: Bí quyết nghị luận để kêu gọi động viên các tướng sĩ trong bài hịch là dùng nghệ thuật khích tướng. + Trình tự lập luận trong văn bản Nước Đại Việt ta + Sơ đồ lập luận trong văn bản Bàn luận về phép học * Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 8. - Tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn. - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007) môn Ngữ văn- quyển 1 và 2- NXB Giáo dục. - Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực- Đoàn Thị Kim Nhung- NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. - Hệ thống câu hỏi đọc- hiểu Ngữ văn 8- NXB Giáo dục Với những điều bản thân đã lĩnh hội được, tôi hy vọng đóng góp phần nào để có thể giúp tạo được sự hứng thú cho học sinh đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả khi giảng dạy đặc biệt là tích hợp kiến thức liên môn vào dạy- học môn Ngữ văn 8 nói chung và phần văn bản trung đại Việt Nam nói riêng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Long Thạnh, ngày tháng năm 2016 Người viết Dương Trường Giang MỤC LỤC I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................... Trang 1 II/. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM .................................... Trang 4 III/. KẾT LUẬN ........................................................................... Trang 14 IV/. PHỤ LỤC .............................................................................. Trang 17
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_ngu_van.doc
- BIA SANG KIEN KINH NGHIEM THI CSTD CAP TINH NAM HOC 2015- 2016.DOC
- Mẫu 1 ghi trang 1 SKKN- Thầy Giang.doc