SKKN Một số giải pháp để xây dựng môi trường “Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn” ở trường Trung học Cơ sở Kiến Bình

Cây xanh chậu kiểng ở năm học 2013-2014 tăng 30 cây so với năm học 2012-2013.

Học sinh bị tai nạn thương tích của các năm học là 0.

Kết quả xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực các năm học đều xếp loại xuất sắc.

Hạnh kiểm học sinh đạt khá tốt năm học 2013-2014 tăng 6.6% so với năm học 2012-2013.

Hạnh kiểm học sinh đạt trung bình yếu năm học 2013-2014 giảm 6.6% so với năm học 2012-2013.

Học lực học sinh đạt trung bình trở lên năm học 2013-2014 tăng 0.1% so với năm học 2012-2013.

Học lực học sinh đạt yếu kém năm học 2013-2014 giảm 0.1% so với năm học 2012-2013.

Qua nghiên cứu tìm hiểu tình hình trên, nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trên là do:

Thời gian đầu đất sân trường rất cứng nên không thuận lợi cho việc trồng cây.

Đời sống của nhân dân trong địa bàn còn rất khó khăn, nhân dân sống bằng nghề nông là chính nên việc vận động ủng hộ kinh phí phục vụ cho công việc xây dựng trường “Xanh- Sạch - Đẹp- An toàn” gặp rất nhiều khó khăn. Kinh phí đầu tư của ngành cho công tác này hầu như không có, trường chủ yếu là vận động từ trong nội lực của cán bộ giáo viên và học sinh.

Thói quen sinh hoạt ở gia đình nên học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường như vứt xả rác bừa bãi.

Ở địa phương khu vực trường đóng không có bãi xử lí rác mà phải thuê xe chở đi nơi khác rất tốn kinh phí.

Từ những thực trạng nêu trên tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp cụ thể để xây dựng môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” đạt hiệu quả cao để học sinh thấy được đến trường mỗi ngày là một niềm vui.

 

doc29 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp để xây dựng môi trường “Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn” ở trường Trung học Cơ sở Kiến Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rác lớn này ra lộ để xe lấy rác đến mang đi. Tuy bố trí đầy đủ các thùng rác, nhưng việc tuyên truyền giáo dục ý thức học sinh để học sinh tự giác bỏ rác vào thùng mới là việc làm cần thiết và quan trọng nhất. Để học sinh ý thức tốt việc này, ngoài việc tôi phân công tổng phụ trách tuyên truyền trên sinh hoạt dưới cờ, giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền trên tiết sinh hoạt lớp, rồi đội cờ đỏ theo dõi giám sát như đã nêu trên, bên cạnh đó tôi chỉ đạo giáo viên làm công tác quản sinh phải theo dõi và kiểm tra nhắc nhở học sinh không vứt rác bừa bãi. Nếu thấy học sinh không giữ vệ sinh môi trường như vứt rác không đúng nơi quy định, bẻ cây, đi tiêu tiểu không dội nước thì quản sinh sẽ nhắc nhở học sinh không được tái phạm và đồng thời quản sinh ghi vào sổ trực quản sinh để giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách, ban giám hiệu xem và nắm được tình hình và tiếp tục giáo dục thêm các em.
Cứ mỗi tháng hoặc vào các dịp lễ tết tôi đều chỉ đạo tổng phụ trách lập kế hoạch lao động cho các lớp thực hiện các công việc như: làm cỏ, nhổ cỏ trong bồn hoa, quét lá cây.Ngoài ra mỗi tuần thì các lớp tổng vệ sinh lớp học của mình như quét dán nhện, lau chùi cửa kiếng, lau sàn nền phòng học và lau bàn ghế bằng sunlight để khử khuẩn phòng chống các loại dịch bệnh.
Như chúng ta đã biết đi đôi với việc phân công thực hiện là khâu kiểm tra. Mỗi ngày khi vào đến trường việc làm trước tiên là tôi quan sát cảnh quan sân trường có sạch không, nhà xe có để ngay ngắn không, rồi đi đến nhà vệ sinh kiểm tra xem có làm sạch sẽ chưa, hệ thống rửa tay có đảm bảo không, nếu chưa tốt thì tôi xem lịch trực hôm nay của lớp nào tôi nhắc ngay giáo viên chủ nhiệm lớp đó và yêu cầu học sinh làm tốt hơn, đồng thời cũng nhắc nhở tổng phụ trách, nhân viên y tế cần rút kinh nghiệm lần sau nhắc nhở các lớp làm tốt hơn bởi vì tôi phân công tổng phụ trách và nhân viên y tế thời gian đi làm đầu giờ sớm hơn các bộ phận khác để theo dõi các lớp trực nhật và sau đó thì về sớm hơn. Kết quả thì khi sở Giáo dục và đào tạo Long An đến trường tôi vào thời điểm tháng 11 năm 2014 để kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia thì đoàn đánh giá rất cao và khen rất nhiều về công tác vệ sinh nhà vệ sinh, phòng học, cảnh quan môi trường, cây kiểng của trường tôi và gần đây nhất vào tháng 3 năm 2016 đoàn kiểm tra của phòng giáo dục và sở giáo dục đến kiểm tra chuyên môn trường tôi cũng khen trường tôi thật là xanh-sạch- đẹp.
4.3-Tiêu chí đẹp
Để trường đẹp thì trước hết mỗi chúng ta đều phải đẹp, chúng ta đẹp trong cách ăn mặc. Với học sinh thì mặc đẹp là ăn mặc giản dị, gọn gàng sạch sẽ, không lòe loẹt. Theo quy định của trường thì trang phục đến trường của học sinh là áo sơ mi trắng, quần tây xanh hoặc đen. Còn đối với những buổi học sinh có tiết học thể dục thì học sinh mặc đồ đồng phục thể dục quy định của trường. Nếu học sinh nào không thực hiện đúng đồng phục nêu trên thì cờ đỏ trực chéo lớp sẽ ghi nhận và trừ vào thang điểm thi đua của lớp, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào đó sẽ có biện pháp nhắc nhở học sinh mình thực hiện đúng việc đồng phục.
Đối với giáo viên của trường quy định trang phục lên lớp nữ mặc bộ áo dài, nam mặc áo sơ mi quần tây, mang giầy và đồng thời công đoàn sẽ giám sát việc thực hiện trang phục của giáo viên.
Ngoài trang phục đẹp ra cũng chưa đủ, chúng ta phải biết đẹp trong hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nóiHãy làm sao để mái trường thân yêu của chúng ta không có những lời nói thô tục, những hành vi vô lễ, mất lịch sự với bạn bè và thầy cô. Để giáo dục ngôn phong tác phong của học sinh tôi thực hiện như sau: Đầu năm trong tuần lễ sinh hoạt đầu tuần thì tôi phân công giáo viên chủ nhiệm lớp cho học sinh chép và học thuộc nội quy của trường và giáo viên chủ nhiệm kiểm tra học sinh có thuộc nội quy của trường không nếu chưa thuộc thì học lại và sẽ kiểm tra khi nào học thuộc thì thôi. 
Bên cạnh đó tiết sinh hoạt dưới cờ hàng tuần tổng phụ trách, Hiệu trưởng đều nhắc nhở học sinh phải có thái độ lễ phép với thầy cô, người lớn và nhã nhặn với bạn bè. Giáo viên chủ nhiệm phân công các tổ trực chéo với nhau để ghi tên các bạn nói tục chửi bậy để giáo viên chủ nhiệm làm việc với các em này, cho các em này cam kết không tái phạm, nếu còn tái phạm sẽ mời phụ huynh vào trau đổi để giáo dục các em tốt hơn.
Hơn nữa việc bảo quản tài sản của trường của lớp cũng góp phần quan trọng giúp nhà trường đẹp hơn. Cụ thể đầu năm Hiệu trưởng phân công cho kế toán bàn giao cơ sở vật chất trong từng phòng học giao cho từng lớp và giáo viên chủ nhiệm ký vào biên bản, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh làm cam kết phải bảo quản tài sản của trường của lớp, học sinh ngồi bàn nào thì phải chịu trách nhiệm bàn của mình, không được viết vẽ bậy trên bàn trên ghế, lên tường, không được đùa giởn xô đẩy bàn ghế hoặc làm bể cửa kiếng. Nếu hư hao mất mát thì phụ huynh phải đền cho nhà trường.
5- Phong trào trường em an toàn, không có tai nạn thương tích
Phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà trường đối với các em học sinh và cha mẹ của các em. 
Trường Trung học cơ sở Kiến Bình nằm trên khu dân cư ấp Bảy Mét xã kiến Bình và cách một đoạn từ cổng trường đến quốc lộ 62 khoảng 300 mét do đó tôi xác định nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện tốt phong trào đó là thực hiện an toàn khu vực cổng trường và hướng dẫn học sinh qua quốc lộ 62. Vì vậy tôi tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể sau: Với vai trò là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, tôi phân công cho ban chấp hành chi đoàn lập kế hoạch và phân công đoàn viên giáo viên thực hiện việc giám sát học sinh giờ ra về. Mỗi lượt là 2 đoàn viên giáo viên, khi còn 15 phút nữa là tan học thì một đoàn viên có mặt tại ngã ba tiếp giáp quốc lộ 62 để hướng dẫn học sinh qua đường, 1 người còn lại ở tại cổng trường và yêu cầu học sinh theo thứ tự đã quy định trước đó như: lớp 61 ra trước rồi đến 62và đi theo hàng 1 đi thẳng ra tới quốc lộ 62 để giáo viên thứ 2 hướng dẫn các em qua đường.
Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường xuyên hướng dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt đúng cách để không để xảy ra tai nạn. Công việc này được giao cho Tổng phụ trách Đội, nhân viên y tế và giáo viên chủ nhiệm phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực hiện.
Ví dụ: Nhắc nhở học sinh không sờ tay vào lỗ ổ cắm điện; không leo lên lan can của nhà cao tầng; không xô đẩy nhau khi đi lên xuống cầu thang; không chơi dao, kéo và các đồ vật sắc nhọn 
Ví dụ: Giáo dục học sinh một số tình huống thường gặp trong trường như kỹ năng xử lý tình huống khi thấy bạn bị té chảy máu chẳng hạn. Gặp tình huống trên thì thứ nhất các em phải báo ngay cho thầy cô biết, thứ hai là phải khẩn trương đưa bạn vào phòng y tế. Như vậy khi gặp các tình huống này xảy ra vì các em đã học nên các em có thể xử lý được ngay.
Việc thực hiện phong trào “ Trường em không có tai nạn thương tích” đã giúp giảm thiểu các tai nạn xảy ra trong nhà trường. Trong năm học nhà trường không có học sinh bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.
6- Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học 
Rèn kỹ năng sống cho học sinh cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với nhà trường. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, trong học tập, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội”. Qua hoạt động học tập, vui chơi, các buổi hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh được giao tiếp với bạn bè, thầy cô, biết nói và ứng xử đúng mực, biết nói lời cảm ơn khi được sự giúp đỡ, biết nói lời xin lỗi khi làm người khác không vui.
Để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thì hàng năm tôi chỉ đạo thư viện bổ sung đa dạng các loại sách giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên và học sinh tìm đọc để vận dụng vào cuộc sống. Ngoài ra tôi chỉ đạo Phó hiệu trưởng khi kiểm tra giáo án của giáo viên cũng như khi dự giờ thăm lớp của giáo viên xem giáo viên tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua các bài giảng trong các môn học như môn Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa, Sinhnhư thế nào, nội dung có phù hợp và xác với tình hình thực tế ở địa phương không? 
Ngoài ra qua các buổi hoạt động do tổng phụ trách và thư viện phối hợp tổ chức vào các dịp lễ, tết: như thi văn nghệ, thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi ứng xử các tình huống đời thường, thi tiểu đề án 2 . Qua các trò chơi các em được giao tiếp, được nói với nhau những lời nói hay, những từ ngữ đúng, những lời nói gần gũi, thân thiện. Từ đó giúp các em biết cách giao tiếp với người lớn, với thầy cô, bạn bè như thế nào. Các em hiểu và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, các em biết nói lời hay, làm việc tốt. Trong những năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường tôi không có hiện tượng học sinh vi phạm luật giao thông, không mắc phải các tai nạn thương tích như đuối nước, ngộ độc thức ăn, cũng như các tai nạn thương tích khác.
Bên cạnh các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh, trường tôi áp dụng một số trò chơi học tập nhằm giảm bớt sự nhàm chán trong tiết học và làm cho giờ học thêm phần lý thú. Giáo viên của trường tôi luôn biết lựa chọn các trò chơi học tập như thế nào cho phù hợp với học sinh của lớp, tổ chức các trò chơi trong giờ học không chỉ nhằm giúp các em giải trí, thay đổi không khí trong giờ học, mà còn giúp học sinh tiếp thu kiến thức của bài thông qua các trò chơi hoặc củng cố những gì đã học, học sinh dễ nhớ và nhớ kiến thức nhanh hơn. Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút sự tập trung cao của học sinh. Những kiến thức khô khan, trừu tượng sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn nếu được tổ chức dưới hình thức trò chơi, và nhờ đó kết quả học tập của học sinh sẽ đạt hiệu quả hơn. Các em yêu thích môn học hơn, dành tình cảm của mình đối với môn học và thích học môn học đó. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm tăng tình cảm của các em đối với môn học và tình cảm đối với thầy cô giáo của mình.
Ví dụ: Tổ chức cho học sinh điền kết quả nhanh và đúng của một bài tập bằng trò chơi “Rung chuông vàng”, trò chơi “Tiếp sức”, truyền tin...
Qua việc vận dụng các trò chơi học tập, kết hợp nhịp nhàng với các phương pháp giảng dạy, cho thấy học sinh ngày càng sáng tạo hơn trong học tập, trí tưởng tượng của các em ngày càng phát triển phong phú.
Để việc chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả tốt, trước hết trường tôi xây dựng được môi trường thân thiện, tập thể đoàn kết, thống nhất. Bản thân mỗi thành viên trong trường đều phải có ý thức phấn đấu, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, thương yêu học sinh, xây dựng lối sống giản dị, trung thực, mẫu mực.
 Tóm lại: Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường.
7-Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
Trong những năm qua nhà trường luôn đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục bởi vì làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục là việc làm rất cần thiết để có nguồn kinh phí đầu tư vào cơ sở vật chất của trường đồng thời có điều kiện chăm lo cho đội ngũ tốt hơn. Để làm được điều đó Hiệu trưởng nhà trường phải biết tạo ra nguồn lực từ nội lực của trường và huy động các nguồn lực hợp pháp từ bên ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội, đảm bảo mọi chi phí chính đáng cho nhà trường, đồng thời có chiến lược khai thác tất cả các nguồn lực đảm bảo cho nhà trường phát triển ổn định, bền vững. Hiệu trưởng tích cực xây dựng nhằm huy động các tổ chức trong địa phương nhân dân, phụ huynh và toàn cộng đồng cùng chung sức xây dựng trường lớp, cải tạo khuôn viên và chăm lo việc học hành của học sinh. Qua đó ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân hỗ trợ phát triển giáo dục địa phương như: hoạt động khuyến học, khuyến tài, huy động các nguồn lực đóng góp, động viên khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.
Bên cạnh đó nhà trường đã xã hội hóa từ phía phụ huynh học sinh, mạnh thường quân, doanh nghiệp rất nhiều tập sách, xe đạp, học bổng, tiền mặt, ngày công lao động. Với các đóng góp đó hàng năm đã hỗ trợ cho hàng trăm em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tới trường. Đặc biệt là trong sự đóng góp đó nhà trường đã làm nhà xe học sinh với kinh phí 20 triệu đồng, lót đan sân trường với kinh phí gần 30 triệu đồng, bổ sung cây xanh chậu kiểng 9 triệu đồng, để tạo sân chơi sạch sẽ, có môi trường xanh-sạch-đẹp, tạo điều kiện cho các buổi ngoại khóa được thuận lợi hơn góp phần thúc đẩy việc dạy và học của nhà trường ngày càng tốt hơn.
Đặc biệt trong những năm qua để tạo nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng cảnh quan môi trường Xanh- Sạch- Đẹp thì đối với công tác xã hội hóa tôi thực hiện như sau: Tôi bàn với ban chấp hành hội cha mẹ học sinh sẽ xin chủ trương của ủy ban nhân dân xã cho phép nhà trường cùng hội phụ huynh học sinh đi vận động nguồn kinh phí từ các mạnh thường quân, doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức gần xa bằng hình thức đến gõ cửa từng nhà hoặc gửi thư ngõ, cụ thể trong các năm qua bằng hình thức này đến thời điểm hiện tại nhà trường vận động thêm kinh phí 25 triệu đồng. Nguồn kinh phí thu được từ nguồn xã hội hóa sử dụng vào xây dựng các công trình như: lót đan nhà xe học sinh, làm mới nhà xe giáo viên, lót đan sân trường, bổ sung cây xanh chậu kiểng.
Trong công tác xã hội hóa giáo dục nhà trường cần chú ý các việc sau: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực sẵn có của nhà trường, quản lý các nguồn lực công khai, minh bạch, thực hiện công khai minh bạch trong việc đầu tư xây dựng, mua sắm các trang thiết bị, việc thu chi các khoản ngân sách nhà nước và các khoản thu chi ngoài ngân sách nhà nước, công khai các khoản xét duyệt thi đua khen thưởng hàng năm, nâng cao nhận thức về trách nhiệm huy động nguồn lực cho mỗi thành viên của nhà trường, xây dựng chiến lược huy động nguồn lực như một bộ phận của chiến lược phát triển nhà trường. Chính vì thế Hiệu trưởng là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc huy động nguồn lực và biết biến mọi tiềm năng trở thành nguồn lực của nhà trường. Một người Hiệu trưởng chịu khó suy nghĩ sẽ làm thay đổi nguồn lực phát triển của nhà trường.
PHẦN 3: KẾT QUẢ
Bằng những kinh nghiệm quản lý cùng với sự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn trong huyện và ngoài huyện và tham quan mô hình của các trường chuẩn ở các trường khác trong huyện, tôi đã vận dụng phương pháp trên trong quá trình quản lý của mình. Qua áp dụng giải pháp trên, tôi thấy kết quả có chuyển biến rõ rệt cụ thể như sau: 
Năm học
Cây xanh, Chậu kiểng
Học sinh bị tai nạn, thương tích 
Học lực HS đạt trung bình trở lên
Học lực HS đạt 
yếu kém
Hạnh kiểm
HS đạt Khá tốt
Hạnh kiểm
HS đạt Trung bình, yếu
Kết quả trường học thân thiện, HS tích cực
2013-2014
80
0
97.5%
2.5%
95.0%
5.0%
Xuất sắc
2014-2015
125
(đến thời điểm
tháng 3/2016
0
 (đến thời điểm
Tháng 3/2016)
98.3%
1.7%
96.2%
3.8%
xuất sắc
Từ bảng trên cho thấy qua thời gian nghiên cứu và thực hiện lấy kết quả năm học 2014-2015 so sánh với các năm học trước kết quả là:
Cây xanh chậu kiểng ở năm học 2014-2015 tăng 45 cây so với năm học 2013-2014.
Học sinh bị tai nạn thương tích của các năm học là 0.
Kết quả xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực các năm học đều xếp loại xuất sắc.
Hạnh kiểm học sinh đạt khá tốt năm học 2014-2015 tăng 1.2% so với năm học 2013-2014.
Hạnh kiểm học sinh đạt trung bình yếu năm học 2014-2015 giảm 1.2% so với năm học 2013-2014.
Học lực học sinh đạt trung bình trở lên năm học 2014-2015 tăng 0.8% so với năm học 2013-2014.
Học lực học sinh đạt yếu kém năm học 2014-2015 giảm 0.8% so với năm học 2013-2014.
Từ bảng số liệu minh chứng trên cho thấy rõ ràng với giải pháp đã thực hiện việc xây dựng môi trường “Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn” trong thời gian qua có chất lượng rõ rệt. Hiện nay trường tôi được các cấp lãnh đạo cũng như các trường bạn khi đến trường tôi đều khen trường tôi thật là xanh, sạch và đẹp.
PHẦN KẾT LUẬN
Việc xây dựng trường học “Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn” có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với các trường học trên cả nước nói chung và trường Trung học cơ sở Kiến Bình nói riêng.
Trước hết nó tạo cho ngôi trường vẻ mỹ quan, các em học sinh sẽ cảm thấy tự hào khi đến trường, đến lớp. Mỗi ngày các em sẽ được nhìn ngắm không gian xanh, sạch, đẹp được hít thở bầu không khí trong lành, tận hưởng những giây phút vui chơi thoải mái, lành mạnh và bổ ích.
Mọi biện pháp giáo dục bằng lời nói suông mà không thông qua hành động thì chẳng có tác dụng gì cả. Nếu chúng ta chỉ hô hào nào là các em hãy biết yêu thiên nhiên, nào là bảo vệ môi trường sống của chúng ta, mà không có biện pháp giáo dục hoặc việc làm cụ thể của mình thì phong trào xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” mãi mãi chỉ là lý thuyết.
* Bài học kinh nghiệm
 Khi tổ chức thực hiện phải hướng dẫn rèn luyện cho các em các kĩ năng, thao tác như tưới cây, cắt tỉa, nhổ cỏ, bón phân như thế nào. Cho các em tự thực hiện và giáo viên cùng làm chung với các em. 
 Khi đề ra kế hoạch thực hiện phải luôn theo dõi kiểm tra kịp thời chỉnh sửa cho những em chưa biết cách chăm sóc cây xanh. Phải kiên nhẫn từng bước giúp đỡ các em thực hiện chăm sóc cây xanh không được nôn nóng, quát nạt các em khi các em chưa làm tốt.
 Kịp thời tuyên dương khen thưởng những cá nhân, tập thể tham gia tốt phong trào.
 	Giao công việc vừa sức cho các em thực hiện tránh tình trạng quá tải.
Giáo dục ý thức tương trợ giúp đỡ nhau, cùng nhau hoàn thành công việc cho các em.
 Huy động mọi thành viên trong nhà trường và ngoài xã hội cùng tham gia thực hiện.
Phải làm sao giáo dục cho các em thấy ý nghĩa và tầm quan trọng việc chăm sóc cây xanh, thấy được việc làm này đem lại lợi ích thiết thực cho các em và mọi người.
*Đề xuất kiến nghị:
Nhà Trường: Đề nghị các giáo viên chủ nhiệm tăng cường đôn đốc nhắc nhở các em học sinh tham gia chăm sóc cây xanh, hoa kiểng hằng ngày.
Ngành giáo dục: quan tâm nhiều hơn đến những trường đã thực hiện tốt mô hình trường học xanh sạch đẹp, an toàn giới thiệu điển hình để các trường có cơ hội giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
	- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
	- Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013. 
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của PGD-ĐT, SGD-ĐT. 
- Một số bài báo viết về Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trên báo Giáo dục-Thời đại và Mạng Internet của ngành Giáo dục.
- Sổ tay trường học thân thiện học sinh tích cực 2008-2013 Nhà xuất bản Giáo dục.
MỤC LỤC
 	Trang
Lời nói đầu	1
Nội dung	3
Phần 1- Thực trạng đề tài	3
Phần 2- Các giải pháp	6
Phần 3- Kết quả	22
Kết luận	24
Tài liệu tham khảo	26

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_de_xay_dung_moi_truong_xanh_sach_dep_a.doc
  • docBIA SKKN XANH,SACH,DEP.doc
Sáng Kiến Liên Quan