SKKN Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh Lớp 4
Thực trạng trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 4 tại trường đang công tác
2.1.1. Thuận lợi
Trong những năm gần đây, công tác chủ nhiệm lớp ở trường tôi đã được Ban Giám hiệu tổ chức, sắp xếp, phân công công tác giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm học, chú trọng đến những giáo viên nhiệt huyết, giáo viên có năng lực và giàu kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Ban giám hiệu nhà trường đã kết hợp tốt với các bộ phận khác trong nhà trường nhằm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên, luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động để tạo được sự thân thiện.
Một số phụ huynh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Tiểu học – bậc học nền tảng cho quá trình học của con em mình. Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh, đồng thời tạo điều kiện về vật chất để xây dựng, trang trí lớp học cũng như tổ chức các hoạt động của lớp. Đây là điều rất cần thiết góp phần quyết định thành công của giáo viên chủ nhiệm, của người thầy và của nhà trường.
Học sinh lớp 4 mà tôi chủ nhiệm đa số các em đều ngoan, có ý thức học tập tốt, tự tin phát triển năng lực của mình, năng động trong học tập, trong sinh hoạt.
2.1.2. Khó khăn
Trong thực tế vẫn còn tình trạng nhận thức chưa đúng đắn, coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp, chưa tập trung rèn luyện, đổi mới phương pháp, kĩ năng trong công tác chủ nhiệm lớp.
Không ít giáo viên hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa làm sao cho tốt, cho giỏi, còn việc giáo dục, rèn luyện học sinh thì chưa quan tâm nhiều.
Một số học sinh còn rụt rè, thiếu mạnh dạn, không tự tin trước tập thể, chưa chủ động, sáng tạo trong học tập, còn thiếu khả năng cộng tác, tâm lý còn phụ thuộc vào bạn trong nhóm, chưa phát huy hết khả năng của mình.
Một số phụ huynh cũng tham gia thường xuyên vào việc giáo dục các em ở nhà. Tuy nhiên, phần lớn họ là người không được đào tạo nghề dạy học nên không đủ phương pháp, kĩ năng hoặc không có phương pháp và kĩ năng phù hợp trong việc giáo dục trẻ nên việc giáo dục con cái gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác một số phụ huynh học sinh vì lí do điều kiện kinh tế còn khó khăn, đi làm ăn xa hoặc gia đình không hạnh phúc, nên chưa quan tâm đến việc học của con em ở nhà cũng như ở trường, việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy”. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học và giáo dục của thầy cô ở trường, làm cho việc dạy học và giáo dục ở trường khó khăn hơn, kém hiệu quả hơn.
Cơ sở vật chất của nhà trường tuy khá đầy đủ nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay. Phòng chức năng còn thiếu, các phương tiện hiện đại phục vụ cho dạy học chưa đủ, bàn ghế học sinh chưa phù hợp với yêu cầu mới nên phần nào còn hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao việc phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh.
3 trong 6 bạn vào HĐTQ của lớp. Các em chọn người có phiếu cao nhất làm chủ tịch còn 2 phó chủ tịch các em tự phân công nhau theo năng lực, sở trường. * Kết quả: Ba em đã trúng cử vào HĐTQ theo đúng ý nguyện của giáo viên. 1. Nguyễn Hồng A - Chủ tịch HĐTQ, phụ trách chung. 2. Đinh Yến Nh - Phó Chủ tịch HĐTQ, phụ trách học tập. 3. Mai Thị Quỳnh H - Phó Chủ tịch HĐTQ, phụ trách văn thể. Để quản lí lớp tốt hơn tôi tiến hành cho các em thành lập các ban như: Ban Học tập; Ban Văn nghệ; Ban đối ngoại; Ban Thư viện; Ban Lao động; Ban quyền lợi học sinh ... bằng cách cho các em tự viết tên mình vào một phiếu rồi lên gắn vào ban mà mình thích. Nếu số lượng học sinh ở các ban không đồng đều thì giáo viên gợi ý để các em chọn lại ban cho mình. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu sâu hơn về vai trò trách nhiệm của từng ban trong Hội đồng tự quản lớp học để các em biết được mình phải làm gì và làm như thế nào? Ví dụ: Khi có khách đến thăm lớp thì Chủ tịch hoặc Ban Đối ngoại phải có trách nhiệm hỏi thăm khách là ai để giới thiệu cho các bạn biết và từng nhóm trong lớp cũng giới thiệu về mình cho khách biết. Đầu giờ vào tiết học, Chủ tịch Hội đồng tự quản hoặc Ban Văn nghệ lên điều hành các bạn sinh hoạt múa hát, chơi trò chơi để khởi động cho tiết học, ... Để khuyến khích, động viên Hội đồng tự quản hoạt động tốt, giáo viên luôn đánh giá tuyên dương kịp thời khi các em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đối với những em còn rụt rè, e ngại giáo viên tạo điều kiện cho các em hoạt động nhiều hơn. Tuyệt đối không chê trách, phê bình hay gây áp lực cho các em vì như vậy các em sẽ chán nản. Biện pháp 5. Xây dựng tốt nề nếp học tập ở lớp mình chủ nhiệm Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó phân hóa đối tượng trong hoạt động học tập. Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mỗi tiết học và hoạt động giáo dục thì giáo viên phải nhiệt tình tổ chức học theo nhóm, nhóm trưởng điều hành hoạt động. Mỗi nhóm trưởng là một giáo viên nhỏ hướng dẫn giúp đỡ các bạn trong nhóm hoạt động, giúp học sinh có cách học tốt: tự học, tự trải nghiệm và đạt mục tiêu đề ra. Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, nhận xét đúng thực chất năng lực của từng em để có biện pháp hỗ trợ trong các tháng tiếp theo. Nếu giáo viên không quan tâm và không đánh giá đúng thực chất thì sẽ không đạt được hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. Hướng dẫn Phó Chủ tịch HĐTQ phụ trách học tập xây dựng kế hoạch cho Ban học tập, Trưởng ban điều khiển lớp. Khi xây dựng nền nếp học tập, mỗi ban đã thể hiện được vai trò của mình và điều khiển các nhóm hoạt động. Nếu nền nếp học tập không tốt thì hiệu quả của các ban cũng không hoàn thành. Vì vậy người giáo viên cần hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời những học sinh yếu và xây dựng nền nếp học tập có hiệu quả. Khác với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức, quản lý giáo dục học sinh trong các tiết sinh hoạt lớp. Việc giáo viên chủ nhiệm chăm lo xây dựng bầu không khí đoàn kết có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên hướng dẫn các ban xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hàng ngày, chú ý phải tạo công bằng trong học sinh. Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra sổ của các em vào cuối tuần, nêu một số việc chưa làm được, những việc làm tốt và tổ chức khen thưởng để tạo động lực cho các em vào những tuần tiếp theo. Trong học tập cần xây dựng nhóm học tập như: “Đôi bạn cùng tiến”, “Em yêu Toán học”....để các em chia sẽ. Đối với những em yếu, giáo viên chủ nhiệm phải biết rõ nguyên nhân và giúp đỡ để học sinh tiến bộ; Tổ chức kế hoạch học tập cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần nghiên cứu tìm hiểu cụ thể để có biện pháp thích hợp giáo dục các em toàn diện. Biện pháp 6. Thay đổi không gian lớp học đáp ứng giáo dục toàn diện cho học sinh Không gian lớp học “xanh, sạch, đẹp, thân thiện” là yếu tố quan trọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động. Ngay từ đầu năm học, giáo viên cùng phụ huynh và tất cả học sinh trong lớp bắt tay vào trang trí lớp học. Mỗi em đều được góp công sức và nêu lên những ý tưởng sáng tạo của mình để trang trí cho lớp học. Sau đó giáo viên hệ thống lại ý kiến của các em và điều chỉnh, bổ sung để trang trí sao cho phù hợp với tình hình, điều kiện của lớp học và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Để mang lại động cơ, hứng thú khi các em được quan sát chính những sản phẩm, thành quả do mình làm ra thì tôi cùng học sinh xây dựng “Góc học tập”. Góc học tập là nơi để các đồ dùng của giáo viên và học sinh tự làm để chuẩn bị cho tiết học. Đồng thời cũng là nơi để trưng bày các sản phẩm đẹp mà sau tiết học các em hoàn thiện như sản phẩm môn Kĩ thuật, Mĩ thuật, những bài văn hay, bài viết đẹp... Việc làm này cũng nhằm khuyến khích động viên các em sẽ cố gắng nhiều hơn để có sản phẩm đẹp được trưng bày. Giáo viên sưu tầm thêm những nội dung, kiến thức mới như những câu ca dao tục ngữ, những bài toán hay, lịch sử địa phương ... nhằm khuyến khích sự tò mò, khám phá của học sinh. Qua đó, giáo viên có thể dễ dàng cung cấp thêm hiểu biết cho học sinh mà không cần phải nhồi nhét, gò ép gây áp lực cho các em. Biện pháp 7. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực chính là phát huy được tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Trong dạy học tích cực, học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn. Các hoạt động học tập được thiết kế với nhiều hình thức tổ chức khác nhau nhằm tạo sự mới lạ, đem lại hưng phấn cho các em trong tiết học. Chẳng hạn, đối với môn Toán, thông thường khi đến hoạt động thực hành thì học sinh chủ yếu làm việc cá nhân hoặc trao đổi, thảo luận để làm bài, khi gặp bài khó thì cần sự giúp đỡ của thầy cô. Nhưng nếu cứ thực hiện như vậy thì học sinh sẽ nhàm chán. Thay vì các em phải làm bài, giáo viên thay đổi một vài bài tập dưới hình thức trò chơi học tập. Qua phần trò chơi, vừa rèn luyện tính nhanh nhẹn khi tính toán và phát huy tinh thần đồng đội của các nhóm. Đối với các môn học khác cũng vậy, giáo viên yêu cầu hội đồng tự quản tổ chức hoạt động học dưới nhiều hình thức. Trong quá trình các em hoạt động, tôi chỉ là người hướng dẫn, giúp đỡ các em khi có sự cứu trợ hoặc giúp thêm cho những nhóm lúng túng, nhóm có nhiều học sinh yếu, hạn chế việc giảng chung cho cả lớp, chỉ trừ khi tất cả các nhóm không làm được. Biện pháp 8. Vận dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức giáo dục học sinh cá biệt *Không phải tự nhiên trẻ trở thành cá biệt: Đa số chúng ta khi thấy hành động khác thường, không ngoan của học sinh thì cho là cá biệt và xử lý trên hành động do học sinh gây ra mà quên là cần phải tìm cho ra nguyên nhân. Đôi khi sự cá biệt ấy lại do từ chính những người làm cha mẹ, cuộc sống vợ chồng không hoà thuận. Không phải tự nhiên mà trẻ trở thành cá biệt, đó là hậu quả của các vết thương tâm lý mà vô tình người lớn gieo vào đầu óc non nớt của trẻ lúc sống trong môi trường gia đình cũng như ở trường học. Bên cạnh đó, cũng có thể do gia đình khó khăn, một số học sinh bị bệnh. Và điều đáng lưu tâm là một số học sinh ham chơi, học kém, chán học, bỏ học... *Giáo viên chủ nhiệm như người chỉ huy luôn bám sát trận địa: Giải pháp đối với những học sinh cá biệt, giáo viên chủ nhiệm phải như người chỉ huy luôn bám sát trận địa của mình. Hơn nữa ngoài trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm, các thầy các cô cần gắn bó với các em bằng tình cảm, bằng tình thương yêu. Do đó, về giải pháp, trước hết vẫn phải là tình cảm yêu thương học sinh thực sự, cố gắng giúp các em vượt qua những biến cố, vấn đề xảy trong quá trình sống, trở thành vết thương tâm lý. Thuyết phục học sinh bằng lời lẽ có lý, có tình, bằng tình cảm và phép tắc, khen, chê đúng lúc; tìm cách tác động lên nhận thức và tình cảm của học sinh thông qua trò chuyện, nêu gương tốt, thưởng việc tốt. Giáo viên chủ nhiệm cũng cần có nề nếp kỷ cương để học sinh tự nhận thức, tự khép mình trong những nội quy, quy chế chặt chẽ nhưng luôn được dân chủ bàn bạc, trao đổi, thỏa sức đóng góp. Bên cạnh đó, tuân theo tập thể và cống hiến cho tập thể; luôn gắn lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, chính là một trong những chuẩn mực, điều kiện để giáo dục học sinh. Giáo viên cần tạo không khí thực sự dân chủ, thầy và trò cùng thảo luận, điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn cho thông suốt. Dân chủ, nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò. Một giải pháp cũng rất hiệu quả là đưa những học sinh đó tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi, thăm quan du lịch qua đó hiểu thêm học sinh, gắn bó các em với tập thể. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm không nên chỉ mời cha mẹ học sinh khi thấy cần thiết hay xảy ra sự cố trong trường học, lớp học mà nên xem việc gặp gỡ, trao đổi này là chuyện bình thường. Từ sợi dây gắn kết đó, giáo viên sẽ thuận lợi hơn trong việc tổ chức vận động gia đình, sau đó là các đoàn thể xã hội cùng phối hợp, thống nhất nội dung, mục đích, biện pháp giáo dục học sinh... Tận dụng hiệu quả các tiết sinh hoạt chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm phải thật sự gắn bó, quan tâm tới lớp. Qua tiết sinh hoạt lớp luôn cho hội đồng tự quản và trưởng ban lên điều hành, đánh giá. Sau đó cho các bạn nêu ý kiến của mình, đánh giá nhận xét lẫn nhau để cùng giúp nhau tiến bộ. Luôn đoàn kết, yêu thương nhau và cùng nhau xây dựng một tập thể lớp vững mạnh về mọi mặt như kế hoạch đã đề ra. Giáo viên chủ nhiệm luôn dạy các em cách học làm người, cách sống, cách ứng xử với mọi người xung quanh. Có những hôm không nói gì cả mà chỉ kể cho các em nghe một câu chuyện trong sách, báo, internet mình sưu tầm được để các em tự rút ra bài học cho mình. Biện pháp 9. Kết hợp hiệu quả với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh phát triển toàn diện Phối hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách Đội: hoạt động Đội giúp các em am hiểu nhiều kiến thức xã hội được các em háo hức tham gia như: Học sinh được hát, được múa, được nêu ý kiến, được thể hiện mình. Nội dung giờ hoạt động tập thể cũng rất đa dạng theo các chủ điểm giáo dục như: Tìm hiểu ATGT, bảo vệ môi trường, kính yêu cha mẹ thầy cô giáo, kính yêu Bác Hồ, hòa bình và hữu nghị quốc tế... từ những hành vi đạo đức, kĩ năng sống cơ bản góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện tính tổ chức kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, tình yêu bạn bè, tinh thần tập thể, khả năng tập thể... giúp các em phát triển một cách toàn diện. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Tổng phụ trách xây dựng các chủ điểm theo các ngày lễ lớn như: 20/10; 20/11; 22/12; ... Hướng dẫn Ban văn nghệ xây dựng kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm. Tham gia các hội thi do Đội tổ chức. Lựa chọn nhân tố tham gia bằng cách bồi dưỡng hàng ngày. Hướng dẫn nhóm trưởng điều khiển các hoạt động ca múa, thể dục, tìm hiểu lịch sử văn hóa của địa phương... Tổ chức thi đua giữa các Ban, các nhóm về thực hiện 15 phút đầu giờ, ca múa tập thể, tập hát, để bồi dưỡng thêm những em còn rụt rè, chưa tự tin. Phối hợp với phụ huynh: Đối với mô hình trường học mới, yêu cầu có sự tham gia tích cực của gia đình, cộng đồng trong việc phối hợp giảng dạy cho học sinh. Vì vậy, ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã tuyên truyền sâu rộng về mục đích ý nghĩa của việc “Xây dựng lớp học thân thiện theo mô hình trường học mới” là cần thiết giúp các em phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Giáo viên cần tạo điều kiện để phụ huynh gặp gỡ và cùng trao đổi việc học của các em, từ đó kết hợp để giáo dục một cách tốt nhất. Huy động phụ huynh cùng vào cuộc với giáo viên để cùng trang trí lớp học như xây dựng góc thư viện, xây dựng sơ đồ cộng đồng ... Kết quả: Từ những biện pháp trên, công tác chủ nhiệm của tôi đã có kết quả khả quan, năm học 2016– 2017; năm học 2017-2018 được công nhận Giáo viên Chủ nhiệm giỏi cấp trường. Được phụ huynh, nhà trường và đồng nghiệp tín nhiệm. Đặc biệt là tôi được học sinh yêu quý, gần gũi hơn và tình cảm giữa cô và trò. * Kết quả Cuối học kì 1 năm học 2018 - 2019: + Về số lượng: - Duy trì sĩ số: 100%, tỉ lệ chuyên cần đạt 99.9%; - 100% học sinh của lớp tham gia tốt hoạt động nhân đạo, từ thiện; - 100% học sinh mua thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể; + Về kiến thức các môn học và hoạt động giáo dục: Môn học, HĐGD Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % Tiếng Việt 33 17 51.5 16 48.5 0 0 Toán 33 15 45.4 18 54.6 0 0 Đạo đức 33 16 48.5 17 51.5 0 0 Kĩ thuật 33 16 48.5 17 51.5 0 0 Năng lực Tổng số học sinh Đạt tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL % Tự phục vụ, tự quản 33 19 57.6 14 42.4 0 0 Hợp tác 33 19 57.6 14 42.4 0 0 Tự học và GQVĐ 33 19 57.6 14 42.4 0 0 Phẩm chất Tổng số học sinh Đạt tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % % SL Chăm học, chăm làm 33 23 69.7 10 30.3 0 0 Tự tin, trách nhiệm 33 23 69.7 10 30.3 0 0 Trung thực, kỉ luật 33 23 69.7 10 30.3 0 0 Đoàn kết, yêu thương 33 23 69.7 10 30.3 0 0 + Kết quả tham gia các phong trào thi đua: Cấp trường: - Đạt giải Nhất văn nghệ chào mừng ngày 20/11 - Giải Nhất thi kể chuyện về Bác Hồ. - Giải Nhì nghi thức đội chào mừng ngày 26/3. - Giải Nhì trò chơi dân gian. - Giải A về chăm sóc công trình măng non. - Giải A trang trí lớp học thân thiện. * Số học sinh đạt giải cấp trường: + Kết quả Ngày hội học sinh Tiểu học: Phần thi Trạng nguyên, phần thi Viết chữ đẹp, phần thi Văn nghệ đều đạt giải Nhất; 1 giải Trạng nguyên, 1 giải Bảng nhãn, 1 giải Thám hoa; 3 giải Viết chữ đẹp. + Giải Nhất môn chạy 60m, 01 giải Nhất cờ vua nam và 01 giải Nhì cờ vua nữ. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài Nội dung của sáng kiến đã đánh giá được một số mặt về công tác chủ nhiệm tác động đến việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 4 tại trường; đề xuất được cách tiếp cận mới trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh và sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức để giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp các em vận dụng tốt trong học tập và cuộc sống. Qua việc ứng dụng sáng kiến tại đơn vị với từng giải pháp cụ thể, trong đó có những giải pháp đặc thù đã đem lại kết quả khả quan: trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp; hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực, giúp các em có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày căn cứ trên thực trạng khi học sinh học tập và sinh hoạt tại nhà trường. Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức góp phần tạo một nền tảng vững chắc, một nền tảng tốt cho các em trong cuộc sống về sau này. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, chính trị - xã hội cùng với sự phát triển của đất nước hiện nay thì giáo dục thực sự phải đổi mới. Từ đổi mới của giáo dục đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. Người làm công tác chủ nhiệm lớp như người mẹ cần mẫn chăm sóc từng đứa con thơ. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên phải không ngừng học tập chuyên môn bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nhằm đổi mới công tác giáo dục, dạy học cũng như cách tổ chức các hoạt động, đánh giá theo mô hình trường học mới để đảm bảo mục tiêu vừa dạy chữ, vừa dạy người và có tâm với học sinh lớp chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông. Để đạt được điều đó, giáo viên cần chú ý thực hiện kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy. Cụ thể: - Ngay từ khi nhận lớp, GVCN cần làm tốt công tác xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và công tác điều tra đối với học sinh lớp mình chủ nhiệm - Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm - Xây dựng Hội đồng tự quản học sinh có hiệu quả - Xây dựng tốt nề nếp học tập - Thay đổi không gian lớp học nhằm đáp ứng giáo dục toàn diện cho học sinh - Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh - Vận dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức giáo dục học sinh cá biệt - Kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, các ban ngành đoàn thể để giúp đỡ, tư vấn, tạo điều kiện để giáo dục học sinh phát triển toàn diện Từ những việc làm tưởng chừng như nhỏ bé nhưng nó góp phần rất lớn trong việc đổi mới cách làm công tác chủ nhiệm. Giúp học sinh tự trải nghiệm thông qua các biện pháp, tự rèn luyện, kĩ năng giao tiếp được tốt hơn, học sinh được tập làm lãnh đạo và biết trình bày, xử lí các tình huống trong học tập cũng như trong cuộc sống. Phụ huynh biết quan tâm chăm lo đến học sinh thông qua các hoạt động. Các ban ngành trong xã hội biết chăm lo cho các thế hệ học sinh. Giáo viên có kĩ năng điều khiển lớp tốt hơn, biết điều chỉnh các hoạt động phù hợp với tâm lí của học sinh, biết nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh để điều chỉnh phù hợp với công tác chủ nhiệm, góp phần nâng cao việc giáo dục toàn diện cho học sinh trong thời đại mới. 3.2. Kiến nghị, đề xuất Là một người giáo viên, hiểu rõ tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế, bản thân tôi luôn cố gắng trau dồi sách vở, học hỏi từ đồng nghiệp cũng như đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, nâng cao đạo đức và chuyên môn. Hưởng ứng cuộc vận động về chủ đề năm học, bản thân đã cố gắng áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục mới nhằm hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh từ môi trường giáo dục ở nhà trường; giáo dục và xây dựng cho các em có năng lực tốt, lối sống lành mạnh để các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống. Đồng thời, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 4 tại đơn vị. Trong công tác chủ nhiệm, tôi mạnh dạn đề xuất: 3.2.1. Về phía nhà trường - Thường xuyên phát động phong trào Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” dưới nhiều hình thức. - Nhà trường cần có phòng học chức năng với đầy đủ cơ sở vật chất nhằm đáp ứng đầy đủ điều kiện môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh. - Tổ chức một số chuyên đề về định hướng phát triển giáo dục toàn diện cho giáo viên và học sinh thông qua các hoạt động thiết thực. 3.2.2. Về phía giáo viên - Cần nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh của lớp mình trong công tác chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thật sự yêu nghề, tâm huyết với nghề, luôn hết lòng vì học sinh, là người có năng lực tổ chức, quản lí lớp, có kĩ năng sư phạm vững vàng. Phải tạo lập được mối quan hệ tốt với học sinh, với phụ huynh, các lực lượng đoàn thể trong và ngoài nhà trường. 3.2.3. Về phía phụ huynh - Đối với các phụ huynh phải cần quan tâm hơn nữa con em mình, phải quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. - Các bậc cha mẹ cần có hành vi chuẩn mực, nêu gương tốt khi giao tiếp, ứng xử, và cung cấp cho con em mình một số kĩ năng cần thiết, phải thật sự là tấm gương mẫu mực cho con em mình. - Phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện của con em mình, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp. Trên đây là những suy nghĩ của bản thân về việc nghiên cứu “Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 4” tại đơn vị đang công tác. Tuy vậy do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được nhận sự giúp đỡ, góp ý bổ sung của các cấp quản lý giáo dục và đồng nghiệp để bản sáng kiến của bản thân có được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng cho các năm học sau. Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_chu_nhiem_nham_nang_cao.doc