SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi B1 ở trường Mầm non Đại Lai

Ưu điểm

- Về phía nhà trường

+ Trường Mầm non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục đào tạo huyện Gia Bình và từ khi thành lập đến nay trường luôn giữ vững là đơn vị trường tiên tiến xuất sắc, thành tích năm sau luôn cao hơn năm trước.

 + Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực và năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để giúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình.

+ Các phòng học được nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng, phương tiện và trang thiết bị, máy tính, ti vi theo đúng thông tư để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò trên lớp.

- Về phía giáo viên

Giáo viên yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác và có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc được giao.

- Về phía trẻ

Đa số trẻ ngoan, thích khám phá, tìm tòi nên trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thông qua các hoạt động học tập và vui chơi.

- Về phía phụ huynh

Phụ huynh quan tâm, nhiệt tình chia sẻ với nhà trường, cô giáo về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

 

doc28 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi B1 ở trường Mầm non Đại Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 - 2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 - 23
1. Thực trạng việc tổ chức một số biện pháp tổ chức hoạt động trải 
 2 - 4
nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Đại Lai
a. Ưu điểm 2
b. Hạn chế và nguyên nhân 3 - 4
2. Các biện pháp nâng cao chất lượng giúp tổ chức hoạt động trải 
 4 - 19
nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Đại Lai
a. Biện pháp 1: Học tập, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tổ 
 4 - 6
chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
b. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở giúp 
 6 - 8
trẻ hoạt động tích cực
c. Biện pháp 3: Lựa chọn và tổ chức các nội dung trải nghiệm phù 
 8 - 13
hợp với các hoạt động trong ngày của trẻ
d. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong ngày hội, ngày 
 13 - 16
lễ
e. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức tốt các hoạt 
 16 - 19
động cho trẻ trải nghiệm
3. Kết quả 19 - 21
a. Kết quả đạt được 19 - 21
b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 21
4. Kết luận 21 - 22
5. Kiến nghị, đề xuất 22 - 23
a. Đối với tổ chuyên môn 22
b. Với lãnh đạo nhà trường 22
c. Với Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo 23
PHẦN III: MINH CHỨNG HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 23 - 24
PHẦN IV: CAM KẾT 24 3
tham gia các hoạt động trải nghiệm các con vẫn còn nhiều sự bỡ ngỡ, vẫn chưa 
biết cách hợp tác với nhau.
 Từ những lí do trên, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ, mong muốn mang lại 
niềm cảm hứng, sự hứng thú tích cực trong các hoạt động trải nghiệm cho trẻ và 
mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số 
biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm 
non Đại Lai”.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1 
ở trường mầm non Đại Lai
 a.Ưu điểm
 - Về phía nhà trường
 + Trường Mầm non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục đào tạo 
huyện Gia Bình và từ khi thành lập đến nay trường luôn giữ vững là đơn vị 
trường tiên tiến xuất sắc, thành tích năm sau luôn cao hơn năm trước. 
 + Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng 
lực và năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các 
buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để 
giúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình. 
 + Các phòng học được nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng, phương tiện và 
trang thiết bị, máy tính, ti vi theo đúng thông tư để phục vụ cho việc dạy và học 
của cô và trò trên lớp.
 - Về phía giáo viên
 Giáo viên yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác và có tinh thần trách 
nhiệm cao trong mọi công việc được giao.
 - Về phía trẻ
 Đa số trẻ ngoan, thích khám phá, tìm tòi nên trẻ rất hứng thú tham gia vào 
các hoạt động trải nghiệm thông qua các hoạt động học tập và vui chơi.
 - Về phía phụ huynh 5
 + Nhiều phụ huynh còn chưa hiểu, chưa quan tâm đến việc cho trẻ trải 
nghiệm.
 + Phụ huynh còn nuông chiều con, bao bọc, sợ các con tham gia các các 
hoạt động quá sức hoặc nghĩ con chưa đủ tuổi để làm những việc như vậy.
 Thực tế qua khảo sát, đánh giá kết quả của trẻ lớp 4 tuổi B1, qua khảo sát 
chất lượng đầu năm tháng 9 năm 2022 thu được kết quả như sau:
 Bảng khảo sát chất lượng khi chưa áp dụng biện pháp
 Mức độ đạt
 Số 
TT Nội dung khảo sát Chưa 
 lượng Đạt % %
 đạt
 Trẻ có hiểu biết về các hoạt động 
 1 28 13 46,4% 15 53,6%
 trải nghiệm.
 Trẻ có kỹ năng khi tham gia các 
 2 28 12 42,8% 16 57,2%
 hoạt động thực hành trải nghiệm.
 Trẻ biết trao đổi, chia sẻ, hợp tác 
 3 với bạn khi tham gia vào các hoạt 28 12 42,8% 16 57,2%
 động trải nghiệm.
 Trẻ hứng thú, mạnh dạn, chủ 
 4 động và tự tin khi tham gia hoạt 28 15 53,6% 13 46,4%
 động trải nghiệm.
 2. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho 
trẻ 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Đại Lai
 Để giúp trẻ lớp 4 - 5 tuổi B1 mạnh dạn, tự tin hơn, có các kỹ năng tốt hơn 
khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, tôi đã lựa chọn một số biện pháp sau:
 a. Biện pháp 1: Học tập, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tổ chức 
hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
 Muốn tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi thiết nghĩ mình 
phải có nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi dành 
nhiều tâm huyết để nghiên cứu học hỏi bằng nhiều hình thức khác nhau như: 7
 Hình ảnh: Giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn ở trường.
 Ngoài ra, tôi còn dành thời gian nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý của 
trẻ để có những hiểu biết sâu sắc về trẻ (sở thích, nhu cầu, mong muốn, khả năng 
của trẻ) từ đó tạo ra những hoạt động trải nghiệm mới mẻ, thúc đẩy sự tìm tòi 
ham hiểu biết của trẻ.
 b. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở giúp trẻ 
hoạt động tích cực.
 Xây dựng môi trường lớp học cho trẻ hoạt động là một khâu quan trọng 
trong chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm. Đây là một biện pháp không thể thiếu để tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm 
tích cực, việc xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở, cung cấp đồ dùng 
dùng đồ chơi theo chủ đề phong phú và có đầy đủ nguyên vật liệu mở giúp trẻ 
hoạt động tích cực. Việc tạo các góc hoạt động trong lớp học theo hướng mở là 
cách để mỗi giáo viên tạo cho trẻ một không gian hoạt động vui chơi một cách 
thoải mái, hồn nhiên và chủ động, gợi mở cho trẻ sự tò mò và thích khám phá 
của trẻ trong các góc chơi, qua đó cho trẻ khám phá và trải nghiệm qua đồ chơi 
để phát huy tối đa tính tích cực và hứng thú của trẻ trong hoạt động trải 
nghiệm. Khi thiết kế các góc, góc chơi động tôi sẽ bố trí tránh xa góc chơi tĩnh 
để trong quá trình trẻ trải nghiệm sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng vai chơi 
của trẻ. 9
 Hình ảnh: Trẻ chơi tại góc phân vai (video kèm theo).
 Góc xây dựng: Sắp xếp góc chơi phù hợp không gian, chuẩn bị các loại 
khối gỗ, khối hộp, đồ chơi lắp ghép, cây xanh, hoa, cỏ được các cô tự làm các 
loại bìa làm thành hình khối, những que kem gỗ bỏ đi để tạo thành hàng rào, 
những vỏ sữa học đường tận dụng xếp tạo thành cổng những ngôi nhà bằng bìa 
cát tông, hàng rào làm bằng ống hút để chơi, xếp, lắp ráp, xây dựng các công 
trình theo yêu cầu cô đưa ra mỗi chủ đề. 
 Góc nghệ thuật: Chuẩn bị các loại nhạc cụ như phách gõ làm bằng vỏ dừa 
khô, các loại hoa múa cắt bằng xốp, trống gõ thì làm từ lon sữa, trang phục được 
các cô làm từ những nguyên vật liệu, phế liệu như: Túi bóng linon, long bia, ống 
hút, thìa nhựa, vỏ sữa, cốc giấy, bìa cát tông thành trang phục biểu diễn để trẻ 
lựa chọn biểu diễn khi chơi góc, ngoài ra chuẩn bị các loại lá cây, hột hạt, vải 
nỉ... để cho trẻ có thể tự do sáng tạo đồ chơi theo ý tưởng của mình từ các 
nguyên liệu mà cô giáo cung cấp. 11
quanh nó, cuối cùng nhấc con vật đó ra là chúng ta đã in hình con vật đó trên 
mặt giấy.
 Hình ảnh: Trẻ in con vật từ bột mì (video kèm theo).
 + Tìm hiểu khứu giác: Tôi cho trẻ ngửi mùi thơm của nước hoa? Sau đó 
hỏi trẻ: Con ngửi thấy gì? Nhờ vào bộ phận nào con cảm nhận được? Bộ phận 
đó có chức năng gì? Từ đó con rút ra bài học gì?.
 + Tìm hiểu vị giác: Tôi chuẩn bị 3 cốc nước có 3 vị khác nhau tôi cho trẻ 
nếm vị của 3 cốc nước đó. Tôi hỏi trẻ: 3 cốc nước có vị gì? Nhờ bộ phận nào 
con biết được? Bộ phận đó có chức năng gì?.
 + Tìm hiểu thính giác: Tôi cho trẻ nghe âm thanh của các vật dụng và từ 
các hướng khác nhau để trẻ nghe và cảm nhận. Sau đó tôi đặt câu hỏi: Con vừa 
nghe thấy gì? Con nghe được là nhờ bộ phận nào? Con phải làm gì để bảo vệ tai 
nghe của mình?.
 - Ví dụ: Hoạt động làm quen tác phẩm văn học hoạt động kể chuyện
 Thay vì lựa chọn hình thức đa số trẻ chưa biết, tôi thường xuyên lựa chọn 
hình thức đa số trẻ đã biết để tổ chức. Từ đó, tôi tìm tòi được những hình thức 
phù hợp, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ như: cho trẻ kể chuyện theo tranh, 
tham gia đóng kịch tái tạo lại các nhân vật trong câu chuyện. Được trải nghiệm 13
 - Ví dụ: Cho trẻ làm thí nghiệm vật chìm vật nổi: Qua hoạt động này giúp 
trẻ hiểu được những vật nào có thể chìm và những vật nào có thể nổi ở trong 
nước. Trước khi tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm, tôi gợi ý và đặt câu hỏi cho trẻ 
suy nghĩ: “Con có biết vật gì có thể chìm và vật gì có thể nổi trong nước 
không?”. Sau khi trẻ nêu ý kiến xong, tôi cho trẻ cùng chơi và trải nghiệm: bỏ 
một số vật nặng xuống nước như hòn đá, viên bi, cái thìa, ổ khóa, một số vật nhẹ 
như xốp, thuyền giấy, các vật bằng nhựa. Cho trẻ quan sát và cùng nêu nhận xét. 
Từ đó trẻ sẽ rút ra kết luận: những vật nặng như sắt, đá, sỏi, viên bi thì chìm 
trong nước, còn những vật nhẹ như xốp, giấy, đồ nhựa thì nổi trên mặt nước.
 Hình ảnh: Trẻ tham gia thí nghiệm vật chìm, vật nổi.
 - Ví dụ: Cho trẻ chơi với đất cát, các đồ chơi trải nghiệm ngoài trời: Qua 
đó giúp cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp với đất, cát, trải nghiệm với các đồ chơi 
và thỏa mãn được sự vui chơi thỏa thích của mình. Hoạt động này giúp trẻ gần 
gũi với thiên nhiên, được hoà mình với thế giới xung quanh.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_cho_tre.doc
Sáng Kiến Liên Quan