SKKN Một số biện pháp tích cực nhằm thu hút học sinh vào ở nội trú tại trường Trung học Phổ thông Tương Dương 1

Cơ sở pháp lí

Theo công văn chỉ đạo của phòng Tài chính kế hoạch Sở Giáo dục và Đào tạo

Nghệ an, tháng 10 năm 2020 về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng tài sản công

trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Mục 4 công văn chỉ

rõ việc quản lý, sử dụng tài sản công như sau:

- Không được cho mượn, sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân

- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu sử dụng tài sản công vào mục đích kinh

doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết lập Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích

kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo hướng dẫn của Sở Tài chính tại

Công văn số 1324/STC-QLG&CS ngày 05/5/2020, gửi cơ quan quản lý cấp trên

xem xét cho ý kiến bằng văn bản trước khi gửi Sở Tài chính thẩm định. Sau khi có

ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu, tiến hành

chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án theo góp ý của Sở Tài chính, trình cấp có thẩm quyền

phê duyệt theo quy định tại Khoản 2 Điều 56, Khoản 2 Điều 57, Khoản 2 Điều 58

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

- Tài sản công phải được qu ản lý, khai thác, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng thường

xuyên bằng nguồn kinh phí được phép sử dụng. Đối với tài sản chỉ sử dụng vào3

mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thì thực hiện bảo dưỡng, sửa

chữa bằng nguồn thu từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

- Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch,

bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

- Quy định trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, sử

dụng tài sản:

+ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng được giao phụ trách: Chỉ đạo chung việc quản lý,

sử dụng tài sản công để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao.

Thường xuyên giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản của các bộ phận, tổ chức, cá

nhân trong trường để nắm được tình hình sử dụng tài sản, xử lý thông tin kịp thời,

có biện pháp tích cực để các cá nhân được giao sử dụng tài sản có hiệu quả. Tổ

chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản của các cá nhân, bộ phận 1 lần/học kỳ,

đánh giá kết quả thực hiện của từng cá nhân. Xử lý theo thẩm quyền hoặt trình cơ

quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài

sản công.

Như vậy, việc sử dụng tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh

doanh, cho thuê, liên doanh, liên sản xuất kinh doanh khi đề án cho thuê, liên

doanh sản xuất trên tài sản công được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các trường

hợp sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh; không sử dụng cho mục đích cá

nhân thì các trường cần tổ chức bảo vệ, duy tu, sửa chữa, khai thác sử dụng hiệu

quả, minh bạch, tiết kiệm, tránh tham nhũng. Nhà trường thường xuyên giám sát

việc quản lý, sử dụng tài sản của các bộ phận, tổ chức, cá nhân trong trường để

nắm được tình hình sử dụng tài sản, xử lý thông tin kịp thời, có biện pháp tích cực

để các cá nhân được giao sử dụng tài sản có hiệu quả.

pdf16 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tích cực nhằm thu hút học sinh vào ở nội trú tại trường Trung học Phổ thông Tương Dương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 913 511 311 91 
Qua bảng số liệu ta thấy nhu cầu ở trọ của học sinh là rất lớn, 65,94 % học 
sinh hiện nay đang ở trọ trong quá trình học tập tại trường. Trong số đó 56 % học 
sinh ở trọ bên ngoài trường, 9,94 % tương đương với 91 học sinh đang ở tại kí túc. 
Khả năng thu hút học sinh ở kí túc đạt mức tối đa 120 em là có thể thực hiện được 
nếu nhà trường duy trì các giải pháp tích cực đã và đang thực hiện. 
Về nhu cầu chất lượng, giá cả chỗ ở khá đa dạng qua tìm hiều thực tế có thể 
khái quát về nhu cầu ở của học sinh thành các bộ phận. Một bộ phận không nhiều 
con em có điều kiện kinh tế có yêu cầu cao như phòng cần phải có điều hòa, khép 
kín, nóng lạnh, ở 2 -3 em giá giao động từ 1 - 1.5 triệu đồng/tháng. Một bộ phận 
khá nhiều không yêu cầu cao về chất lượng chỗ ở nhưng cần được tự do sinh hoạt, 
tự do nấu ăn. 
c. Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của loại hình học sinh lƣu trú tại trƣờng (ở nội 
trú) ở trƣờng THPT Tƣơng Dƣơng 1. 
Qua thực tiễn công việc quản lí Tôi nhận thấy học sinh lưu trú tại trường có các ưu 
nhược điểm so với học sinh ở các phòng trọ tư nhân tại trường THPT Tương 
Dương 1 như sau: 
6 
c1. Về ưu điểm: 
 Học sinh an toàn hơn: Học sinh ở ký túc xá trong trường học an toàn hơn 
do khu kí túc xã học sinh nằm giữa các nhà kí túc của giáo viên và có khuôn viên 
riêng. Nhà kí túc thiết kế an toàn do các cơ quan quản lí đã thẩm định; Các hoạt 
động của học sinh kí túc thực hiện theo một kế hoạch nhất định và được quản lí 
chặt chẽ của các thầy cô đang giảng dạy tại trường. Ngoài ra học sinh vào ở kí túc 
nhà trường không bị ràng buộc các hợp đồng kinh tế. Điều mà nhiều học sinh ở 
Tương Dương đã mắc sai lầm dẫn đến nợ nần, bỏ học. Các em vào ở chỉ cần có 
Đơn xin ở kí túc và sự đồng ý của Quản sinh, học sinh ở nội trú không có tình 
trạng nợ nần quá nhiều để dẫn đến bỏ học do nhờ được thầy cô, bạn bè nhắc nhở 
kịp thời. 
 Chi phí tiết kiệm hơn: Do hoạt động của kí túc không vì mục đích kinh 
doanh mà mục đích chủ yếu là tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong thời gian 
học tập tại trường, giúp nhà trường hạn chế tình trạng vắng học, bỏ học, tạo phong 
trào học tập và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đã được xây dụng nên chi phí ở kỉ 
túc thấp hơn phòng trọ bên ngoài. Ngoài ra ở kí túc học sinh còn tiết kiệm chi phí 
đi lại hàng ngày, chi phí mua sắm phương tiện đi học... 
 Học sinh có điều kiện học tập và rèn luyện đạo đức lối sống tốt hơn: 
Khác với bên ngoài, ở kí túc xá các hoạt động như thời gian học; thời gian hoạt 
động thể thao; các hoạt động tập thể, hoạt động kĩ năng đều thực hiện theo một kế 
hoạch do các thầy cô của Ban quản lí kí túc xây dựng. Các em thường xuyên được 
giám sát, theo dõi, nhắc nhở học tập, rèn luyện theo quy chế của kí túc. Các phòng 
kí túc được bố trí từ 4-6 em có cùng giới và khối lớp; Trong khu kí túc có nhiều 
học sinh ở các khối lớp khác nhau đã tạo điều kiện cho các em chia sẻ học tập, sinh 
hoạt; rèn luyện cho các em kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt hơn nhằm đạt mục đích 
tích cực là học tập tốt, sinh hoạt sạch sẽ, gọn gàng hơn. Ngoài ra với hệ thống sân 
bãi cho phép hoạt động nhiều môn thể thao như Bóng chuyền; Bóng đá; Cầu lông; 
học võ...kết hợp với các hoạt động giáo dục trải nghiệm do Ban quản lí tổ chức 
như tổ chức sinh nhật; thi văn nghệ; các hoạt động kỉ niệm nhân các ngày lễ... là 
môi trường tốt cho các em học tập và rèn luyện, ngăn ngừa và phòng chống tốt các 
tệ nạn xã hội. 
 Nhà trường thuận lợi hơn trong công tác quản lí học sinh trong và ngoài 
giờ học, tạo môi trường, cảnh quan nhà trường sạch, đẹp hơn. 
 Do khu kí túc học sinh nằm giữa các khu nhà kí túc giáo viên và các dãy nhà 
Hiệu bộ nên việc thu hút và tổ chức tốt cho học sinh ở nội trú không chỉ là việc 
khai thác, sử dụng hiệu quả tài sản công, tạo thuận lợi cho học sinh tham gia học 
tập mà còn tạo nên cảnh quan giáo dục nhà trường sạch, đẹp, thân thiện và giàu sức 
sống hơn. Ngoài ra việc học sinh ở nội trú tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường 
nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng, thực hiện kịp thời các giải pháp để giúp đỡ, 
khuyến khích các em tích cực học tập, rèn luyện. 
7 
c2. Về hạn chế: 
 Ở kí túc thường gò bó hơn: Nếu ở ngoài một bầu trời tự do mở ra trước mắt. 
Buổi tối muốn về lúc nào thì về. Muốn đi lúc nào thì đi. Muốn ăn gì thì tự nấu mà 
không ai cấm cản, ý kiến thì ở kí túc học sinh bị quản lí nhiều về thời gian học tập 
và sinh hoạt. Ở kí túc nói chung có không gian ở chật hơn, mọi hoạt động của học 
sinh phải tuân thủ theo các nguyên tắc của kí túc và các bạn cùng phòng; 
Nếu ở ngoài học sinh được quyền nấu ăn theo sở thích, điều kiện cho phép. Ở 
kí túc, học sinh không được nấu ăn, các em phải ăn ngoài nên nhiều khi làm tăng 
chi phí ăn, uống. 
II. Một số biện pháp tích cực nhằm thu hút học sinh vào ở nội trú tại trƣờng 
THPT Tƣơng Dƣơng 1 
1. Một số giải pháp 
a. Các giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất 
Xác định để thu hút học sinh đến với Kí túc xá thì trước hết phải làm cơ sở 
vật chất của kí túc xá thực sự có nhiều điểm hấp dẫn hơn các khu trọ bên ngoài. 
Với nhận thức trên, vào đầu năm Ban quản lí lấy ý kiến của học sinh kí túc về nhu 
cầu trang bị cơ sở vật chất thiết yếu và tìm hiểu cơ sở vật chất của các khu trọ gần 
trường đề xuất các phương án xây dựng cơ sở vật chất cho khu kí túc năm học. 
Căn cứ vào đề xuất của Ban quản lí kí túc, Nhà trường đã sử dụng kết hợp giữa 
nguồn kinh phí của nhà trường và một phần từ nguồn đóng góp của học sinh; nợ tư 
nhân để xây dựng, trang bị thêm nhiều cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ học tập và 
rèn luyện của các em như hệ thống đèn chiếu sáng; Camera; Wifi; Nóng lạnh; Điều 
hòa; Sân bóng chuyền; Sần cầu lông; hệ thống giá phơi đồ...Nói chung nhà trường 
cố gắng trang bị cơ sở vật chất tốt nhất, tốt hơn phòng trọ thông thường bên ngoài 
và tạo điều kiện cho các em có môi trường học tập và sinh hoạt tiện lợi nhất. 
Kí túc xá về chiều 
8 
Kí túc xá về về đêm 
Wifi, Camera, Lưới bảo vệ hành lang kí túc 
9 
 Thiết bị vệ sinh Khu kí túc 
Nhà vệ sinh Khu kí túc 
10 
b. Các giải pháp về xây dựng lối sống văn hóa 
Việc xây dựng môi trường sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt 
động giáo dục nói chung và tạo niềm tin, sự hấp dẫn đặc biệt đối với học sinh và 
phụ huynh lựa chọn chỗ ở trọ. Thực tế cho thấy học sinh đến ở khu kí túc không 
chỉ nơi ở có cơ sở vật chất đảm bảo mà còn chỗ ở phải đảm bảo an toàn trên các 
phương diện an ninh, vệ sinh thực phẩm, môi trường giáo dục. Môi trường giáo 
Một góc Kí túc xá 
Một buổi sinh nhật, sinh hoạt Kí túc tháng 10/2020 
11 
dục, học tâp rèn luyện của học sinh là điều phụ huynh cũng như học sinh quan tâm 
hàng đầu khi lựa chọn chỗ ở. Vì suy cho cùng thì mục đích của các em đến trường 
là để học tập và rèn luyện đạo đức lối sống và đó là mong ước lớn nhất của các bậc 
phụ huynh. 
Nhận thức được điều này Ban quản lí kí túc đã phối hợp với nhà trường thực hiện 
nhiều biện pháp tích cực cụ thể: Hàng tháng tổ chức sinh nhật cho các học sinh có 
cùng tháng sinh, buổi sinh nhật tổ chức với sự tham gia của 100% học sinh kí túc. 
Hình thức tổ chức đa đạng từ cắt bánh, văn nghệ đến tổ chức đốt lửa trại; Múa lâm 
vông...Tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng, sinh hoạt tập thể vào những ngày 
lễ 20/11; 20/10; 8/3; 26/3. Để khuyến khích các em thi đua học tập Ban quản lí 
thực hiện khen thưởng cho các học sinh đạt thành tích cao vào cuối học kì; sau các 
kì thi khảo sát, thi học sinh giỏi...Trang bị dụng cụ thể thao bóng chuyền, bóng đá 
cho các em vui chơi, tập luyện vào giờ nghỉ học. Ban quản lí phối hợp với nhà 
trường tổ chức Câu lạc bộ học võ Karatedo; Câu lạc bộ cắt tóc nam hoạt động vào 
5-7 h hàng ngày. Ngoài các hoạt động trên Ban quản lí thường xuyên theo dõi 
hướng dẫn, nhắc nhở các em làm tốt công tác vệ sinh môi trường, thực hiện 
nghiêm giờ học bài, giờ vui chơi; Tuyệt đối không để các em vui chơi tùy tiện, 
không giờ giấc. 
Để đảm bảo môi trường an ninh, an toàn cho các em trong quá trình học tâp, 
lưu trú tại Khu nội trú. Ngoài Ban quản lí kí túc thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, 
nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy. Nhà trường còn thường xuyên phối hợp 
với Công an thị trấn định kì 01 kì 01 lần kiểm tra tình hình chấp hành an ninh, an 
toàn của học sinh kí túc, thường xuyên tuần tra kiểm tra tình hình an ninh khu vực 
trường, nhất là khu vực kí túc xá ; Yêu cầu Nhà ăn nội trú thực hiện nghiêm túc 
vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện nghiêm túc việc lưu bản mẫu thực 
phẩm theo quy định; nghiêm cấm sử dụng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất 
lượng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của học sinh. 
Học sinh phòng 6 đang học bài 
12 
Học sinh phòng 10 đang học bài 
Giáo viên tham gia thổi nến sinh nhật cùng học sinh 
Tặng quà cho học sinh có thành tích học tập tốt 
13 
c. Tuyên truyền vận động 
 Trong bối cảnh một thời kì tương đối dài khu kí túc nhà trường tồn tại 
trong môi trường trường THPT - DTNT, học sinh ở nội trú mới có chế độ nên số 
học sinh ở nội trú ít hơn rất nhiều so với nhu cầu. Khu kí túc tồn tại theo mô hình 
chỉ huy, mệnh lệnh, không cần tuyền truyền vận động vẫn có nhiều học sinh mong 
muốn được vào diện ở kí túc. Hiện nay học sinh được tự do lựa chọn chỗ ở, xung 
quanh trường đã và đang hình thành nhiều khu kí túc học sinh tư nhân; chất lượng, 
giá cả, cách thức quản lí đa dạng đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh. Trong bối 
cảnh đó nếu nhà trường không thay đổi quan điểm quản lí; không tuyên truyền vận 
động thì sẽ không có học sinh ở Kí túc. Với quan điểm khai thác hiệu quả, chống 
lãng phí cơ sở vật chất hiện có, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể nâng bước học 
sinh đến trường. Nhà trường đã chỉ đạo Ban quản lí đã thực hiện nhiều biện pháp 
tuyên truyền vận động học sinh vào ở kí túc qua các kênh tuyên truyền trực tiếp 
học sinh; phụ huynh học sinh; giáo viên chủ nhiêm và học sinh ở kí túc. Nội dung 
tuyên truyền tập trung vào những ưu nhược điểm của việc ở kí túc và ở trọ ngoài 
đối với các em về sự an toàn, tiện lợi, điều kiện học tập và rèn luyện đạo đức lối 
sống, phòng tránh các tệ nạn xã hội. 
d. Quản lí, kinh tế 
Thay đổi cách quan điểm, phương pháp quản lí là vấn đề quan trọng, cốt lõi 
nhất đối với việc thu hút học sinh. Về quan điểm quản lí, Nhà trường chủ trương 
đổi mô hình quản lí giáo viên là trung tâm thành học sinh, người ở làm trung tâm, 
lấy sự hài lòng của học sinh, phụ huynh làm tiêu chí phấn đấu. Đổi từ quản lí chặt 
chẽ, chi tiết, toàn diện các hoạt động của học sinh nội trú, lấy học sinh nội trú làm 
mũi nhọn, hình mẫu cho các hoạt động giáo dục sang quản lí một số mục tiêu chủ 
yếu, tăng quyền chủ động, tích cực cho học sinh. Các hoạt động học tập, vệ sinh...ở 
kí túc không đưa vào nội dung thi đua mà chủ yếu là tăng cường nhắc nhở, khuyến 
khích các em hiểu và chấp hành nội quy tốt hơn. Với quan điểm trên để phát huy 
sự năng động sáng tạo của Ban quản lí kí túc Nhà trường đề ra các chỉ tiêu phấn 
đấu gắn với quyền lợi kinh tế rõ ràng. Nếu thu hút dưới 100 học sinh thì tiền quản 
sinh hàng tháng là một triệu đồng/người; nếu trên 100 học sinh thì tiền quản sinh là 
hai triệu đồng/ tháng. Nếu trong 4 tháng số học sinh vào ở không tăng thì nhà 
trường chủ động thực hiện các biện pháp khác. Đối với học sinh, Ban giám hiệu 
nhà trường ngoài kiểm tra hàng ngày, mỗi tháng 01 lần Ban giám hiệu tham gia 
họp với Ban kí túc để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em, từ đó đưa ra các 
giải pháp kịp thời hỗ trợ các em. 
Về kinh tế: Vì hoạt động của Kí túc không vì lợi nhuận nên nhà trường chủ 
trương không thu tiền kí túc mà chỉ thu tiền phí sinh hoạt như tiền điện, nước, giấy 
vệ sinh, bồi dưỡng quản sinh, thi đua khen thưởng và tiền tổ chức các hoạt động 
giáo dục. Tổng chi phí sinh hoạt hàng tháng của các em giao động từ 100-200 
nghìn đồng, thấp hơn nhiều chi phí nhà ở bên ngoài. Những học sinh thuộc con em 
gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh tàn tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó 
14 
khăn được miễn 100% . Riêng thời gian ôn thi cuối cấp nhà trường thực hiện miễn 
phí toàn diện cho những em có nhu cầu ở kí túc xã để ôn thi. 
2. Kết quả đạt đƣợc 
a. Số lƣợng học sinh vào ở nội trú 
Năm học 2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 
Số lượng học 
sinh (người) 
32 27 67 91 
Dân tộc kinh 0 0 0 3 
Dân tộc thiểu 
số 
32 27 67 88 
Qua bảng số liệu cho thấy: số học sinh vào ở kí túc từ năm học 2017- 2018 ít 
và đang có xu hướng giảm; năm học 2018- 2019 giảm 5 học sinh so với năm học 
trước. Từ năm học 2019- 2020 đến nay, số lượng học sinh vào ở Kí túc tăng nhanh 
chóng; năm học 2020- 2021 số học sinh vào ở kí túc tăng 3 lần so với năm 2018- 
2019; Trung bình mỗi năm tăng 32 em, bằng tổng số học sinh năm 2017- 2018. 
Đạt được kết quả trên là do Ban giám hiệu mới nhà trường đã chỉ đạo Ban quản lí 
kí túc thực hiện các giải pháp tích cực , cụ thể để thu hút học sinh vào ở kí túc. 
b. Chất lƣợng học tập, rèn luyện của học sinh nội trú 
Có thể nói nếu so chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh nội trú của 
trường hiện nay với học sinh ở nội trú của các trường DTNT trước đây hay mô 
hình của các trường THPT - DTNT hiện nay thì học sinh nội trú của trường hiện 
này có nhiều điểm còn hạn chế. Nếu so với chất lượng dạy học chung của toàn 
trường thì học sinh nội trú đã có những cải thiện đáng kể thể hiện qua các chỉ số: 
Về tỉ lệ tốt nghiệp trong những năm gần đây trường luôn đạt trên 90 %, riêng năm 
học 2019- 2020 trường đạt 97,96%; trong đó học sinh nội trú đạt 100%. Về kết quả 
khảo sát học kì I có 24 lượt học sinh đạt điểm 9 trở lên được nhà trường khen 
thưởng chiếm 15 % tổng số lượt điểm 9 toàn trường. (so với 9,94 % học sinh ở nội 
trú). Về đạo đức lối sống: Trong 2 năm học 2019- 2020 và 2020 - 2021 không có 
học sinh nội trú nào gây gỗ đánh nhau, dính líu với các tệ nạn xã hội; 100% học 
sinh nội trú được các giáo viên xếp hạnh kiểm loại tốt; 100 % học sinh tham gia 
đầy đủ các hoạt đoạt động giáo dục của nhà trường, chấp hành tốt nội quy quy chế 
của nhà trường, nhất là vấn đề đi chậm, bỏ học giữa giờ, bỏ học. 
c. Cơ sở vật chất khu vực nội trú 
Với sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, cơ sở vật chất của Khu kí túc đang 
từng bước được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, học tập, rèn luyện, 
giải trí của các em theo hướng sạch sẽ, tiện nghi, an toàn và hiện đại. Ngoài khu 
nhà 2 tầng được nhà nước đầu tư xây dựng nhà trường đã lắp đặt thêm hệ thống 
bình nóng lạnh đảm bảo cho 100 học sinh sử dụng; xây dựng hệ thống cổng, lưới 
sắt, 04 mắt camera, 03 gói phát wifi đảm bảo cho khu kí túc thực hiện đóng mở 
theo kế hoạch và tạo sự an toàn, tiện lợi cho các em trong học tập và sinh hoạt. 
15 
Ngoài ra nhà trường còn đầu tư xây dựng 02 sân bóng chuyền, gôn bóng đá, trang 
bị bóng chuyền, bóng đá đủ cho các em vui chơi, tập luyện và thi đấu. Tuy còn 
nhiều thiếu thốn nhưng với cơ sở vật chất hiện tại của khu kí túc là sản phẩm nỗ 
lực lớn của nhà trường và phụ huynh học sinh. 
d. Kinh tế - xã hội 
Đối với học sinh, nếu tính trung bình tiền thuê nhà trọ bên ngoài là 
400.000/01 người/ 01 tháng thì mỗi học sinh vào ở nội trú tiết kiệm được 250.000/ 
người/ tháng và mỗi năm tiết kiệm cho các em từ 2.250.000 - 2.500.000 đồng. Nếu 
lấy số học sinh ở nội trú năm học 2020- 2021 so với năm học 2018- 2019 thì tổng 
số tiền làm lợi cho học sinh là 144.000.000 đồng. Ngoài ra nhờ cách tổ chức quản 
lí chặt chẽ, khoa học, ở nội trú học sinh các em còn tiết kiệm được các khoản chi 
tiêu vặt khác, nhất là các em hay la cà quán sá; rượu bia; ham chơi.... Bên cạnh lợi 
ích kinh tế, ở nội trú các em có môi trường học tập rèn luyện rộng rãi, văn hóa văn 
minh, an toàn, lành mạnh với nhiều cơ hội trải nghiệm để hình thành nhân cách 
con người mới, các em có cơ hội cảm nhận những chính sách ưu đãi của Đảng và 
Nhà nước đối với đồng bào dân tộc vùng núi, vùng biên ải. Ở nội trú, phụ huynh 
học sinh yên tâm việc học tập của con em mình vì đã có các thầy cô chăm sóc, 
nhắc nhở, giáo dục thường xuyên. 
Đối với nhà trường và xã hội: Trái ngược với khung cảnh hoang tàn, đìu hiu 
của các khu nội học sinh ở các trường THPT Kì Sơn; Con Cuông; Khu nội trú học 
sinh Trường THPT Tương Dương 1 đang ngày càng nhộn nhịp. Việc học sinh vào 
ở kí túc đã giúp nhà trường có thêm nguồn kinh phí, nguồn động lực tích cực để 
sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng và hiện đại cơ sở vật chất hiện có; giúp nhà trường 
hạn chế được tỉ lệ học sinh bỏ học do nợ nần, khó khăn..., giảm số học sinh dính 
líu các tệ nạn xã hội, qua đó từng bước cải thiện chất lượng giáo dục. Việc khai 
thác hiệu quả khu kí túc đã làm tăng gấp bội giá trị kinh tế, xã hội của các công 
trình đầu tư của Nhà nước đối với sự phát triển giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc 
thiểu số vùng núi, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của Tỉnh. 
16 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu và thực hiện công tác quản lí khu kí túc xá học sinh trường 
THPT Tương Dương 1 cho thấy: Đa số học sinh nhà trường là con em đồng bào 
dân tộc thiểu số thuộc dân tộc Thái, Mông; Khơ mú có trình độ phát triển kinh tế 
xã hội đặc biệt khó khăn. Trên 80% học sinh có nhà ở xa trường trên 10km, các em 
học sinh ở xã Nhôn Mai; Mai Sơn có nhà ở cách trường gần 150 km. Nhu cầu ở trọ 
của học sinh là rất lớn, theo khảo sát hiện nay có 65,94 % học sinh của trường 
đang ở trọ phải trả phí ở trong và ngoài nhà trường. Tình trạng học sinh bỏ học, 
nghỉ học, rượu chè, trai gái, nợ nần, nghiện game... đang diễn ra nhiều ở các khu 
trọ bên ngoài trường, nhất là những khu trọ thiếu sự quan tâm việc học tập và sinh 
hoạt của các em. Điều này đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến việc nâng cao chất 
lượng dạy học, duy trì sĩ số của nhà trường. Việc tổ chức cho học sinh ở nội trú đối 
với trường THPT Tương Dương 1 nói riêng và các trường phổ thông ở địa bàn các 
huyện miền núi miền Tây Nghệ An nói chung có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã 
hội. Ở nội trú các em có có hội giảm chi phí sinh hoạt; được nhắc nhở học tập, đi 
học đúng giờ; các em có nhiều thời gian ban đêm để học tập, có môi trường học 
tập lành mạnh và tránh xa các tệ nạn xã hội; các em được tham gia ăn ở, sinh hoạt 
cộng đồng văn hóa, văn minh, an toàn, lành mạnh; Ở kí túc tạo được sự an tâm cho 
phụ huynh qua đó nhà trường hạn chế được tình trạng bỏ học. Ở kí túc kí túc đã 
giúp nhà trường có thêm nguồn kinh phí, nguồn động lực tích cực để sửa chữa, bảo 
trì, bảo dưỡng và hiện đại cơ sở vật chất hiện có; giúp nhà trường hạn chế được tỉ 
lệ học sinh bỏ học, giảm số học sinh dính líu các tệ nạn xã hội, qua đó từng bước 
cải thiện chất lượng giáo dục. Việc khai thác hiệu quả khu kí túc đã làm tăng gấp 
bội giá trị kinh tế, xã hội của các công trình đầu tư của Nhà nước đối với sự phát 
triển giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi, vùng sâu, vùng đặc biệt 
khó khăn của Tỉnh. Trong những năm qua Trường THPT Tương Dương 1 đã thực 
hiện nhiều biện pháp tích cực để thu hút học sinh vào ở kí túc gồm đầu tư hiện đại 
hóa cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp quản lí theo hướng làm cho các em ở kí 
túc gần với ở gia đình hơn, tạo sự thoái mái tiện lợi trong sinh hoạt và học tập; biện 
pháp tuyên truyền vận động và xây dựng môi trường nội trú văn minh, văn hóa, 
thân thiện, tin cây. Các giải pháp đã và đang phát huy tác dụng, Kí túc ngày càng 
thu hút nhiều học sinh vào ở. Các em ở nội trú đều hài lòng về môi trường sinh 
hoạt, ăn, ở, số lượng học sinh bỏ kí túc giảm hẳn. Kết quả học tập của các em đang 
từng bước được nâng cao, nhiều em vươn lên học giỏi. Tuy nhiên việc tổ chức cho 
học sinh vào ở nội trú ở trường hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về cơ chế chính 
sách của các cấp có thẩm quyền đối với trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà trường và 
học sinh ở kí túc; cơ sở vật chất; chế độ chính sách cho giáo viên làm công tác 
quản lí kí túc tất cả chúng tôi đang mong của các cấp quản lí quan tâm, giúp đỡ 
tạo điều kiện cho nhà trường an tâm hơn trong việc xây dựng môi trường nội trú 
văn minh, hiệu quả cho học sinh. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_tich_cuc_nham_thu_hut_hoc_sinh_vao_o_n.pdf
Sáng Kiến Liên Quan