SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp Chồi 3 tại trường Mầm non 3
Mô tả nội dung:
Trong năm học 2019 – 2020 tôi được phân công dạy lớp chồi 3. Lớp của tôi có 32
trẻ, trong đó có 20 trẻ đi học lần đầu tiên còn lại là từ lớp mầm chuyển lên. Chính vì thế,
việc tạo hứng thú tham gia hoạt động góc trong trường mầm non được người lớn tổ chức,
hướng dẫn giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe
thấy và sờ thấy. Trong giờ học những sự vật hiện tượng xảy ở môi trường sống gần giũi trẻ,
thông qua đó trẻ học được những tấm gương sáng mà trẻ thích, bước đầu hình thành nhân
cách phù hợp với trẻ trong xã hội loài người. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của
trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa
đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó dưới một hình thức cực kì độc đáo đó
là hoạt động góc.
Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức
khỏe được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi Không những thế, thông qua
các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng,
làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở
thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho
các bé. Vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động góc để nó trở thành phương tiện giáo
dục trẻ em, có giá trị quyết định sự thành công trong việc phát triển tình cảm xã hội – phát
triển thẩm mỹ – phát triển thể chất – phát tiển ngôn ngữ – phát triển nhận thức. Nhưng làm
thế nào để tổ chức được các hoạt động góc thực sự có hiệu quả khoa học và lôi cuốn hấp
dẫn trẻ ở nhóm lớp mình đạt được kết quả cao, bản thân tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ “Một
số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp chồi 3 tại
Trường Mầm Non 3 ”.
thước nhỏ nên làm lâu, đòi hỏi tôi phải chịu khó kiên trì khi làm đồ chơi cho trẻ. Ngoài những gì bản thân tôi đã biết tôi còn hỏi thêm ở các bạn đồng nghiệp để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn, phù hợp với nội dung chơi. Tôi luôn dành thời gian làm nhiều đồ dùng đồ chơi ở các góc để tăng cường đồ chơi cho trẻ chơi vì đồ chơi càng phong phú bao GV: Lê Chung Thùy Dương - Trường Mầm Non 3 - Phường 3 - Thành phố Vĩnh Long -5- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp chồi 3 tại Trường Mầm Non 3 nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong khi thực hiện, nhưng biện pháp trên tôi đã áp dụng thành công. Trẻ hoạt động góc đạt kết quả khả quan, trẻ hứng thú, chủ động, phát huy được tính tích cực và khả năng ở trẻ trong giờ chơi. Trẻ hiểu nội dung trò chơi, chơi say sưa phát huy được tối đa năng lực tư duy và đặc biệt là khi chơi trẻ thực hiện đúng luật chơi và vai chơi, ngôn ngữ của trẻ được củng cố và mở rộng. Trẻ hoạt động tích cực thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, cảm xúc của mình thông qua việc sử dụng đồ dùng đồ chơi. Trong khi trẻ chơi là quá trình rèn luyện, củng cố lại trí nhớ, tư duy, từ đó tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo, tự tin, trẻ có kỹ năng chơi thành thạo ở các góc cũng được hình thành góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Bản thân giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nên sau mỗi giờ hoạt động góc nói riêng và giờ học nói chung thu được kết quả tốt đó là nguồn động lực thúc đẩy tôi có thêm niềm say mê hơn. 2. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh. Phối hợp với phụ huynh là một việc rất quan trọng. Bởi việc giáo dục trẻ là sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Các kiến thức trẻ tiếp thu được sẽ được khắc sâu hơn nếu cả gia đình và cô giáo cùng dạy trẻ. Chính vì vậy hằng ngày trẻ đến lớp tôi đều cho trẻ lấy kí hiệu hoặc ảnh của mình để dán vào các góc chơi. Ở các góc chơi tôi làm nội qui góc để khi trẻ tham gia vào các góc thì biết cách chơi, luật chơi, số lượng người chơinhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ. Bản thân là một giáo viên mầm non với tinh thần, trách nhiệm tôi không ngừng phấn đấu học hỏi kinh nghiệm đứng lớp của các đồng nghiệp trong trường và thường xuyên trao đổi với giáo viên trong khối, trong trường về tình hình của trẻ lớp tôi, giúp tôi tìm tòi ra những biện pháp cho trẻ hoạt động tích cực khi chơi góc. Ví dụ: Ở lớp tôi có trường hợp trẻ hiếu động trong khi chơi góc cùng bạn, tranh giành đồ chơi và đánh bạn. Khi phụ huynh đến đón tôi đã trao đổi với phụ huynh cùng cô giáo nhắc nhở cháu, sau một thời gian cháu đã thay đổi biết nhường bạn trong khi chơi. Hàng tháng, tôi thực hiện tuyên truyền với phụ huynh về kế hoạch thực hiện chủ đề của lớp mình trước khi thực hiện chủ đề, xem lớp mình cần những nguyên vật liệu gì? số lượng bao nhiêu? cần linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo trong cách tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như: thông qua bảng tuyên truyền của lớp, trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào các giờ đón và trả trẻ Tôi tranh thủ trao đổi và tìm ra những biện pháp hữu hiệu giúp trẻ hoạt động góc một cách tích hợp hơn và sưu tầm những đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các góc để từ đó có những biện pháp phối hợp tốt và có hiệu quả. Có thể nói, việc tuyên truyền với phụ huynh, giáo viên luôn phải thực hiện sâu sát, chặt chẽ. Nhờ vậy, phụ huynh sẽ quan tâm đồng đều, hiểu hết ý nghĩa quan trọng của việc chơi hoạt động góc nên ủng hộ nhiệt tình cho giáo viên việc mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi và hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Qua thời gian tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh của lớp, tôi nhận thấy đạt kết quả rất khả quan. Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ. Từ đó phụ huynh rất nhiệt tình trao đổi với giáo viên ở lớp về tình hình học tập vui chơi của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến việc thu gom vật liệu mang đến lớp cho cô. Cũng từ đó mà tôi đã có thêm điều kiện, thuận tiện rất nhiều giảm bớt khó khăn về việc tìm GV: Lê Chung Thùy Dương - Trường Mầm Non 3 - Phường 3 - Thành phố Vĩnh Long -6- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp chồi 3 tại Trường Mầm Non 3 nguyên liệu làm đồ dùng sáng tạo mà đặc biệt là trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động trong giờ chơi, cùng với kỹ năng chơi hoạt động góc của trẻ phát triển rõ rệt. 3. Xây dựng nội dung chơi và tổ chức chơi ở các góc: Từ những tình trạng thực tế mà tôi đã nêu trên. Là một giáo viên đứng lớp, tôi rất băn khoăn lo lắng và suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp tối ưu nào đó nhằm giúp trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia chơi tốt hoạt động này. Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được. Ví dụ: “Người mẹ” thực sự buồn rầu khi “đứa con”không biết vâng lời, người “phi công” thực sự lo lắng khi “chiếc máy bay” của mình bị hỏng và người “thuyền trưởng” hết sức vui mừng vì vượt qua được một cơn bão biển.Những hành động đó trong khi chơi giúp cho đời sống tình cảm của trẻ ngày càng phong phú và sâu sắc Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ không tự coi mình bằng con mắt tự kỷ trung tâm như lúc 3 tuổi trở xuống, mà là một người, như một nhân vật của đời sống xã hội. Thế là bằng trò chơi, trẻ tự biến mình thành một nhân vật xã hội, một con người như mọi người (vì trẻ có thể đóng bất cứ vai nào trẻ thích) Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc. Ví dụ: Khi đóng vai bác sĩ thì trẻ bắt chước bác sĩ: Mặc áo bluse màu trắng, đeo tai nghe, cầm kim tiêm và cặp nhiệt độ, khi gặp bệnh nhân thì bác sĩ tươi cười ân cần, chu đáo hỏi thăm bệnh nhân và ghi toa thuốc. Còn bệnh nhân thì biết bác sĩ ghi toa cho thuốc uống để chữa bệnh gì? Khi gặp những tình huống xảy ra với bệnh nhân thì trẻ xử lý được những tình huống đó. Ví dụ: Khi chơi đóng vai người bán hàng thì trẻ biết người bán hàng sẽ phải niềm nở, tươi cười khi có khách đến mua hàng và biết cân, đong hàng hóa, đếm, thu tiền và trả tiền thừa. Từ đó, tôi thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi để theo dõi trẻ và nắm bắt được những tâm tư suy nghĩ của trẻ. Gợi hỏi trẻ để trẻ nêu lên ý nghĩ của trẻ, như ở góc học tập tôi hỏi: Vì sao cháu không thích chơi ở góc này?, thì trẻ trả lời: ngồi xếp hình hoài con không thích; một cháu khác ở góc nghệ thuật thì cháu nói: Con tô màu con gà xong rồi; Còn lại một số cháu thì không tập trung vào góc chơi của mình mà hay đi dạo đến góc chơi của bạn, hơn nữa việc phân bố góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc chưa bắt mắt trẻ, nội dung chơi còn rời rạc, các góc chơi không hỗ trợ cho nhau. Tôi luôn theo dõi sát trẻ vào các giờ hoạt động sau để ghi lại thật cụ thể những trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân vì sao? Khi trẻ chơi trong các góc chính là lúc trẻ bộc lộ rõ nhất những mong muốn, nhu cầu của bản thân đứa trẻ mà trong các hoạt động khác trong ngày ở trường không thể hoặc khó có thể đáp ứng được. Lúc này khả năng quan sát của người giáo viên có vai trò rất quan trọng nhằm phát hiện ra nhu cầu giáo dục đặc biệt của từng cá nhân đứa trẻ để có những biện pháp tác động phù hợp kích thích trẻ tích cực, hứng thú khi tham gia hoạt động góc. GV: Lê Chung Thùy Dương - Trường Mầm Non 3 - Phường 3 - Thành phố Vĩnh Long -7- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp chồi 3 tại Trường Mầm Non 3 Ví dụ: Với những trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn khi vận động giáo viên vẫn có thể gợi ý trẻ vào chơi trong góc âm nhạc hay những trẻ ngại ngùng, nói lí nhí khi giao tiếp với bạn, cô có thể vào chơi góc đóng vai để đóng vai những người bán hàng, mua hàng hay bác sĩ khám bệnh... Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì ngoài những biện pháp trên còn có một biện pháp mà tôi nghĩ cũng rất quan trọng đó là: Nội dung chơi ở các góc. Dựa vào nhu cầu và sở thích của trẻ, góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào. Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi. Ví dụ: Trong trò chơi xây dựng thì cô phải hiểu được ý nghĩa của trò chơi xây dựng đối với trẻ là loại trò chơi biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ, từ nhưng khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy,với những dạng kích thước khác nhau trẻ có thể lắp ghép, xây dựng nên những công trình như công viên, trường học, trang trại trong những công trình đó sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét. Tuỳ theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng mỗi trẻ điều có những khả năng riêng biệt và được biểu hiện trong các công trình của mình. Qua trò chơi thoả mản nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính cất của thế giới xung quanh, đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ. Qua hoạt động chơi trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng, đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết,và đó cũng là những phẩm chất cần thiết cho con người trong thời đại phát triển. Trong xây dựng kế hoạch vui chơi, tôi thường hay vấp phải một chủ đề chỉ cho trẻ chơi lặp lại nhiều lần trong một chủ đề và đặc biệt góc chơi này không có mối liên hệ với góc chơi khác, tình trạng này sẽ làm cho trẻ nhàm chán và không phát triển tính sáng tạo của trẻ. Tôi luôn luôn làm phong phú các mối quan hệ xã hội bằng cách liên kết các góc chơi theo chủ đề thành một xã hội thu nhỏ, trong đó có nhiều ngành nghề khác nhau, góc xây dựng ở mẫu giáo phải có mối quan hệ qua lại giữa các góc chơi khác, khi đó trẻ không những đặt mối quan hệ trong cùng một nhóm mà còn biết nhân rộng mối quan hệ với các nhóm khác. Khi chơi xây dựng, ngoài xây xong công viên nhất định, cô giáo còn có thể gợi ý cho trẻ mở rộng liên kết với các góc khác như bán hàng bằng cách đi cho trẻ mua đồ chơi đặt ở công viên như: cầu tuột, xích đu, ghế đá,, sau khi xây dựng công viên xong, cô gợi ý trẻ đổi góc chơi khác để tham gia chơi đều ở các góc Hoặc để làm phong phú thêm góc chơi tôi xây dựng kế hoạch vui chơi thay đổi theo từng nhánh chủ đề chứ không theo một chủ đề lớn, nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ. Chính vì thế, hoạt động góc phản ánh sự sáng tạo, độc đáo của nhận thức và ngôn ngữ, nó là tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi. Từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát tiển mạnh mẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ hướng đến cái đẹp trong giao tiếp, cư xử giữa người với người, góp phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội, hình thành thái độ tích cực của trẻ với bản thân. Sau khi áp dụng biện pháp trên, trẻ lớp tôi đạt kết quả tích cực. Ở giờ hoạt động góc trẻ có kỹ năng chơi thành thạo ở các góc, trẻ thực hiện đúng luật chơi và vai chơi thể hiện rõ GV: Lê Chung Thùy Dương - Trường Mầm Non 3 - Phường 3 - Thành phố Vĩnh Long -8- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp chồi 3 tại Trường Mầm Non 3 nét ở góc phân vai. Song song đó, công việc của trẻ sau mỗi góc chơi trẻ biết tạo ra sản phẩm trong giờ chơi ở góc mà mình đã tham gia. Điều đó cho thấy, trẻ biết đặt kết quả ở mỗi góc chơi là thành quả của mình có được thông qua sản phẩm trẻ đã tạo ra cho cô và các bạn cùng xem và nhận xét. Ngoài ra, trẻ biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn trong quá trình tham gia chơi luôn hòa thuận và nhường nhịn bạn, trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động trong giờ chơi đến cuối giờ trẻ vẫn say sưa với các góc chơi mà không muốn kết thúc. IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Hoạt động góc là một hoạt động không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm và chơi theo nhu cầu và hứng thú của trẻ, trẻ tự nguyện chơi sau khi đã chọn góc chơi: Trẻ tự nghĩ ra dự định và cũng tự mình tiến hành điều khiển trò chơi. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn. Nội dung chơi của trẻ phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh. Qua đó, trẻ học làm người trong xã hội thu nhỏ, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách và phát triển các lĩnh vực một cách toàn diện. Chính vì vậy, qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy kết quả đạt được ở lớp mình tăng lên theo chiều hướng tích cực như sau: NỘI DUNG TỈ LỆ ĐẦU NĂM TỈ LỆ CUỐI NĂM TỈ LỆ TĂNG LÊN Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ - Trẻ thực hiện đúng luật chơi và vai chơi 14/32 43,75% 28/32 87,50% 14/32 43,75% - Trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động trong giờ chơi 16/32 50% 32/32 100% 16/32 50% - Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo ở các góc 10/32 31,25% 28/32 87,50% 18/32 56,25% - Trẻ biết tạo ra sản phẩm trong giờ chơi 6/32 18,75% 26/32 81,25% 20/32 62,50% - Trẻ biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn trong quá trình tham gia chơi 18/32 56,25% 30/32 93,75% 12/32 37,50% Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc” vào lớp mình, tôi nhận thấy tỉ lệ trẻ đã được nâng lên đáng kể. Kết quả cụ thể là: - Đối với trẻ, việc học và chơi của trẻ đều thông qua hình ảnh trực quan sinh động. Nắm bắt được đặc thù này của trẻ nên tôi luôn coi việc tăng cường làm đồ dùng đồ chơi là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu đặc biệt làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo ở các góc chơi: Phải làm, phải kịp thời và phải đẹp mắt hấp dẫn trẻ phù hợp với từng chủ đề GV: Lê Chung Thùy Dương - Trường Mầm Non 3 - Phường 3 - Thành phố Vĩnh Long -9- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp chồi 3 tại Trường Mầm Non 3 - Mặt khác, phụ huynh của lớp cũng đã hiểu được tầm quan trọng của việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ. Từ đó phụ huynh rất nhiệt tình trao đổi với giáo viên ở lớp về tình hình học tập vui chơi của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến việc thu gom vật liệu mang đến lớp cho cô. - Đồng thời, trẻ lớp tôi đang dạy có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng đồ dùng khéo léo hơn, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn và có nhều sáng tạo khi tạo ra một sản phẩm. Trẻ thực hiện đúng luật chơi và vai chơi, thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn trong quá trình tham gia chơi giữa trẻ và cô. Trẻ thực hiện đúng luật chơi và vai chơi thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, hứng thú trong khi chơi và trẻ có kỹ năng chơi thành thạo ở các góc, trẻ say sưa tham gia hoạt động góc với các góc chơi có nội dung phong phú, đa dạng, thu hút trẻ chơi không nhàm chán hay không biết chơi gi?...như trước kia. V. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG : Sau khi áp dụng kinh nhiệm giảng dạy đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc” ở lớp mình tôi nhận thấy đạt kết quả trên trẻ rất cao. Từ đó, tôi đã chia sẻ kinh nghiệm cho cô Thúy, cô Thanh, cô Duyền cùng áp dụng có hiệu quả, vì thế tôi đã mạnh dạn đưa lên tổ khối chuyên môn phổ biến ra cho các chị em đồng nghiệp ở trường cùng thực hiện. Sau thời gian thực hiện kinh nghiệm giảng dạy trên, hầu hết các chị em đều nhận thấy có sự chuyển biến tốt và đạt kết quả trên trẻ khá cao. Từ những hiệu quả trên tôi đã chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm của mình ra cho các chị em đồng nghiệp ở các trường bạn cùng tham khảo, thực hiện vào nhóm lớp của mình và cũng đạt những kết quả khả quan trên trẻ. VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 1. Kết luận: Việc cho trẻ tham gia hoạt động góc là một giờ hoạt động vô cùng quan trọng hàng ngày đối với trẻ không thể thiếu được. Vì thế là một giáo viên cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ hoạt động hàng ngày ở các góc. Cho trẻ hoạt động xuyên suốt, liên tục từ độ tuổi lớp mẫu giáo, do đó mỗi giáo viên phải nắm được vai trò quan trọng của hoạt động góc đối với trẻ luôn tìm ra một số biện pháp để cho trẻ thực hiện hoạt động này. Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ thích chơi hơn, hứng thú tích cực tham gia các hoạt động trong giờ chơi, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, biết tạo ra sản phẩm trong giờ chơi, biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn trong quá trình tham gia chơi thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè và biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn trong quá trình tham gia chơi. - Có kế hoạch thực hiện hoạt động góc phù hợp với độ tuổi mầm non, phù hợp theo chủ đề - Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực “Lấy trẻ làm trung tâm”. - Tìm tòi đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn tạo sự thu hút đối với trẻ. - Nội dung hoạt động ở các góc phù hợp với chủ điểm, cụ thể, rõ ràng. - Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ; Khen chê đúng mức, động viên khích lệ kịp thời. GV: Lê Chung Thùy Dương - Trường Mầm Non 3 - Phường 3 - Thành phố Vĩnh Long -10- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp chồi 3 tại Trường Mầm Non 3 - Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi. - Tạo cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Đề xuất: Muốn “Tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ”đạt kết quả cao tôi kính mong ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia học tập thêm kinh nghiệm ở các cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi để giáo viên có nhiều cách sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi đạt hiệu quả cao khi cho trẻ tham gia hoạt động góc một cách tích cực và hứng thú hơn. - Tạo điều kiện cho giáo viên có thêm nhiều thời gian để đầu tư làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động góc và các tiết dạy nhằm phong phú hơn và kích thích óc ham tìm tòi, học hỏi của trẻ. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng vào giờ hoạt động góc của lớp học và đạt hiệu quả. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những biện pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động góc cho trẻ theo chương trình giáo dục Mầm Non mới. Phường 3, ngày 25 tháng 05 năm 2020 Người viết Lê Chung Thùy Dương GV: Lê Chung Thùy Dương - Trường Mầm Non 3 - Phường 3 - Thành phố Vĩnh Long -11- SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp chồi 3 tại Trường Mầm Non 3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp chồi 3 tại Trường Mầm Non 3” của Bà Lê Chung Thùy Dương Chức vụ: Giáo viên. SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội đồng khoa học của trường Mầm Non 3 được đánh giá vào ngày ././2020. Đạt điểm; Xếp loại:.. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT) SKKN “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực hoạt động góc ở lớp chồi 3 tại Trường Mầm Non 3”. Của Bà Lê Chung Thùy Dương đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long :. đánh giá vào ngày../../2020. Đạt điểm; Xếp loại:.. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT TRƯỞNG PHÒNG Ngô Thanh Sơn GV: Lê Chung Thùy Dương - Trường Mầm Non 3 - Phường 3 - Thành phố Vĩnh Long -12-
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_tre_tham_gia_tich_cuc.pdf